Ngày 25 tháng 11 năm 2023 là ngày gì năm 2024

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 25-11-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho sửa chữa, di dời, trồng cây.

  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 24 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?
  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 23 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?
  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 22 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?

Thứ 7 ngày 25 tháng 11 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười [Đủ]

Tháng Quý Hợi

Ngày Đinh Hợi

Giờ Canh Tý

Hành Thổ – Trực Kiến – Sao Nữ

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 [10/10 âm lịch] lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 [25/10 âm lịch] lúc 05h22’

Nha Trang: Nước lớn 10g15’ – nước ròng 04g10’

Giờ Hoàng đạo: Sửu [01g-03g], Thìn [07g-09g], Ngọ [11g-13g], Mùi [13g-15g], Tuất [19g-21g], Hợi [21g-23g]

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Thuận cho việc: Sửa chữa, Di dời, Trồng cây.

Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung [24/10 - 22/11]: Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, phóng khoáng, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết học” [Mark Twain]

“Cuộc sống không phải là để chờ đợi cơn bão đi qua, cuộc sống là để học được cách khiêu vũ trong mưa” [Vivian Greene]

“Cuộc sống giống như một bộ phim; hãy viết cái kết của riêng mình, giữ vững niềm tin, tiếp tục diễn” [Jim Henson]

Trường công lập được tuyển nhân viên tư vấn tâm lý học sinh

Từ ngày 16-12, mỗi trường học, từ cấp tiểu học đến THPT công lập chính thức có vị trí nhân viên tư vấn tâm lý cho học sinh.

Hiện nay chủ yếu trường ngoài công lập mới tổ chức được phòng tư vấn tâm lý học đường

Theo Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông có hiệu lực từ ngày 16-12-2023, mỗi trường học, từ cấp tiểu học đến THPT được bố trí một người vào vị trí việc làm tư vấn cho học sinh.

Trường hợp không bố trí được biên chế, nhà trường ký hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên kiêm nhiệm. Như vậy, bắt đầu từ 16-12-2023, lần đầu tiên các trường công lập của Việt Nam chính thức có vị trí nhân viên tư vấn tâm lý cho học sinh...

Việc tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường và việc bố trí nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho học sinh là vấn đề đã được ngành Giáo dục đặt ra từ nhiều năm nay, tuy nhiên trong quá trình triển khai còn nhiều khó khăn. Thực tế, mới chỉ có một số ít trường, chủ yếu ngoài công lập, triển khai được.

Cùng với việc bổ sung nhân sự tư vấn tâm lý trong trường học, Bộ GD-ĐT cũng ban hành Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông.

Bộ tài liệu được sử dụng trong trường học, làm tài liệu truyền thông để nâng cao kiến thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh cho nhân viên y tế, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh.

Trong đó nêu ra một số vấn đề về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ biến hiện nay gồm: Căng thẳng và rối loạn lo âu; Rối loạn căng thẳng sau sang chấn; Trầm cảm; Tăng động, giảm chú ý; Tự kỷ/Rối loạn phổ tự kỷ; Loạn thần; Các vấn đề về hành vi chống đối; Các vấn đề về sử dụng chất gây nghiện…

Bộ tài liệu cũng nêu ra các nội dung về tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục phòng ngừa khó khăn tâm lý và hành vi nguy cơ, các dấu hiệu chỉ báo cần lưu ý.

Dự án thoát nước khu vực phía Tây Hà Nội: Ì ạch chờ mặt bằng đến bao giờ?

Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP Hà Nội được triển khai từ năm 2013 với mục tiêu thoát nước cho khu vực phía Tây nhưng đến nay chưa thể hoàn thành do mặt bằng vẫn vướng mắc.

Đơn vị thi công cẩu thả, bị phạt 25 triệu đồng

Theo phản ánh của người dân sinh sống trên phố Ngô Quyền, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, nhiều ngày qua tuyến đường Ngô Quyền bị đào xới để thi công dự án cống hóa kênh La Khê và mở rộng mặt đường hai bên.

Tuy nhiên, do đơn vị thi công cẩu thả, không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo ATGT và vệ sinh môi trường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như các phương tiện qua lại.

Đặc biệt, đoạn đường khoảng 200m qua khu vực tòa nhà The Pride bị đơn vị thi công đào toàn bộ phần mặt đường gây cảnh bụi bặm vào những ngày nắng và trơn trượt, bẩn thỉu vào những ngày mưa. Không những vậy, mặt đường đất, thi công dở dang đã gây khó khăn cho việc lưu thông của các phương tiện, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra.

Nhà thầu thi công tuyến đường Ngô Quyền, Hà Đông là Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Thăng Long đã bị xử phạt 25 triệu đồng do vi phạm
Hiện phần kênh La Khê đang phải thi công cầm chừng chờ mặt bằng

Dự án thi công cầm chừng chờ mặt bằng

Cũng theo ông Sơn, tiến độ của của Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội vừa được TP điều chỉnh gia hạn đến hết năm 2023 phải hoàn thành. Hiện dự án đã đạt 70% tiến độ, phần còn lại nằm toàn bộ trong phạm vi chưa giải phóng mặt bằng nên chưa thể triển khai thi công đồng loạt.

Theo đó, diện tích GPMB còn hơn 2ha đang vướng liên quan việc tái định cư và cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi di dời.

Trong đó, có 172 hộ tái định cư và 122 hộ liên quan chế độ chính sách bồi thường. Theo ông Sơn, hiện các thủ tục chính sách đã được UBND TP tháo gỡ cơ bản, các Sở ngành cùng UBND quận Hà Đông tích cực vào cuộc, tuy nhiên, tiến độ triển khai GPMB vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chủ Đề