Nhiều chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước đã nhận định, phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra nông sản an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích đối với sức khỏe con người, góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền kinh tế Ðây là chủ trương lớn, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng, miền và địa phương trên cả nước.

Nhiều tiềm năng thuận lợi

Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Ðề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam lọt Top các nước sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thế giới (Ảnh: HNV)

Ðề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2020. Tính đến nay, sau 1 năm thực hiện, tại các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cũng đã cho thấy những hạn chế, bất cập nhất là trong việc xây dựng thương hiệu nông sản, cần sự chung tay của các cơ quan có trách nhiệm và cộng đồng xã hội.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, hiện, nhiều địa phương đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Mặc dù đi sau so với nhiều quốc gia trên thế giới về các sản phẩm hữu cơ, nhưng sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nông dân, đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Riêng trong lĩnh vực trồng trọt, hiện, cả nước có hàng trăm cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bến Tre hiện là tỉnh có diện tích trồng trọt hữu cơ nhiều nhất nước với hơn 3.000 ha, trong đó chủ yếu là diện tích trồng dừa hữu cơ. Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng trọt theo hướng hữu cơ nhiều nhất khu vực Nam Trung Bộ với gần 500 ha cây ăn trái như nho, táo, trong đó riêng diện tích trồng nho theo hướng hữu cơ 285 ha. Bên cạnh đó, hiện đã có một số địa phương sản xuất nông nghiệp hữu cơ được tổ chức nước ngoài chứng nhận như: Lào Cai, Hà Giang (tổ chức chứng nhận ATC của Thái Lan; tiêu chuẩn EU, USDA của Mỹ); Cà Mau, Lâm Ðồng (tổ chức chứng nhận Control Union của Hà Lan, tiêu chuẩn EU, USDA). Diện tích đã được các tổ chức nước ngoài chứng nhận trong cả nước đến nay là gần 1.000 ha.

Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ hơn 20,62 ha, trong đó, diện tích được cấp PGS (chứng nhận bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo đúng quy định của sản xuất hữu cơ Việt Nam) 17,85 ha; diện tích đang trong thời gian chuyển đổi 2,76 ha.

Nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ tại Mộc Châu (Sơn La) áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp với khoảng 300 ha đất nông nghiệp sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGAP. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, áp dụng công nghệ trong sản xuất đều đạt năng suất cao, chất lượng tốt, môi trường an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người.

Thực tế, để khẳng định chất lượng nông sản, đến nay nhiều tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã đầu tư khoa học công nghệ, tiền vốn, trong đó chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo đảm uy tín trên thị trường. Năm 2017, lần đầu Bộ NN&PTNT công bố hai trang trại của hai doanh nghiệp Vinamilk và TH True Milk đã đạt tiêu chí hữu cơ theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế. Cùng với hai trang trại bò sữa của các doanh nghiệp nêu trên, hiện nay, cả nước đã có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các sản phẩm nông sản đã được các tổ chức quốc tế chứng nhận và xuất khẩu thành công sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, Trung Quốc. Trong đó có Công ty Viễn Phú sản xuất lúa gạo và rau hữu cơ; Công ty Organic Ðà Lạt sản xuất rau hữu cơ; Công ty Ecolink và Công ty Hùng Cường xây dựng hệ thống công nhận quốc tế (ICS) dựa trên mạng lưới sản xuất nông hộ chè hữu cơ giống shan tuyết tại tỉnh Lào Cai và Hà Giang, công ty quế hồi Vinasamex của Yên Bái... Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trên cả nước hiện đã xuất hiện nhiều hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh theo mô hình này một cách ổn định, bền vững.

Những thách thức, trở ngại cần khắc phục

Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là gì tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm
Phải đáp ứng tốt các yêu cầu tiêu chí sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Ảnh: HNV)

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nhất là trong nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản. Tuy vậy, nông sản của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước vẫn kém cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, nhiều loại sản phẩm chưa đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện tại vẫn chủ yếu dừng lại ở quy mô và phạm vi nhỏ. Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước hiện vẫn chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia và khung pháp lý cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Phải thừa nhận rằng, nông nghiệp hữu cơ nhằm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại, các vật tư đạt chuẩn. Mô hình này đang có xu hướng phát triển tại nhiều địa phương, nhưng để có sự bền vững, ổn định cần sự chung tay, góp sức của cả Nhà nước và nhà sản xuất

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, cần sự phát triển ổn định, bền vững. Trước mắt, cần có sự quy hoạch đồng bộ, bài bản. Hiện nay chưa có bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại sản phẩm. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1104:2015 hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2015 chưa thật sự đi vào cuộc sống đã phải chuẩn bị để thay thế bằng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017 (đang dự thảo) với các quy định chi tiết hơn.

Việc hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản phẩm hữu cơ, hài hòa với quốc tế là rất cần thiết cho mọi thành phần tham gia. Ý thức của các nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa thật tốt để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, được người tiêu dùng tin tưởng. Nhiều cơ quan chức năng đã có những đề nghị, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp hữu cơ phát triển, tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng ở đề xuất mà chưa có chính sách, cơ chế cụ thể nào được ban hành.

Thêm nữa, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang đứng trước thách thức về thu nhập của người sản xuất, sự phức tạp về quá trình sản xuất và giám sát. Hiện tại, đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng minh, thị trường tiêu thụ không được cam kết. Hơn nữa, quy trình sản xuất lại khắt khe, cần thời gian dài để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng nên chi phí sản xuất cao. Do vậy, Chính phủ cần có định hướng quy hoạch vùng với các sản phẩm ưu tiên, có cơ chế giao đất dài hạn với hạn điền phù hợp cho mỗi đối tượng sản xuất. Nhà nước cần có chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm hữu cơ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đối tượng để sản xuất và kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ổn định, bền vững. Cụ thể, chính sách nhà nước phải hướng tới người sản xuất và thực tế thị trường chứ không phải hướng tới mục tiêu quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, cần xem xét và đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu các nguồn vật tư bị thiếu hụt, tạo điều kiện để người sản xuất duy trì phương thức canh tác hữu cơ liên tục, hiệu quả.

Không những thế, vấn đề đầu ra cho nông nghiệp hữu cơ cũng cần phải giải quyết triệt để. Có một nghịch lý trong sản xuất, tiêu dùng sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam là người tiêu dùng rất muốn mua sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn cho sức khỏe nhưng không biết mua ở đâu trong khi đó sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay quy mô còn rất nhỏ nhưng vẫn khó tìm thị trường đầu ra. Nguyên nhân là do người tiêu dùng chưa có kỹ năng nhận biết, lựa chọn sản phẩm hữu cơ. Mặt khác, ngoài một số ít doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ thì phần lớn nông dân thiếu thông tin về quy định, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ của nhà nước. Cùng với việc quản lý quy trình sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa rõ ràng nên nông dân gặp khó khăn trong thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ...

Song hành với hỗ trợ từ phía tổ chức, bản thân các đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng cần chủ động tìm hiểu, cập nhật các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Quan trọng nhất, sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải phát triển song hành với truy xuất nguồn gốc, tuân thủ, minh bạch trong quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng và sự phát triển bền vững./.

Lê Nguyễn