Nước nào tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới

Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới. Đó là đánh giá nêu trong tờ trình dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đọc trước Quốc hội sáng 9.11.

Việt Nam ngày càng bỏ xa các quốc gia khác về mức độ tiêu thụ rượu bia.

Theo đó, về mức tiêu thụ, nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam [trên 15 tuổi] hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể.

Nếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi vào năm 2010, thì trung bình một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên/năm, xếp thứ 2 trong các nước Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh và cao hơn từ rượu [Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Bình quân mỗi người dân đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia].

Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đang gia tăng. Năm 2015 có 80,3% nam và 11,6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia.

Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ uống rượu, bia ở vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ.

Năm 2013 có 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% đã uống đến mức say ít nhất l lần.

Tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại rất đáng lưu tâm: Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại [tăng gần gấp đôi so với năm 2010 là 25,1%]. Tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình người dân tộc thiểu số, miền núi và nông thôn.

Tình trạng uống rượu, bia ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững [SDGs] mà Việt Nam đã cam kết Về tác hại của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe.

Dù lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam liên tục tăng nhưng vẫn chưa nằm trong 20 nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới tính theo đầu người.

Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2016, Việt Nam tiêu thụ hơn 3,7 tỷ lít bia, tức trung bình mỗi người Việt uống 42 lít mỗi năm. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp hơn nước đứng vị trí thứ 20 về tiêu thụ bia theo đầu người là Bồ Đào Nha, với gần 60 lít mỗi năm. Trong khi đó, tại top 10, quốc gia tiêu thụ bia thấp nhất là Luxembourg với hơn 84 lít mỗi năm. Đứng đầu thế giới về khả năng uống bia là Cezch. Trung bình mỗi người dân nước này tiêu thụ gần 157 lít bia mỗi năm.

Không chỉ riêng Việt Nam mà không một quốc gia châu Á hay châu Phi nào đứng vào top 20 thế giới tiêu thụ bia theo đầu người. Do là nét văn hóa lâu đời, các nước Âu - Mỹ hiển nhiên chiếm áp đảo trong danh sách dẫn đầu.

“Ngay cả vào những thời điểm suy thoái tài chính toàn cầu thì có một thứ mà chắc chắn mọi người vẫn mua và tiêu thụ. Đó chính là bia”, CNBC bình luận.

Tại Việt Nam, lượng bia tiêu thụ qua các năm cũng liên tục tăng. Thống kê cho thấy trung bình mỗi người Việt uống 42 lít mỗi năm. Tuy nhiên một tin vui là Việt Nam vẫn chưa nằm trong những những nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới, tính theo đầu người.

Bia - là loại thức uống luôn được ưa chuộng cho dù kinh tế thế giới có suy thoái. Nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới là Cộng hòa Czech với gần 157 lít/người/năm. Kế tiếp là Ireland, trung bình mỗi người dân uống hơn 130 lít/năm. Thứ 3 là người Đức với gần 116 lít/năm, Australia 110 lít/năm và người Áo đứng thứ 5 khi uống 108 lít/năm.

Có một số lưu ý để hạn chế một cách tối đa những tác hại của bia, rượu, mà người dùng nên quan tâm. Theo đó, mọi người không nên uống rượu bia khi bụng đang đói. Các chuyên gia cho biết điều này có thể làm cho tình trạng say trở nên trầm trọng hơn.

Rượu có thể làm giảm khả năng hấp thụ một số chất dinh duỡng của cơ thể, như vitamin A, kẽm, kali, vitamin B. Do vậy, cần ăn những thực phẩm phù hợp có vai trò bổ sung các chất này: như bơ và trứng hay các loại rau như cà rốt, khoai lang hay súp lơ xanh. Những thực phẩm này sẽ bổ sung vitamin A.

Các sản phẩm từ động vật như cá, thịt gia cầm, thịt bò hay sữa rất giàu vitamin B. Hạt, ngũ cốc nguyên hạt chứa kẽm và bơ, chuối có thể làm tăng kali. Tránh dùng thuốc giảm đau hạ sốt vì nó có thể gây tổn thương gan khi kết hợp với rượu.

Nước Đức được xếp vào nhóm các quốc gia có lượng tiêu thụ rượu, bia lớn nhất nhì thế giới. Ở quốc gia mà bia được xem như một sản vật không thế thiếu trong suốt nhiều thế kỷ như Đức thì việc hạn chế rượu bia là vấn đề nan giải.

Nước Đức - quê hương của lễ hội bia Oktoberfest. Đất nước nơi mà một thanh niên 16 tuổi đã được phép uống đồ uống có cồn một cách hợp pháp và cũng là nơi mà bạn có thể thử mỗi ngày một loại bia khác nhau liên tục trong vòng 15 năm.

Bà Christina Rummel - Đại diện Trung tâm nghiên cứu các vấn đề về nghiện tại Đức cho rằng: "Xã hội Đức đang chìm trong rượu bia".

Đức hiện đứng thứ tư thế giới về mức tiêu thụ rượu bia tính trên đầu người, mặc dù người dân Đức đã uống ít hơn so với trước đây. "Trung bình một người Đức tiêu thụ mỗi năm 1 bồn tắm chứa đầy rượu bia, rơi vào khoảng 120 lít/năm", bà Christina Rummel nói.

Một thú vui nguy hiểm khi mà ước tính mỗi năm có khoảng 74 nghìn ca tử vong tại Đức liên quan đến bia rượu, điều này đưa chúng ta đến câu hỏi tại sao người Đức uống nhiều rượu bia. Theo bà Christina Rummel: "Việc tiêu thụ rượu bia đã ăn sâu vào văn hóa Đức. Người Đức bào chữa cho việc uống rượu bia của mình bằng việc gọi đây một di sản văn hóa".

Ngoài ra, việc tiếp cận bia rượu tại Đức cũng rất dễ dàng, các sản phẩm có cồn được bán hầu như mọi lúc, mọi nơi tại Đức và được bán với giá khá rẻ so với chi phí sinh hoạt chung. Đức đánh thuế tương đối thấp đối với các sản phẩm đồ uống có cồn và rượu đặc biệt không phải chịu bất kỳ mức thuế nào.

Một trong những lý do là ngành công nghiệp đồ uống có cồn là một ngành kiếm tiền quan trọng cho nước Đức. Đức hiện là nước xuất khẩu các sản phẩm đồ uống có cồn đứng thứ tư thế giới. Và tất nhiên, ngành công nghiệp này không hề mong muốn người dân Đức ngừng uống rượu.

Ông Rolf Hullinghorst - Chuyên gia về vấn đề nghiện rượu nói: "Có rất nhiều tiền vận động hành lang cho các Bộ ngành và các đảng liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm có cồn, vì vậy người ta thường ngại đề cập đến vấn đề này. Trong khi đó thì các quán bar và báo chí lại liên tục quảng cáo cho bia rượu".

Và như vậy, người tiêu dùng phải tự đưa ra quyết định về lượng rượu bia mà họ tiêu thụ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Việt Nam tiêu thụ bia rượu đứng thứ mấy thế giới?

Việt Nam đứng thứ 9 trong 10 nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới.

Người Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu lít bia?

Mức tiêu thụ bia của Việt Nam tính đến năm 2022 là 2,2% thị trường toàn cầu, ở mức 3,8 triệu lít bia hàng năm. Điều này đã khiến Việt Nam trở thành người đứng đầu trong khu vực ASEAN về tiêu thụ bia.

Đức tiêu thụ bia đứng thứ mấy thế giới?

Đức hiện đứng thứ tư thế giới về mức tiêu thụ rượu bia tính trên đầu người, mặc dù người dân Đức đã uống ít hơn so với trước đây. "Trung bình một người Đức tiêu thụ mỗi năm 1 bồn tắm chứa đầy rượu bia, rơi vào khoảng 120 lít/năm", bà Christina Rummel nói.

Uống nhiều rượu bia có tác hại gì?

Rượu bia làm tăng chất béo nội tạng. Rượu bia làm tăng lượng mỡ nội tạng. ... .

Rượu bia gây xơ gan. ... .

Rượu bia làm tăng lượng đường trong máu. ... .

Rượu bia tác động xấu đến hệ thần kinh. ... .

Rượu bia gây ung thư hệ tiêu hóa. ... .

Rượu bia gây bệnh tim mạch. ... .

Rượu bia làm giảm sức khỏe sinh sản và tình dục. ... .

Rượu bia làm suy giảm hệ miễn dịch..

Chủ Đề