Nuôi trồng thủy sản nước ngọt là gì

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích ao, đầm... người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản [NTTS] nước ngọt, mang lại giá trị kinh tế cao.

Diện tích NTTS mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình anh Lê Đồng Tuấn, thôn Thọ Văn, xã Hoằng Phúc [Hoằng Hóa].

Từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, nhiều hộ dân ở huyện Hà Trung đã mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư xây dựng trang trại trồng cây ăn quả kết hợp NTTS nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao và hiện mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn. Ông Lê Văn Bộ ở làng Trang Các, xã Hà Phong, đã ở tuổi thất thập nhưng vẫn gắn bó với vườn cây và ao cá. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thuê đất cùng với kinh nghiệm nhiều năm NTTS, ngay từ vụ đầu tiên đã cho năng suất cao. Ông Bộ chia sẻ: Người xưa có câu “nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền” nên khi UBND xã Hà Phong có chủ trương chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả kinh tế sang NTTS, tôi và nhiều người dân đã mạnh dạn nhận đất thầu”. Để tránh rủi ro, ông chú trọng đầu tư cải tạo ao, hút bùn đáy, xây dựng bờ ao kiên cố. Đồng thời, thực hiện vệ sinh ao nuôi, phơi ao sau mỗi vụ thu hoạch. Nước trước khi được bơm vào ao được lọc kỹ để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn cũng như ấu trùng gây bệnh. Nhờ đó, năng suất cá hàng năm luôn ổn định. Với diện tích 1 ha ao, trung bình mỗi năm ông xuất bán 5 tấn cá, chủ yếu là các loại cá như: Trắm, mè..., lợi nhuận thu về từ 80 đến 100 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi cá, ông Bộ còn kết hợp trồng một số cây ăn quả như: Cam Canh, thanh long ruột đỏ, quất cảnh... để tăng thêm thu nhập.

Được biết, huyện Hà Trung có 1.600 ha NTTS, chủ yếu tập trung ở các xã như: Hà Đông, Hà Phong, Hà Ngọc... sản lượng trung bình mỗi năm hơn 5.700 tấn, thu nhập bình quân 125 triệu/ha/năm. Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung, cho biết: “Để nghề NTTS phát triển mạnh và bền vững, thời gian tới, huyện Hà Trung tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra. Trong đó, chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất lượng giống, cải tạo, vệ sinh ao đầm; tăng cường công tác chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư qua việc tổ chức đào tạo, tập huấn”. Hiện nay, UBND huyện Hà Trung đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi 300 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp ở vùng Đông - Phong - Ngọc thành vùng NTTS tập trung. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh định hướng cho người dân phát triển mô hình “Nuôi cá nước ngọt theo quy trình VietGAP”; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, tạo điều kiện, khuyến khích người dân nuôi trồng các loại, như: Ba ba, cá vược, ếch Thái, cá chép ba máu... nhờ đó, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Hà Trung có thêm thu nhập, nâng cao mức sống.

Trước đây, hơn 1 ha đất của gia đình anh Lê Đồng Tuấn, thôn Thọ Văn, xã Hoằng Phúc [Hoằng Hóa] trồng lúa, nhưng sản lượng lúa thu hoạch không cao. Cuối năm 2004, được sự chỉ dẫn về kỹ thuật NTTS của cán bộ nông nghiệp UBND xã, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang đào ao, nuôi các loại cá truyền thống, như: Trắm, chép... Đến nay, sản lượng cá qua các năm luôn ổn định, trung bình 10 tấn/năm, trừ chi phí, anh thu lãi từ 50 đến 70 triệu đồng/năm. Thời gian tới, anh có dự định thầu thêm đất để mở rộng diện tích ao, đưa giống cá rô phi đơn tính vào nuôi thử nghiệm. Ông Lê Đức Lương, chủ tịch UBND xã, cho biết: Toàn xã có hơn 40 hộ NTTS, tổng diện tích gần 25 ha, sản lượng trung bình 107 tấn cá/năm. Thời gian tới, UBND xã tập trung hỗ trợ cho những hộ có diện tích nuôi trồng lớn, đưa giống nuôi trồng phù hợp với điều kiện của vùng và có khả năng nhân rộng cao, như giống cá rô phi đơn tính.

Toàn tỉnh hiện có 11.300 ha NTTS nước ngọt, với sản lượng hàng năm 26.700.000 tấn, năng suất trung bình 2,36 tấn/ha/năm. Mặc dù NTTS nước ngọt của tỉnh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế đều tăng nhưng hình thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến và bán thâm canh, thâm canh vẫn ở quy mô nhỏ; cơ sở hạ tầng vùng sản xuất còn hạn chế; sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, manh mún.

Để nghề NTTS nước ngọt phát triển bền vững, thời gian tới, các địa phương cần đánh giá cụ thể về tiềm năng, thế mạnh, thực trạng của NTTS nước ngọt. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ người nuôi kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh đầu tư sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại địa phương để chủ động nguồn giống, đảm bảo chất lượng và giá thành. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư, như: Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề; tuyên truyền về nội dung, thời gian, mùa vụ; khuyến khích, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn VietGAP trong NTTS và công nghệ nuôi theo hướng bền vững.

Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì và cơ hội việc làm ra sao?

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành Nuôi trồng thủy sản.

1.Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?

Nuôi trồng thủy sản [tiếng Anh là Aquaculture] là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ; bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản. Hiểu một cách đơn giản, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ Aqua [nước] + Culture [nuôi]. Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề có tiềm năng phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Một số loại hình nuôi trồng thủy sản có thể kể đến như nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nuôi trồng thủy sản thương mại, nuôi trồng thủy sản quảng canh, nuôi trồng thủy sản cao sản, nuôi trồng thủy sản kết hợp, nuôi trồng trên biển và nuôi quảng canh cải tiến. Mục tiêu của ngành là đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm những lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

2.Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1 Giáo dục quốc phòng – An ninh 1 [*]
2 Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 [*]
3 Giáo dục quốc phòng – An ninh 3 [*]
4 Giáo dục thể chất [1+2] [*]
5 Bơi lội [*]
6 Anh văn căn bản 1 [*]
7 Anh văn căn bản 2 [*]
8 Anh văn căn bản 3 [*]
9 Anh văn tăng cường 1 [*]
10 Anh văn tăng cường 2 [*]
11 Anh văn tăng cường 3 [*]
12 Pháp văn căn bản 1 [*]
13 Pháp văn căn bản 2 [*]
14 Pháp văn căn bản 3 [*]
15 Pháp văn tăng cường 1 [*]
16 Pháp văn tăng cường 2 [*]
17 Pháp văn tăng cường 3 [*]
18 Tin học căn bản [*]
19 TT. Tin học căn bản [*]
20 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
21 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
22 Tư tưởng Hồ Chí Minh
23 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
24 Pháp luật đại cương
25 Logic học đại cương
26 Cơ sở văn hóa Việt Nam
27 Tiếng Việt thực hành
28 Văn bản và lưu trữ học đại cương
29 Xã hội học đại cương
30 Kỹ năng mềm
31 Xác suất thống kê
32 Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
33 TT. Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
34 Sinh học đại cương
35 TT. Sinh học đại cương
Khối kiến thức cơ sở ngành
36 Sinh hóa – TS
37 Ngư nghiệp đại cương
38 Hóa phân tích ứng dụng – TS
39 Hình thái và phân loại tôm, cá
40 Thực vật thủy sinh
41 Động vật thủy sinh
42 Sinh thái thủy sinh vật
43 Vi sinh thủy sản đại cương A
44 Sinh lý động vật thủy sản A
45 Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản A
46 Phương pháp thí nghiệm và viết báo cáo – TS
47 TTGT cơ sở nuôi trồng thủy sản
48 Phương pháp nghiên cứu sinh học cá
49 Miễn dịch học thủy sản đại cương
50 Mô – Phôi động vật thủy sản
51 Anh văn chuyên môn thủy sản
52 Pháp văn chuyên môn KH&CN
53 Kinh tế tài nguyên thủy sản
Khối kiến thức Chuyên ngành
54 Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên
55 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
56 Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt
57 Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
58 Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác
59 Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm
60 Quản lý dịch bệnh thủy sản
61 Di truyền và chọn giống thủy sản
62 Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản
63 Thực tập giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt
64 Thực tập giáo trình kỹ thuật nuôi hải sản
65 Thực tập thực tế – NTTS
66 Kinh tế thủy sản
67 Công trình và thiết bị thủy sản
68 Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản
69 Quy hoạch phát triển thủy sản
70 Vi sinh vật hữu ích
71 Kỹ thuật khai thác thủy sản B
72 Thuốc và hoá chất trong thuỷ sản
73 Kỹ thuật trồng rong biển
74 Thương hiệu sản phẩm thủy sản
75 Maketing thủy sản
76 Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản
77 Vi sinh vật hữu ích
78 Kỹ thuật khai thác thủy sản B
79 Thuốc và hoá chất trong thuỷ sản
80 Vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản
81 Quan trắc và cảnh báo môi trường
82 Phân tích hoạt động kinh doanh
83 Xây dựng và thẩm định dự án đầu tư
84 Luận văn tốt nghiệp – NTTS
85 Tiểu luận tốt nghiệp – NTTS
86 Tổng hợp kiến thức cơ sở – NTTS
87 Tổng hợp kiến thức kỹ thuật – NTTS
88 Chuyên đề chẩn đoán bệnh động vật thủy sản
89 Chuyên đề kỹ thuật nuôi thủy sản
90 Chuyên đề kỹ thuật sản xuất giống thủy sản

Theo Đại học Cần Thơ

3.Các khối thi vào ngành Nuôi trồng thủy sản

– Mã ngành: 7620301

– Ngành Nuôi trồng thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00: Toán – Vật lý – Hóa học

A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn

B00: Toán – Hóa – Sinh học

D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh

D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh

4.Điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thủy sản

Điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thủy sản năm 2018 của các trường đại học như sau:

Phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia: trong khoảng 14 – 17 điểm.

Phương thức xét học bạ THPT: trong khoảng 18- 20 điểm.

Tìm hiểu về ngành nuôi trồng thủy sản

5.Các trường đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Đại học Hạ Long

– Khu vực miền Trung:

Đại học Nha Trang

Đại học Nông lâm – Đại học Huế

Đại học Vinh

Đại học Hồng Đức

– Khu vực miền Nam:

Đại học Kiên Giang

Đại học Cần Thơ

Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại Hậu Giang

Đại học An Giang

Đại học Đồng Tháp

Đại học Bạc Liêu

Đại học Trà Vinh

Đại học Tây Đô

Đại học Nông lâm TP.HCM

Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận

Đại học Tiền Giang

6.Cơ hội việc làm ngành Nuôi trồng thủy sản

Được đánh giá là ngành học trọng điểm của nhóm ngành Thủy sản, ngành Nuôi trồng thủy sản đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Cụ thể, sinh viên của ngành có thể đảm nhận một số công việc tại các đơn vị sau:

  • Đảm nhận công tác quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lí, cán bộ thị trường
  • Cơ quan quản lí nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện… trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan..
  • Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân
  • Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu NTTS, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện Di truyền…
  • Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…
  • Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…
  • Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

7.Mức lương của ngành Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là ngành học có mức lương mở, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn… Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn”. Với những người có khoảng 1 năm kinh nghiệm, mức lương dao động trong khoảng 8 –  20 triệu.

8.Nhưng tố chất phù hợp với ngành Nuôi trồng thủy sản

Để có thể theo học ngành Nuôi trồng thủy sản, người học cần có một số tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thích các hoạt động ngoài trời [cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển];
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp thí sinh tìm hiểu ngành Nuôi trồng thủy sản cụ thể và chính xác.

Nguồn: Tuyển sinh số.

Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề