Nên uống nước cách nhau mấy tiếng

Uống nước đúng cách là điều được rất nhiều người quan tâm, bởi đây là một trong những nhu cầu hàng ngày của con người. Tuy nhiên, uống bao nhiêu, uống như thế nào cho đúng là điều không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết này ngay sau đây để hiểu hơn nhé.

1. Những lưu ý giúp việc uống nước trở nên hiệu quả hơn mỗi ngày

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống. Nước được lưu trữ cả ở bên trong và bên ngoài tế bào, làm nhiệm vụ hoà tan các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể, giúp điều hòa nhiệt độ, chất bôi trơn cho các chuyển động của các bộ phận khác,...

Chính vì thế, việc bổ sung nước mỗi ngày là không thể thiếu. Vậy làm thế nào để để việc uống nước mỗi ngày trở nên hiệu quả nhất?

Tạo thói quen bổ sung 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể

Bạn nên ưu tiên việc ngồi uống nước

Việc bạn vô tình đứng uống nước sẽ làm phá vỡ sự cân bằng chất lỏng cần được cân bằng trong cơ thể, điều này khiến cơ thể có sự tích tụ lượng nước lớn ở bụng, khớp, có thể dẫn đến các bệnh viêm khớp. Bạn nên tạo thói quen ngồi và uống nước, hệ thần kinh và các cơ của bạn sẽ được thoải mái hơn nhiều, chức năng lọc, đào thải chất bẩn của thận cũng hoạt động hiệu quả gấp bội.

Ngồi uống nước giúp thận đào thải chất bẩn, nước được bổ sung đến các bộ phận trong cơ thể

Không uống quá nhiều nước vào một thời điểm

Dù có quá khát nước hay không thì bạn cũng không nên uống một lượng nước lớn trong một hơi, thay vào đó hãy tạo thói quen uống từng ngụm nhỏ. Điều này được đánh giá là một trong những cách uống nước đúng cách mà ai cũng cần áp dụng ngay. Bởi nó sẽ giúp nước đi đến tất cả các bộ phận trong cơ thể một cách từ từ, bổ sung nước kịp thời, tránh sự dồn nén. Ngoài ra, uống nước từng ngụm nhỏ cũng giúp bạn tránh bị sặc nước, gây khó chịu.

Uống nước mỗi khi thức dậy

Theo các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, việc uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là một trong những thói quen lành mạnh. Nó không chỉ giúp bạn bổ sung nước sau một đêm dài say giấc ngủ mà còn góp phần vào việc loại bỏ các độc tố trong cơ thể, làm sạch ruột hiệu quả.

Duy trì thói quen uống nước ấm

Thói quen uống nước ấm tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với nước lạnh, nước đá lạnh tuy giúp giải khát tốt cho mùa hè nhưng lại vô tình làm xáo trộn quá trình tiêu hóa diễn ra ở dạ dày của bạn. Ngoài ra, nó còn làm giảm việc cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến sự táo bón. Việc uống nước ấm hàng ngày sẽ giúp quá trình tiêu hóa cũng như trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

2. Thời gian uống nước mỗi ngày đúng chuẩn

Nghiên cứu cho thấy, mặc dù bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhưng không tuân thủ thời gian bổ sung nước cho cơ thể thì hiệu quả đạt được vẫn không cao. Mỗi ngày, bạn hãy duy trì quy tắc cấp nước sau đây để lượng nước đi vào cơ thể đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Sáng thức dậy: 1 ly nước ấm khoảng 250ml sẽ giúp cơ thể bạn thải các chất độc tố ra ngoài.

  • 9 giờ sáng: Để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả và thuận lợi, hãy nên bắt đầu công việc, học tập bằng một ly nước để cung cấp đủ năng lượng bền bỉ cho cơ thể.

  • 11 giờ trưa: Đây là thời điểm chuẩn bị ăn trưa, bạn nên uống 1 ly nước lúc này để giúp hệ tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tốt hơn.

  • 13 giờ chiều: Thời điểm này uống nước sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần giúp vóc dáng được phần nào cân đối.

  • 15 giờ chiều: Bạn sẽ phải tiếp tục học tập, làm việc vào buổi chiều nên việc bổ sung nước vào thời điểm này là rất cần thiết, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo được cảm giác thoải mái và chấm dứt cơn buồn ngủ hiệu quả.

  • 18 giờ: Sau một ngày làm việc vất vả, trở về nhà và nghỉ ngơi, uống 1 ly nước vào lúc này để mang đến lợi ích cho bữa ăn tối.

  • 22 giờ tối: Thời gian này bạn cần được nghỉ ngơi để cung cấp năng lượng cho ngày mới, bạn nên uống một ly nước nhỏ đến giúp cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, góp phần vào giấc ngủ ngon và sâu. Tuy nhiên, bạn nên nhớ không nên uống quá nhiều, bởi sẽ gây hại cho hệ bài tiết.

Để có sức khỏe tốt, bạn nên áp dụng thời gian biểu uống nước khoa học, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu rõ nguồn nước mà gia đình đang sử dụng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn và mang đến lợi ích sức khỏe. Mỗi ly nước khoảng 250ml, như vậy bạn đã thực hiện bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Duy trì thời gian biểu uống nước giúp các bộ phận của cơ thể hoạt động tốt hơn

3. Có nên tăng hương vị trong nước uống hàng ngày không?

Ngoài vấn đề uống nước đúng cách là như thế nào thì việc bạn có nên tăng hương vị cho nước uống hay không cũng là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Theo các bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể ngâm trái cây trong nước để tăng hương vị và thực hiện bổ sung nước theo thời gian biểu. Các loại quả mà bạn có thể sử dụng để ngâm như đào, dứa, chanh,... Hãy bắt đầu một ngày mới học tập, làm việc bằng cách tự pha chế cho mình một loại đồ uống riêng, đó cũng chính là cách để bạn thư giãn đầu óc đấy.

Bạn có thể cho thêm các thành phần sau đây vào nước uống để tăng khả năng hấp thụ nước cho cơ thể như: Muối khoáng chưa tinh chế, vắt chanh, hạt chia, gừng.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và gia đình, hãy tìm nguồn nước đảm bảo an toàn vệ sinh

Việc duy trì thói quen uống nước đúng cách mỗi ngày sẽ cho bạn thấy kết quả đáng ngạc nhiên về sức khỏe, vóc dáng và làn da. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn vai trò của nước cũng như mách bạn những điều cần thực hiện để mỗi ngày trở nên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề bổ sung nước uống cho cơ thể, hoặc cần tư vấn về các thông tin sức khỏe khác, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Mọi người thường được khuyến khích uống tám ly nước mỗi ngày, tức khoảng hai lít nước là đúng và đủ. Một số người còn cài đặt các ứng dụng điện thoại để theo dõi lượng nước uống nhằm đảm bảo luôn giữ đúng chỉ tiêu trên. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo việc bạn uống bao nhiêu nước không quan trọng bằng uống như thế nào và khi nào.

  • Ngay khi thức dậy lúc sáng sớm, khi chưa ăn sáng, bạn nên uống khoảng 300ml nước. Đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất, bổ sung lượng nước mất trong đêm và giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn.
  • Trước khi đi ngủ: Bạn nên uống một lượng nước nhỏ thôi, không nên uống nhiều để tránh mất ngủ và làm mắt bị căng mọc, sưng vào sáng hôm sau.
  • Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn khoảng 2 – 2,5 giờ. Bởi nếu uống nước khi ăn hoặc sau khi ăn sẽ pha loãng dịch vị tiêu hóa của dạ dày, gây cản trở tiêu hóa.
  • Trước và sau khi vận động: Bạn nên uống khoảng 200 – 500 ml nước trước và sau khi vận động, đặc biệt là những cuộc vận động tiêu hao nhiều thể lực nhằm bổ sung dự phòng cho lượng nước sẽ bị mất, nên uống chậm và ngụm nhỏ

Cần uống nước thường xuyên để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của tế bào, điều hòa nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.

2. Lượng nước uống

Tuỳ vào cơ địa của từng người mà lượng nước cần thiết cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mỗi ngày uống 2 lít nước sẽ giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.

Với trẻ sơ sinh, lượng chất lỏng ít nhất cần bù là 0,6 lít mỗi ngày, trẻ nhỏ là 1,7 lít. Với người tập luyện thể thao hàng ngày hoặc lao động nặng, lượng nước cần uống có thể tới trên 3 lít vì phải bù đủ số nước cho lượng mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, nên uống thành từng ngụm nhỏ để tránh bị loãng máu, gây mất tập trung.

3. Loại nước

  • Nước đá: Khi ăn, các bác sĩ khuyên bạn không nên uống nước đá và đồ uống có đá dưới 10°C, vì nó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đặc biệt là những người có chức năng tiêu hóa yếu, có thể gây ra sự tích tụ thức ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa và các khó chịu khác.
  • Nước lọc: So với những người uống nước lạnh, thì việc uống nước lọc [ở nhiệt độ phòng] có thể tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với lượng calo của 1 quả trứng luộc, hai quả cam hoặc nửa bát cháo. Điều này có thể giúp ích dù không nhiều cho những người kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn kiêng và duy trì việc giảm cân.
  • Nước ấm [từ 40-50°C]có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.
  • Nước nóng trên 65°C, theo Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Ung thư Quốc tế, có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Do đó khi uống nước, tốt nhất là nên uống nước ấm, tức là phải đảm bảo không quá nóng cũng không quá lạnh.

4. Cách uống

  • Không nên chờ đến khi thật khát rồi uống liền mấy ly nước vì đó là một thói quen có hại cho thận. Bởi vì uống nhiều nước một lúc khiến thận bị quá tải, làm suy giảm chức năng của thận, ngoài ra còn gây rối loạn chất điện giải trong máu. Ngoài ra còn gây hại cho hệ tim mạch như làm tăng huyết áp.
  • Nên chia nhỏ lượng nước khi uống, không nên uống một lượng nước lớn trong một lần, bởi như thế nước sẽ không được hấp thụ tốt mà còn trở thành gánh nặng cho cơ thể bạn.
  • Nên uống nước khi ngồi. Uống nước khi di chuyển hoặc đang lái xe có nghĩa bạn đang bắt cơ thể làm việc đa nhiệm và cơ thể không thể tập trung hoàn toàn vào việc hấp thụ nước. Vì vậy, hãy ngồi thoải mái, hít một hơi sâu và bắt đầu uống nước chầm chậm như bạn đang thưởng thức một món ăn ngon vậy.
  • Không nên uống nước nhiều trong khi ăn vì sẽ làm phức tạp thêm quá trình tiêu hóa. Tỷ lệ lý tưởng nhất là 50% dạ dày của bạn được lấp đầy bằng thực phẩm, 25% là nước và 25% còn lại để cho các loại nước của đường tiêu hóa.

Nguồn: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề