Millennials bao nhiêu tuổi

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc [UNFPA] nhận định, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo UNFPA, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già".

Ngoài ra, Bộ Y tế dự báo đến năm 2038, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già với tỉ lệ dân số có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 20%. Đến năm 2049, tỉ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25%, nghĩa là cứ 4 người lại có một người cao tuổi. 

Xem thêm:

PHÂN TÍCH THẾ HỆ THEO ĐỘ TUỔI

Millennials

  • Baby Boomers: Baby Boomers sinh từ năm 1946 đến năm 1964. Họ hiện từ 57-75 tuổi [71,6 triệu ở Hoa Kỳ]
  • Gen X: Gen X sinh từ năm 1965 đến 1979/80 và hiện đang ở độ tuổi từ 41-56 [65,2 triệu người ở Hoa Kỳ]
  • Gen Y: Gen Y, hay Millennials, sinh từ 1981 đến 1994/6. Họ hiện ở độ tuổi từ 25 đến 40 [72,1 triệu ở Hoa Kỳ]
  • Gen Y.1 = 25-29 tuổi [khoảng 31 triệu người ở Hoa Kỳ]
  • Gen Y.2 = 29-39 [khoảng 42 triệu người ở Hoa Kỳ]
  • Gen Z: Gen Z là thế hệ mới nhất, sinh từ năm 1997 đến 2012/15. Họ hiện từ 6 đến 24 tuổi [gần 68 triệu ở Hoa Kỳ]

Xem thêm:

MILLENNIALS LÀ GÌ?

  • Năm sinh Millennial: 1981 đến 1994/6
  • Tuổi hiện tại: 25 đến 40
  • Các tên khác: Gen Y, Gen Me, Gen We, Echo Boomers

Mức độ tiếp nhận truyền thông: 95% vẫn xem TV, nhưng Netflix là ưu tiên số một của họ. Thế hệ này cực kỳ thoải mái với các thiết bị di động, nhưng 32% vẫn sẽ sử dụng máy tính để mua hàng. Họ thường có nhiều tài khoản mạng xã hội.

Thói quen ngân hàng: Millennials ít trung thành với thương hiệu hơn các thế hệ trước. Họ thích mua sắm sản phẩm và tính năng trước, và ít kiên nhẫn đối với dịch vụ kém hiệu quả. Chính vì vậy, Millennials đặt niềm tin vào những thương hiệu có lịch sử sản phẩm cao cấp như Apple và Google. Họ tìm kiếm công cụ kỹ thuật số để giúp quản lý nợ của họ.

Sự kiện định hình: Đại suy thoái, sự bùng nổ công nghệ của internet và mạng xã hội, và sự kiện 11/9

Tài chính của họ: Millennials đang tạo sức mạnh cho lực lượng lao động, nhưng với số nợ sinh viên khổng lồ. Điều này đang làm trì hoãn việc mua sắm lớn như đám cưới và nhà cửa. 

Thế hệ Millennials, hay còn được biết đến với tên gọi thế hệ Y [hay Gen Y], là hệ nhân khẩu học tiếp theo của thế hệ X và trước thế hệ Z. Các nhà nghiên cứu và truyền thông chọn năm đầu thập niên 1980 là thời điểm khởi đầu cho thế hệ này và những năm cuối thập niên 1990 – đầu thập niên 2000 là thời điểm kết thúc của thế hệ này. Mốc thời gian được biết đến rộng rãi cho thế hệ này là từ 1981 đến 1996.

Thế hệ Millennials còn được biết đến với tên gọi là “echo boomers” bởi vì sự gia tăng đột biến của tỷ lệ sinh giai đoạn thập niên 1980 – thập niên 1990 và còn bởi họ là con cái của thế hệ Baby Boomers. 

Thế hệ Millennials này được đánh dấu bởi sự trưởng thành của họ gắn liền với thời đại thông tin, và họ rất thoải mái trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và mạng xã hội. 

Họ cũng là bố mẹ của thế hệ Alpha.

Xuất xứ tên gọi Millennial generation

Các thành viên của hệ nhân khẩu học này được biết đến như là thế hệ Millennials bởi vì họ trở thành người trưởng thành trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ.

Tác giả William Strauss và Neil Howe được cho rằng là đã đặt tên cho thế hệ này là thế hệ Millennials. Họ đặt ra khái niệm này vào năm 1987, đây là khoảng thời gian những đứa trẻ sinh năm 1982 bước vào mẫu giáo và các phương tiện truyền thông lần đầu tiên nói về mối liên kết của những đứa trẻ thế hệ này với thiên niên kỷ mới. 

Xem thêm:

TÍNH CÁCH THẾ HỆ MILLENNIALS

Những người trong thế hệ Millennials xem trọng gia đình hơn là sự nghiệp. 

Millennials trong gia đình

Họ trân trọng những phút giây bên cạnh gia đình vì vậy họ thường là những người có sức ảnh hưởng trong  gia đình. Điều này không chỉ thấy ở người đã lập gia đình mà cả những thành viên chưa kết hôn, họ dành thời gian với anh chị em, ông bà, cha mẹ,.... Vì vậy Millennials luôn cân bằng thời gian giữa công việc và cuộc sống.

Họ có xu hướng tìm kiếm những điều mới lạ, không ngại thách thức. Do đó, việc mở mang kiến thức, phát triển bản thân là điều tạo động lực cho họ để có một công việc ý nghĩa.

Millennials trong các hoạt động và lối sống

Millennials thường yêu thích các hoạt động đội nhóm như các câu lạc bộ thể thao, các cuộc thi, … vì vậy mà việc hợp tác, đoàn kết được họ đánh giá cao. Họ có tinh thần trách nhiệm cao và gắn bó với cộng đồng.  Đồng thời, họ muốn được người khác ghi nhận, khẳng định giá trị của bản thân trong một tập thể.

Millennials trong công việc

Thế hệ Y cho rằng, sự ép khuôn, “răm rắp” nghe theo lệnh của cấp trên không giúp nhân viên phát triển năng lực. Đối với họ, cấp trên nên giữ vai trò là người cố vấn để đưa ra những gợi ý, lời khuyên hữu ích cho nhân viên. Để từ đó nhân viên có thể phát huy được sự sáng tạo. Việc đề ra giải pháp sáng tạo trong công việc và xây dựng  mối quan hệ vững giữa cấp trên và nhân viên luôn được gen Y đề cao.

Millennials trong quan điểm sống

Họ cởi mở, tích cực, dễ dàng tiếp thu những điều mới  và không ngại nêu lên quan điểm của bản thân. Đặc biệt là những chủ đề về các quyền con người như quyền bình đẳng, đồng tính hay các vấn đề về tôn giáo. Điểm này được cho rằng vượt bậc hơn so với Gen X.  

Xem thêm: 

MILLENNIALS SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ NHƯ THẾ NÀO?

Không như Gen Alpha - Thế hệ gắn bó với công nghệ ngay từ khi mới chào đời, thế hệ Millennials là những người chứng kiến từng bước phát triển của công nghệ. Họ được tiếp xúc dần dần từ lúc công nghệ chưa được định nghĩa cho đến khi kỹ thuật số được áp dụng rộng rãi. 

Millennials có khả năng thích ứng với sự thay đổi, đối với họ giờ đây công nghệ không phải là thứ gì đó quá khó khăn. Chẳng hạn như thực tế ảo [VR], điện thoại thông minh, trí tuệ nhân tạo [AI],... được gen Y tiếp cận và sử dụng dễ dàng.

Thế hệ Millennials yêu thích sử dụng mạng xã hội như Twitter, Facebook,.. để tương tác với bạn bè, xem tin tức,.. Việc sử dụng TV không còn phổ biến, một số gen Y sử dụng các thiết bị di động kết nối với Internet là công cụ chính để tiếp cận với thế giới bên ngoài.

Xem thêm: 

ẢNH HƯỞNG CỦA MILLENNIALS VỚI DOANH NGHIỆP

Kì vọng của thế hệ Millennials khác so với các thế hệ trước đó, do vậy các công ty cần phải suy nghĩ lại về thương hiệu, marketing và mô hình kinh doanh để phù hợp với thế hệ Millennials.

Theo khảo sát của Tập đoàn Tư vấn Boston, thế hệ Y thích mua sắm và tạo ra ảnh hưởng, tin tưởng vào doanh nghiệp và chính phủ, và tin rằng những tổ chức này có thể tạo ra thay đổi mang tính toàn cầu.

Những công ty thực sự hiểu thế hệ Millennials và hoạt động ăn khớp với họ có cơ hội trở nên nổi bật trong thị trường và hình thành mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Thế hệ này muốn sự thỏa mãn nhanh chóng. Họ chú trọng tốc độ, sự thuận tiện, hiệu quả trong mọi giao dịch. Họ là các khách hàng vội vã, và doanh nghiệp cần phải tìm ra cách khiến họ dành thời gian xây dựng mối quan hệ với thương hiệu.

Họ tin tưởng vào bạn bè hơn là quảng bá của doanh nghiệp. Họ tin tưởng vào trải nghiệm người dùng từ bạn bè, người cùng lứa, v.v... hơn là lời khuyên từ các chuyên gia giới thiệu sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần phải chú ý đến những bàn tán về thương hiệu của họ trong những cuộc trò chuyện của giới trẻ trên mạng xã hội, diễn đàn, v.v...

Họ cũng thích giao tiếp trên trực tuyến và ngoại tuyến: Thế hệ Y dành rất nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội. Khi mua hàng, so với các thế hệ khác thì họ ưu tiên các thương hiệu có trang Facebook và trang web di động. Do đó, việc mua sắm trên các trang thương mại điện tử là thường xuyên đối với những công dân thuộc thế hệ này. 

Millennials hay giao tiếp nhóm, đi ăn, chơi với đồng nghiệp và gia đình. Điều này là tốt với các quán ăn, nhà hàng, vì khách đi theo nhóm thường chi nhiều tiền hơn so với khi đi ăn một mình.  

Ngoài ra, họ ủng hộ các chiến dịch marketing hoạt động vì một mục tiêu hay nguyên nhân cụ thể, ví dụ như để đấu tranh chống lại HIV/AIDS.

Chủ Đề