Ngân hàng thương mại có phân Trung Nguyên

Ngân hàng thương mại có phân Trung Nguyên
Tập đoàn Trung Nguyên

Loại hình

Tập đoànNgành nghềCà phê, du lịch.Thành lập16 tháng 6 năm 1996Trụ sở chính Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thành viên chủ chốt

Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốcDịch vụCà phê, quán cà phê, du lịchKhẩu hiệuKết nối và phát triển những người đam mê cà phê trên toàn thế giớiWebsiteWebsite chính thức (tiếng Việt)

Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam[1] và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.[2]

Lịch sử

Ngày 16/06/1996 Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột[3].

Ngày 20/08/1998 cửa hàng đầu tiên của Trung Nguyên khai trương tại TP HCM [4].

Năm 2000 Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình nhượng quyền[4].

Năm 2001 Công ty Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản.

Tháng 9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore.

Ngày 23/11/2003 Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời[5].

Năm 2008 Công ty thành lập văn phòng tại Singapore.

Năm 2012 Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất[6].

Năm 2014 Trung Nguyên ra mắt Đại siêu thị cà phê - càfe.net.vn[7].

Sản phẩm

Cà phê Trung Nguyên cao cấp

Cà phê chồn Weasel

Là sản phẩm cà phê chồn cao cấp của Trung Nguyên, được sản xuất từ các hạt cà phê chồn thu gom hoàn toàn tự nhiên, chọn lọc tỷ mỉ và xử lý tiệt trùng đặc biệt trước khi chế biến.

Cà phê chồn Legendee

Là sản phẩm cà phê chồn (gồm các loại cà phê Arabica, cà phê Robusta, cà phê Excelsa) được sản xuất bằng cách lên men sinh học.

Sáng tạo 8

Được làm nên từ những hạt cafe ngon nhất của Việt Nam, Jamaica, Brazil, Ethiopia. Thành phần gồm Arabica, Robusta, Excelsa. Sản phẩm có nước pha sánh, màu cánh gián đậm, mùi thơm đặc biệt dễ chịu, êm dịu và thơm lâu sau khi uống.

Cà phê rang xay

Cà phê rang xay bao gồm các nhóm sản phẩm hỗn hợp (I, S, Nâu, premium blend, gourmet blend, house blend), chế phin (1,2,3,4,5), sáng tạo (1,2,3,4,5), espresso, hạt xay.

Nhóm sản phẩm rang xay phổ thông

  1. Khát vọng chữ I: sự kết hợp bốn loại hạt Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor. Sản phẩm có màu nước nâu đậm, hương thơm nồng, vị đậm đà đặc trưng. Thích hợp với những người có gu uống cà phê đậm và phù hợp mọi cách uống.
  2. Chinh phục chữ S: sự kết hợp của bốn loại hạt cà phê Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor theo tỉ lệ phối trộn đặc biệt. Sản phẩm có màu nước nâu sánh, hương thơm đầy, vị đậm đà. Thích hợp cho những người có "gu" uống cà phê đậm và phù hợp với mọi cách uống.
  3. House Blend: sản phẩm kết hợp bốn loại hạt cà phê Arabica, Robusta, Cherry (cà phê mít, hạt vàng, sáng bóng và vị chua) và Catimor. Thành phẩm có nước pha màu nâu sánh, mùi thơm đặc trưng, hàm lượng caffeine khoảng 1.0%.

Nhóm sản phẩm chế phin 1, 2, 3, 4, 5

  1. Chế phin 1: thành phần là cà phê Culi Robusta (các hạt tròn đầy, mỗi quả chỉ có một hạt của cà phê Robusta). Sản phẩm có nước pha có màu nâu cánh gián đậm, mùi thơm dịu nhẹ, vị đậm đà và hàm lượng caffein thấp.
  2. Chế phin 2: thành phần gồm Robusta và Arabica. Sản phẩm có nước pha màu nâu đen, mùi thơm nhẹ, vị đắng hơi gắt đặc trưng của giống cà phê Robusta.
  3. Chế phin 3: thành phần là cà phê loại Arabica. Sản phẩm có nước pha màu nâu nhạt, mùi rất thơm và nhẹ, vị êm, có độ axít trung bình nên có cảm giác hơi chua.
  4. Chế phin 4: thành phần gồm bốn loại Arabica, Robusta, Catimor và Excelsa. Sản phẩm có hương vị đặc trưng, mùi thơm bốc, vị êm nhẹ và cảm giác hơi chua
  5. Chế phin 5: thành phần gồm cà phê Culi Arabica (các hạt tròn đầy, loại mỗi quả một hạt của cà phê Arabica). Sản phẩm có hương thơm đặc trưng, vị êm nhẹ ít đắng và nước pha màu nâu đen.

Nhóm sản phẩm sáng tạo 1, 2, 3, 4, 5

  1. Sáng tạo 1: cà phê Culi Robusta (loại cà phê vối hạt tròn, mỗi trái chỉ có 1 hạt), tạo ra sản phẩm hương thơm nhẹ, vị đắng và nước pha màu đen.
  2. Sáng tạo 2: kết hợp cà phê Arabica và Robusta. Sản phẩm có nước pha màu nâu cánh gián nhạt. Mùi thơm nhẹ. Vị đắng êm, đậm đà, hàm lượng caffeine khoảng 2.0%.
  3. Sáng tạo 3: cà phê Arabica. Sản phẩm có nước pha màu nâu nhạt, thơm, vị êm.
  4. Sáng tạo 4: làm từ bốn loại cà phê Culi Arabica, Robusta, Excelsa, cà phê chè loại Cartimor. Sản phẩm có hương vị đặc biệt, mùi thơm bền, vị đậm đà và nước pha màu nâu đậm.
  5. Sáng tạo 5: cà phê Culi Abrabica loại ngon của Lâm Đồng. Sản phẩm có hương thơm đặc trưng, vị êm nhẹ ít đắng và nước pha màu nâu đen.

Cà phê hạt nguyên chất

  1. Cà phê hạt Arabica:
  2. Cà phê hạt Culi Robusta:

Cà phê hòa tan G7

Cà phê G7 bao gồm 3in1, 2in1 (Đen đá), Hòa tan đen, Gu mạnh X2 (2in1 và 3in1), Cappuccino, Passiona và White Coffee.

  • G7 3in1
  • G7 2in1 (Đen đá):
  • G7 Hòa tan đen (không đường)
  • G7 Gu mạnh X2
  • G7 Cappuccino:
  • G7 Passiona:
  • G7 White coffee

Cà phê tươi

  1. Cà phê tươi gu truyền thống hương vị đậm đà, phổ biến.
  2. Cà phê tươi gu sành điệu hương vị đằm êm, thơm đặc trưng.

Cream đặc có đường Brothers

  1. Cream đặc có đường Brothers còn bổ sung thêm Vitamin B1, B6 rất tốt cho sức khỏe.

Hệ thống nhà máy

Nhà máy cà phê Sài Gòn (Mỹ Phước - Bình Dương) là nhà máy được Trung Nguyên mua lại từ hợp đồng chuyển nhượng với Vinamilk vào năm 2010[8] với tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD.

Nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên (Dĩ An - Bình Dương) có diện tích 3 ha, với toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l - công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hòa tan của Ý.

Nhà máy cà phê Trung Nguyên được khánh thành ngày 20/5/2005, chế biến cà phê rang xay.[9]

Nhà máy Bắc Giang, nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á[10]. Nhà máy được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tập trung chế biến và đóng gói thành phẩm cà phê hòa tan G7. Giai đoạn hai là đầu tư hệ thống công nghệ chế biến để đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu.

Nhượng quyền thương hiệu

Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising được thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên.[11]

Làng cà phê Trung Nguyên

Làng cà phê Trung Nguyên hay còn được gọi là làng Cà phê là một cụm công trình kiến trúc có diện tích khoảng 20.000m², nằm ở phía Tây Bắc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak. Xuất phát từ ý tưởng tạo lập tại Việt Nam một "thủ phủ cà phê toàn cầu" của Đặng Lê Nguyên Vũ, sau nhiều năm xây dựng, làng cà phê đã hoàn thành vào tháng 12 năm 2008.

Bảo tàng Thế giới Cà phê

Bảo tàng Thế giới Cà phê[12][13] tại làng cà phê Trung Nguyên được nhượng lại từ nhà sưu tập Jens Burg ở Đức với hơn 10.000 hiện vật. Hiện Bảo tàng trưng bày khoảng 500 hiện vật đặc trưng.

Chương trình cộng đồng

  1. Sáng tạo vì thương hiệu Việt[14]:khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam tích cực dùng hàng Việt Nam.
  2. Quỹ khơi nguồn sáng tạo[15]:nhằm hỗ trợ và khuyến khích các sinh viên đã cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt được những thành tích nổi bật trong học tập
  3. Diễn đàn Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ và chương trình Ngày hành động vì nước Việt vĩ đại[16]
  4. Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam[17]: chương trình được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển các sản phẩm nông sản Việt Nam.
  5. Chương trình Cùng Trung Nguyên tôi chúc Việt Nam và Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt: nhằm kêu gọi tinh thần khát vọng lớn trong khởi nghiệp kiến quốc của thế hệ trẻ để thay đổi đời mình và vì một Việt Nam khát vọng, sáng tạo, yêu thương và thịnh vượng.
  6. Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cà phê tại Eatul:[18] Mô hình sử dụng cách tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân qua nước cho cây cà phê giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao (tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, v.v…). Mô hình được triển khai từ đầu năm 2010 do Công ty Cà phê Trung Nguyên tài trợ với quy mô 5.000 m2 và 4.000 m2 còn lại trong vườn làm đối chứng.

Chứng nhận và danh hiệu

  1. Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia 2012 có đề cập tới thương hiệu Trung Nguyên.
  2. Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2011[19]
  3. Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2010[20]
  4. Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao
  5. Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao chọn là "Đại sứ Ngoại giao Văn hóa"
  6. Chứng nhận Doanh nghiệp xuất sắc châu Á – Thái Bình Dương năm 2014[21]

Tham khảo

  1. ^ Các thương hiệu Việt bền vững
  2. ^ Trung Nguyên xuất khẩu cà phê sang 43 quốc gia
  3. ^ “Lịch sử cà phê Trung Nguyên”. trungnguyen.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ a b “Từ quán cà phê đầu tiên đến hành trình chinh phục thế giới”. zing.vn.
  5. ^ “Trung Nguyên giới thiệu sản phẩm cà phê hòa tan G7”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ Cà phê Trung Nguyên được người tiêu dùng yêu chuộng nhất[liên kết hỏng]
  7. ^ “Ra mắt đại siêu thị Cà phê online đầu tiên tại Việt Nam”. dddn.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ “Vinamilk bán lại nhà máy cho Trung Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ Trung Nguyên khánh thành nhà máy cà phê bột[liên kết hỏng]
  10. ^ “Trung Nguyên khánh thành nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2013.
  11. ^ Nhượng quyền thương hiệu sẽ phát triển nhanh có đề cập đến Trung Nguyên tiên phong kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam
  12. ^ G7 niềm tự hào thương hiệu Việt
  13. ^ Bảo tàng cà phê thế giới ở Tây Nguyên
  14. ^ Chương trình sáng tạo vì thương hiệu Việt
  15. ^ Quỹ khơi nguồn sáng tạo
  16. ^ chương trình Ngày hành động vì nước Việt hùng mạnh
  17. ^ Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam
  18. ^ Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cà phê
  19. ^ 96 DN được trao tặng giải thưởng Chất lượng quốc gia có đề cập tới thương hiệu Trung Nguyên
  20. ^ Doanh nghiệp niêm yết vào top 10 Sao Vàng Đất Việt có đề cập tới thương hiệu Trung Nguyên
  21. ^ “Trung Nguyên nhận "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á - Thái Bình Dương 2014"”. nld.com.vn.

Liên kết ngoài

  • Trang chủ của Tập đoàn Trung Nguyên

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trung_Nguyên_(công_ty)&oldid=68667531”