nhận xét, đánh giá về tình hình xử phạt vi phạm hành chính

Thực hiện Công văn số 210/STP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 07/04/2016 của Sở Tư Pháp về việc báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng đầu năm 2016, Sở Tài Chính báo cáo tình hình thực hiện tại Sở cụ thể như sau: (số liệu tính từ ngày 01/10/2015 đến hết ngày 30/3/2016)

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT XLVPHC VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT:

- Từ 01/10/2015 đến 30/03/2016, công tác thi hành pháp luật về XLVPHC luôn nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện thường xuyên, có hiệu quả của Bộ Tài Chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Cục Thuế và Sở Tư pháp; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, quy định trong việc thi hành pháp luật về XLVPHC.

- Sở vẫn luôn tiếp tục quán triệt, phổ biến các nội dung của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ; các văn bản có liên quan đến các tầng lớp Nhân dân: Pháp lệnh số 09/2014/PL-UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về trình tự thủ tục, xem xét quyết định biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án nhân dân; Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Thông tư 186/2013/TT-BTC ngày 05/12/2013 về việc hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí; Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơnđến cán bộ, công chức, người lao động. Qua đó xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực.

- Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo tỉnh theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND, ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Kon Tum.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực Tài chính. Chỉ đạo thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, quyền hạn được giao. Thông qua kết quả kiểm tra, thanh tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng đối với những cá nhân, cơ quan đơn vị thực hiện tốt công tác xử lý vi phạm hành chính; đồng thời, kịp thời nhắc nhở các cá nhân, đơn vị thực hiện chưa tốt cần khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hành chính góp phần ngăn ngừa vi phạm hành chính, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.

- Hàng năm khi có lớp tham gia tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ về xử phạt vi phạm hành chính do Bộ Tài chính hay Tỉnh tổ chức, Lãnh đạo Sở đều cử cán bộ tham gia đầy đủ.

- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XLVPHC và các văn bản pháp luật liên quan đến XLVPHC được thực hiện tại Sở bằng nhiều hình thức: Hàng năm Sở đều xây dựng kế hoạch TDTHPL về XLVPHC; tuyên truyền phổ biến các văn bản thông qua các cuộc hội nghị phổ biến pháp luật, các hoạt động thanh tra kiểm tra chuyên ngành và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở để toàn cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan và nhân dân trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện.

II/ BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1/Tình hình vi phạm hành chính

Công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với ngành Tài chính tại địa phương chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán: làm mất hóa đơn bán hàng, báo cáo tài chính năm bị chậm. Các đối tượng bị phạt vi phạm hành chính phần lớn là những công ty cổ phần, công ty tư nhân.

Công tác xử phạt vi hành chính được phát hiện chủ yếu qua công tác thanh kiểm tra của Cục thuế. Sau đó, Cục thuế chuyển hồ sơ sang Thanh tra Sở Tài chính xem xét xử phạt. Sở Tài chính căn cứ các biên bản vi phạm hành chính, công văn của Cục thuế chuyển sang: xem xét các điều khoản quy định, mức phạt và tình tiết vi phạm của đơn vị để quyết định xử phạt.

Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có sự phối hợp giữa Sở Tài chính với Cục thuế tỉnh để ra quyết định xử phạt.

2/ Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

* Số vụ vi phạm bị phát hiện: Tổng số vụ vi phạm bị phát hiện: 0 (không).

* Việc thực hiện biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở đối với người chưa thành niên vi phạm: 0 (không).

* Số hồ sơ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hành chính: 0 (không)

* Khó khăn, vướng mắc: Có một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân thường thay đổi địa chỉ trụ sở làm việc chính; cá biệt có một số doanh nghiệp đã tự đóng cửa nên khi quyết định xử phạt gửi đến không có người nhận.

3/ Đánh giá chung :

- Công tác xử phạt VPHC đúng quy định; đã có tác dụng răn đe đến tất cả các đơn vị bị vi phạm.

- Khi Quyết định xử phạt VPHC được ban hành, nhìn chung các đơn vị, cá nhân vi phạm đều chấp hành.

- Trong 06 tháng đầu năm 2016, không có trường hợp nào khiếu nại, khiếu kiện về xử lý vi phạm hành chính đối với Sở Tài chính.

III/ BÁO CÁO TÌNH HÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

1/ Tình hình vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội: (Không).

2/ Kết quả áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: (Không).

3/ Khó khăn, vướng mắc, bất cập: (Không).

4/ Kiến nghị, đề xuất: (Không).

5/ Một số vấn đề khác: (Không).

IV- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: (Không).

Chi tiết tại đây