Những điểm giống nhau của kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế

SO SÁNH NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

1. Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh tế quốc tế nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia có chủ quyền trên thế giới, phân tích dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ và các giao dịch tiền tệ giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới, những chính sách định hướng cho các dòng vận động này và ảnh hưởng của chúng đến phúc lợi của quốc gia.

Kinh doanh quốc tế nghiên cứu toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia.

=> Kinh tế quốc tế nghiên cứu ở tầm vĩ mô, nghiêng về góc độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại. Kinh doanh quốc tế nghiên cứu ở tầm vi mô, nghiêng về các hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài của doanh nghiệp.

2. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế của các trường đại học có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể đến những môn chuyên ngành tiêu biểu dưới đây:

Ngành Kinh tế quốc tế: Kinh tế quốc tế, Chính sách kinh tế đối ngoại, Nền kinh tế thế giới, Hội nhập kinh tế quốc tế, Đàm phán kinh tế quốc tế, Kinh tế ASEAN, Chính sách quản lý công ty đa quốc gia, Tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.

Ngành Kinh doanh quốc tế: Kinh doanh quốc tế, Marketing quốc tế, Nghiệp vụ ngoại thương, Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, Chiến lược kinh doanh toàn cầu, Quản trị doanh nghiệp FDI, Tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.

3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp và cạnh tranh cao với khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp hai ngành này có thể làm công việc thay thế cho nhau một cách tương đối. Hơn nữa, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng cao tạo ra cơ hội việc làm không giới hạn cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Cử nhân Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, các cơ quan đại diện thương mại, đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài.

4. Một số trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế
Hiện nay, có không ít trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế, nhưng điểm chuẩn của hai ngành đều khá cao, gần như cao nhất trong khối kinh tế. Dưới đây là một số trường các em có thể tham khảo:

Tại Hà Nội:Đại học Kinh tế Quốc dânĐại học Ngoại thươngĐại học Kinh tế, ĐHQG Hà NộiĐại học Thương mạiHọc viện Ngân hàng…

Tại TP.HCM:

Đại học Ngoại thương (cơ sở 2)Đại học Kinh tế TP.HCMĐại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCMĐại học Tôn Đức ThắngĐại học Ngân hàng TP.HCMĐại học Tài chính Marketing…

Nếu có băn khoăn hay thắc mắc gì về hai ngành này cũng như vấn đề chọn ngành, chọn trường, các em có thể cmt xuống dưới nhé, các admin và anh sẽ hỗ trợ các em hết mình. Chúc các em thành công!

Ngày 10/4, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Ngày hội Tư vấn tuyển sinh năm 2021. Nhiều thí sinh quan tâm đến sự khác nhau giữa hai ngành học Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế.

Khác biệt nhưng vẫn có sự giao thoa

“Có nhiều người còn mơ hồ về hai ngành học này. Đây cũng là điều dễ hiểu vì thực tế, hai ngành này có sự giao thoa với nhau như cùng đạo tạo cử nhân kinh tế hay người học đều phải học những môn đại cương, môn cơ sở ngành như nhau”, TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng bộ môn Kinh tế quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết.

Những điểm giống nhau của kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế

TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng bộ môn Kinh tế quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Cụ thể, theo bà Hồng, cử nhân ngành Kinh tế quốc tế sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan cấp bộ, cục, vụ, viện; các trường đại học, viện nghiên cứu; tham gia vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu, logistics,…  

Trong khi đó, cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế sẽ phục vụ cho các ngành về vi mô, các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư quốc tế, dự án nước ngoài, dự án chuyển giao khoa học công nghệ và các dịch vụ quốc tế khác.  

Về bản chất, hai ngành này có nhiều nét tương đồng, chỉ khác nhau về các môn chuyên ngành chuyên sâu như Kinh tế quốc tế thiên về vĩ mô, còn Kinh doanh quốc tế thiên về vi mô.  

“Chương trình của cả hai ngành học đều được thiết kế dựa trên chương trình quốc tế, tham khảo từ các trường đại học có xếp hạng trên thế giới. Nhìn vào nhu cầu của xã hội và thực tiễn phát triển của kinh tế nước nhà, chúng tôi liên tục có những điều chỉnh chương trình dạy – học sao cho phù hợp, đáp ứng được chất lượng sinh viên và nhu cầu việc làm sau khi ra trường cho các em”, TS Hồng chia sẻ

Điểm chuẩn dự kiến vẫn ở top đầu, tỉ lệ 'chọi' cao

Theo TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế là 2 ngành còn non trẻ nhưng luôn thu hút thí sinh. Liên tiếp 4 năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào của 2 ngành này luôn ở ngưỡng 24 – 28 trên thang điểm 30.

“Ngoài việc giảng dạy lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên sâu về ngành học, sinh viên theo học Kinh doanh quốc tế và Kinh doanh quốc tế sẽ được nghiên cứu về các chính sách, đối sách, đàm phán quốc tế.  

Các tiết học cũng được tăng thời lượng thực hành bằng việc mô phỏng những buổi đàm phán, giúp sinh viên được rèn nghề như trong môi trường làm việc thực thụ”.

Sinh viên khi theo học hai ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế cũng đòi hỏi khả năng tiếng Anh phải tốt do các em cần phải học từ các tài liệu chuyên khảo cùng các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Theo TS Hồng, việc đẩy mạnh thực hành và tiếng Anh trong chương trình học sẽ giúp sinh viên vững kỹ năng nghề và năng động hơn. Theo khảo sát, sau khi ra trường, nhiều sinh viên ngành này có thể đạt mức lương khởi điểm dao động từ 800 – 1000 USD/tháng.

TS Hồng nhìn nhận, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc các doanh nghiệp thu hẹp biên chế hoặc kiêm nhiệm khiến tỉ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề giảm đi tương đối so với những năm trước đó.

“Tuy nhiên, đến hiện tại, nhu cầu của xã hội về nhân lực trong hai ngành này vẫn tương đối lớn. Việt Nam là một nước đang phát triển, cần ký kết rất nhiều hiệp định kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc, ít nhất trong khoảng 5 năm tới, ngành học này vẫn thu hút người học”, bà Hồng nói.

Nhóm PV

Nếu như năm ngoái, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ cho phép thí sinh đăng ký tối đa 10 nguyện vọng thì năm nay, trường không giới hạn số lượng đăng ký. Thậm chí, thí sinh có thể đăng ký tới 54 nguyện vọng ứng với 54 mã ngành.

“Kinh doanh quốc tế” và “Kinh tế quốc tế” là gì?Kinh doanh quốc tế (International Business) là toàn bộ công việc giao dịch giữa các quốc gia với nhau, nhằm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về cách thức giao dịch giữa các doanh nghiệp nằm ở các quốc gia khác nhau, cũng như hiểu những tác động của các hoạt động kinh doanh tới thị trường trong nước và ngoài nước. Điều đó giúp các doanh nghiệp quốc tế nắm bắt được những biến đổi của thị trường thế giới và có những phương án giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh.Kinh tế quốc tế (International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học đi sâu vào nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Phạm vi của Kinh tế quốc tế rất rộng, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Ngành Kinh tế quốc tế có vai trò lớn về mặt lý thuyết, thực nghiệm và mô tả.

Những điểm giống nhau của kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Những điểm giống nhau của kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế sẽ học những gì?Thuộc nhóm ngành Kinh doanh, ngành học Kinh doanh quốc tế sẽ cung cấp cho người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như: phân tích, đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp, …Trong khi đó, thuộc nhóm ngành Kinh tế học, ngành Kinh tế quốc tế, ngành này cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách, kinh tế đối ngoại, kinh tế lượng, nguyên lý quản trị kinh doanh, kinh tế phát triển, phương pháp nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường,… đồng thời sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong lĩnh vực thương mại và tài chính.
Những điểm giống nhau của kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Những điểm giống nhau của kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Cơ hội việc làm của 2 ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế ra sao?Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có thể đảm nhiệm các vị trí như: chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh cước tàu biển, hàng không, chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế, chuyên gia nghiên cứu thị trường, chuyên gia marketing quốc tế, chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng, chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế, chuyên gia xúc tiến thương mại, nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế…Sinh viên học Kinh tế quốc tế sẽ làm các công việc như: theo dõi, phân tích và tư vấn các dự án quốc tế, nhà quản lý dự án phát triển quốc tế, các công việc liên quan đến lập kế hoạch, phát triển thị trường quốc tế, …tại các cơ quan xúc tiến thương mại, các trường đại học có đào tạo các ngành liên quan đến kinh tế, các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế với các vị trí trợ lý hay chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách,…
Những điểm giống nhau của kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Những điểm giống nhau của kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Mức lương của hai ngành này ra sao?Theo khảo sát lương của NABE (Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia), mức lương khởi điểm cho các sinh viên kinh tế quốc tế là từ $32.000 đến $87.500, tùy thuộc vào trình độ học vấn và vị trí công việc đảm nhận. Trong khi đó, mức lương ngành kinh doanh quốc tế sẽ cao hơn, trung bình là $82.787 mỗi năm hoặc $42.45 mỗi giờ. Các sinh viên mới vào nghề kiếm được từ $ 21.938 mỗi năm trong khi hầu hết các nhân viên có kinh nghiệm kiếm tới $140.738 mỗi năm.Nguồn tham khảo: Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

#atyschool#kinhdoanhquocte#kinhtequocte#dinhhuongnghenghiep#business