Lỗi bật đèn pha xe máy 2023

Để bạn tránh khỏi những lỗi bị phạt liên quan đến đèn xe máy, dưới đây là những lỗi phạt thường bị cảnh sát giao thông tuýt còi.

1. Lỗi không bật đèn xe khi trời tối

Có thể nói lỗi này là phổ biến nhất vì tại các đường trong thành phố, thị xã được lắp đặt rất nhiều đèn, vẫn đủ để người tham gia giao thông quan sát khiến không ít người quên bật đèn xe của mình. Quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các phương tiện phải bật đè chiếu sáng từ 19 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, khi sương mù và thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Trường hợp vi phạm lỗi này sẽ bị xử phạt hành chính tuỳ mức độ và phương tiện. Cụ thể:

• Đối với xe máy: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng [điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP]

• Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng [điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP]

• Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt từ 200.000 - 400.000 đồng [điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP].

Có khá nhiều lỗi liên quan đến đèn pha xe máy mà nhiều người mắc phải

2. Lỗi bật đèn pha trong thành phố

Đèn chiếu sáng phía trước của xe có 2 chế độ là đèn pha [chiếu sáng xa] và đèn cốt [chiếu sáng gần]. Quy định đối với xe lưu thông trong thành phố bị cấm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, nếu vi phạm tài xế sẽ bị xử phạt:

• Với người điều khiển ô tô: Phạt từ 600.000 - 800.000 đồng [điểm b khoản 3 Điều 5].

• Với người điều khiển xe máy: Phạt từ 80.000 - 100.000 đồng [điểm e khoản 2 Điều 6].

3. Lỗi không xi nhan

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe…để đảm bảo an toàn.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe…để đảm bảo an toàn

• Đối với người điều khiển ô tô: Mức phạt tiền cao nhất là 1,2 triệu đồng với lỗi chuyển làn đường không có tín hiệu khi chạy trên đường cao tốc [Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP];

• Đối với người điều khiển xe máy: Mức phạt tiền cao nhất là 400.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ [điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP].

4. Lỗi không có đèn chiếu hậu

Đèn chiếu hậu hay còn gọi là đèn báo hãm. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xe chạy không có đèn báo hãm [kể cả trường hợp bị đèn bị cháy mà vẫn tham gia giao thông], tài xế sẽ bị xử phạt như sau:

• Xe máy: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện… không có còi, đèn soi biển số, đèn báo hãm hoặc có nhưng không có tác dụng [điểm a khoản 1 Điều 17];

• Xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không có đèn báo hãm [điểm a khoản 2 Điều 16].

Ngày 1-1-2020, Nghị định 100/2019 có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 46/2016 đã đưa ra nhiều quy định mới về xử phạt các lỗi vi phạm giao thông đường bộ. Ngay khi nghị định có hiệu lực, Pháp Luật TP.HCM đã nhận đựợc một số thắc mắc của bạn đọc về mức phạt các lỗi sử dụng đèn xe khi tham gia giao thông.

Nay Pháp Luật TP.HCM gởi đến bạn đọcphần giải đáp của luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM.

Lỗi không bật đèn chiếu sáng

Luật sư Bùi Quốc Tuấn cho biết Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100 bắt buộc người điều khiển xe ô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô phải bật đèn chiếu sáng trong khung giờ từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Vì vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô không bật đèn chiếu sáng hoặc sử dụng đèn chiếu sáng trong các trường hợp nêu trên đều bị sử phạt.

Theo điểm g khoản 3 Điều 5, xe ô tô xe bị xử phạt tiền từ 800.000-1.000.000 đồng.

Theo điểm l khoản 1 Điều 6, xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 100.000-200.000 đồng.

Lỗi sử dụng đèn chiếu pha, đèn cốt

Khi lưu thông trong đô thị, khu đông dân cư người điều khiển phương tiện bị nghiêm cấm sử dụng đèn chiếu xa [đèn pha] sau trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Không được sử dụng đèn chiếu xa khi đi ngược chiều. Khi lưu thông trong hầm đường bộ phải bật đèn chiếu gần [đèn cốt].

Người điều khiển xe ô tô bật đèn chiếu xa trong khu đô thị, khu đông dân cư, khi đi ngược chiều sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng. Điều khiển trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần [theo điểm b, g, r khoản 3 Điều 5].

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị sử phạt từ 100.000-200.000 đồng khi bật đền chiếu trong đô thị, khu đông dân cư, khi tránh xe đi ngược chiều [theo điểm m, n khoản 1 Điều 6].

Theo điểm m khoản 3 Điều 6, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần sẽ bị phạt từ 400.000-600.000 đồng.

Không bật đèn xi nhan khi rẽ, chuyển hướng

Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển phương tiện giao thông phải bật đèn xi nhan trong trường hợp chuyển làn đường, chuyển hướng. Mức phạt đối với hành vi vi phạm này như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô.

- Phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước, [điểm a khoản 2 Điều 5].

- Phạt tiền từ 800.000-1.000.000 đồng khi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức [điểm c khoản 3 Điều 5].

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

- Phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước [điểm I khoản 1 Điều 6].

- Phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng khi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức [điểm a khoản 3 Điều 6].

TRÚC PHƯƠNG ghi

Chủ Đề