Nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, Việt Nam đã và đang cam kết mạnh mẽ trong việc chung tay cùng cộng đồng thế giới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và cuộc sống bình an cho tất cả mọi người dân. Trong nỗ lực hướng đến một tương lai an toàn hơn, việc tìm giải pháp đối với các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu là vô cùng cần thiết.

Theo ông Trần Hữu Minh, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, là một trong số ít các nước trên thế giới kéo giảm tai nạn giao thông xuống còn 1/2 trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Kết quả này được cộng đồng quốc tế ghi nhận đánh giá cao.

Tuy nhiên, ông Trần Hữu Minh nhấn mạnh, thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ở Việt Nam vẫn còn lớn. Trong các giải pháp để giảm tai nạn giao thông, Liên hợp quốc đã khuyến cáo 5 yếu tố quan trọng liên quan đến hành vi trực tiếp của người tham gia giao thông. Cụ thể gồm: Quản lý sử dụng rượu bia khi lái xe; quản lý về tốc độ; đội mũ bảo hiểm với người đi mô tô, xe máy; thắt dây an toàn trên xe ô tô và thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô.

Hội thảo khuyến nghị, đối với sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, các hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng kể cả khi chưa gây hậu quả cũng cần được xem xét truy tố xử lý hình sự. Cần lưu trữ hồ sơ vi phạm và quản lý chặt chẽ tái phạm và xử phạt lũy tiến đối với các hành vi tái phạm về nồng độ cồn.

Về vấn đề quản lý tốc độ, cần quy định thống nhất tốc độ khu vực đô thị và khu vực đông dân cư xuống 50km/giờ với tất cả các loại đường. Tại khu vực có tình trạng giao thông phức tạp như đi qua trường học, giảm tốc độ giới hạn xuống 30km/giờ. 

Đối với yếu tố mũ bảo hiểm, hội thảo cho rằng cần duy trì quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn với tất cả người ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện. Đồng thời, bổ sung quy định xử phạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho trẻ em dưới 6 tuổi trên mô tô, xe máy.

Về dây an toàn, hội thảo khuyến nghị, tất cả các ghế trên xe ô tô đều phải có dây an toàn. Yêu cầu tất cả người ngồi trên xe ô tô [gồm cả lái xe và hành khách cả ghế trước và ghế sau] đều phải thắt dây an toàn đúng cách.

Đối với thiết bị an toàn cho trẻ em, hội thảo đưa ra khuyến nghị, trẻ em có chiều cao dưới 135cm và dưới 12 tuổi được chở trên ô tô cá nhân bắt buộc phải được bảo vệ bằng các thiết bị an toàn phù hợp với chiều cao, độ tuổi [gồm các thiết bị như ghế cho trẻ sơ sinh, ghế cho trẻ nhỏ, thiết bị nâng] và không được phép ngồi hàng ghế phía trên, bên cạnh lái xe.

MẠNH HƯNG

Nguyên nhân và giải pháp về An Toàn Giao Thông[Thứ sáu, 19/01/2007 00:00 GMT+7]

Hệ thống ATGT cũng giống như một cỗ máy, khả năng hoạt động của nó phụ thuộc vào khả năng và sự nhịp nhàng của từng bánh răng. Để giải quyết bài toán về ATGT một cách triệt để, chúng ta cần một giải pháp tổng thể và toàn diện ở tầm Quốc gia trên nhiều phương diện và nhiều bộ ngành...


 

Người gửi: Hoang Sy Quy
E-mail:
Ngày: Thứ năm, 18/01/2007

Hệ thống ATGT cũng giống như một cỗ máy, khả năng hoạt động của nó phụ thuộc vào khả năng và sự nhịp nhàng của từng bánh răng. Để giải quyết bài toán về ATGT một cách triệt để, chúng ta cần một giải pháp tổng thể và toàn diện ở tầm Quốc gia trên nhiều phương diện và nhiều bộ ngành.

Ở góc độ một người tham gia giao thông, tôi xin được nêu lên một số nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến ATGT cũng như những giải pháp để khắc phục trên các phương diện cơ bản: Cơ sở hạ tầng giao thông, Người tham gia giao thông, Phương tiện tham gia giao thông, Hành lang pháp lý và Hệ thống quản lý giám sát giao thông.

Nguyên Nhân.

CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG.
Đối tượng cụ thể mà ta cần xem xét ở đây chủ yếu là đường giao thông. Trong hệ thống Đường giao thông hiện tại có rất nhiều yếu tố “chưa tốt” cũng như “sự cản trở “ bởi những yếu tố khác. Đó là:

Nhà ôm đường.
Hãy làm một phép tính nhỏ: Xét 1 km đường phố ta sẽ thấy có khoảng 400 căn nhà mặt tiền [hai bên, mỗi bên có 1000M/5m=200 căn], mỗi căn nhà sẽ là một cơ sở kinh doanh, buôn bán. Nếu mỗi cơ sở kinh doanh có khoảng 50 người đến giao dịch trong một ngày thì ta sẽ có 20.000 lượt người đến giao dịch với tất cả các cở sở này và như vậy có nghĩa là, có khoảng ½ số đó phải rẽ qua đường [10.000 lượt người rẽ sang đường trên đoạn đường 1km trong một ngày!]

Do nhà ôm đường, những người đến giao dịch phải để xe ở trước. Hơn nữa, ta còn thấy hàng trăm lý do khác: Họp chợ, bán hàng rong, sửa xe máy, cột điện….dẫn tới hành lang đường bị “Tê Liệt”!

Khi hai bên đường có quá nhiều điều hấp dẫn: Hệ thống quảng cáo ấn tượng từ các cơ sở kinh doanh, các club, coffee bar… gây sự chú ý cho người điều khiển phương tiện giao thông dẫn tới việc xao nhãng cho người đang điều khiển phương tiện giao thông!.

Khi các dịch vụ và các cơ sở kinh doanh mọc ra ở kháp nơi, việc mua sắm của người dân càng trở nên khó khăn do khi mua hàng người dân cần có nhiều sự lựa chọn, để có được một sự lựa chọn, họ phải đi từ đường này đến đường khác, từ quận này sang quận khác… Thay vi họ chỉ đến  một trung tâm mua sắm để mua một món hàng thì họ phải chạy xe qua hàng chục km. Nếu một người dân phải chạy thêm 10 KM trong 1 tuần thì ta thấy ngay mật độ giao thông “không mong muốn” sẽ tăng nhanh!

Bộ máy hành chánh của nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ATGT. Trong cơ chế hiện nay, người dân còn phải mất quá nhiều thời gian và xăng dầu cho việc thực hiện các công việc hành chính. Đơn cử một ví dự đơn giản: Khi tôi làm thủ tục nhập hộ khẩu tại TPHCM, tôi đến CA phường 1 TB, ở đây các đồng chí CA hướng dẫn tôi liên lạc CATP trên đường Trần Hưng Đạo Q1 để mua hồ sơ và được hướng dẫn. Khi tôi tới CATP thì được hướng dẫn về CA Quận để mua hồ sơ. Khi tôi quay lại CA Quận Phú Nhuận thì được trả lời là đến công an quận nơi đang tạm trú để mua hồ sơ [trước đó 4 tháng tôi tạm trú ở F1 TBình] và tôi lại phải quay về CA Quận 12. Khi về CA Quận 12, các đồng chí ở đây yêu cầu tôi về nhà lấy sổ tạm trú, giấy tờ nhà… và do hết giờ làm việc, tôi lại phải đến CA Q12 vào ngày hôm sau.

Và như thế, để mua được 1 bộ hồ sơ thôi thì tôi cũng phải chạy khoảng 50 KM!.

Môi trường giao thông kém.
Bụi đường mịt mù không những ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe mà còn  làm hạn chế sự nhìn và tầm nhìn của người điều khiển phương tiện. Sụn, cát, sỏi, ổ trâu, ổ gà, cống rãnh trên đường cũng là nguyên nhân của nhiều tai nạn đáng tiếc.

Hệ thống cống thoát nước, hệ thống điện, điện thoại ngầm chưa tốt.
Tiểu biểu nhất cho điểm này là việc đào đường diễn ra thường xuyên. Có những con đường vừa làm xong là bị đào ngay! Dường như chúng ta chưa có được một hệ thống tiêu chuẩn cho các tuyến đường, chưa có sự phối hợp tốt giữa các Bộ ngành trong việc thiết kế và thi công các tuyến đường.

Đường ngược chiều không có dãy ngăn cách
Qua nhiều năm tham gia giao thông, tôi nhận thấy phần lớn những tai nạn giao thông nghiêm trọng xẩy ra do hai phương tiện chạy ngược chiều va chạm vào nhau. Rất ít trường hợp tai nạn xẩy ra trên các tuyến đường một chiều. Ở các thành phố ở VN hiện nay, các tuyến đường giao thông chủ yếu là hai chiều không có dãy ngăn cách.

Thiếu các đường nội bộ song song đường quốc lộ nơi đường Quốc lộ đi qua các khu đông dân cư.

Các hệ thống đường này rất cần thiết để giảm tải cho đường Quốc lộ, hạn chế rất nhiều những tai nạn đáng tiếc xẩy ra nhưng rất tiếc hiện nay có rất ít những con đường này.

NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG.
Hai yếu tố chính mà người tham gia giao thông có tác động mạnh mẽ đến ATGT: Kiến thức về giao thông và Ý thức chấp hành giao thông.

Việc giáo dục kiến thức về giao thông hiện nay vẫn còn sơ sài. Có 2 nơi giảng dạy kiến thức về giao thông là Nhà trường và nơi cấp bằng lái xe. Ở nhà trường, việc giảng dạy luật giao thông cũng chưa tốt, thiếu hệ thống giáo trình chuẩn, phương pháp giảng dạy cũng như mô hình trực quan. Ở các nơi đào dạy luật giao thông để cấp bằng lái chủ yếu cũng chỉ là một hình thức “luyện” cách làm bài là chính. Chư thực sự giảng dạy về luật giao thông một cách đầy đủ.

Ý thức chấp hành giao thông còn rất kém, đặc biệt là lúc không có CSGT. Tôi cho rằng, trong tất cả những người vi phạm giao thông thi phải trên 50% do ý thức chấp hành luật giao thông. Cụ thể là họ biết mình vi phạm nhưng họ vẫn làm.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG.
Hiện nay số lượng xe máy dã quá lớn, đây là một bất lợi lớn cho Thành phố trong tương lai. Trong khi đó, hệ thống giao thông công cộng lại chưa tốt. Và thực tế là xe máy đang là phương tiên thuận lợi nhất với người dân hiện nay. Tại sao vậy? Tại nhà ở trong hẻm sâu, chật, xa các trạm dừng của các phương tiện giao thông công cộng, nhu cầu đi lại quá nhiều và phức tạp trong khi đó hệ thống giao thông công cộng chưa thể đáp ứng tốt.

Một thực trạng nữa là phía Công An quản lý xe chưa chặt chẽ, có nhiều xe đã được mua bán qua nhiều tay nhưng vẫn không được làm thủ tục khai báo và sang tên thâm chí chủ xe cũng không biết chủ xe đứng tên trong giấy phép lái xe mình đang giữ là ai. Điều này gây khó khăn cho công an trong việc điều tra, xử lý phạt vi phạm giao thông...

PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁM SÁT GIAO THÔNG
Tôi cho rằng pháp luật hiện tại vẫn chưa thực sự nghiêm minh, tiền phạt cho các lỗi vi phạm giao thông vẫn chưa đủ mạnh để răn đe người tham gia giao thông.

Hơn nữa, lực lượng CSGT chưa đủ mạnh, để giám sát tốt việc tham gia giao thông.

Giải Quyết

1.      Giải quyết tốt bài toán quy hoạch, chú ý tạo hành lang cho đường, tạo các đường nội bộ song song đường quốc lộ nơi đường Quốc Lộ đi ngang qua các vùng dân cư đông đúc. Các trường học [trừ các trường phổ thông], các khu công nhiệp, các cơ sở sản xuất, các bệnh viện cần xây dựng tập trung và cách xa khu dân cư đông đúc. Hệ thống bãi đậu xe công cộng…

2.      Đặt ra bộ tiêu chuẩn [đường cấp 1, 2, 3…] cho tuyến đường [ Bao gồm mặt đường, độ rộng, dãy phân cách, phân luồng, đèn tín hiệu, lề đường, hành lang đường, hệ thống cáp điện ngầm…]. Lập kế hoạch, lộ trình  để chuẩn hóa các tuyến đường.

3.      Luật giao thông cần nghiêm khắc hơn, cần phạt nặng hơn đặc biệt là những trường hợp vi phạm nghiêm trọng như đua xe, phóng nhanh vượt ẩu…

4.      Tăng cường lực lượng CSGT [Ít nhất cho đến khi ý thức tham gia giao thông của người dân được đảm bảo], CSGT chỉ mặc thường phục và chỉ xuất trình thẻ chứng nhận CSGT khi tiếp xúc với người vi phạm giao thông.

5.      Thưởng lớn cho người dân nếu phát hiện tiêu cực từ phía CSGT. Xử lý nghiêm trong các trường hợp tiêu cực.

6.      Kiểm soát tốt hồ sơ đăng ký xe, phạt nặng các trường hợp mua xe không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

7.      Xây dựng hệ thống phát hiện vi phạm giao thông tự động bởi hệ thống camera, máy bắn tốc độ, các trường hợp vi phạm giao thông được hệ thống tự động chuyển về từng khu phố, từng địa phương.

8.      Xây dựng hệ thống nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cho các tuyến đường. Đảm bảo việc hướng dẫn và xử lý sự cố giao thông nhanh chóng và chuyên nghiệp. Phân luồng, phân tuyến, cho phép xe chạy theo giờ… một cách hợp lý hơn.

9.      Phát triển mạnh hơn nữa hệ thống giao thông công cộng. Nhà nước nên bù giá trong thời gian đầu .

10.  Chuẩn hóa việc giảng dạy giao  thông trong các cấp học và trong quá trình đào tạo cấp giấy phép lái xe: Nên có giáo trình riêng cho từng lớp học, thống nhất phương pháp giảng dạy, tạo ra nhiều mô hình trực quan.

11.  Tuyên truyền sâu rộng luật giao thông, ý thức tham gia giao thông, các hành vi vi phạm giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân.

12.Cần có sự thống kê đầy đủ các loại tai nạn giao thông [Theo thời gian, theo hướng giao thông, theo địa bàn,…] để có được sự phân tích và đánh giá chính xác.

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề ATGT chỉ nóng sau “Nạn Tham Nhũng” tuy nhiên chúng ta không thể giải quyết ngay. Thiết nghĩ, Uỷ Ban ATGT cần tranh thủ nhiều hơn ý kiến của toàn dân, các ban ngành và trình Chính Phủ một kế tổng thể, đầy đủ nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc của toàn xã hội – ATGT.

Hoàng Sỹ Quý

Công ty TMA Solutions

Q. Phú Nhuận – TPHCM

Email:

Chủ Đề