Nhức đầu gối là bệnh gì năm 2024

Đau đầu gối 2 bên có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc là triệu chứng của một bệnh lý xương khớp nào đó. Khi xuất hiện tình trạng đau đầu gối 2 bên, bạn nên đi khám sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị về sau.

Đau đầu gối 2 bên là bệnh gì?

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_gay_dau_dau_goi_2_ben_la_gi_1_2799b98d37.png] Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa phần trên của xương chày, phần dưới của xương lồi cầu đùi và mặt sau của xương bánh chè

Đau đầu gối 2 bên là dấu hiệu cho thấy xuất hiện những tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối. Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa phần trên của xương chày, phần dưới của xương lồi cầu đùi và mặt sau của xương bánh chè.

Khớp gối có cấu tạo phức tạo và luôn phải chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Không chỉ vậy đây còn là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất. Vì thế nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.

Đau đầu gối 2 bên xảy ra phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến vận động. Tình trạng này khiến cho người bệnh khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Đây không chỉ là cơn đau thông thường, mà đau đầu gối 2 bên có thể là sự cảnh báo về căn bệnh xương khớp nguy hiểm tiềm ẩn.

Nguyên nhân gây đau đầu gối 2 bên

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu gối 2 bên và được chia làm 2 nhóm chính gồm do chấn thương đầu gối và do bệnh lý.

Đau đầu gối 2 bên do chấn thương

Chấn thương đầu gối là một trong số những chấn thương phổ biến và nghiêm trọng. Chấn thương có thể gặp trong lúc chơi thể thao hay trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... Cơn đau đầu gối 2 bên có thể xuất phát từ:

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_gay_dau_dau_goi_2_ben_la_gi_2_27c494334b.jpg] Chấn thương đầu gối là một trong số những chấn thương phổ biến và nghiêm trọng

Bong gân

Là tình trạng dây chằng bị giãn quá mức, thậm chí có thể bị rách một phần hoặc hoàn toàn. Khi bị bong gân, đầu gối sẽ rất đau và xuất hiện các biểu hiện như bầm tím quanh khớp, vùng bị bong gân nóng lên,...

Tổn thương sụn chêm

Khi xoay gối đột ngột hoặc mang vác vật nặng, sụn chêm có thể bị rách và gây đau, sưng nề đầu gối. Trong một số trường hợp, mảnh sụn rách có thể lọt vào khe khớp gây nên tình trạng kẹt khớp và bắt buộc phẫu thuật nội soi để cắt sụn chêm.

Gãy xương

Trong cấu tạo khớp gối, xương bánh chè là dễ bị gãy nhất nếu có một tác động lực mạnh và đột ngột. Chỉ cần ấn nhẹ vào chỗ xương bị gãy sẽ có làm giác đau nhói. Vùng chấn thương có thể bị bầm tìm và bị mất của động hoàn toàn nếu bị gãy rời cả hai đầu xương.

Trật khớp

Đây là hiện tượng xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây sưng và đau. Những người thường xuyên chơi thể thao sẽ thường gặp phải tình trạng trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.

Viêm bao hoạt dịch gối

Bao hoạt dịch gối là các túi chứa chất lỏng lót đệm ở ngoài khớp gối. Nó có vai trò giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Các chấn thương ở đầu gối có thể làm cho bao hoạt dịch bị viêm và gây ra các cơn đau đầu gối 2 bên.

Đau đầu gối 2 bên là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp

Khi bị đau đầu gối 2 bên, người bệnh luôn ở trong trạng thái lo âu. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán, điều trị kịp thời các bệnh lý xương khớp nguyên nhân thì người bệnh sẽ sớm thoát khỏi những cơn đau dai dẳng. Các bệnh lý này gồm:

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_gay_dau_dau_goi_2_ben_la_gi_3_8d446b8689.jpg] Điều trị kịp thời các bệnh lý xương khớp nguyên nhân thì người bệnh sẽ sớm thoát khỏi những cơn đau dai dẳng

Thoái hóa khớp gối

Tình trạng này xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do những yếu tố nguy cơ như tai nạn, béo phì, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,... Người bị thoái hóa khớp gối có cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối. Người bệnh có thể nghe thấy tiếng lụp cụp khi gấp duỗi gối và cơn đau đầu gối 2 bên sẽ tăng khi vận động.

Viêm khớp gối

Viêm khớp là tình trạng xương sụn trơn bị mòn và trở nên xù xì, thô ráp. Lúc này có khớp xương ma sát với nhau nhiều làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp. Từ đó gây đau đầu gối 2 bên và vận động khó khăn. Cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm và có thể kèm theo hiện tượng cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh lý tự miễn gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sụn khớp, đầu xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Viêm khớp dạng thấp gây đau khớp, cứng khớp, lâu ngày có thể dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp.

Khớp gối là một trong những khớp dễ bị tổn thương nhất nếu vận động sai cách hoặc sinh hoạt không khoa học. Vì vậy, khi cơn đau đầu gối 2 bên kéo dài hoặc gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác tại đầu gối thì người bệnh cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Tại sao lại nhức khớp gối?

Đau khớp gối là bệnh lý xương khớp phổ biến, một số nguyên nhân phổ biến có thể hình thành bệnh gồm: - Nguyên nhân bệnh lý: Thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp, gout, viêm bao hoạt dịch, bong gân... là những bệnh lý khớp gây ra tình trạng đau khớp đầu gối điển hình nhất.

Bị giãn dây chằng đầu gối bao lâu thì khỏi?

Căng cơ đầu gối bao lâu thì khỏi? Thông thường, nếu bị căng cơ nhẹ thì thời gian hồi phục kéo dài khoảng 3 – 4 tuần là có thể vận động bình thường. Tuy nhiên nếu đầu gối bị căng cơ nặng hơn, người bệnh sẽ phải mất khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn để điều trị.

Bị bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi?

Thời gian để người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi bị bong gân đầu gối thường mất 2 - 3 tuần với những trường hợp nhẹ, và có thể mất hơn 3 tháng đối với tình trạng bong gân nghiêm trọng.

Rách sụn chêm ngoài bao lâu thì khỏi?

Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi mà không cần phẫu thuật? Nói chung, vết rách sụn chêm mất 6-12 tuần để lành lại. Một số thậm chí lành nhanh hơn chỉ sau 4 tuần, tùy thuộc vào kích thước của vết rách và vị trí của nó.

Chủ Đề