Lỗi tổng đài báo thue bao tam khoa năm 2024

Ngày 24/4/2018 là thời điểm cuối cùng để người dùng di động bổ sung thông tin thuê bao và đăng ký SIM chính chủ theo Nghị định 49 của Chính phủ. Sau quá trình gia hạn đăng ký, việc khóa SIM 1 chiều được các nhà mạng bắt đầu triển khai kể từ ngày 3/6. Sau khi bị khóa 1 chiều, người dùng sẽ không thể thực hiện cuộc gọi hay nhắn tin chiều đi mà chỉ có thể nhận cuộc gọi hay tin nhắn đến. Nếu tiếp tục không bổ sung thông tin, nhà mạng sẽ khóa 2 chiều và thu hồi SIM vĩnh viễn.

Ảnh minh họa

Để khắc phục tạm thời tình trạng khóa 1 chiều, các thuê bao di động của Viettel có thể thực hiện các biện pháp dưới đây. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, trong khoảng thời gian này, người dùng cần tranh thủ tiến hành cập nhật thông tin thuê bao.

- Cách 1: Soạn tin nhắn theo cú pháp: MO gửi 195;

- Cách 2: Gọi tổng đài Viettel 1800.8098, sau đó yêu cầu mở khóa tạm thời SIM Viettel bị chặn 1 chiều do chưa bổ sung thông tin;

- Cách 3: Đăng nhập ứng dụng My Viettel trên smartphone, sau đó gửi yêu cầu hủy chặn 1 chiều do chưa bổ sung thông tin.

Việc mở chặn tạm thời nhằm tạo điều kiện để quý khách hàng có thể kết nối liên lạc khi chưa có điều kiện đăng ký thông tin chính chủ, tuy nhiên thời gian mở chặn là có giới hạn. Viettel quy định thời gian mở chặn tối đa cho thuê bao Viettel đang bị chặn 1 chiều là 3 ngày, sau 3 ngày nếu vẫn chưa thực hiện cập nhật thông tin thì Viettel sẽ tiến hành chặn lại, ngoài ra mỗi thuê bao chỉ có thể mở chặn duy nhất 1 lần.

Với 2 nhà mạng khác là VinaPhone và MobiFone, hiện vẫn chưa có biện pháp mở khóa tạm thời. Trong trường hợp bị khóa một chiều, người dùng có thể liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1800.1091 [VinaPhone] hoặc 1800.090 [MobiFone] để được giải đáp.

Trong thời gian gần đây, rất nhiều người đa nhận được những cuộc gọi lừa đảo đe dọa "khóa thuê bao điện thoại" trong 2 giờ kể từ lúc gọi dù đã sim đã được đăng ký chính chủ. Những cuộc gọi này đến từ những đối tượng xấu thực hiện với những cuộc gọi mạo danh khiến người dùng không thể phân biệt được thật giả, nhằm trục lợi, lừa đảo.

Vậy làm sao để người dùng có thể tránh được những cuộc gọi lừa đảo thì hãy cùng xem tiếp nội dung bên dưới nhé.

Cảnh giác trò mạo danh "khóa thuê bao điện thoại" sau 2 giờ

Gần đây, Cục Viễn Thông, Bộ TT & TT đã lên kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao di động. Các thuê bao có dữ liệu không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ bị khóa 1 chiều và sau đó những thuê bao này sẽ bị khóa thông tin 2 chiều. Sau 2 tháng, nếu như thuê bao đó vẫn không đăng ký chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định, hợp đồng sẽ được chấm dứt.

Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch này đã bị những đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo. Cục Viễn thông đã đưa ra cảnh báo về những đối tượng xấu có thể sử dụng việc này để thực hiện những ý đồ và hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Và mới chỉ sau 1 ngày triển khai kế hoạch, rất nhiều trường hợp đã nhận được cuộc gọi từ các đối tượng giả mạo Cục Viễn thông, nhân viên nhà mạng và nói rằng sẽ khóa thuê bao điện thoại trong 2 giờ khiến nhiều người hoang mang.

Cụ thể, trong những ngày qua, nhiều người dùng điện thoại di động đã báo cáo về việc nhận được các cuộc gọi từ số điện thoại lạ và nhận được thông báo rằng thuê bao của họ sẽ bị khóa trong vòng 2 giờ. Sau đó, họ yêu cầu người dùng bấm phím 9 để biết thêm chi tiết. Sau khi bấm phím đó, họ sẽ được tự động đến người tự xưng là đại diện của Cục Viễn thông. Lúc này, người này sẽ đưa ra lý do rằng đơn vị quản lý nhà mạng yêu cầu cung cấp số chứng minh nhân dân để biết lý do vì sao thuê bao bị khóa. Nếu bị từ chối, họ sẽ lên giọng và tắt ngang điện thoại.

Mặc dù, người dùng đã gọi lại số đó rất nhiều lần nhưng không nhận được phản hồi. Trong cùng ngày, rất nhiều người dùng đã phản ánh về tình huống tương tự. Điều đáng chú ý ở đây là khi nhà mạng triển khai chiến dịch chuẩn hóa thông tin, tình trạng ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh. Vào ngày 31/3 nếu như những thuê bao không đúng chuẩn, chưa trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa một chiều.

Đại diện của Cục Viễn thông cho biết những cuộc gọi trên đều là mạo danh, nhằm thu thập thông tin cá nhân của người dùng để phục vụ cho các chiến dịch lừa đảo tiếp theo. Những đối tượng xấu này thường đánh vào tâm lý nạn nhân, nhắm đến các vấn đề liên quan đến quyền lợi, luật pháp khiến người nghe dễ lo lắng, hoảng sợ và thực hiện theo như kịch bản một cách vô thức.

Chiêu trò giả mạo Cục Viễn thông này không còn quá mới mẻ nhưng việc diễn ra đồng thời với kế hoạch sẽ khiến nhiều người khó phân thiệt được đâu là thật đâu là giả. Để tránh những tình huống tương tự xảy ra thì người dân nên trực tiếp trao đổi thông tin thông qua kênh chính thống để xác minh hoặc đến trực tiếp địa điểm giao dịch chính thức để thực hiện các yêu cầu.

Khi nhận được những cuộc gọi như vậy người dùng nên làm gì?

Trước tình trạng giả mạo cơ quan quản lý nhà nước, để tránh rơi vào bây, người dùng nên kiểm tra số điện thoại của mình đã được chuẩn hóa theo quy định hay chưa.

Bên cạnh đó, những cơ quan quản lý nhà nước, chẳng hạn như Cục Viễn thông sẽ không bao giờ gọi điện tới người dân. Do đó, người dân cần phải cẩn thận và chủ động tra cứu, trao đổi thông qua kênh chính thống để tránh những điều không mong muốn.

Ngoài ra, những nhà mạng cũng đưa ra một vài khuyến cáo quan trọng. Trong quá trình chuyển hóa thông tin thuê bao thì việc chuẩn hóa chỉ được thực hiện qua kênh chính thức của nhà mạng. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng bị đối tượng xấu lợi dụng khi thực hiện chuẩn hóa, bạn nên cảnh giác tuyệt đối với các tin nhắn, cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Bởi vì, các nhà mạng thường chỉ yêu cầu người dùng đến địa điểm gần nhất để thực hiện đăng ký lại thông tin, chứ không bao giờ thực hiện khóa trực tiếp thông qua cuộc gọi.

Một lưu ý nữa là việc chuẩn hóa thông tin thuê bao cũng được thực hiện trực tuyến, nên những đối tượng lừa đảo cũng có thể dễ dàng lợi dụng việc này để gửi bạn những đường link lạ để đánh cắp thông tin hoặc phá hoại qua môi trường mạng. Do đó, bạn cũng nên cẩn trọng với những đường link hay website lạ.

Cuối cùng, việc chuẩn hóa thông tin không yêu cầu bất cứ thông tin nào liên quan đến tài khoản ngân hàng. Vì vậy, người dùng không nên thực hiện bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc chuyển tiền, đăng nhập hay cung cấp tài khoản, OTP để truy cập vào tài khoản ngân hàng.

Cách kiểm tra thuê bao đã được chuẩn hóa hay chưa?

Để tránh bị các đối tượng lừa đảo, thì việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm chính là nắm được thuê bao của mình đã được chuẩn hóa hay chưa bằng cách thực hiện kiểm tra thuê bao qua những bước dưới đây:

Tin nhắn từ nhà mạng

Kể từ ngày 15/3, các nhà mạng viễn thông đã chính thức triển khai gửi tin nhắn và thực hiện cuộc gọi thông báo đến những thuê bao cần phải thực hiện chuẩn hóa thông tin di động [nhà mạng chỉ đưa ra thông báo về việc thuê bao cần chuẩn hóa thông tin, không trực tiếp thực hiện chuẩn hóa qua cuộc gọi].

Theo đó, những nhà mạng này sẽ liên tục gửi tin nhắn trong vòng 5 ngày [từ nay đến ngày 19-3], ít nhất 1 lần mỗi ngày đến những thuê bao đang nằm trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin. Người dùng nào nhận được những tin nhắn hoặc cuộc gọi như vậy thì cần phải nhanh chóng hợp tác bổ sung, chuẩn hóa thông tin bằng cách đến phòng giao dịch gần nhất của nhà mạng bạn đang sử dụng để được hỗ trợ.

Nhắn tin đến tổng đài 1414

Trong trường hợp bạn chưa nhận được thông báo tin nhắn của nhà mạng nhưng vẫn muốn kiểm tra kiểm tra xem thông tin thuê bao di động của mình sử dụng đã chuẩn xác hay chưa thì bạn hãy tra cứu theo cú pháp dưới đây và cú pháp này áp dụng với mọi nhà mạng.

Cú pháp tin nhắn: "tttb" rồi gửi đến Tổng đài 1414 [miễn phí cước tin nhắn]. Tổng đài 1414 sẽ thực hiện phản hồi lại tin nhắn của bạn với thông tin cá nhân bao gồm họ, tên, ngày sinh, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp... Đây là những thông tin mà bạn đã sử dụng trước đây để đăng ký số điện thoại di động hiện tại.

Nếu như Tổng đài 1414 cung cấp những thông tin cá nhân hiện tại của bạn chính xác tức là thuê bao di động đã có thông tin chính xác và bạn không cần phải làm gì thêm.

Tạm kết

Trên đây, Sforum đã cung cấp cho bạn tình trạng cuộc gọi lừa đảo "khóa thuê bao điện thoại sau 2 giờ" để bạn tránh bị lừa. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích thì bạn hãy chia sẻ với mọi người xung quanh để tránh bị lừa nhé.

Chủ Đề