Mẫu quyết định giám đốc không hưởng lương

Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác (Khoản 1 Điều 81 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Hồ sơ

Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc

CÔNG TY TNHH …
________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
Số: … /QĐ-BN Đà Nẵng, ngày   tháng   năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc:Bổ nhiệm ông … giữ chức danh Giám đốc công ty”

CHỦ TỊCH CÔNG TY

Căn cứ Điều lệ Công ty TNHH …;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;

Theo đề nghị của bộ phận quản lý nhân sự;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bổ nhiệm ông …, sinh ngày: …/…/…, hộ chiếu số/ giấy chưng minh nhân dân số: …, ngày cấp: …/…/…, nơi cấp: …, thường trú: …, giữ chức danh Giám đốc của Công ty TNHH …, kể từ ngày ký quyết định.

Điều 2. Tiền lương và chế độ làm việc của ông … thực hiện theo quy định quản lý hiện hành và Điều lệ của Công ty TNHH ….

Điều 3. Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng các phòng, ban và bộ phận của Công ty TNHH …., thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan và ông … căn cứ phạm vi trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

Nơi nhận:
-
Như Điều 3 (th/hiện);
-
Cơ quan hữu quan (giúp đỡ);
- Lưu VP.
CHỦ TỊCH CÔNG TY
(Chữ ký, họ tên và đóng dấu)

Nguyễn Văn A

Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc: Tải về

  Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn

Ngoài những ngày nghỉ vẫn hưởng nguyên lương mà pháp luật đã quy định thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ việc không hưởng lương theo mẫu quyết định nghỉ việc không hưởng lương mới nhất. Hôm nay, kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách viết mẫu quyết định nghỉ việc để bạn đọc tham khảo.

>>> Xem thêm: Mẫu quyết định thôi việc nhân viên chuyên nghiệp nhất

1. Mẫu quyết định nghỉ việc không hưởng lương mới nhất

Mẫu quyết định nghỉ việc không hưởng lương

2. Cách viết mẫu quyết định nghỉ việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG

Kính gửi: - Ban Giám Đốc công ty

                - Trưởng Phòng Hành chính - Nhân sự

Tôi tên là:..…...............................................................................................................

MSNV:................................................................Bộ phận: ….......................................

Địa chỉ:….....................................................................................................................

Điện thoại liên lạc khi cần thiết:......................................................................................

Nay tôi trình đơn này kính xin BGĐ chấp thuận cho tôi được nghỉ việc riêng (nghỉ không lương)

Trong thời gian .….......... ngày  (Kể từ ngày…………………….... đến hến ngày ……….......……..)

Lý do:…........................................................................................................................

….................................................................................................................................

….................................................................................................................................

Tôi đã bàn giao công việc cho:…………….............………...........Bộ phận: ………… 

Các công việc được bàn giao:..................................................................................... 

….................................................................................................................................

….................................................................................................................................

                                                                                                     Người làm đơn  

Đơn xin nghỉ phép không lương phải có các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Tên loại đơn, trong trường hợp này là Đơn xin nghỉ việc không lương.
  • Kính gửi: Ở mục này, bạn nên điền người nhận và duyệt đơn của bạn, đó là Ban Giám đốc và phòng Hành chính – Nhân sự.
  • Thông tin người làm đơn, bao gồm: Họ tên, Mã nhân viên (nếu có), chức vụ, phòng ban và địa chỉ liên hệ khi cần thiết.
  • Thời gian nghỉ phép không lương: Ghi rõ thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày tháng năm nào và kết thúc vào ngày tháng năm nào.
  • Lý do nghỉ phép không lương: Ghi rõ lý do nghỉ phép của bạn, lý do càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.
  • Nội dung bàn giao công việc: Ghi rõ thông tin người tạm thời tiếp nhận, xử lý công việc của bạn trong thời gian bạn nghỉ (họ tên, phòng ban, bộ phận, thông tin liên lạc), các công việc bàn giao…
  • Ký và ghi rõ họ tên người làm đơn

Lưu ý: Khi viết quyết định nghỉ việc bạn cần chú ý đến lý do xin nghỉ bởi đây là phần quan trọng nhất quyết định bạn có được nghỉ làm hay không.

3. Quy định về việc nghỉ không hưởng lương

Vấn đề nghỉ việc không hưởng lương sẽ căn cứ vào điều kiện, tính chất công việc của bạn đang đảm nhiệm mà công ty và bạn tự thỏa thuận về việc có đồng ý cho bạn nghỉ không lương hay không, thời gian nghỉ là bao lâu là hợp lý để đảm bảo yêu cầu công việc. 

Căn cứ vào Điều 116 của Bộ luật Lao động năm 2012 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau :

"1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

  1. a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  2. b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  3. c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương. Thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khoản 2 Điều 116 BLLĐ 2012) thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất hà nội

Lưu ý: Nếu công ty đồng ý cho bạn nghỉ không lương tức là trong thời gian bạn nghỉ công ty không trả lương thì cũng không tham gia các chế độ về BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động vì các chế độ này phải tính căn cứ trên mức lương của người lao động ,khi bạn nghỉ việc không hưởng lương thì không có căn cứ để tính các chế độ đó.

Bạn có thể download mẫu quyết định nghỉ việc không lương: TẠI ĐÂY

Hy vọng mẫu quyết định nghỉ việc không hưởng lương  mới nhất trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan: Mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác và khóa học kế toán tại trung tâm Lê Ánh trên website ketoanleanh.edu.vn

Bên cạnh khóa học kế toán, Trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở hà nội và tphcm, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Từ khóa liên quan: mẫu quyết định của giám đốc về việc đi nghỉ mát, quyết định nghỉ việc hưởng bhxh, mẫu quyết định cho nghỉ việc, mẫu quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, mẫu quyết định nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.