Những người khốn khổ tóm tắt

Tóm tắt truyện Những người khốn khổ - Bài 1

Giăng Van-giăng nuôi một đàn cháu nhỏ, vì nghèo mà một hôm phải đánh cắp bánh mì. Anh bị bắt và bị kết án năm năm tù. Bốn lần vượt ngục không thoát, anh bị giam mười bốn năm. Sau bao thăng trầm của cuộc sông, Giăng Van-giăng cũng có được một chút địa vị trong xã hội, nhưng không phải là với cái tên Giăng Van-giăng ngày xưa. Lúc này anh có tên là Ma-đơ-len, thị trưởng của một thành phố nhỏ, được mọi người yêu mến, kính trọng. Trong nhà máy của Ma-đơ-len, cô thợ Phăng-tin, vì có một đứa con hoang nên bị giám thị ghét bỏ và đuổi đi mà Giăng Van-giăng không biết. Lúc cô gần chết, ông Ma-đơ-len mới biết nỗĩ oan ức của cô, ông hứa sẽ chăm sóc Cô-dét.

Vừa lúc ấy, để cứu một người khác bị tội oan, Giăng Van-giăng ra thú nhận trước tòa về chân tướng của mình. Một lần nữa ông bị tù, và lần này ông đã vượt ngục. Đến cuộc cách mạng 1832, ông chiến đấu ngoài chiến lũy bên cạnh các chiến sĩ cộng hòa. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Giăng Van-giãng còn gặp nhiều nỗi oan khổ. Lúc ấy Cô-dét trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Cô gặp Ma- ri-uýt, nhờ có sự hi sinh của Giăng Van-giãng, họ lấy được nhau.

Nhân vật thứ hai là Phăng-tin, người mẹ tuy bị xã hội chà đạp nhưng vẫn là tấm gương về tình mẫu tử, đức hi sinh và lòng nhân ái. Phăng-tin đã hi sinh cả đời mình để lo cho con gái. Còn Gia-vơ-rốt tuy là đứa trẻ bị vứt trên hè phố Pa-ri nhưng vẫn tràn đầy lòng thơ ngây, yêu đời, dũng cảm và nghĩa hiệp.

Tóm lại, dưới ngòi bút của Vích-to Huy-gô, thế giới của những người cùng khổ là thế giới của những tâm hồn siêu việt, sáng ngời đạo đức, tượng trưng cho sự vươn lên đầy đau khổ nhưng cũng hết sức vinh quang của con người.

Những người khốn khổ tóm tắt

Tóm tắt truyện Những người khốn khổ - Bài 2

Giăng Van-giăng là người lao động nghèo khổ. Vì thương những đứa cháu bị đói, anh đã ăn cắp một cái bánh mì. Nhưng cũng vì hành động đó mà Giăng bị khép tội và phải chịu án tù khổ sai. Ra tù, Giăng trót phạm tội một lần nữa khi cướp đồng hào của bé Giéc-ve. Nhưng nhờ sự cảm hoá của Giám mục Mi-ri-en ông đã trở thành người tốt. Giăng đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy và trở nên giàu có. Ông đã giúp đờ nhiều người, sống nhân hậu và được mọi người tín nhiệm bầu làm thị trưởng. Sau một lần hành hiệp, ông đã bị gã thanh tra Gia-ve, kẻ trước đây đã bắt tội ông, nghi ngờ. Từ đó, Gia-ve luôn theo dõi Ma-đơ-len. Phăng-tin là người con gái xinh đẹp, ngoan ngoãn nhưng bị lừa dối nên mang thai Cô-dét. Chị đã phải chịu bao thiệt thòi, mất mát để nuôi con. Ma-đơ-len đã giúp đỡ Phăng-tin, tìm và nuôi Cô-dét. Ông còn cùng mọi người chiến đâu chống chính quyền tư sản. Ông cứu sống Ma-ri-uyt, người yêu của Cô-dét và tha chết cho Gia-ve. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uyt với Cô-dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.

Tóm tắt truyện Những người khốn khổ - Bài 3

Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XIX lúc Napoleon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính là Giăng-van-giăng và Phăng-tin, một trong những mảnh đời đau khổ đầy bất hạnh. Giăng-van-giăng là một người nghèo khổ, sau đó bị xã hội săn đuổi, tù tội. Mặc dù vậy nhưng vẫn giữ được tấm lòng nhân ái và sự bao dung. Trong đó nhân vật Phăng-tin thì dù bị xa hội đạp xuống tận bùn đen nhưng vẫn giữ tâm hồn thanh cao, trong trắng.

Giăng-van-giăng sau khi ra tù muốn sống vì xã hội tốt đẹp nhưng không thoát được quá khứ của mình. Anh bị chủ quán từ chối cho ngủ, được giám mục cho chỗ nương tựa. Sau đó anh lấy trộm đồ của giám mục, bỏ trốn rồi bị bắt. Giám mục đã tới xin cho anh và nói rằng đó là đồ anh tặng và khuyên Giăng-van-giăng trở thành người lương thiện. Tám năm sau, Giăng-van-giăng trở về và trở thành chủ xưởng giàu có. Ông buộc phải lấy tên giả tránh sự truy bắt của cảnh sát. Trong lúc đó ông gặp Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối. Lúc này ông đã cứu con gái của nàng Phăng-tin.

Trong câu chuyện còn có nhiều nhân vật khác như Gavrốt vốn là đứa trẻ bị bỏ ngoài vệ đường nhưng lại chứa đựng lòng dũng cảm, nghĩa hiệp. Bên cạnh đó cũng có những nhân vật phản diện như Giave, Tê-nac-đi-ê để làm nổi bật lên nhân vật chính diện.

Tóm tắt truyện Những người khốn khổ - Bài 4

Tác phẩm đã đề cập đến những bất công, ngang trái trong xã hội Pháp những năm ba mươi của thế kỷ XIX. Trong xã hội ấy, những mảnh đời đau khổ đầy bất hạnh của Giăngvanggiăng, của Phăngtin được tác giả phơi bày, lột trần bằng ngòi bút sắc bén. Đan xen cuộc sống của những người khốn khổ là cái thiện, cái ác, là lương tâm, danh dự và tội lỗi dày xéo con người. Trong cuộc chiến ấy, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. Lòng thương cảm sâu sắc những con người nghèo khổ như Giăngvanggiăng đã được tác giả khắc họa thành công.

Khi Giăngvanggiăng dù nghèo đói sau đó bị xã hội săn đuổi, bị tù tội thì tấm lòng nhân ái bao dung vẫn không bao giờ mất.

Khi Phăngtin bị xã hội đạp xuống tận bùn đen mà vẫn ngát hương một tâm hồn thanh cao, trong trắng. Khi Gavrốt, một dứa trẻ bị vứt ra ngoài lề đường Paris vẫn chứa đựng lòng dũng cảm đầy nghĩa hiệp. Bên cạnh đó là những nhân vật phản diện như Giave, như Tênacđiê đã được tác giả khắc họa dưới nhiều gốc độ.

Tóm tắt truyện Những người khốn khổ - Bài 5

Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh".

Tóm tắt truyện Những người khốn khổ - Bài 6

Người phụ nữ Phăng Tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma-đơ-le cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-Tin, Ma- đơ- le đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Ma-đơ-le đến bệnh xá để từ giã Phăng-Tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Ma-đơ-le. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Ma-đơ-le đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con gái của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy, Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Ma-Đơ-le bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, chàng cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kỹ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Ma- Đơ-le từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: "giờ thì tôi thuộc về anh".

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Tài liệu hay nhất