Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ qua bài bánh trôi nước

Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ qua bài bánh trôi nước

154347 điểm

trần tiến

Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: "Nghệ thuật chỉ làm nên
câu. thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ." Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2004.

Tổng hợp câu trả lời (1)

1/ Mở bài: giới thiệu vấn đề, giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. 2/ Thân bài: 2.1. Giải thích: - Nghệ thuật: Là những đặc sắc về hình thức (ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu...) - Trái tim: Là thế giới của đời sống tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện... với những rung động thẩm mĩ nhạy cảm thể hiện thiên chức của người nghệ sĩ. - Để có những bài thơ hay đòi hỏi người nghệ sĩ vừa phải có tài, vừa phải có tâm. =>Đây là ý kiến nhằm khẳng định, đề cao thiên chức của nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Làm sáng tỏ qua Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: - Những đặc sắc về nghệ thuật: thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, hình ảnh thơ đẹp, giản dị, sáng tạo... - "Trái tim" của thi sĩ: mặc dù sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh nhưng tiếng lòng nhà thơ vẫn tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành được cống hiến, được góp một "mùa xuân nho nhỏ" vào mùa xuân lớn của dân tộc... 2.3. Đánh giá: - Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ vừa đặc sắc về nghệ thuật, vừa tiêu biểu cho "trái tim" của nhà thơ. -Ý kiến của Andre Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc và trân trọng tài năng, trái tim của người nghệ sĩ... 3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Văn bản chứa đoạn trích trên sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: (….) Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã đựơc bố trí khắp các hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới”. (Ngữ Văn 9, Tập 1)
  • Nêu phương thức biểu đạt bài đồng chí?
  • Cách bộc lộ cảm xúc trong dòng thơ đầu của khổ thơ em vừa chép là hình thức biểu cảm theo cách nào?Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng có viết: “...Rưng rưng trông Bác yên nằm Giấu rồi nước mắt khó cầm cứ rơi Ở đây lạnh lắm Bác ơi Chăn đơn Bác đắp nửa người ấm sao?" (Theo Đọc - hiểu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2007)
  • Thi tốt nha các bạn của tôi!!!! P/s uynn_ee
  • Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy viết về xứ sở cái đẹp mà Lê Minh Khuê mang đến cho bạn đọc qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
  • Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : “ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan-Ngữ văn 9, tập II, NXBGD VN 2015)
  • Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.”
  • Biện pháp tu từ trong câu Hai bím tóc?
  • Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau: Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi. - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn… (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)
  • Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Trích Ngữ văn 9, tập một)

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bạn tham khảo :

hơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Thơ thường chú trọng đến cái đẹp, đến hình thức thể hiện mang dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Bởi thế không tự nhiên mà người xưa cho rằng "thi trung hữu họa", "thi trung hữu nhạc". Tuy nhiên, "thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật" (Bielinxki). Một bài thơ hay không chỉ có hình thức nghệ thuật đặc sắc mà quan trọng, phải là những tình cảm, những rung cảm mãnh liệt, chân thành của người nghệ sĩ: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ" (Andre Chenien).

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nữ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh đẹp khỏe mạnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng

Bảy nổi ba chìm với nước non

Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ  mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung

Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.

Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.

Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.