Mộ trần đại quang rộng bao nhiêu năm 2024

NINH BÌNH, Việt Nam [NV] – Chiều 27 Tháng Chín, thi hài ông Trần Đại Quang, chủ tịch nhà nước CSVN, được đưa về chôn cất tại khu đất ở quê nhà, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn.

Báo Zing tường thuật tại hiện trường: “Hàng ngàn người dân vây quanh khu mộ chủ tịch nước, gây khó khăn cho công tác bảo đảm an ninh lễ tang. Nhiều người trèo lên cây, mái nhà, nóc xe hơi và các điểm cao xung quanh khu mộ.”

Tuy quốc tang đã kết thúc nhưng những bàn tán về khu chôn cất ông Quang vẫn còn râm ran trên mạng xã hội.

Huyệt mộ của ông Trần Đại Quang nằm giữa khu đất rộng lớn và xây tam cấp bằng gạch đỏ. [Hình: VNExpress]

Truyền thông Việt Nam hiện không còn nhắc gì đến diện tích của khu đất an táng nhưng nhà báo Trần Thị Sánh của báo Đất Việt công khai viết trên trang cá nhân: “Khác với mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa [tỉnh Quảng Bình] với thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, lưng tựa núi Thọ Sơn, mặt hướng ra biển Đông và mộ cố Thủ Tướng Phan Văn Khải nằm bên mộ vợ giữa vườn cây trái trong tư gia ở huyện Củ Chi, khu mộ của Chủ Tịch Trần Đại Quang lại hoành tráng rộng tới 3 hécta đang được gấp rút thi công ngày đêm với sự tham gia của hàng trăm công nhân, kỹ sư, hàng trăm ô tô, xe tải, xe lu các loại, hàng trăm nông dân cùng biết bao nguyên vật liệu như đá xanh, gỗ quý, gạch ngoại, xi măng… cùng những con đường, con kênh, cây cầu với nhiều ngọn đèn cao áp sáng trưng.”

“Không hiểu đây là nguyện vọng, là di chúc của Chủ Tịch Quang hay chủ trương của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, của những người đang sống? Đây là tiền lệ rất xấu cho những cán bộ cao cấp khi mất và tốn kém hơn nhiều lần nếu như an táng tại nghĩa trang Mai Dịch,” bà Sánh viết.

Bên góc phải là khu đất chôn ông Trần Đại Quang. [Hình: Facebook Đỗ Nam Trung]

Cùng thời điểm, blogger Đỗ Nam Trung, người có quê ở xã Quang Thiện, khẳng định trên trang cá nhân rằng khu chôn cất ông Quang không phải chỉ “3 hécta” như một số báo Việt Nam vội đăng rồi sau đó xóa chi tiết này, mà thực tế còn to hơn nhiều.

Blogger này viết: “Để làm vẻ vang cho dòng họ Trần và chuẩn bị hậu sự cho mình, Quang đã về quê tung tiền ra mua lại một mảnh đất ruộng rộng 100 mét, dài 640 mét, diện tích 64,000 m2 [tức 6.4 hécta]. Sau đó Quang phù phép biến nó từ đất nông nghiệp thành đất thổ cư rồi xây dựng lại cho khang trang, sạch sẽ. Với mảnh đất vuông vắn này, ai cũng có thể đoán Quang dự định sẽ xây dựng cả một công trình đồ sộ trên đó.”

Cũng nhân sự kiện thời sự, nhà báo Ngọc Vinh của báo Tuổi Trẻ chia sẻ lại một bài viết từ hồi 2002 về nghĩa trang Mai Dịch, nơi mà ông thấy “không có sự cao to khác thường của bất cứ ngôi mộ nào,” dù đó là mộ của hai lãnh đạo cao cấp CSVN là cựu Chủ Tịch Nước Tôn Đức Thắng hay cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn.

Phần mộ ông Trần Đại Quang hướng ra cánh đồng phía trước ngôi làng nơi ông chào đời. [Hình: VNExpress]

Hồi Tháng Hai, 2018, báo VNExpress cho hay, nghĩa trang Mai Dịch sẽ được nâng cấp thành công viên nghĩa trang với quy mô 5.8 hécta.

Thời điểm đó, mạng xã hội dấy lên chỉ trích dự án chi 1,400 tỷ đồng [hơn $59.9 triệu] để xây “nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp” rộng 120 hécta ở xã Yên Trung, ngoại thành Hà Nội.

Lập luận chính để phản đối đề xuất này được dẫn chứng từ trường hợp các quan chức CSVN qua đời gần đây đều chọn xây lăng mộ ở quê mình, thay vì được chôn cất chung với nhau ở một nghĩa trang và bị giới hạn về kích cỡ ngôi mộ.

Người ta cũng đồn rằng hai cựu tổng bí thư là ông Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu hiện cũng đã xây xong khu lăng mộ “rộng vài hécta” tại quê nhà của họ để chuẩn bị cho “hậu sự.” [T.K.]

Ông Trần Đại Quang, khi còn là bộ trưởng Công an, trao mũ bảo hiểm cho học sinh trường trung học Quang Thiện hồi năm 2015

BBC hỏi chuyện người dân xã Quang Thiện, Ninh Bình, nơi có thông tin cho rằng khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang "nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người".

Vài ngày trước, một số báo Việt Nam phải xóa chi tiết về diện tích khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lúc báo Ninh Bình từng viết xã Quang Thiện, quê của ông "đất chật, người đông, diện tích đất nông nghiệp chỉ 485 ha".

Hôm 23/9, báo VnExpress đã xóa chi tiết "khu an táng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện" trong bài "Khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được gấp rút hoàn thiện".

Các báo Việt Nam mô tả ông Trần Đại Quang "xuất thân từ vùng quê nghèo, vùng đất mở ven biển của xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, trong một gia đình đông anh chị em, bố mất sớm".

Báo Ninh Bình hồi năm 2007 viết: "Xã Quang Thiện có 2.800 hộ với trên 9.000 khẩu nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ có 485 ha. Đất chật, người đông nên những năm trước đây, sau mỗi mùa gieo trồng, thu hoạch, người dân ở đây, nhất là lớp thanh niên lại toả đi nhiều nơi, vào Nam ra Bắc, làm đủ mọi nghề từ thợ mộc, thợ xây đến bốc vác, đào đãi vàng... nhưng cái nghèo, cái túng vẫn đeo bám họ, thậm chí có người từ bãi đá, bãi vàng trở về còn mang theo bệnh tật và những tệ nạn xã hội, làm mất an ninh thôn xóm."

'Khu đất đó không đáng gì'

Hơn 10 năm sau, hôm 26/9, ông Nguyễn Văn Trước, thuộc hợp tác xã ở xã Quang Thiện, trả lời BBC qua điện thoại: "Người dân ở đây sống nhờ trồng lúa và làm nghề thủ công, đan lát."

"Nếu tính bình quân ruộng đất trên đầu người thì là 1,3 sào Bắc bộ, tức là khoảng 468m2."

"Thu nhập ở đây được ghi nhận bình quân 28 triệu đồng/người/năm."

"Nói thật là do giá lúa rẻ, 6.000, 7.000 đồng/kg nên tâm lý người dân nhìn chung là không muốn cấy."

"Tôi được biết khu an táng Chủ tịch Quang nằm ở khu giãn dân cư, đã được san lấp, đền bù cho người dân trồng lúa."

Còn về dư luận nói về diện tích khu an táng Chủ tịch Quang thế này thế kia thì nói thật là khu đất đó không đáng gì, chẳng to đâu."

"Ở đây còn một số dòng họ xây lăng đá ở khu đất bề thế hơn nhiều."

Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến viếng Chủ tịch Trần Đại Quang hôm 26/9

'Điều rất vô lý'

Cùng thời điểm, blogger Đỗ Nam Trung, quê ở xã Quang Thiện, bình luận với BBC: "Theo như tôi hiểu, khu đất an táng Chủ tịch Quang nếu đo trên Google Maps thì hơn 6 ha đất nông nghiệp."

"Người dân ở đây tin rằng khu đất đó là ông Quang dự định làm việc khác chứ không phải để xây lăng mộ."

"Có phỏng đoán là ông ấy định xây biệt phủ để dưỡng già."

"Sau khi ông mua đất thì người ta thấy xuất hiện con đường tránh đi ngay sát mép khu đất này."

"Đường tránh Hùng Tiến xẻ giữa ruộng và nhằm khu đất của ông Quang đi qua, rất có chủ đích."

"Đây cũng là cách mà các quan chức thường làm để mở rộng đất đai, tài sản của mình."

"Việc ông Quang mua đứt hơn 6 ha đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư là điều rất vô lý."

"Nó làm thu hẹp diện tích đất canh tác của bà con nông dân, cho dù là ông ấy bỏ tiền túi ra mua."

"Vô lý với người khác, nhưng với một ông chủ tịch nước thì việc đó lại quá dễ dàng."

"Trung bình ở Đồng bằng Bắc Bộ, mỗi khẩu được chia khoảng 1,2 đến 1,3 sào đất nông nghiệp để canh tác."

"Và với việc mỗi ông quan lại tham một chút thì đất canh tác sẽ bị thu hẹp lại. Diện tích đất chia cho mỗi đầu người sẽ ít đi."

Trước đó, một bài được chia sẻ nhiều trên Facebook của ông Lê Dũng Vova, bình luận về khu vực an táng Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình.

Ông Lê Dũng Vova bình luận:

"Dự án khu an táng ông Quang có diện tích như vậy thì còn lớn hơn cả diện tích nghĩa trang Mai Dịch hiện nay. Không rõ số đất nông nghiệp này được gia đình ông Quang mua khi nào hay nhà nước cấp theo tiêu chuẩn nào, qui định nào của pháp luật?"

Cũng bình về việc xây mộ của lãnh đạo, cây bút Tâm Chánh viết:

"Mộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đang gấp rút xây dựng trên một khu ruộng quê ông. Rộng đâu cỡ 3ha, bằng cỡ lăng Minh Mạng, cũng hào, cũng kè, cũng uy nghi bề thế.

Nghe đâu ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu cũng về với đất trên những mảnh ruộng nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người quê họ."

Thông cáo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9 sau "một thời gian lâm bệnh".

Đảng Cộng sản nói tang lễ của ông có nghi thức Quốc tang để "tỏ lòng tưởng nhớ" người đã có "nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc".

Chủ Đề