Một số đề thi thử vào lớp 10 môn văn

Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ: Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (043)8724033, Fax: 38724618

Email: [email protected]

Trường THCS Ngọc Thụy

Địa chỉ: Nghách 268/58 Ngọc Thuỵ, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng Lê Thị Thu Hoa

Liên hệ: 02438273410 | Email: [email protected]

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Câu 1 đến Câu 4). Sẻ chia từng chiếc khẩu trang Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh cảnh sát giao thông phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí. (Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona) Câu 1êu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên Câu 2ìm và gọi tên một phép liên kết có trong đoạn văn thứ nhất? Câu 3ững việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh? Câu 4 em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh? Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 ( 2điểm) Từ nội dung của phần đọc hiểu em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan điểm “Cho đi là còn mãi mãi” Câu 2 ( 5điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. ... Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

ĐỀ 2

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom... Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên... (Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người và dân tộc Việt Nam? Câu 4 (0 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1(2,0điểm) Từ nội dung của đoạn thơ phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về sức mạnh của 2ong yêu nước Câu 2 (5,0điểm)

Cảm nhận của em về hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong

đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đề số 3 ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang)

Phần 1: Đọc - hiểu ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu: NGỌN LỬA Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc An Độ, người đi đường thường. giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp

an toàn rồi... Dẫu còn mệt mỏi sau chuyến bay dài, dẫu phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ ở sân bay, dẫu phải cách ly 14 ngày mới được về nhà nhưng cảm giác bình yên, được bảo vệ đó là điều hạnh phúc lớn nhất mà mọi người tìm kiếm trong hành trình trở về quê hương lúc này. Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch. Họ nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn nước uống... (Theo báo Giáo dục thời đại, ) Câu 1 (0,5điểm). Theo em dịch bệnh nào được nhắc đến trong đoạn trích trên? Câu 2 (0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra các phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn thứ 3 của văn bản trên Câu 4. (1 điểm) Theo em chúng ta cần làm để phòng chống dịch bênh? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống và trong công cuộc phòng chống đại dịch. Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mươ chín mùa xuân ... ( Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, tuoitre). Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp. Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng). Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người. Câu 2. (5,0 điểm) Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải không những thể hiện tình yêu đất nước, yêu cuộc sống mà còn thể hiện khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành tha thiết. Em hãy phân tích khổ thơ sau để làm sáng tỏ điều đó: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. - Hết --

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

***

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: TẤT CẢ SỨC MẠNH Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé

đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.

Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.

Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”.

Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.

Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”).

Câu 1(0). Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của phần trích trên. Câu 2(0). Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn trực tiếp Câu 3(1). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì?

còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình". Em có đồng ý với ý kiến của thầy giáo không? Vì sao? II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ lời khuyên của thầy giáo ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm):Cảm nhận của em về vể đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Ngữ văn 9 – tập 1)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ số 8

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

NĂM HỌC 2021-

Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (1) Có lẽ đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu

thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. (2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”. (Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015) Câu 1.(0) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên Câu 2.(1) Nêu chủ đề của văn bản Câu 3.(1) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và cho biết dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp đó. Câu 4. (0)Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam? Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 ( 2điểm) Từ văn bản trên, em hãy viết 1 đoạn văn bàn về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay và theo em cần phải hát quốc ca như thế nào? Câu 2 ( 5điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

--Hết---

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

***

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. ...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng: -Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng: -Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẫn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu tàn rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.” (Chuyện người con gái Nam Xương – SGK Ngữ văn 9 tập 1)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO *** ĐỀ số 11

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức... (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr-44) Câu 1(0). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2(0). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Câu 3(1).Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể

nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”. Câu 4(1). “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

Phần II. Làm văn ( 7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong cuộc đời của mỗi người. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau: ".. bữa cơm đó, anh Sáu gặp một cái trứng cá to vàng đổ vào chén nó. Nó luôn lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

  • Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảu xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về." Và: (...) " Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
  • Ba đi rồi ba về với con.
  • Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi." (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà , Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013) --- Hết ----

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO *** ĐỀ SỐ 12

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: ... “ Ước làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”. (“Xin làm hạt phù sa”- Lê Cảnh Nhạc) Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ Câu 2. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ?Nêu tác dụng của cá biện pháp tu từ đó? Câu 3. Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9? Câu 4. Theo em qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Phần I. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi: Vì sao mỗi chúng ta nên sống lạc quan, tích cực? Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” (Trích "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải) “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se, Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (Trích "Sang thu" - Hữu Thỉnh) ..........................ết .............................

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ***

ĐỀ SỐ 14

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang

Phần 1: Đọc- hiểu. (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Theo Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2007, tr. 36 - 37) Câu 1. (0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2.(0 điểm) Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? Câu 3.(1 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy. Câu 4.(1 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp” không? Vì sao? Phần II: Tự luận. Câu 1: (2 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn trả lời câu hỏi “Làm thế nào để không lãng phí thời gian” Câu 2: (5 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: (5,0 điểm).

Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

  • Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ... [...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...] Ông Hai củi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên:
  • Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ SỐ 15

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang)

  1. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, tuoitre). Câu 1 (0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0 điểm): Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. Câu 3(1 điểm): Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp. Câu 4điểm)(1 : Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng). II. TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) Qua đoạn trích ở phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước măn đồng chua

Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao...

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ SỐ 17

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn:Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề Phần 1. Đọc- Hiểu (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm (Trích Tre Việt Nam trong tập Cát trắng, Nguyễn Duy, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973). Câu 1(0 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên Câu 2(0 điểm). Nêu 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Câu 3(1 điểm). Hình ảnh cây tre trong đoạn trích trên đã gợi lên những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Câu 4.(1 điểm) Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có 1 bài thơ có sự xuất hiện của hình ảnh cây tre Việt Nam. Em hãy cho biết đó là bài thơ nào? Của tác giả nào? Chép lại những câu thơ có hình ảnh đó? Phần 2. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên, em hãy viết 1 đoạn văn bàn về ý nghĩa của sự chăm chỉ trong cuộc sống Câu 2 (5 điểm) Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

  • Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
  • Là con thầy mới lại con u.
  • Thế nhà con ở đâu?
  • Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
  • Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

  • Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc ông lại lâu ông lại hỏi:
  • À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
  • Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy dòng dòng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
  • Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần. ( Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO *** ĐỀ SỐ 18

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày..., để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự... nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng. Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta... Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo. (Trích thư của thầy giáo Văn Như Cương-Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội-gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới)

Câu 1.(0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2.(0 điểm) Xác định chủ đề của văn bản trên Câu 3(1 điểm) Chỉ ra 2 phép liên liên kết trong đoạn văn thứ nhất của đoạn trích trên và nêu rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó? Câu 4(1 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Phần II: Làm văn Câu 1. (2 điểm) Từ phần trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của hiện tượng sống ảo ở giới trẻ

Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: “... Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? (Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

-----Hết----

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ SỐ 20

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề

(Đề thi gồm: 01 trang)

Phần 1. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em

thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ

chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

  • "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

  • "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

  • "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân,

bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em

khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: (0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: (0 điểm)Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 3: (1 điểm) Thông điệp của văn bản trên là gì?

Câu 4: (1 điểm) Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì? Vì sao? (viết 5 – 7 dòng)

Phần 2. Làm văn

Câu 1 (2,0 điểm)Từ hình ảnh bàn tay cô giáo trong văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh trong xã hội hiện nay. Câu 2 (5,0 điểm). Suy nghĩ của em về hình ảnh con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau: