Năm2018 quan hệ bắc nam triều ấm lên vì sao

[PLO]- Củng cố liên minh Mỹ - Hàn Quốc sẽ là điểm nổi bật trong hội nghị thượng đỉnh hôm nay giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.

Dự kiến hai lãnh đạo sẽ bàn quanh hai mối quan tâm an ninh lớn: Đối phó với Triều Tiên và Trung Quốc [TQ], theo hãng thông tấn Yonhap.

Tổng thống Yoon từng công khai đánh giá rằng quan hệ đối tác an ninh Mỹ - Hàn Quốc đã suy yếu dưới thời người tiền nhiệm Moon Jae-in. Trong chiến dịch tranh cử, ông Yoon nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “răn đe mở rộng” khi Bình Nhưỡng liên tục có các hành động khiêu khích như phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa [ICBM] hồi tháng 3, chấm dứt lệnh cấm thử hạt nhân. Khả năng hôm nay lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc sẽ bàn về các dấu hiệu Triều Tiên chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ bảy.

Chưa rõ liệu hai lãnh đạo có duy trì thỏa thuận năm 2018 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng như thỏa thuận từ hội nghị thượng đỉnh năm 2018 giữa Tổng thống Moon Jae-in và ông Kim Jong-un tại làng Bàn Môn Điếm hay không. Với ông Kim Jong-un, các thỏa thuận đó nhằm mục đích thúc đẩy sự tin cậy và hòa bình lẫn nhau - như một nền tảng để xác định xem nên tham gia vào các cuộc đàm phán với Hàn Quốc hay với Mỹ, theo các nhà quan sát.

Nếu Mỹ và Hàn Quốc vẫn chủ trương tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên thì việc Bình Nhưỡng đang phải vật lộn với sự bùng phát dịch COVID-19 có thể là yếu tố giúp Hàn Quốc và Mỹ tiếp cận gần hơn với nước này, thông qua viện trợ nhân đạo, cung cấp vaccine, theo nhiều nhà quan sát. Hai nước gần đây đã đề nghị gửi viện trợ COVID-19 cho Triều Tiên nhưng chưa được phản hồi.

Về TQ, lập trường chính sách của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in trước đó được đúc kết trong một thuật ngữ tiêu biểu cho thực tế địa chính trị phức tạp ở Hàn Quốc: “Sự mơ hồ chiến lược”. Seoul tìm cách quản lý cả quan hệ đồng minh bền vững với Mỹ và quan hệ đối tác chiến lược với TQ, đối tác thương mại hàng đầu của nước này.

GS khoa học chính trị Nam Chang-hee tại ĐH Inha cho rằng chính quyền Tổng thống Yoon có thể thể hiện rõ ràng hơn chiến lược chính sách đối ngoại so với chính quyền tiền nhiệm nhưng vẫn sẽ tìm cách duy trì liên lạc với TQ. Theo ông, “nhiệm vụ thách thức” đối với Tổng thống Yoon là dù có nghiêng về phía Mỹ nhưng phải “tìm ra vị trí cân bằng”, vì nước này cần duy trì hợp tác với TQ vào thời điểm cần đến vai trò của Bắc Kinh đối với các vấn đề Triều Tiên.

Triển vọng về sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Seoul với Washington rõ ràng đã khiến Bắc Kinh bất an, theo Yonhap. Trao đổi với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin hôm 18-5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Vương Nghị nhấn mạnh rằng hai nước cần thiết phải phản đối và ngăn chặn “sự tách rời” có thể xảy ra.

Thêm nữa, một vấn đề địa chính trị quan trọng có thể được bàn đến tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Yoon là lập trường chung của các đồng minh về vấn đề eo biển Đài Loan. Trong tuyên bố từ hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và Tổng thống Biden hồi tháng 5-2021, các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol [thứ hai từ trái sang] trao đổi với tướng Paul LaCamera [phải], Chỉ huy Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc, Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên hợp của Hàn Quốc - Mỹ và Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, trong một lần đến trại Humphreys ở TP Pyeongtaek thuộc tỉnh Gyeonggi [Hàn Quốc]. Ảnh: PTI

THIÊN ÂN

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Kim Jong-un và Moon Jae-in của Nam Hàn gặp gỡ năm 2018

Triều Tiên đã tạm ngưng "hành động quân sự" chống lại Hàn Quốc, theo truyền thông nhà nước.

Căng thẳng giữa hai nước gia tăng trong những tuần gần đây khi các nhóm ở Nam Hàn lên kế hoạch phát tán truyền đơn qua bên kia biên giới.

Nhưng truyền thông nhà nước cho biết, tại một cuộc họp do nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì, quyết định tạm ngưng hành động quân sự đã được đưa ra.

Bóng bay tiếp tục 'đổ dầu vào lửa' quan hệ liên Triều

Nam Hàn muốn ngăn dân gửi thông điệp bằng bóng bay sang Bắc Hàn

Quân ủy Trung ương đã đưa ra quyết định trên sau khi đánh giá tình hình chung.

Hơn một tuần trước, em gái của ông Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong, đã truyền lệnh cho quân đội, cho biết Bắc Triều Tiên sẽ "thực hiện động thái tiếp theo", một phần nguyên nhân là do Bình Nhưỡng cho rằng Seoul đã không ngăn các nhà hoạt động Nam Hàn thả bóng bay gắn truyền đơn sang bên kia biên giới.

Kể từ khi hạ nhiệt căng thẳng hồi năm 2018, hai đối thủ lâu năm đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ và duy trì đối thoại.

Nhưng quan hệ dường như đã xấu đi nhanh chóng trong những tuần gần đây.

Chụp lại hình ảnh,

Cảnh sát gỡ một quả bóng bay sau khi nó rơi xuống một con sông ở phía Hàn Quốc

Một phần, sự sứt mẻ này là do các nhóm đào ngũ sang Nam Hàn phát tán truyền đơn về phía Bắc Hàn.

Các nhà hoạt động thả bóng bay gắn kèm truyền đơn, thẻ nhớ USB hoặc đĩa DVD chứa nội dung chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng, cùng các bài báo tường thuật của Nam Hàn hay thậm chí cả phim ảnh Nam Hàn.

Tất cả những việc làm này đều nhằm vào việc phá vỡ sự kiểm soát thông tin trong nước của miền Bắc với hy vọng người dân Bắc Hàn rốt cuộc sẽ đứng lên lật đổ chế độ.

Bắc Triều Tiên cho rằng việc thả truyền đơn vi phạm thỏa thuận tránh đối đầu giữa hai nước.

Chính phủ Hàn Quốc đã tìm cách ngăn chặn các nhóm gửi truyền đơn qua biên giới vì cho rằng hành động của họ đẩy cư dân sống gần biên giới vào thế nguy hiểm.

Đầu tháng này, Bắc Hàn đã cắt đứt mọi đường dây liên lạc liên Triều, bao gồm cả đường dây nóng giữa các lãnh đạo hai nước.

Bắc Hàn 'làm nổ tung văn phòng liên lạc' với Nam Hàn

Bắc Hàn dọa điều quân, Nam Hàn nói sẽ không nín nhịn thêm

Hôm thứ Sáu, Triều Tiên đã cho nổ tung Văn phòng Liên lạc liên Triều, được thành lập hai năm trước ở biên giới để đảm bảo đối thoại thường xuyên giữa hai bên.

Những lời đe dọa hành động quân sự của bà Kim Yo-jong - vốn được đưa ra mà không kèm lý giải chi tiết - khiến căng thẳng gia tăng.

Tuy nhiên, không khí cuộc họp hôm thứ Ba ở Triều Tiên dường như cho thấy một sự xuống giọng.

Cuộc họp cũng thảo luận các văn kiện về sách lược "tiếp tục củng cố sức mạnh răn đe quân sự của đất nước", hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin.

Vào đầu năm, Kim Jong-un cho biết ông sẽ chấm dứt lệnh đình chỉ các vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân được đưa ra trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

Video liên quan

Chủ Đề