Lịch sử hình thành thể dục thể thao Việt Nam

Tổng cục Thể dục Thể thao là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thể dục, thể thao trong phạm vi cả nước Việt Nam, trực thuộc Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Được thành lập năm 1960 theo quyết định của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên là ông Hoàng Văn Thái. Năm 2007, thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao với mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin, và Tổng cục Du lịch. Cơ quan tham mưu chuyên môn về thể dục thể thao là Tổng cục Thể dục Thể thao trực thuộc Bộ.

Tổng cục Thể dục Thể thao
Lịch sử hình thành thể dục thể thao Việt Nam
Thành lập31 tháng 1 năm 1946
LoạiCơ quan nhà nước cấp Tổng cục
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Mục đíchQuản lý nhà nước về thể dục, thể thao
Trụ sở chínhSố 36 Trần Phú, quận Ba Đình
Vị trí

  • Hà Nội
    Lịch sử hình thành thể dục thể thao Việt Nam
    Việt Nam

Ngôn ngữ chính

Tiếng Việt

Tổng cục trưởng

Đặng Hà Việt

Phó Tổng cục trưởng

Trần Đức Phấn
Lê Thị Hoàng Yến
Nguyễn Hồng Minh
Nguyễn Danh Hoàng Việt

Chủ quản

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Trang webhttps://tdtt.gov.vn/

Mục lục

  • 1 Lịch sử ra đời và phát triển
  • 2 Lãnh đạo
  • 3 Tổ chức chính quyền
  • 4 Ngày thể thao Việt Nam
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Lịch sử ra đời và phát triểnSửa đổi

Với các tên: Nha Thể thao Trung ương thuộc Bộ Thanh niên rồi đến Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục (1946) và sau này là Ban Thể dục thể thao Trung ương (1957), đổi thành Ủy ban Thể dục Thể thao (1960), Ủy ban Thể dục thể thao đã giữ được vị trí TDTT trong xã hội và trong các giai đoạn khác nhau, lãnh đạo các phong trào thể thao trong nước và quốc tế.

  • Ngày 30 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niên.
  • Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục[1] thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Nha Thanh niên và Thể dục gồm có Phòng Thanh niên Trung ương và Phòng Thể dục Trung ương. Thực tế, với những quy định lúc đó của Bộ Quốc gia Giáo dục, Phòng Thể dục Trung ương đảm nhiệm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của Nha Thể dục Trung ương cũ.
  • Năm 1957, Ban Thể dục Thể thao Trung ương là cơ quan trực thuộc Chính phủ.
  • Năm 1960, Ủy ban Thể dục Thể thao là cơ quan trực thuộc Chính phủ.
  • Năm 1976, Tổng cục Thể dục Thể thao là cơ quan trực thuộc Chính phủ.
  • Tháng 3 năm 1990, Tổng cục Thể dục Thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch (khi sáp nhập hai Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin và hai Tổng cục Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch).
  • Từ 1992-1997, trong thành phần Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX có Bộ trưởng phụ trách công tác Thanh niên và Thể dục - Thể thao của Chính phủ: ông Hà Quang Dự (lúc này tồn tại Tổng cục Thể dục Thể thao là cơ quan trực thuộc Chính phủ).
  • Năm 1997, thành lập Ủy ban Thể dục Thể thao là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ. Ngày 27-6-2001 ông Nguyễn Danh Thái giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao.
  • Năm 2007, thành lập Tổng cục Thể dục Thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở Ủy ban Thể dục Thể thao trước đây.

Lãnh đạoSửa đổi

  • Tổng cục trưởng: PGS.TS. Đặng Hà Việt, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh
  • Phó Tổng cục trưởng:
    • 1. Trần Đức Phấn
    • 2. Lê Thị Hoàng Yến
    • 3. Nguyễn Hồng Minh
    • 4. Nguyễn Danh Hoàng Việt

Tổ chức chính quyềnSửa đổi

Tổng cục Thể dục Thể thao có 18 cơ quan chức năng va đơn vị trực thuộc, bao gồm:

  • 7 cơ quan chức năng quản lý nhà nước:
    • Vụ TDTT quần chúng.
    • Vụ Thể thao thành tích cao I.
    • Vụ Thể thao thành tích cao II.
    • Vụ Hợp tác quốc tế.
    • Vụ Kế hoạch, Tài chính.
    • Vụ Tổ chức cán bộ.
    • Văn phòng.
  • 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
    • Viện Khoa học TDTT
    • Tạp chí Thể thao.
    • Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội.
    • Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Đà Nẵng.
    • Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Cần Thơ.
    • Trung tâm Doping và Y học thể thao.
    • Trung tâm Thông tin TDTT.
    • Trung tâm Thể thao Ba Đình.
    • Bệnh viện Thể thao Việt Nam.
    • Khu Liên hợp thể thao Quốc gia.

Ngày thể thao Việt NamSửa đổi

Ngày 27 tháng 3 năm 1946 (ngày thành lập Nha Thanh niên và Thể dục), trên các báo: Cứu Quốc, Việt Nam Khoẻ và nhiều tờ báo khác đăng bài "Hồ Chủ tịch hô hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và thể dục". Bắt nguồn từ những sự kiện lịch sử này, ngày 29 tháng 1 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 25/CT về việc lấy ngày 27/3 hàng năm làm "Ngày Thể thao Việt Nam" nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, lực lượng vũ trang,... tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh.

Xem thêmSửa đổi

  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam)

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Sắc lệnh 38

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang chủ Lưu trữ 2015-10-06 tại Wayback Machine