Mau so c2-05/ns giay nop tra kinh phi

Mau so c2-05/ns giay nop tra kinh phi

Xem Thêm : Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Mẫu C2-05a: Mẫu giấy nộp trả kinh phí, Xin giới thiệu tới các bạn Mẫu C2-05a/NS: Giấy nộp trả kinh phí được Tài Liệu Học Thi đăng tải dưới đây. Mẫu bảng kê thanh toán

Có thể bạn quan tâm

Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Giấy nộp trả kinh phí được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Mẫu C2-05a/NS: Giấy nộp trả kinh phí được ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc tham khảo và tải về tại đây.

Bạn Đang Xem: Mẫu C2-05a: Mẫu giấy nộp trả kinh phí

Mẫu C2-05a/NS: Giấy nộp trả kinh phí

Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Biểu mẫu

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên là gì? Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên theo mẫu C2-05b/NS? Hướng dẫn làm Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên? Một số quy định của pháp luật về nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên?

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trong các trường hợp nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên, thì cần làm Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên. Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết.

Căn cứ pháp lý: Thông tư Số: 109/2020/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên là gì?

– Ngân sách là một khái niệm quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mô và vi mô. Việc sử dụng ngân sách hiệu quả sẽ đem lại những ý nghĩa to lớn đối với tổ chức nói chung và cá nhân nói riêng.

– Mục đích sử dụng ngân sách là:

+ Cung cấp các thông tin dự đoán về những khoản thu và chi đã được dự kiến từ trước. Việc phân bổ ngân sách hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với tài chính của nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa việc tính toán từ trước sẽ giúp chúng ta biết được các khoản mục đầu tư cũng như dòng tiền được phân bổ ra sao?

+ Ngân sách cũng được xem như một khoản quỹ của dự án giúp kích hoạt các các hoạt động tài chính diễn ra đúng kế hoạch.

+ Ngân sách cũng tạo cơ hội cho việc phối hợp hoạt động thể hiện được tinh thần làm việc cao, có trách nhiệm của tập thể trong doanh nghiệp. Quá trình kiểm soát hay hoạch định sẽ có sự hiện diện bởi nhiều bộ phận của doanh nghiệp từ cấp cao cho đến cấp dưới. Điều này sẽ giúp các cá nhân có cơ hội trao đổi học tập.

– Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên là mẫu với các nội dung và thông tin về nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên

Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên là mẫu với các nội dung và thông tin về nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên trực tiếp ví dụ ngân sách cấp xã nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp tỉnh

Mẫu C2-05b/NS – Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên được ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

2. Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên theo mẫu C2-05b/NS:

Mẫu số C2-05b/NS

(Theo TT số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)

Số: …….. Năm NS: ……

Không ghi vào khu vực này

GIY NỘP TR KINH PHÍ CHO NGÂN SÁCH CẤP TRÊN

Cơ quan tài chính/UBND cấp xã: ……………………. PHẦN KBNN GHI
Đề nghị KBNN: ………………………………………..

Trích tài khoản chi chuyển giao □ hoặc giảm thu chuyển giao □

theo Quyết định số: ……………….. ngày: ……………

Nợ TK: ………………….

Có TK: ………………….

Mã ĐBHC: ………………..

Nội dung Mã NDKT Mã chương Mã ngành KT  nguồn NSNN Mã CTMT, DA Số tiền
Tổng cộng

Đồng thời hạch toán tăng thu NSNN cấp trên khi đã quyết toán NSNN □ hoặc giảm chi NS cấp trên □

Nội dung Mã NDKT Mã chương Mã ngành KT  nguồn NSNN Mã CTMT, DA Số tiền
Tổng cộng

Tổng số tiền ghi bằng chữ: ….……

CƠ QUAN TÀI CHÍNH/UBND CP XÃ

Ngày … tháng … năm …..

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, ghi họ tên)

THỦ TRƯỞNG

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Ngày … tháng … năm ……

KẾ TOÁN

KẾ TOÁN TRƯỞNG

GIÁM ĐỐC

3. Hướng dấn làm Mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên (Mẫu C2-05b/NS):

– Ghi đầy đủ các thông tin về mẫu giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên

– Tránh tẩy xóa làm sai lệch thông tin

– Tổng số tiền ghi bằng chữ

4. Một số quy định của pháp luật về nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên:

Tại thông tư Số: 109/2020/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 quy định:

Tại Điều 8. Thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí quy định:

1. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách:

Căn cứ dự toán ngân sách năm được giao, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán ngân sách để chi theo chế độ quy định và đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc:

a) Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội,…) đảm bảo thanh toán chi trả từng tháng cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương theo quy định tại Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

b) Trích nộp các khoản đóng góp (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật;

c) Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chi phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác: thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện đối với các khoản chi có hợp đồng và thực hiện thanh toán theo chế độ quy định đối với các khoản chi không có hợp đồng; đảm bảo việc chi ngân sách nhà nước trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.

2. Trường hợp ngân sách địa phương đã được ứng trước dự toán bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, cần phải thu hồi trong dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2021, Bộ Tài chính thông báo cho Kho bạc Nhà nước trừ số ứng trước vào dự toán đầu năm đã giao cho địa phương; phần dự toán còn lại thực hiện rút dự toán theo quy định đối với các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, số đã ứng trước cho ngân sách địa phương được thu hồi như sau:

a) Đối với số ứng trước theo hình thức lệnh chi tiền thì việc thu hồi số ứng trước cũng được thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền từ ngân sách trung ương;

b) Đối với số ứng trước theo hình thức rút dự toán thì Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện điều chỉnh hạch toán từ ứng trước sang thực chi ngân sách trung ương và thực thu ngân sách địa phương cấp bổ sung từ ngân sách trung ương.

3. Trường hợp trong năm ngân sách cấp trên ứng trước dự toán bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư năm sau cho ngân sách cấp dưới, khi rút dự toán và chi từ nguồn ứng trước phải hạch toán thu, chi vào ngân sách năm sau theo quy định.

4. Đối với số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương:

a) Trường hợp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách được thực hiện như sau:

– Thời gian phân bổ và giao dự toán được bổ sung phải hoàn thành chậm nhất 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được quyết định giao bổ sung dự toán) theo đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 Luật ngân sách nhà nước.

– Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác: căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có văn bản thông báo bổ sung ngoài dự toán cho ngân sách địa phương. Căn cứ vào văn bản thông báo của Bộ Tài chính, Sở Tài chính thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

b) Trường hợp số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương còn dư hoặc hết nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật, các địa phương kịp thời hoàn trả ngân sách trung ương theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước. Thời hạn hoàn trả trong phạm vi 30 ngày kể từ khi địa phương xác định kinh phí còn dư hoặc hết nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau thời hạn trên, địa phương chưa hoàn trả ngân sách trung ương, Bộ Tài chính sẽ thực hiện trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi theo quy định.

5. Đối với số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương:

a) Mức rút số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: Được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính;

b) Mức rút số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (bao gồm cả bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán giao đầu năm): Được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính;

c) Hạch toán các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương thực hiện như quy định đối với các khoản bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

6. Việc rà soát, đối chiếu số liệu rút dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính.

Định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chính sách theo phụ lục số 07 đính kèm Thông tư này. Trường hợp địa phương không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đúng và đầy đủ theo quy định, Bộ Tài chính sẽ tạm dừng cấp kinh phí bổ sung cho địa phương cho đến khi địa phương có báo cáo đầy đủ.

7. Về chi trả nợ của ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 81/2020/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tài chính.

Như vậy Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, Trường hợp ngân sách địa phương đã được ứng trước dự toán bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, cần phải thu hồi trong dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2021, Đối với số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương, Việc rà soát, đối chiếu số liệu rút dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được thực hiện, Về chi trả nợ của ngân sách nhà nước được thực hiện.