Listening Practice Through Dictation bạn dịch

Bạn buồn chán về cuộc sống? Bạn đang phải làm những việc mà mình không hề yêu thích[hãy thú nhận thật với lòng mình]?tôi sẽ trả lời cho bạn:”KHI BẠN LÀM VIỆC MÌNH THÍCH, BẠN CÓ ĐỦ ĐỘNG LỰC ĐỂ NGHIÊN CỨU SAY SƯA ĐÊM NGÀY, LÚC ẤY BẠN KHÔNG PHẢI LÀM VIỆC NỮA”

 
“Cách học tiếng anh thần kỳ” của tác giả Phan Ngọc Quốc [nickname Doremon-Nobita] đã trở lên quá nổi tiếng trên các diễn đàn Học tiếng Anh cả nước, tôi cũng như các bạn đã bị cuốn hút với sự chia sẻ nhiệt tình và cách viết đầy thuyết phục và các công trình nghiên cứu của anh.

Tôi đã không dừng lại ở việc đọc mà đã hành động làm theo những gì anh dạy. tôi thích lối tư duy khoa học của anh trong “Tư duy thiên tài”, dù chưa áp dụng được nhiều nhưng cũng đọc và tìm các sách anh chú dẫn để nghiên cứu thêm. Trong đó có cuốn “Đạo, đức kinh” là tôi thích nhất.

   Lúc đầu, khi thực hành học Listening-Practice-Through-Dictation[LPTD] tôi đi chệch hướng, mất vài tháng [T_T], sau đó tôi nghiên cứu kỹ lại và làm theo đúng lịch biểu của anh. Thật hiệu nghiệm từ 1 người nghe phim Mỹ nói thấy rất ngang mà tôi thấy họ nói “ngọt” hẳn.

  …Nhưng,  rất buồn phải  nói từ nhưng, bởi vì khi học 1 thời gian dài [hơn 8 tháng] mình chỉ dừng lại ở mức độ nghe rõ phần lớn các từ,đọc lại được nhiều câu nhưng vẫn không thể nào hiểu mình đang nghe gì,không thể tự phát nói ra được 1 từ tiếng Anh nào.

   Suốt 1 thời gian dài mình vẫn giữ đúng nguyên tắc không dịch sang tiếng  Việt[tới bây giờ vẫn vậy],mình chỉ search phần hình ảnh để đầu óc liên tưởng tự tổng hợp để hiểu ra nghĩa thôi. Và cũng từ đấy mình phát hiện ra cách học của anh Quốc vẫn chưa thực sự đạt đúng như những gì anh tâm nguyện, vì lý thuyết của anh rất đúng, rất hay –lý thuyết về phân tâm học, thuận theo tự nhiên Đạo Lão-Trang.

 1.Điều đầu tiên”Nghe từ nào thì  phải kèm theo hình ảnh mang nghĩa của từ ấy”:

Trích dẫn trong sách “Tiếng anh thần kỳ”:’Các kết luận của Ngôn ngữ học:

“Bạn chỉ có thể nhớ 1 từ khi nghe và thấy [hay viết] nó từ 30 lần trở lên và trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn hiểu được.” ’

-Như vậy cách học của anh đã thỏa mãn nghe và thấy được từ ngữ nhờ lặp đi lặp lại tới cả 1000 lần đoạn văn chứa từ ấy rồi. thế nhưng cái vế “trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn  hiểu được” thì làm sao đây, rất khó đấy, và trong phương pháp của anh thì chưa có.

Mình đã nghe “chay” rất lâu mà có những đoạn văn vẫn không thể hiểu nổi họ đang nói về cái gì,đến khi search ra hình ảnh mới vỡ ra cái mình nghe từ trước tới nay. Điều này anh ấy cũng có nói trước rằng không hiểu cũng cứ nghe, nhưng rõ ràng điều đó là thiếu tự nhiên, mà ở phần sau mình sẽ phân tích.

Ở đây mình đã tạo ra video có kèm hình ảnh liên quan tới chủ đề, hoặc giải nghĩa 1 số từ vựng[tất nhiên là không dịch mà là hình ảnh thôi]. Như vậy mình chỉ giải nghĩa bằng hình ảnh chứ tuyệt đối không dùng tiếng Việt, người ta hiểu 1 từ không cần nghĩ vì khi nói từ ấy trong đầu đã tự nảy bật ra hình ảnh ấy rồi, vậy nghe nhiều lần từ mà có hình ảnh đi kèm thì lâu ta cũng sẽ có phản xạ về từ ấy thôi

2. Vẫn chưa được tự nhiên ”phải được học như trẻ con”.

Trích dẫn trong sách “Tiếng anh thần kỳ” :”Giống như 1 đứa trẻ, nó cứ nghe người ta nói, rồi khi thời gian trôi qua, đến 1 lúc nào đó thì “tự nhiên” nó bắt đầu bi bô nói được những thứ cơ bản, sau đó cứ lớn lên dần rồi nói được mấy thứ phức tạp.”

Muốn học được tự nhiên thì phải xem trẻ con học nói như thế nào đã: tôi kể hành trình học tiếng của chúng nhé, chắc chắn các bạn cũng phải đồng tình vì em hay cháu các bạn cũng như vậy thôi.

  Đầu tiên, tất nhiên chúng chưa biết nói rồi, sau người lớn dạy gọi “Mẹ, Bố, Bà…” nhưng quan trọng là phải chỉ vào bố rồi gọi “bố” chúng mới biết và bắt chước chứ,tương tự như thế với những thứ khác. Xin ví dụ đến câu mà chúng nói sõi nhất:”Bú!!!” . Vì sao? Đó là do từ đó được lặp quá nhiều và là nhu cầu nhiều nhất trong ngày, quan trọng là kèm theo trạng thái là đói nữa nên chúng đói sẽ cuống cuồng đòi “bú” ngay.

  Tôi kể dài như vậy nhưng chốt lại cũng vẫn 1 ý là lặp lại là : dù có nghe nhiều vẫn phải có hình ảnh đi kèm[có khiếm thị thì cũng phải sờ chạm được vào] mới nhớ được, mới có thể nảy bật ra phản xạ.

Vậy học như 1 đứa trẻ thì ta phải là đứa trẻ như thế chứ

3. Rõ ràng ta phải xem phim của trẻ con rồi.

  Theo tôi những phim như “Friends”, hay tương tự khá khó hiểu với trình độ newbie[mặc dù rất hay, xem hình ảnh không đã chết cười rồi]. Tôi xem các chương trình dành cho baby như show “Hi5!” rất hay. Các bạn đừng tưởng dành cho trẻ con mà lố nhé, chương trình này hình ảnh sinh động dễ thương, nội dung hay, toàn nói từ đơn giản dễ hiểu, còn lặp đi lặp lại qua mỗi tập nữa chứ.

4. Hát Karaoke bằng tiếng Anh những bài bằng tiếng Anh của trẻ con.

KẾT LUẬN

1.     Tôi khuyên các bạn nên nghe LPTD kèm hình ảnh.
//www.youtube.com/channel/UCF-TdupNnibPcG25aZGL1GQ/featured

2.     Xem phim của trẻ con

3.     Tập hát Karaoke bằng tiếng Anh những bài của trẻ con sau 1 thời gian nghe

  Tại sao tôi lại làm trái lại anh DOREMON_một người nổi tiếng và uyên bác như thế.

“–Một công thức nấu ăn chỉ cần thay đổi 1 nguyên liệu thì kết quả nó hoàn toàn khác cho nên ai đó đừng nên vì sự thiếu hiểu biết của mình mà phát biểu rằng: phương pháp này ai chả biết hay cái này đã có người khác làm rồi Doremon chỉ tóm tắt lại.”

Thế nhưng có ai tự hỏi:một phương pháp được  thừa nhận bởi đám đông có thật sự chính xác?

Một truyền thống kéo dài mấy nghìn năm có thật sự tốt đẹp? 

Page 2

Cách học hiệu quả Listening Practice Through Dictation [LPTD] bao gồm 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và chi tiết cách học cho từng kĩ năng.

A. KĨ NĂNG NGHE:


Nghe bao nhiêu là đủ, theo mình thì LPTD xếp theo trình độ tăng dần bài viết, càng về sau thì bài càng dài và có nhiều từ mới nên để hiệu quả nhất các bạn nên nghe tăng dần như sau:,
+ Phần 1 mỗi bài nghe ít nhất 100 lần.
+ Phần 2 mỗi bài ngh

e ít nhất 120 lần.+ Phần 3 mỗi bài nghe ít nhất 130 lần.+ Phần 4 mỗi bài nghe ít nhất 150 lần.Cách nghe:1. Bạn phải vừa nghe và vừa nhìn vào transcripts nhiều lần để đoạn văn đó bắt đầu in dấu ấn trong não bộ, sau đó mới tiến hành đọc lại nhiều lần cái đoạn văn vừa nghe-có tác dụng repetition và luyện đọc.2. Phải nghe và nhìn từ vựng cùng 1 lúc để lần sau mỗi khi nghe lại từ này thì trong đầu ta sẽ hiện lên cái từ đó, tương tự cho cả câu. Cho nên nếu như bạn tra từ trước mà không nghe, thì làm sao bạn biết từ đó đọc như thế nào-học như thế này có tác hại: dễ quên từ và nhiều khi đọc lộn từ-vì phát âm tiếng anh, có nhiều từ ta phải nghe người bản xứ đọc thì ta mới đọc lại đúng được chứ không phải thấy nó quen là ta có thể đọc đượcTrong giai đoạn này tuyệt đối không được tra từ điển.3. Nếu các bạn đọc hết thì sẽ có chỗ anh Mon nói rằng khi bạn nghe LTPD2 thì các bạn nghe lại các bài của LPTD1. Thấy nhiều bạn hỏi và không hiểu rõ vấn đề này nên mình cũng trả lời luôn.Khi các bạn nghe LPTD2 thì các bạn dành ra khoảng 1 tiếng để nghe các bài LPTD1, nghe từ 5 đến 10 bài thôi mỗi bài 5 lần chẳng hạn, mục đích là tăng số lần nghe các bài lên và duy trì đến giai đoạn đọc. Khi đến giai đoạn đọc LPTD1 thì bài nào bạn đọc bạn bỏ qua không nghe nữa, tương tự cho các phần sau.KINH NGHIỆM:1. Không đọc nhẩm hay đọc thành tiếng trong khi nghe vì nó sẽ làm bạn mất tập trung vào bài nghe cũng như giảm hiệu quả khi học, lỗi này nhiều bạn mắc phải mà không biết.2. Nếu không có nhiều thời gian thì các bạn có thể nghe từ 10 bài đến 20 bài trong 1 ngày. Mỗi bài nghe 5 lần rồi chuyển nghe các bài tiếp theo.Mình cũng đã nói từ trước, hiệu quả tốt nhất vẫn là nghe một lúc tất cả 40 bài trong 1 ngày, nó tốt hơn cho việc lặp lại và ghi nhớ.KẾT QUẢ: Việc nghe đi nghe lại mà vẫn không hiểu cái bài [tức là không cần tra từ điển] có tác dụng cho các bạn tắm tiếng anh [giống như phim] hãy để Tiếng anh vào tai, và mắt tự nhiên. Và nhiệm vụ mà các bạn phải làm cho được đó là phải biết được cái từ, cái câu, cái bài ta nghe nó phát âm như thế nào và nó được viết ra làm sao. Có nghĩa là các bạn chỉ cần làm được điều này: nghe được cái từ đó đọc như thế nào và biết hình dạng nó như thế nào [tức cái chữ đó viết ra làm sao], còn cái nghĩa thì không cần quan tâm. Lí do: đừng làm cùn mòn phản xạ tự nhiên bằng cách dừng lại tra từ điển để hiểu, và nó có tác dụng giúp các bạn nhớ cái từ cái câu đó rất dai. Hãy cứ nghe đi nghe lại và nhìn vào transcripts mặc dù không hiểu, sẽ có những câu nhờ các bạn nghe nhiều mà tự động bộ não nó hiểu [các bạn cứ yên tâm, rồi sẽ gặp các trường hợp thế này]B. KĨ NĂNG ĐỌC:Để chuyển sang giai đoạn này các bạn cần thỏa mãn 2 điều kiện:+ Đã học xong 3 cái phát âm mỗi cái 3 lần.+ Đã nghe xong các bài tối thiểu với số lần như trênCách đọc:Bây giờ cách đọc chính xác nhất theo những công trình khoa học mà anh Mon đã dành thời gian nghiên cứu.1. Các bạn nghe 100 lần/ bài [hoặc ít hoặc nhiều hơn]-không có đọc thầm theo trong khi nghe, vì nó rất tai hại.2. Sau đó bắt đầu tới giai đoạn đọc lại: các bạn nghe họ đọc 1 câu nào đó xong nhấn pause-đọc lại y chang câu đó, chỗ nào lên giọng, chỗ nào xuống giọng, chỗ nào kéo dài... cứ như thế cho tới hết bài. Đọc như vậy 1 hoặc 2 lần thôi-nhớ đọc to nhé.3. Các bạn không cần nghe audio họ đọc nữa mà nhìn vào pdf và tự đọc-nhớ đọc to nhé-khoảng 15 lầnĐây là cách đọc chính xác nhất-những ai đọc không giống như trên thì cũng được thôi, nhưng có điều nó tiến bộ không nhanh bằng cách này đâu và nó tốn thời gianKINH NGHIỆM:1. Về số lần đọc thì các bạn đọc bao nhiêu lần cũng được nhưng cần đáp ứng điều kiện là đọc nhuần nhuyễn từng bài, chứ nếu mà đọc các bạn vẫn còn vấp thì vẫn cần phải luyện lại, có thể đọc theo mình như sau.- Phần 1 ít nhất 30 lần cho mỗi bài.- Phần 2 ít nhất 40 lần cho mỗi bài.- Phần 3 ít nhất 50 lần cho mỗi bài.- Phần 4 ít nhất 60 lần cho mỗi bài.2. Cái này cực kì quan trọng nên mọi người phải chú ý.Có một sai lầm đa số người học mắc phải trong đó có cả mình. Đó là chưa phân biệt được rõ trọng âm của từ nên giọng đọc các từ luôn luôn đều nhau, không hay, không có cảm xúc, có khác chút thì chắc là ở phần ngữ điệu của câu mà thôi do bạn nghe quá nhiều lần. Việc này rất quan trọng vì người bản xứ khi nói một câu, họ chỉ nhấn trọng âm, những thứ còn lại hầu như chỉ lướt qua hoặc chúng ta có thể nghe không rõ, nếu các bạn sai hay chủ quan ở bước này thì sẽ rất khó nhận biết được những gì họ nói, còn nhiều cái hại các bạn có thể tự tìm hiểuAnh mon đã nhắc nhở mục đích đọc ít nhất 2 lần có audio nghĩa là ở bước này các bạn phải thực sự nghe được từ và trọng âm của nó rơi vào đâu, chỉ như thế thì các bạn mới thấy sự thay đổi trong cách đọc và giúp cho các bạn nghe tốt hơn.Ở phần đọc lại có nghe audio, các bạn phải làm tốt ở bước này.Theo mình nên làm như sau:- Các bạn bật file mp3 và nghe họ đọc 1 câu thì dừng lại, những gì bạn cần làm là phải thật sự sử dụng đôi tai của mình, nghe thật chăm chú để phân biệt trọng âm của những từ [ 2 âm tiết, 3 âm tiết,..]. Những chỗ nào người ta nhấn giọng hay thay đổi âm từ thấp lên cao thì đó chính là trọng âm.- Kinh nghiệm của mình là khi người ta đọc 1 câu thì mình chỉ quan tâm đến những từ có 2,3,.. âm tiết để xác định trọng âm của chúng. Trường hợp các bạn nghe lần đầu mà vẫn chưa xác định được thì các bạn chỉ cần nghe lại một vài lần, chắc chắn sẽ có sự thay đổi. Mình có kiểm tra lại kết quả bằng từ điển thì hầu như là chỉ có 1 vài từ hơi khác 1 chút . Đó không phải là vấn đề, cái chúng ta cần là thời gian. Nên không có gì khó cả, bước quan trọng đó là lặp lại, lặp lại và phân biệt. Đôi tai của bạn sẽ làm tốt việc của nó, việc của bạn phải thật tập trung để nhận ra sự khác biệt trong 1 từ với cách đọc của họ xem họ nhấn mạnh hay lên cao vào âm nào thì đó chính là trọng âm của từ.- Chúng ta không nên tra từ điển để biết những thứ này, trừ trường hợp tò mò, nghe mãi mà không phân biệt được . Tiếng anh có bao nhiêu từ như thế tra mất nhiều thời gian với lại nó không tự nhiên, những đứa trẻ bản xứ học đâu có từ điển. Vì không ai dậy chúng dùng từ điển để làm mấy thứ này , với lại còn bé thì nó đã biết gì đâu ^^, chúng sử dụng sức mạnh của đôi tai để phân biệt. Các bạn cũng có thể làm vậy. Theo thời gian mọi thứ sẽ khá lên.- Khi nào các bạn nhận ra được trong âm của các từ trong câu dồn vào âm nào thì các bạn đọc lại câu ấy thật to, thật rõ, nhấn âm cũng như là ngữ điệu của câu, sau thì có thể bỏ qua và chuyển sang câu tiếp , cứ làm như thế cho đến hết. Tiếp đến thì các bạn đọc từ 2,3 lần không cần nhìn transcripts và chú ý âm nhấn và ngữ điệu của từ. Đoc càng to càng tốt, thậm chí là gào. Nó có tác dụng giúp bạn ghi nhớ trọng âm một cách tự nhiên cũng như là cải thiện kĩ năng đọc rất nhiều cũng như nó liên quan đến các kĩ năng khác, mọi thứ đều là những mắt xích liên quan đến nhau. [ Đọc lại có nghe file mp3 và sử dụng nút pause tầm 2 lần, có thể bạn thực hiện tăng dần theo từng phần, quan trọng là bạn phân biệt được là ổn]- Các bạn yên tâm 1 điều là sau khi thực hiện những bước trên thì lần sau bạn đọc lại cái bài đó sẽ hay hơn, và bộ não sẽ tự xác định âm nhấn trong những từ có nhiều âm tiết như kiểu phản xạ ấy, cái này rất haySau bước này các bạn có thể chuyển sang đọc không cần nhìn transcripts. Cảm thấy bài nào mà có từ bạn không tự tin hay không chắc chắn về trọng âm của từ thì chỉ cần nghe lại cái câu, cái từ đó để xác định. Mình nhắc lại việc làm này hoàn toàn dễ dàng, chỉ cần bạn nghe lại và tập trung thì chắc chắn sẽ nhận ra được.- Bước này các bạn cần làm tốt và phải làm cho bằng được, đừng đọc kiểu cho có hay máy móc vì nó có rất nhiều tác hại. Bạn nên đặc biệt chú ý, nó giúp bạn rèn luyện đôi tai của mình. Theo thời gian thì bạn nhận ra mình nghe rõ hơn, đọc hay hơn chính là ở chỗ này3. Việc đọc lại bài to thành tiếng của LPTD thì ngày nào các bạn cũng phải tập đọc để luyện nói và phát âm. Một bài các bạn muốn đọc bao nhiêu lần cũng được, ít nhất 10 lần hoặc đọc đến khi nào cảm thấy giống thì qua bài mới. Nhưng bắt buộc là ngày nào cũng luyện đọc, không đọc bài này thì đọc bài khác.4. Giai đoạn này tuyệt đối vẫn chưa được tra từ điển.C. KĨ NĂNG VIẾT:Bài nào các bạn đã nghe nhiều lần, đọc nhiều lần nhuần nhuyễn thì mới chuyển sang giai đoạn viết.Cách viết:1. Các bạn đọc từng câu trong bài sau đó thì viết ra giấy, từ nào không hiểu thì tra từ điển và viết riêng từ đó ít nhất 20 lần, vừa viết vừa đọc phát âm và nghĩa của từ đó.Ví dụ các bạn tra nghĩa của từ blessing là hạnh phúc thì các bạn ghi riêng từ này ra 20 lần, phát âm và đọc nghĩa: " blessing nghĩa là hạnh phúc, và cứ thế lặp lại đủ 20 lần."Các bạn làm như thế cho đến hết bài2. Tiếp theo các bạn nên làm 1 lần nữa là đọc từng câu trong bài và các bạn phải hiểu được nghĩa của câu đó, làm như thế đến hết bài thì các bạn phải hiểu được ý nghĩa của bài, hiểu sai, cũng không phải là vấn đề nhưng bắt buộc phải hiểu. Vì việc hiểu mơ hồ khiến các bạn rất khó học thuộc. Bước này không cần chép lại.3. Các bạn chuyển sang chép lại cái bài đó như chép phạt, các bước làm tương tự. Các bạn đọc lại từng câu và chép câu đó ra giấy cho đến hết bài., Chú ý là tuyệt đối không được dịch, vì khi bạn chép ra như thế thì phần nào bạn cũng hiểu được nghĩa của câu rồi, lặp lại nhiều lần thì các bạn sẽ hiểu được hết ý nghĩa của bài và theo thời gian thì khả năng hiểu không cần dịch cũng tăng lên.Về số lần viết thì theo mình tốt nhất nên như sau:+ Phần 1 viết ít nhất 5 lần mỗi bài.+ Phần 2 viết ít nhất 7 lần mỗi bài.+ Phần 3 viết ít nhất 8 lần mỗi bài.+ Phần 4 viết ít nhất 10 lần mỗi bài.Đó là số lần tối thiểu các bạn cần đáp ứng, ngoài ra để biết viết thế nào hiệu quả thì các bạn xem mình khi đã viết đến số lần tối thiểu trên, các bạn đọc 1 câu thì các bạn có thể viết câu đó ra mà không cần nhìn vào transcipts mà phần nào hiểu được ý nghĩa của câu là được, nếu chưa thỏa mãn thì phải viết thêm. [ Như thực tế thì khi viết đến số lần đó thì các bạn sẽ viết được hết cái bài mà không biết tại sao đâu ^^]Viết xong như trên thì gần như bạn đã thuộc cái bài đó rồi.KINH NGHIÊM:1. Các bạn không có dùng google translate-ai dùng cũng được nhưng nó tai hại hơn là các các bạn tự dịch2. Các bạn không dùng từ điển anh-anh khi học phần 1 vì nó làm các bạn hiểu không cần dịch chậm lắm3. Sẽ có những bài có từ dịch rất khó, kiểu như bạn dịch xong các từ nhưng khi lắp ghép vào nội dung nó không ăn nhập với nhau. Các bạn cứ bỏ qua, dịch tiếp các câu sau, khi đến hết bài các bạn quay lại dịch sẽ hiệu quả hơn vì phần nào các bạn biết được nội dung của bài rồi.4. Học được một thời gian thì bạn có thể nhìn ra rằng: Một bài nào đó bạn có thể học thuộc nhanh hay không, từ đó thì dành nhiều thời gian đọc cho bài khó hơn.5. Phần 1, phần 2 do các bài ngắn nên bạn nào có nhiều thời gian thì trong cùng một ngày các bạn có thể dịch và học thuộc 2 bài. [ Nhiều hơn cũng không phải vấn đề, có ngày mình dịch và học thuộc được 6 bài , đừng bạn nào làm theo mình nhé :P]Cách mà nhiều bạn vẫn đang làm là dịch 2 bài 1 lúc rồi sau chép lại 2 bài đó, sau mới học thuộc từng bài hoặc để sang hôm sau mới bắt đầu học thuộc.Mình khuyên các bạn: Dịch 1 bài sau đó chuyển sang viết và học thuộc luôn sau đó chuyển dịch bài 2, viết và học thuộc. Đây là cách hiệu quả nhất.Qua phần 3, phần 4 thì mỗi ngày các bạn chỉ có thể dịch và học thuộc 1 bài thôi để đảm bảo học tốt và chắc chắn nhất.6. Sau đây là ví dụ khi dịch 1 bài của anh Mon.Unit 8. Bubbles in Boiling WaterWhere do the bubbles come from when you boil water?Water is a liquid. When it is heated, it moves around faster and faster. When it starts to boil, the liquid turns into a gas. This gas is called water vapor. This gas is lighter than the water around it. It rises to the top. Then it disappears into the air.As the water gets hotter and hotter, it starts turning into gas very quickly. A lot of bubbles form at the same time. All these bubbles try to escape at once. The bubbles push the water out of the way and “jump” out. This is what we call “boiling water.”More and more water turns into gas. More of it disappears into the air. After a while, every drop of the water will be gone. Try it and see!"Nội dung của bài văn này gần như là khoa học, nó là sự thoát hơi của nước khi đun nóngCâu 1: Bubbles in Boiling Water-Bong bóng trong nước sôi-Các bạn có thể dịch khác chứ không nhất thiết như Doremon. Doremon đã nói việc dịch lại bằng Tiếng Việt là để giúp các bạn hiểu thôi, cho nên các bạn không cần quá cứng nhắc trong nghĩaCâu 2: Where do the bubbles come from when you boil water? Bong bóng-hay bọt nước xuất hiện từ đâu khi bạn đung sôi nước. Doremon không thích dịch vậy thì có thể dịch kiểu khác: Bọt nước đến từ đâu khi nước được đung sôi-Câu dịch này gần như không liên quan gì đến câu Tiếng Anh nếu như các bạn dịch sát theo từng từ, như từ you-bạn Doremon cũng không có trong câu dịch...Nhưng dù dịch như thế nào đi nữa thì Doremon cũng truyền tải được nội dung của câu Tiếng AnhCái vấn đề Doremon muốn nói với các bạn là vậy. Các bạn không cần cứng nhắc và bó buộc bằng từ điển hay các qui tắc. Cụ thể như-Từ điển: nếu từ boil từ điển chỉ dịch ra nghĩa là đun sôi thì các bạn lấy từ đun sôi đó ráp vào câu. Trong một số trường hợp nếu dịch qua Tiếng Việt nó dễ hiểu thì không nói, còn không thì bó tay. Như các bạn thấy có nhiều từ các bạn tra từ điển mà vẫn không cách nào tìm ra từ thích hợp để dịchLí do: Từ điển cũng là do người ta tìm từ Tiếng Việt tương tự để diễn tả từ Tiếng Anh, cho nên không có nghĩa rằng các bạn phải lấy nguyên từ đó thế vào- Cấu trúc câu: Nếu các bạn học ngữ pháp thì các bạn tuân theo các qui tắc như câu này phải dịch như thế này, câu kia phải dịch thế kia. Việc làm này Doremon nhắc lại: NÓ KHIẾN NGÔN NGỮ MẤT ĐI PHẦN HỒN, hay cụ thể là nó làm các bạn hiểu rất máy mócCâu 3: Water is a liquid. When it is heated it moves around faster and faster.Nước là chất lỏng. Khi nó được đung nóng thì nó chuyển động ngày càng nhanh [Các bạn có thể dịch khác, diễn sao diễn tả được ý cho người khác hiểu là đạt yêu cầu]Câu 4: When it starts to boil, the liquid turns into a gas. This gas is called water vapor.Khi nước được đung sôi thì chất lỏng nó chuyển thành hơi ga. Đây là cái người ta gọi nó là hơi nướcCâu 5: This gas is lighter than the water around it. It rises to the top. Then it disappears into the air.Hơi ga này thì nó nhẹ hơn nước xung quan nó cho nên nó nổi lên trên mặt, sau đó biến mất vào trong không khíCâu 6: As the water gets hotter and hotter, it starts turning into gas very quickly. A lot of bubbles form at the same time.Khi nước ngày càng nóng hơn thì nó bắt đầu chuyển thành hơi ga rất nhanh. Rất nhiều bong bong-bọt nước được tạo thành tại cùng thời điểmCâu 7: All these bubbles try to escape at once. The bubbles push the water out of the way and “jump” out. This is what we call “boiling water.”Tất cả những bong bóng này nó cố thoát ra ngay lập tức. Bong bóng-bọt nước sẽ đẩy nước ra khỏi chỗ của nó và nhảy ra ngoài. Đây là những gì mà người ta gọi là đun nước sôiĐối với đoạn văn này thì nếu theo cách dịch thông thường, các bạn sẽ dịch sát nghĩa của nó cụ thể là từ tiếng anh như thế nào, các bạn tra từ điển sau đó ráp lạiViệc dịch như thế nó sẽ khiến các bạn không thể nào hiểu được các bạn đoạn văn cấp cao và nhiều khi dịch bậy. Đây là chỗ khác biệt giữa: hiểu Tiếng Anh bằng cách dịch qua Tiếng Việt, với hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng AnhCụ thể:- Khi hiểu Tiếng Anh bằng cách dịch qua Tiếng Việt thì nó làm các bạn hiểu rất là "cạn" ý nghĩa của câu nói và điều này dẫn tới hiểu nhầm, hiểu bậy. Và suốt đời có khi các bạn cũng không thể nào thật sự hiểu được ẩn ý của những câu nói bằng Tiếng Anh- Khi hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh thì học càng lâu theo cách của Doremon thì các bạn càng hiểu chính xác và ẩn ý của người nói, có nghĩa là các bạn gần như bản xứví dụ cho các bạn thấy: Cũng là bộ phim Friends nhưng nếu để nguyên ngôn ngữ Tiếng Anh thì các bạn xem và nếu hiểu thì cười lộn ruột. Còn khi dịch qua Tiếng Việt thì xem và hiểu nhưng chẳng thấy chỗ nào là đáng cười cả-cái lí do là vậyĐiều này giống như sau:- A nói với B về câu chuyện 1- B kể với C về câu chuyện của A. C hiểu câu chuyện-nhưng câu chuyện này không phải là của A, mà nó là phiên bản của B-tức là nó mất đi sự chính xácTương tự vấn đề Tiếng Anh cũng vậy:- Nếu để nguyên văn thì các bạn hiểu chính xác tác giả muốn nói cái gì- Hiểu qua bản dịch thì gần như các bạn hiểu ý của người dịch, chứ không phải nguyên văn của tác giả Tiếng AnhThông qua bài này anh Mon muốn nhắc nhở chúng ta một điều : ĐỂ HIỂU CHÍNH XÁC TIẾNG ANH THÌ CHỈ CÓ MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT LÀ HIỂU BẰNG CHÍNH NGÔN NGỮ TIẾNG ANH[ Cái này là nhiệm vụ của phần 2]D. HỌC THUỘC:Sau khi trải qua 3 kĩ năng trên thì chúng ta chuyển sang giai đoạn quan trọng nhất đó là học thuộc. Khi đó từ vựng mới thực sự thuộc về chúng ta và có một điều rất đặc biệt là các bạn sẽ nhớ những từ này rất dai trừ khi không còn học tiếng anh nữa.Nếu các bạn chịu làm đúng theo các qui trình trên thì việc học thuộc các bài LPTD không phải là vấn đề.Nhiều bạn có thể đọc lại bài đó không cần nhìn transcript mà không hiểu nghĩa, lí do các bạn đã trải qua các giai đoạn trên và lặp lại nó quá nhiều lần. Nhưng cái quan trọng chính là các bạn đọc nhưng phải hiểu được cái nghĩa của từ, của cái câu mình đang đọc.Việc các bạn vẫn gặp khó khăn trong việc học thuộc nguyên nhân là các bạn học chưa đủ lượng và chất để chuyển đổi, nhiều bạn học nôn nóng, cố học cho xong để chuyển sang bài tiếp theo. Kết quả là các bạn rất khó học để thuộc mà nếu có thuộc thì cũng không thể nhớ từ một cách tốt nhất.KINH NGHIÊM:1. Để học thuộc một cách dễ dàng và ghi nhớ tốt nhất thì các bạn cần kết hợp các yếu tố: Ngôn ngữ hình thể, cảm xúc, năng lượng và sự tưởng tượng. Càng mạnh mẽ bao nhiêu thì đảm bảo lần sau gặp cái từ, cái câu đấy bạn có thể hiểu mà không cần dịch. Các bạn đọc từng câu và cố gắng dùng ngôn ngữ hình thể cũng như cảm xúc, trí tưởng tượng của mình để miêu tả nó sao cho các bạn phải hiểu được cái nghĩa của câu. Làm như thế đến hết bài.Sau khi đọc thuộc qua 1 lần rồi thì các bạn lặp lại mỗi bài 5 lần không nhìn transcripts và khi đọc xong thì phải hiểu được ý nghĩa của bài. Nhớ kết hợp các yếu tố nói trên.2. Các bạn đã học thuộc bài nào của LTP thì không cần cố gắng kiểu như là phải nhớ bài đó. Chỉ cần học thuộc và đọc lại mà không cần nhìn pdf thì ngày sau quên nó đi cũng được. Việc học như vậy nó chỉ cung cấp cho bạn cái cơ bản, để làm nền tảng học cao hơn thôi.Yêu cầu của tối thiểu của anh Mon.Sau khi học xong LPTD thì phát âm-đọc lại cái bài, nghe và hiểu không cần dịch phải đạt 70% trở lên. Có nghĩa là:-Phải thuộc ít nhất 70% từ vựng của LPTD-Nghe và hiểu không cần dịch phải đạt 70%-Đọc lại cái bài ít ra phải giống 70% so với audioCòn nếu các bạn học theo qui trình trên thì khả năng hiểu không cần dịch của bạn ít nhất là 80,90 %, các cái khác sẽ tốt dần theo thời gian. Cái này các bạn tự mình kiểm chứng.Để tăng khả năng hiểu không cần dịch và nhớ từ cho nó dai-không có quên thì-Tăng số lần nghe lên-100 lần cho các bài LPTD, khoảng 40 lần cho EE-Tăng số lần đọc lại cái bài lên 15-20 lần/bài-Đến giai đoạn chép lại cái bài thì từ nào chưa biết nhớ tra từ điển và viết nó nhiều lên-chép 20 lần từ mới. Sau đó chép lại toàn bộ cái bài nhiều lên-khoảng 5 lầnĐẾN ĐÂY THÌ CHẮC CÁC BẠN SẼ CÓ THẮC MẮC: HIỂU KHÔNG CẦN DỊCH NGHĨA LÀ NHƯ THẾ NÀO?Hiểu không cần dịch-tức là các bạn để nguyên văn Tiếng Anh như thế và nghe audio hay đọc lại cái bài bằng Tiếng Anh mà vẫn hiểu chứ không có dịch qua Tiếng Việt.Mình xin trích dẫn ví dụ của anh Mon.Unit 1: A Big ResponsibilityB : Mom, can I get a puppy?W: No, Billy. Taking care of a pet is a big responsibility.B : I promise to take good care of him, and you won’t have to remind me to do things for him.W: A dog isn’t a toy that you play with for awhile. He will be part of our life for the next 10 or 20years. He is a living creature.B : I understand that, Mom. I promise to feed him every morning and take him for walks every afternoon.W: That’s part of the responsibility, but there’s more. He needs a license and has to go to the vet to getshots. A dog also needs companionship. You can’t go off with your friends and leave him locked upin the house all day.B : I understand, Mom. I have almost $100 in the bank so I can pay for his license and shots now.W: There are other expenses, too. Dog food is rather expensive.B : Well, I have my job mowing lawns and I’ll get a newspaper route.W: I think we should discuss this with your father when he gets home. This is a family decision.B : OK, Mom. Thanks!"Chỉ cần các bạn để nguyên văn như vậy mà không dịch qua Tiếng Việt, và hiểu được khoảng 70% nội dung của đoạn văn đó là đạt yêu cầu của LPTD. Nếu ai hiểu ít thì các bạn phải viết lại và tra từ điển ở giai đoạn viếtDoremon lấy ví dụ như câu này: "I think we should discuss this with your father when he gets home". Các bạn có 2 trường hợpTH1: Các bạn đọc nguyên văn Tiếng Anh và hiểu đượcTH2: Các bạn không hiểu gì hếtLúc này giai đoạn 3 là viết thì Doremon đã nói: các bạn tra từ điển để hiểu cái nghĩa của câu. Và câu đó có nghĩa là: "Mẹ nghĩ chúng ta nên thảo luận với cha của con khi ông ấy về nhà"Đương nhiên các bạn có thể dịch dở hoặc hay hơn, nhưng đảm bảo các bạn sẽ hiểu được phần nào nội dung của câu. Cứ như thế thì sau giai đoạn viết các bạn gần như hiểu được nội dung của cái bàiLúc này nếu các bạn tiến hành đọc lại cái câu : "I think we should discuss this with your father when he gets home" thì Doremon cam đoan các bạn sẽ phần nào hiểu nội dung của nó mà không cần dịchVà cứ như thế theo thời gian khả năng hiểu không cần dịch của các bạn nó sẽ tiến bộ lên rất nhiều

Doremon đưa ra khoảng thời gian cụ thể: khoảng hơn 1 năm sau khi các bạn học đúng theo phương pháp thì khả năng hiểu không cần dịch của các bạn mới tốt được. Còn mới học thì các bạn phải chấp nhận hiểu mơ hồ hoặc hiểu sai

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề