Một trong những chính sách đối ngoại của Lào thời các vua lang thang là

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Lịch sử 10 [có đáp án] Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại !!

Một trong những chính sách đối ngoại của Lào...

Câu hỏi: Một trong những chính sách đối ngoại của Lào thời các vua Lang Xang là

A. chống các nước Đông Nam Á

B. hòa hiếu với Mianma

C. chống quân xâm lược Thái Lan

D. giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt

Đáp án

D

- Hướng dẫn giải

Chọn D

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Lịch sử 10 [có đáp án] Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại !!

Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 - Lịch sử

Chi tiết Chuyên mục: Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Chính sách đối nội: Các vua Lan Xang củng cố đất nước, chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

- Chính sách đối ngoại:

    + Luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như: Cam-pu-chia và Đại Việt.

    + Kiên quyết chiến đấu chống sự xâm lược của Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo về lãnh thổ và nền độc lập của mình.

[Nguồn: Bài 2 trang 22 sgk Lịch sử 7:]

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào

- Đối nội: Các vua Lan Xang chia đất nước thanh các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

- Đối ngoại: Các vua Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giếng đồng thời cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma.

[Nguồn: trang 54 sgk Lịch Sử 10:]

Một trong các chính sách đối nội của Lào thời các vua Lang Xang là

A. chia đất nước thành nhiều quốc gia nhỏ

B. xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo

C. tổ chức buôn bán với các nước láng giềng

D. xây dựng nền kinh tế vững mạnh

Các câu hỏi tương tự

Một trong những chính sách đối ngoại của Lào thời các vua Lang Xang là

A. chống các nước Đông Nam Á

B. hòa hiếu với Mianma

C. chống quân xâm lược Thái Lan

D. giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt

Kết nối tên quốc gia hiện nay ở cột bên trái với tên quốc gia phong kiến ở cột bên phải cho phù hợp về các nước Đông Nam Á

1. Việt Nam

2. Lào

3. Campuchia

4. Thái Lan

5. Inđônêxia…

a] Môgiôpahít, Srivigiaya

b] Đại Việt, Champa

c] Ăngco

d] Lan Xang

e] Sukhôthay, Aútư tưởnghaya

A. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – e, 5 – a

 B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d, 5 – e

 C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e

 D. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d, 5 – e

1]Thời kì Ăng-co [802-1432] là thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. Ăng-co là tên kinh đô, được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ [nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp]. Sau này, người ta lấy Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Cam-pu-chia phong kiến.

Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14000 ha, chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

Dưới thời Giay-a-vác-man VII [1181 - 1201], quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa [1190] và biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó lại tiến hành thu phục vùng trung và hạ lưu Mê Nam, tiến đến tận Say Phong [gần Viêng Chăn]. Ở thượng lưu sông Mê Nam, vua Giay-a-vác-man VII đã tiến đánh và thu phục địa bàn của Vương quốc Môn Ha-ri-pun-giay-a, tiến tới sát biên giới Mi-an-ma. Về phía nam, lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.

Nhưng từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó, Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược [1863].

Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Cam-pu-chia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.

Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người An. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình. Từ đó về sau, các bài văn bia, ngoài phần mở đầu theo thói quen viết bằng chữ Phạn, còn phần lớn đều được viết bằng chữ Khơ-me cổ.

2]

Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ
và nền độc lập của mình.

Video liên quan

Chủ Đề