Mục trần cách giảm khí nhà kính của Liên minh châu Âu là

Luật khí hậu của Liên minh châu Âu [EU] chính thức có hiệu lực ngày 30/6 sau khi Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu [EU], Bộ trưởng Môi trường và Hành động khí hậu Bồ Đào Nha Joao Pedro Matos Fernandes ký văn bản này.

  • WB nhất trí tăng ngân sách cho chống biến đổi khí hậu

  • Thủ tướng Đức kêu gọi hành động mạnh mẽ bảo vệ khí hậu

  • Hàn Quốc cam kết đóng vai trò cầu nối trong đối phó với biến đổi khí hậu

  • Liên hợp quốc nối lại các cuộc đàm phán về khí hậu

Cánh đồng cỏ dành cho chăn nuôi gia súc bị khô hạn do nắng nóng kéo dài tại bang New South Wales, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây được xem là một dấu ấn của Bồ Đào Nha trên cương vị Chủ tịch EU trong 6 tháng đầu năm 2021. Slovenia sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên này từ ngày 1/7.

Luật khí hậu đã được các nước thành viên EU thông qua vào ngày 28/6, đặt ra mục tiêu tham vọng mang tính ràng buộc pháp lý của khối này trong việc trung hòa khí thải carbon vào năm 2050. Luật cũng quy định vào năm 2030 cắt giảm ròng ít nhất 55% lượng khí thải so với năm 1990.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu [EC] Ursula von der Leyen hoan nghênh bước tiến trên, đồng thời cho biết sẽ đề xuất các quy định phù hợp với Luật khí hậu trong vòng 15 ngày.

Theo kế hoạch, ngày 14/7 tới, EC sẽ đề xuất một loạt các chính sách định hình lại ngành công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải và nhà ở nhằm giảm nhanh hơn lượng khí thải CO2 để đáp ứng được mục tiêu đề ra. Các đề xuất sẽ bao gồm các mục tiêu tham vọng hơn về năng lượng tái tạo, cải cách thị trường carbon của EU và siết chặt tiêu chuẩn về khí thải đối với các ô tô mới.

Phần lớn các luật hiện hành của EU hướng tới thực hiện mục tiêu mà khối này đề ra trước đây là giảm 40% lượng khí thải đến năm 2030. Do vậy, các luật này cần phải sửa đổi để đáp ứng các mục tiêu mới đề ra về giảm lượng khí thải.

Sau khi luật khí hậu được thực thi, vấn đề khí hậu sẽ là trung tâm trong mọi quyết sách của EU, đảm bảo rằng các quy định trong tương lai đều nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Dự luật cũng yêu cầu EU thành lập một cơ quan chuyên môn độc lập chuyên đưa ra tư vấn về các chính sách khí hậu và thiết lập một cơ cấu giống như ngân sách nhằm tính toán tổng lượng khí phát thải của EU từ năm 2030-2020 theo các mục tiêu về giảm lượng khí thải.

Phương Hoa [TTXVN]

Italy dùng 2/3 quỹ hỗ trợ COVID-19 của EU dành cho mục tiêu khí hậu

Italy sẽ nhận 228,5 tỷ USD từ quỹ hỗ trợ hồi phục dịch COVID-19 của Liên minh châu Âu, song quốc gia này lại có cách sử dụng nguồn vốn khác biệt.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Luật khí hậu,
  • Liên minh châu Âu,
  • biến đổi khí hậu,
  • khí thải,
  • EU,

Thứ bảy, ngày 21/11/2020 - 02:31

Một nhà máy sản xuất than cốc.Ảnh Roi-tơ

Nhằm đưa lượng khí thải về 0 vào năm 2050, EU đã đặt ra mục tiêu vào năm 2030 là cắt giảm 40% lượng khí thải, so với mức của năm 1990. Năm 2050 là mốc thời gian chung của EU và nếu một số nước thành viên lùi thời hạn đạt mục tiêu cắt giảm khí thải thì các quốc gia khác phải đạt được mục tiêu này sớm hơn. Với lộ trình này, EU sẽ khó có thể đạt được mục tiêu đưa lượng khí thải về 0. Vì vậy, Chủ tịch EC U.Lây-en đã đề xuất mục tiêu cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải của EU vào năm 2030. Bộ trưởng Môi trường của các nước EU gần đây cũng khẳng định lại cam kết phối hợp và tiến hành các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu mà EC đưa ra. Với 352 phiếu thuận, 326 phiếu chống và 18 phiếu trắng, EP đã thông qua mục tiêu cao hơn, cắt giảm ít nhất 60% lượng khí thải vào năm 2030.    Được thông qua với tỷ lệ sít sao, có thể thấy, mục tiêu cắt giảm khí thải vẫn gây bất đồng giữa các nhà lập pháp của EP. Một số nhà lập pháp đã hoan nghênh quyết định này; nhấn mạnh, nỗ lực này không chỉ đem lại tác động tích cực với môi trường mà còn tạo cơ hội giúp EU phục hồi kinh tế với mức tăng trưởng bền vững hơn. Trong khi đó, các nhà hoạt động môi trường cũng ca ngợi cuộc bỏ phiếu của EP là một “chiến thắng” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên [WWF] cho rằng, quyết định EP đã đưa ra quan điểm tiến bộ hơn so với đề xuất trước đó của EC. Trước đó, WWF và các tổ chức phi chính phủ khác đã kêu gọi EU cắt giảm ít nhất 65% lượng khí thải vào năm 2030.    Tuy nhiên, một số nhà lập pháp châu Âu cho rằng, mục tiêu cắt giảm 60% lượng khí thải vào năm 2030 là “quá tham vọng” và sẽ đặt ra gánh nặng với nhiều ngành công nghiệp của châu Âu. Một số nhà lập pháp ủng hộ cắt giảm 55% lượng khí thải vì cho rằng đây là mục tiêu “khả thi nhất”, nhắc đến dự báo của EC về chi phí và lợi ích khi theo đuổi mục tiêu này. Theo dự báo được EC công bố tháng 9 vừa qua, việc cắt giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 là “có thể đạt được” và “có lợi” cho nền kinh tế EU. Một số nhà lập pháp đã kêu gọi các nước thành viên EU ủng hộ đề xuất ban đầu của EC với lý do mục tiêu ở mức 55% là “thực tế” và cũng đủ “tham vọng”.    Sau khi được EP thông qua, mục tiêu cắt giảm khí thải sẽ được 27 nước thành viên EU tiến hành thảo luận. Trong một lá thư chung, 11 nước thành viên EU đã bày tỏ ủng hộ cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải vào năm 2030. Trong khi đó, một số nước vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng từ than đá, cho rằng không thể thực hiện mục tiêu nêu trên và phản đối cam kết giảm khí thải mới. Do đó, EU cần tính tới phương án một số nước phải vượt cam kết đặt ra thì mục tiêu cắt giảm khí thải chung của khối mới có thể đạt được.    Các nhà lãnh đạo EU mới đây thông báo sẽ đưa ra quyết định về mục tiêu cắt giảm khí thải tại Hội nghị cấp cao EU dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới, nhằm có thêm thời gian thống nhất quan điểm chung. Với mong muốn thông qua mục tiêu cắt giảm khí thải vào cuối năm nay, các nước thành viên EU cần sớm thu hẹp những bất đồng và xác định được mục tiêu chung, trong đó có tính tới hoàn cảnh cụ thể của từng nước, tính công bằng cũng như bảo đảm sự đoàn kết trong khối.

Video liên quan

Chủ Đề