Nhịp chày yên thái ở đâu

Sách Việt sử lược đã đưa ra những chứng cứ về nghề làm giấy tại Thăng Long: “Năm 1215 vua Huệ Tông cùng mẹ cạo đầu từ dinh Thái Hòa đến nhà viên quan là Ðỗ Ban ở ngõ Chỉ Tác [ngõ làm giấy] cạnh cầu Tây Dương1 để dựng thảo điện đi tu”. Như vậy nghề làm giấy ở Thăng Long muộn nhất đã có từ đầu thế kỷ 13. Trong Dư địa chí [1435], Nguyễn Trãi chép: “Phường Yên Thái huyện Quảng Ðức làm giấy” và nghề này xuất hiện ở Yên Thái muộn nhất là đầu thế kỷ 15.

Ca dao xưa có câu:

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ

Nhịp chày Yên Thái trong câu ca dao là tiếng chày giã dó, một nguyên liệu chính để làm giấy. Thực ra làm giấy xưa là nghề của cả vùng kẻ Bưởi gồm các làng: Yên Thái, Hồ Khẩu, Ðông Xã, Nghĩa Ðô. Mỗi làng chuyên làm một loại giấy. Yên Thái làm giấy bản, giấy lĩnh [một loại giấy chuyên dùng chép gia phả, ngọc phả vì bền và viết mực không nhòe], giấy lệnh dành riêng cho triều đình. Năm 1736, đời vua Lê Thuận Tông, chúa Trịnh Giang đã cho in Tứ thư, Ngũ kinh bằng giấy này. Làng Hồ Khẩu chuyên làm giấy moi [từ nguyên liệu thô hơn, mặt giấy ráp, sử dụng để gói hàng]. Ðông Xã chuyên làm giấy quì, loại giấy mỏng và dai bán cho làng Kiêu Kỵ để dát vàng quì. Giấy này nức tiếng về độ bóng, mịn như lĩnh Bưởi, vò xong vuốt ra lại phẳng, hai lớp rất dai, xé không rách. Ðặc biệt tuổi thọ của giấy lên đến hàng trăm năm dù khí hậu miền Bắc nóng ẩm. Họ Lại ở Nghĩa Ðô, chuyên làm giấy sắc còn gọi là giấy nghè vì thế làng Nghĩa Ðô còn gọi là làng Nghè.

Nghề làm giấy tốn rất nhiều nước. Thời còn sông Tô Lịch, dân làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Võng Thị mang dó ra sông đãi và khi nấu xong họ đổ bọt giấy xuống sông. Khi sông Tô Lịch bị lấp họ lại đổ bọt xuống ao, lâu ngày nước kết váng gây ô nhiễm nên Yên Thái có một ao gọi là “Ao Bựa”. Thời thịnh của nghề giấy có phiên chợ Cầu Vuông nổi tiếng. Cầu Vuông ở ngay đầu làng Yên Thái, là trung tâm của các làng giấy. Chợ họp bảy ngày một phiên.

Cầu Vuông một tháng bốn phiên

Ðể em xeo giấy cho chàng bút nghiên

Năm 1958, các hộ gia đình sản xuất giấy ở Hồ Khẩu, Yên Thái, Ðông Xã phải nhập vào hợp tác xã. Và các hợp tác xã giấy Cộng Lực, Ðông Thành, Ðông Hòa ra đời với sản phẩm chính là giấy bản. Dấu ấn đáng nhớ là giấy dó Yên Thái được chọn để in bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó được gia đình ông Nguyễn Thế Ðoán ở Yên Thái làm. Bìa của bản Di chúc là giấy dó được bóc kép 6 lần, còn giấy ruột được bóc kép 3 lần.

Ðối diện với cổng làng Yên Thái là giếng Mắt Rồng sát bên đền Long Tỉnh thờ Ðức Chúa Cả. Giếng xây bằng đá xanh được đẽo gọt rồi xếp thành từng lớp từ đáy lên đến miệng. Ðiều lạ là vào mùa khô, trong khi các giếng khác cạn nước thì giếng Mắt Rồng vẫn đầy nước. Khi người Pháp làm bến tàu điện họ không kéo dài đến chợ Bưởi vì nếu làm sẽ phải phá bỏ đền Long Tỉnh và lấp giếng Mắt Rồng. Sau năm 1954, một số cán bộ đã cho đổ tấm đan bằng xi măng có lỗ đặt xuống đáy để hằng năm đỡ công nạo vét giếng nhưng kết quả ngược lại, vào mùa khô nước giếng rất cạn, không đầy như xưa. Khi mở rộng đường, người ta không dám phá đền Long Tỉnh nhưng lại lấp giếng và vị trí giếng xưa nay là vỉa hè. Con đường chạy qua làng Yên Thái dân gọi là phố Yên Thái. Năm 1986, chính quyền bỏ tên phố Yên Thái do dân gọi và đặt đoạn đi qua đây là Thụy Khuê. Như vậy, phố Thụy Khuê bắt đầu từ đầu đường Thanh Niên kéo dài cho đến chợ Bưởi. Có lẽ không phải họ sợ trùng tên với phố Yên Thái của Q.Hoàn Kiếm [từ phố Hàng Mành ra Ðường Thành] mà họ muốn đặt thế cho gọn.

Hà Nội đã nhiều lần đổi tên phố. Và tên phố ngày hôm nay có nhiều chuyện để bàn. Tên đất, tên làng không chỉ để gọi mà nó còn là di sản. Yên Thái, Hồ Khẩu, Ðông Xã xứng đáng là những di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội vậy mà nỡ xóa nó đi. Ngày nay nhiều người thuộc câu ca dao nhưng không biết Yên Thái ở đâu, người Hà Nội cũ liệu có đau lòng? 

[Lược trích từ Chuyện quanh quanh Dâm Đàm, NXB Trẻ]

1 Nay là Cầu Giấy

Tin liên quan

[LĐTĐ] Trong tiết giao mùa, hàng cây bàng lá nhỏ trên tuyến đường Cienco 5 [Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội] chuyển từ màu vàng sang màu xanh non tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.

[LĐTĐ] Đã từ rất lâu, Thủ đô Hà Nội với vẻ thâm trầm, bề dày lịch sử, sự sầm uất của đô thị, những góc phố buồn phủ màu thời gian, với dòng sông Hồng bao quanh… đã luôn là đề tài của nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng. Mỗi họa sỹ có lối đi riêng của mình, và hơn hết, họ đều thể hiện tình yêu của mình với Thủ đô ngàn năm văn vật. Trong dòng chảy của hội họa về Hà Nội, có một họa sỹ vẫn âm thầm khắc họa tình yêu của mình với Thủ đô qua hình tượng cây cầu Long Biên. Đó là Phan Minh Châu, một người yêu Hà Nội đến cháy bỏng, đến cuồng si.

[LĐTĐ] Nhằm góp phần giảm nguồn rác thải, biến rác thải thành phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt hướng đến bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, từ tháng 3/2021, huyện Đông Anh đã triển khai thí điểm chương trình thu gom, phân loại và xử lý rác tại 3 xã. Từ các hộ thí điểm triển khai, đến nay mô hình nhận được sự chung tay tham gia của đông đảo nhân dân trong toàn huyện.

[LĐTĐ] Ba Vì từ lâu được biết đến là địa phương nằm ở xa trung tâm Thành phố, có 7/30 xã miền núi là nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Địa bàn rộng, địa hình dân cư phân bố không đồng đều, xuất phát điểm trong xây dựng nông thôn mới không cao. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn nội tại, Ba Vì đang nỗ lực đặt mục tiêu nâng cao đời sống người dân lên hàng đầu; chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.

[LĐTĐ] Với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, những năm qua phong trào thể dục thể thao [TDTT] trên địa bàn huyện Thường Tín [Hà Nội] có bước phát triển mạnh, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện; góp phần tăng cường sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh của nhân dân.

[LĐTĐ] Sáng nay [25/3], tại Vườn nhãn, khu vực chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với Công ty CP Đầu tư – Xuất nhập khẩu Thương mại Dịch vụ SG Chiến Thắng tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm bay khinh khí cầu [là một loại hình du lịch mạo hiểm] cho nhân dân Thủ đô và du khách tới Hà Nội. Những chiếc khinh khí cầu đầy màu sắc rực rỡ bay trên bầu trời Thủ đô, khai màn cho những ngày du lịch Hà Nội sôi động trở lại.

[LĐTĐ] Từ lâu, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình là những biểu tượng văn hóa gắn với làng quê, hồn quê Việt. Ở các làng quê vùng Đồng bằng Bắc bộ nói chung và Hà Nội nói riêng hiện vẫn còn dấu tích của những giếng cổ có niên đại lên tới hàng trăm năm mà người dân vẫn còn đang sử dụng, phục vụ cho đời sống. Tuy nhiên, cơn lốc đô thị hóa cũng đang là thách thức lớn khiến giếng cổ có nguy cơ biến mất.

[LĐTĐ] Luôn mỉm cười, tự tin và yêu đời, chị đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khuyết tật vươn lên hòa nhập cuộc sống, đó là những điều tôi cảm nhận được từ chị Hoàng Thị Khương ở xã Quất Động [huyện Thường Tín, Hà Nội]. Chị bảo, ông trời lấy đi của chị đôi chân lành lặn nhưng bù lại cho trí thông minh và đôi bàn tay khéo léo để giữ nghề thêu và giúp những người đồng cảnh ngộ nhiều hơn.

[LĐTĐ] Trước tình trạng số ca bệnh Covid-19 tăng nhanh, việc quản lý, điều trị cho các trường hợp F0 tại một số địa phương gặp khó khăn. Nhằm hỗ trợ, góp sức cùng đội ngũ y tế tuyến đầu và chính quyền địa phương, một số người dân đã chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, thiết kế các ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý F0 điều trị tại nhà. Anh Nguyễn Ngọc Hóa [phường Nhật Tân, quận Tây Hồ] là một trong những người tiên phong.

[LĐTĐ] Sáng 11/3, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội lần thứ II”, năm 2021-2022.

Video liên quan

Chủ Đề