Nguyên liệu chính để chế tạo đồ gốm là gì?

Trải qua quá trình phong hóa hàng triệu năm, đá cứng đã trở thành đất. Trong buổi bình minh của lịch sử, con người chỉ biết dùng một số cái sẵn có trong thiên nhiên. Ngay khi đẽo một cái rìu bằng đá, hay làm một cái mũi xiên cá bằng xương, họ chỉ làm đổi dạng một vật liệu sẵn có, chứ chưa sáng chế ra một vật liệu gì mới. Dần dần con người nguyên thủy, bằng kinh nghiệm sống của mình, đã hình thành một ý niệm quan trọng: đất sét qua lửa có thể cho một sản phẩm rắn. Đồ gốm ra đời từ đó. Với lửa, người ta không những biết làm đồ gốm ngày càng tốt hơn, mà còn biết nung chảy quặng đồng, quặng sắt… và còn làm ra biết bao điều kỳ diệu khác.

Trên thế giới, đồ gốm xuất hiện cách đây khoảng hơn một vạn năm. Ở mỗi dân tộc, thời điểm sớm muộn có thể khác nhau, nhưng việc phát minh ra nghề gốm là công trình lao động sáng tạo của rất nhiều dân tộc trên thế giới.

Đồ gốm là loại sản phẩm được làm chủ yếu từ đất và nung qua lửa. Sự phát triển không ngừng của xã hội, của kỹ thuật đã tạo điều kiện cho chất liệu gốm ngày càng tinh xảo và đa dạng. Với việc sử dụng nguyên liệu và lò nung không giống nhau, đã cho ta nhiều loại gốm khác nhau.

5 loại chất liệu gốm

Ngày nay, từ đồ gốm đã thành tên gọi chung của năm loại chất liệu: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng và đồ sứ, xuất hiện nối tiếp nhau và cùng tồn tại.

Có thể phân biệt các loại gốm khác nhau đó như sau:

Gốm đất nung làm bằng đất sét thường, nung ở nhiệt độ 600°C – 900°C, màu đỏ gạch, xốp, ngấm nước.

Gốm sành nâu làm bằng đất sét thường, nung ở nhiệt độ 1100°C – 1200°C; xương đất chảy, có thấu quang.

Trong thực tế người ta còn có những tên gọi khác nhau theo thói quen địa phương hoặc từng nước. Chẳng hạn, người ta gọi gốm sành trắng là sứ thô hoặc bán sứ, sành mịn; gọi gốm sành xốp là đồ đàn; Riêng đồ sứ, khi người ta tìm ra nó ở loại sứ hoàn chỉnh tức là sứ trắng, đưa lên ánh sáng thấy được hình bóng ngón tay cầm từ phía trong lòng sản phẩm [gọi là thấu quang] thì người ta muốn tách sứ ra khỏi họ hàng nhà gốm để đề cao nó trên thị trường.

Đặc trưng của gốm ở các nước trên thế giới

Ở châu Âu xưa, vua chúa đổi chác đồ sứ không chỉ bằng vàng, mà bằng cả nô lệ và gọi nó là pooc-xơ-len [porce laine], vốn là tên gọi của đồ trai, đồ xà cừ.

Không phải gốm của bất cứ nước nào cũng có đủ các loại chất liệu trên đây, bởi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tại chỗ hoặc nhập khẩu, trình độ kỹ thuật sản xuất của từng nước.

Chẳng hạn, trước thế kỷ X, khi các nước châu Á đã sản xuất được gốm sành xốp và gốm sành trắng, với các chất liệu đất, đá, tro cây, thì ở châu Âu, mãi đến thế kỷ XVI, người Pháp Bec na đờ Pa li xi [Bernerd de Palissy] mới phát minh ra loại gốm men trong lửa cao, làm thay đổi phần nào bộ mặt của gốm lấy men thiếc làm gốc.

Ở mỗi nước, do điều kiện của riêng mình, người ta định ra phương hướng sản xuất loại gốm nào là chính. Chẳng hạn các nước có nền công nghiệp gốm lâu đời, có nguyên liệu phù hợp, thì tập trung giải quyết mở rộng mặt hàng, tăng nhanh chất lượng và số lượng đồ sứ: đó là trường hợp của Trung Quốc, Nhật Bản, Tiệp Khắc, CHDC Đức… Các nước khác có truyền thống sản xuất sành xốp và sành trắng lâu đời, như Liên Xô, Anh, Ý, Pháp, Mỹ… thì chú trọng nâng cao chất lượng chất liệu này.

Nghề gốm là nghề của nghệ thuật & kỹ thuật

Đất sét – nguyên liệu chính để làm gốm – cho đến nay vẫn quan trọng, và là một đối tượng của ngành silicat hiện đại. Còn lửa – tức lò nung là một vấn đề kỹ thuật hóc búa đã được giải quyết qua nhiều thế kỷ, nhưng vẫn chưa phải đã vươn đến đỉnh cao nhất. Lò nung quyết định một sản phẩm ra tròn hay méo, vàng hay trắng, men màu phát ra khác nhau cho dù cùng một công thức. Vì vậy, người ta gọi nghề gốm là nghề của nghệ thuật và kỹ thuật, là nghệ thuật chơi với lửa.

Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp vai trò của tạo dáng và trang trí, bởi khi nguyên liệu và lò nung được chế ngự, phương pháp thành hình ngày càng phát triển, thì kỹ thuật và nghệ thuật trang trí cũng vươn lên, đạt đến đỉnh cao thẩm mỹ tương xứng. Và, điều cần lưu ý, là chất liệu nhất định chỉ cho phép ta sử dụng thủ pháp trang trí và men màu phù hợp, tạo nên những nét đặc trưng riêng về nghệ thuật của từng loại gốm.

Gốm trong đời sống của con người

Đồ gốm là loại sản phẩm phổ biến, luôn gần gũi và phục vụ đắc lực cho cuộc sống, từ đồ dùng ăn uống, chứa đựng, đun nấu đến sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần như tượng gốm, tranh gốm. Nó có mặt trong các công trình kiến trúc như gạch, ngói, gạch thông gió, gạch chạm nổi, cả trong các tác phẩm công nghiệp và công nghiệp điện tử.

Ngoài ra, gốm còn được sử dụng dưới những dạng khá đặc biệt. Chẳng hạn người ta tìm được ở một thư viện của nhà vua Atxuabanipan cách đây 2500 năm của nền văn minh Babylon và Assyria cổ đại, 30.000 bản đất sét đã nung hoặc chưa nung. Qua bộ sách này, người ta hiểu được các vấn đề khác nhau về ngữ pháp, biên niên sử, hiệp ước, báo cáo, đơn kiện, y học, toán học, thiên văn… Nhiều dân tộc khác nhau ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, trong đó có một số vùng ở nông thôn Việt Nam ta trước đây, dùng đất nung qua lửa mà tạo nên một thứ “bánh ngói” để ăn và biếu nhau.

Từ năm 20 của thế kỷ này, người ta đã làm loại gốm xốp dùng cho việc chọn lọc vi trùng, lọc nước, lọc bụi, lót đáy tầng sôi, làm lớp hút ẩm, màng bọc cực điện phân, vách ngăn trong các thiết bị điện.

Ở Nhật Bản, gốm còn được thí nghiệm để làm xi lanh và pít tông ô tô, chế động cơ diesel. Người Nhật còn dự tính dùng gốm làm các loại tua bin khí và các hoạt động cơ có công suất lớn. Họ cũng sử dụng chất liệu gốm để làm các loại nhạc cụ như kèn Shakuhachi và đàn Shamisen, hoặc làm kéo chắc và bền gấp ba lần kéo làm bằng thép. Đồ gốm là loại chất liệu đã đi từ thời đại đồ đá, xuyên suốt thời gian lịch sử cho đến kỷ nguyên du hành vũ trụ.

Có thể chia sản phẩm gốm thành 4 nhóm chính:

Gốm gia dụng gồm đồ đun nấu, đồ chứa đựng, đồ dùng để ăn uống;

Gốm nghệ thuật gồm tượng gốm, phù điêu gốm, tranh ghép gốm, tranh vẽ trên gạch gốm, đĩa gốm treo tường…;

Gốm kiến trúc gồm các loại gạch xây, ngói, các loại gạch trang trí; gốm trang trí kiến trúc, gốm vệ sinh…;

Gốm kỹ thuật gồm gốm cách điện, gốm chịu nhiệt, gốm chịu axit, gốm trong công cụ sản xuất, gốm trong máy móc…

Với chức năng sử dụng khác nhau, sản phẩm của các nhóm này đều đòi hỏi nghệ thuật và kỹ thuật. Tùy theo chức năng sử dụng và yếu tố nào quan trọng hơn. Các nhóm gốm kể trên có những yêu cầu cơ bản khác nhau, chẳng hạn các sản phẩm gốm gia dụng đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa sử dụng phù hợp, tính thực dụng, hợp vệ sinh, và tính nghệ thuật. Trong khi đó, gốm nghệ thuật lại đưa lên hàng đầu tính thẩm mỹ. Gốm kỹ thuật chú trọng trước hết đến tính năng kỹ thuật. Yêu cầu thực dụng đã khiến cho các sản phẩm gốm vô cùng phong phú về hình dáng và đặc biệt về trang trí. Hơn nữa, cùng trong một nhóm gốm nhưng do phong tục tập quán, sinh hoạt và quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc mà đồ gốm mỗi nước mang sắc thái riêng, đặc biệt là các loại gốm truyền thống, dân gian, biểu hiện rõ ở các nhóm gốm gia dụng, gốm nghệ thuật và gốm kiến trúc.

Đặc điểm của vẻ đẹp đồ gốm là sự kết hợp những yếu tố nghệ thuật của điêu khắc và hội họa. Người nghệ sĩ gốm có một “trường” rộng lớn để biểu hiện tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật cũng như kỹ thuật, sáng tạo nên những sản phẩm có nhiều ưu điểm nhất bằng các yếu tố trên.

Từ đồ gốm, có thể nghiên cứ những vấn đề khác:

  • Nền văn hóa dân tộc và đặc trưng thẩm mỹ dân tộc.
  • Mối quan hệ của gốm với các loại hình nghệ thuật khác như nghệ thuật điêu khắc, hội họa.
  • Mối quan hệ giữa nghệ thuật gốm và nghệ thuật đồ đồng…
  • Mối quan hệ và sự đóng góp của gốm trong kiến trúc và từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật kiến trúc.
  • Vấn đề tiếp thu vốn cổ và giao lưu văn hóa với nước ngoài qua các giai đonạ phát triển đồ gốm.

Ngày, các nhà nghiên cứu mỹ thuật hết sức quan tâm đến nghệ thuật tạo dáng và trang trí đồ gốm, để từ đó có thể so sánh, lý giải, tạo dựng các giai đoạn phát triển nghệ thuật mà hiện vật bằng giấy, bằng lụa, bằng vải đã không còn tồn tại.

Nhờ vận dụng những phương pháp hiện đại nhất về khoa học tự nhiên, người ta có thể xác định được niên đại của các mẫu gốm cổ, từ đó có thể đoán định được niên đại của các di chỉ khảo cổ, hay các di tích cổ.

Vai trò to lớn và giá trị nhất của gốm là giữ chức năng một cuốn lịch lâu đời nhất, một cuốn biên niên sử vĩ đại và trung thành của loài người. Người ta gọi đồ gốm là một loại chữ cái có giá trị để xem xét quá khứ của nhân loại: từ văn hóa vật chất đến những biểu hiện tinh tế của tư duy, tình cảm, từ cuộc sống kinh tế đến những quan hệ tộc thuộc phức tạp, sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật.

Các nhà khoa học tiên đoán rằng: loài người trải qua thế kỷ sắt và than đang bước vào thế kỷ mới, thế kỷ của đất sét và đá vôi, của năng lượng mặt trời và gió. Đất sét là nguyên liệu chủ yếu để làm gốm, lại có nguồn vô tận trên trái đất này, vì vậy chúng ta có quyền hy vọng cho một kỷ nguyên mới của đồ gốm.

P/S: Nghề gốm sứ có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ từ bụi siêu mịn PM2.5 và gây ô nhiễm không khí

Gomsuu,

  • Câu hỏi:

    Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là:

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: A

    Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là đất sét, thạch anh, Fenfat.

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

AMBIENT-ADSENSE/

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Video liên quan

Chủ Đề