Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS THPT

Hiện nay vấn đề kỹ năng sống coh học sinh trung học phổ thông được nhà trường cũng như bố mẹ đang được quan tâm rất nhiều. Xã hội ngày càng đòi hỏi cao với việc ứng dụng thực tế và giải quyết được các tình huống trong cuộc sống. Chính vì vậy kỹ năng sống không phải chỉ để rèn luyện nhân cách mà nó còn là quyết định năng lực của mỗi đứa trẻ. Ngoài những kỹ năng sống cho mọi lứa tuổi dưới đây là một số các kỹ năng cơ bản cần trang bị cho học sinh THPT

Xem thêm: Kỹ năng sống là gì?

Những kỹ năng sống cơ bản cho học sinh phổ thông

1. Khám phá bản thân

Con phải biết con đang là ai, kỹ năng này đòi hỏi con phải tự nhận diện tính cách, ý thức, khả năng của bản thân và luôn ý thức được mình đan làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.

Qua việc trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá bản thân con hiểu được mình cũng như có những quyết định đúng đắn, phù hợp với bản thân, cũng như yêu cầu của xã hội. Ngược lại khi không đánh giá được nhưng điểm mạnh, điểm yếu, những tiềm năng của bản thân con dễ dẫn tới nhưng sai lầm thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác.

2. Làm chủ cảm xúc

Dạy con làm chủ cảm xúc của bản thân không chỉ giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc và ứng xử với các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà còn giúp các em tích lũy được những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống. Việc kiểm soát được những cơn nóng giận làm dịu các căng thẳng trong giao tiếp và tăng hiệu quả thương lượng cũng như giải quyết vấn đề được tốt hơn.

3. Kỹ năng đàm phán, thương lượng

Đàm phán, thuyết trình, thương lượng là khả năng trình bày, phân tích và thuyết phục người khác để đạt được thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm và một vấn đề gì đó. Để rèn được kỹ năng đàm phán và thương lượng tốt cần kết hợp kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và giải quyết vấn đề. Các ý kiến đưa ra phải mang tính chất xây dựng, có lợi cho tất cả các bên. Bên cạnh đó người đàm phán phải có tính kiên định và tự tin, sáng tạo và linh hoạt trong mọi tình huống.

4. Kỹ năng ra quyết định

Có rất nhiều trường hợp mà  chúng ta phải ra lựa chọn và ra quyết định. Rất nhiều bạn trẻ bây giờ thường lúng túng trong việc đưa ra những lựa chọn của bản thân vì bên cạnh các bạn luôn có bố mẹ quyết định thay. Tuy nhiên mỗi con người cần lựa chọn cách đi của bản thân và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Chính vì vậy ngay từ khi con còn ngồi trên ghế nhà trường bố mẹ hãy để con có những sự lựa chọn của bản thân con. Trên cơ sở đó rèn cho con biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết các tình huống mà con gặp phải dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của bố mẹ.

Khi gặp phải bất cứ tình huống nào con cần xác định được vấn đề con đang gặp phải là gì, sau đó thu thập thông tin cũng như liệt kê tất cả các cách giải quyết tình huống đó. Dạy con tưởng tượng ra các kết quả và xem xét giữa những phương án đó để lựa chọn được phương án tối ưu nhất. Việc tự ra quyết định giúp con có trách nhiệm hơn với công việc, gia đình, bạn bè  và những mối quan hệ xung quanh con.

5. Kỹ năng  sử dụng thời gian hiệu quả

Là một trong những kỹ năng quan trọng làm nên sự thành công của một cá nhân. Kỹ năng này giúp con biết sắp xếp công việc theo một thứ tự ưu tiên để có thể tập chung nhất vào những công việc quan trọng mà vẫn không bỏ sót các công việc mình cần phải hoàn thành. Kỹ năng này đòi hỏi con phải biết lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu và biết sắp xếp công việc của bản thân. Con cần có một thời gian biểu cụ thể rõ ràng và khoa học để bản thân con có thể làm chủ được bản thân và quỹ thời gian của mình.

6. Kỹ năng lên kế hoạch và đạt được mục tiêu

Mục tiêu là cái đích mà chúng ta hướng tới, là động lực để phấn đấu. Khi đã xác lập được mục tiêu của bản thân họ sẽ thay đổi được nhận thức, hành vi và thái độ. Việc đặt cho mình một mục tiếu giúp chúng ra sống có mục đích , tìm cách lên kế hoạch để thực hiện được mục tiêu của mình. Dạy con có thể chia nhỏ mục tiêu thành những mục tiêu  ngắn hạn theo thời gian và khả năng để thực hiện.

Giáo dục kỹ năng sống cần vận dụng linh hoạt theo từng độ tuổi và tính cách của mỗi đứa trẻ. Có vô vàn phương pháp giáo dục kỹ năng sống nhưng quan trọng hơn hết là áp dụng đúng cách và con cần có môi trường để con trải nghiệm. Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm để áp dụng cho bé nhà mình để có một phương pháp phù hợp nhất.

Tham khảo thêm: Khóa học kỹ năng sống cho con

ĐA DẠNG HOÁ CÁC PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN: KINH NGHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI, ĐÔNG HÀ, QUẢNG TRỊ

Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực và có kỹ năng để sống một cuộc sống có chất lượng, hạnh phúc.

Ngày đăng : 18/01/2021 Xem với cỡ chữ

Bản in

“Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. “Kỹ năng sống” [life skills] là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động. Ngay những năm đầu của thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc như WHO, UNICEF, UNESCO đã chung sức xây dựng và đề cập đến vai trò của KNS trong mục đích học tập thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách khác nhau. Bài viết này, chúng tôi tiếp cận dưới góc độ nhìn nhận KNS chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Giáo dục KNS là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức, thái độ và kỹ năng cơ bản, giúp học sinh vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quý giá, mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong cuộc sống.

Có thể chia thành 3 nhóm KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh trung học phổ thông, đó là:

Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân; kỹ năng quản lý cảm xúc; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng vượt qua khó khăn và áp lực v.v.

Nhóm kỹ năng tự nhận thức: Kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng tư duy tích cực; kỹ năng xác định mục tiêu và xây dựng nhóm; kỹ năng kiên định; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng giải quyết vấn đề v.v.

Nhóm kỹ năng tâm lý - xã hội: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình; KNS an toàn - lành mạnh; kỹ năng hợp tác; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội; kỹ năng đàm phán v.v.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhấn mạnh đến đến phát triển phẩm chất và năng lực, trong 10 năng lực cốt lõi có 3 năng lực chung. Việc phát triển KNS cho học sinh là hướng tới hình thành 3 năng lực chung, đó là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Thực hiện tốt công tác giáo dục những nhóm KNS nói trên sẽ giúp học sinh hình thành được những năng lực chung mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết [nhận thức], những gì mình cảm nhận [thái dộ] và những gì mình quan tâm [giá trị] thành những khả năng giúp học sinh biết phải làm gì và làm như thế nào [hành vi] trong những tình huống khác nhau của cuộc sống [4, tr.115].

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, các nhà trường cơ bản tập trung vào thành tích học tập, xem trọng việc dạy chữ; công tác giáo dục KNS cho học sinh ngày càng được quan tâm nhưng chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của học sinh.

Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, với những chuyển biến mạnh mẽ về tâm sinh lý, học sinh đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu các KNS cần thiết, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách [3, tr.79]. Vì vậy, hiểu biết và thực hành những KNS sẽ giúp học sinh chủ động xử lý các tình huống, ứng phó với sự thay đổi, biến động không ngừng của môi trường xã hội và thiên nhiên, gặt hái thành công và vươn tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống [2, tr.36]. Do đó, việc giáo dục KNS là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành nhân cách sống, giá trị sống, góp phần phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh trung học phổ thông.

Các phương thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường THPT Lê Lợi, thành phố Đông Hà

Xác định rõ sự đa dạng của các KNS cần rèn luyện cho học sinh, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục KNS tại Trường THPT Lê Lợi được thực hiện một cách phong phú, thường xuyên và hệ thống trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, kết hợp linh hoạt các phương pháp giáo dục tích cực để nâng cao khả năng tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng sáng tạo của học sinh, xem đó là nhân tố quyết định đến việc hình thành và phát triển KNS cho học sinh.

Vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt tập thể để giúp học sinh các khối lớp học tập nội quy, tìm hiểu nhà trường, trang bị những kỹ năng cần thiết về giao tiếp ứng xử, phòng chống xâm hại và bạo lực học đường, các phương pháp học tập tích cực v.v, tạo dựng tâm thế chủ động trong học tập và rèn luyện cho học sinh.

Một số phương thức được áp dụng gồm:

+ Giáo dục KNS bằng hình thức truyền thông, sổ tay tuyên truyền và xây dựng chuyên mục giáo dục KNS trên cổng thông tin điện tử nhà trường. Nội dung của sổ tay tuyên truyền và những bài viết truyền thông về giáo dục KNS rất hữu ích với học sinh, bao gồm các kiến thức, kỹ năng và cách thức rèn luyện một cách tiện lợi, dễ mang theo bên mình, nội dung dễ đọc, dễ tiếp thu.

+ Giáo dục KNS thông qua lồng ghép vào chương trình giáo dục chính khóa, qua đó giáo dục tích hợp thêm nhiều KNS - kiến thức thực tiễn vào quá trình truyền đạt kiến thức, giúp cho học sinh có thể phát triển trên mọi phương diện.

+ Giáo dục KNS thông qua các hoạt động tuyên truyền, quán triệt, giáo dục pháp luật. Nhà trường có thể chủ động tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, giờ sinh hoạt đầu tuần dưới các hình thức chuyên đề phổ biến, ký cam kết thực hiện, các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật Phòng, chống ma túy v.v với các tình huống thực tế, cụ thể giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề v.v.

+ Giáo dục KNS thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật:Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của học sinh. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện, nhảy, khiêu vũ v.v. Các hoạt động này giúp các em phát huy năng khiếu, sở trường, góp phần rèn luyện cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông.

+ Giáo dục KNS thông qua hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao:Vui chơi, giải trí vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi thiết yếu của học sinh. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn, làm thỏa mãn về tinh thần, giảm áp lực, tạo cảm giác sảng khoái cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, ý chí vươn lên trong công việc và cuộc sống.

+ Giáo dục KNS thông qua chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhà trường tập trung vào 6 vấn đề lớn gồm: Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hóa; thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp; những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi trường, giáo dục và phát triển, hòa bình, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề hoạt động thường gắn với một ngày kỷ niệm hoặc sự kiện lớn trong tháng được nhà trường linh hoạt tổ chức vào các giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt chủ đề chủ điểm.

+ Giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội, thiện nguyện, nhân đạo. Những hoạt động này bước đầu giúp học sinh nâng cao hiểu biết về môi trường xã hội, về con người, quê hương, đất nước. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó lại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bồi dưỡng và phát triển về nhân cách, giáo dục học sinh biết đồng cảm, biết chia sẻ yêu thương, biết kết nối cộng đồng.

+ Giáo dục KNS thông qua hoạt động lao động công ích, vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, sắp xếp sách thư viện, thiết bị và đồ dùng dạy học, chỉnh trang phòng truyền thống, xây dựng các công trình thanh niên v.v. Đây là một loại hình đặc trưng của của hoạt động trải nghiệm trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, góp phần làm cho học sinh hiểu thêm về giá trị lao động, biết trân trọng sức lao động của người khác, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

+ Giáo dục KNS thông qua hoạt động tiếp cận khoa học - kỹ thuật nhằm giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, từ đó, kích thích sự say mê, tìm tò khám phá, xây dựng động lực học tập tốt hơn cho học sinh. Những hoạt động này có thể tham gia sinh hoạt câu lạc bộ học tập, câu lạc bộ khoa học; tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học; tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu, sáng tạo trẻ, nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Đây là những sân chơi trí tuệ, bổ ích không những giúp học sinh củng cố, nâng cao vốn hiểu biết và khả năng vận dụng về kiến thức được học mà còn góp phần rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy độc lập, tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình v.v tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình.

+ Giáo dục KNS thông qua xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu, câu lạc bộ kỹ năng, câu lạc bộ sở thích với những cách thức và nội dung hoạt động khác nhau. Tham gia các câu lạc bộ này, các học sinh sẽ trở thành những thành viên tích cực, hòa mình vào một tập thể có chung sở thích, sở trường nên có thể thỏa sức thể hiện thế mạnh của bản thân, bổ trợ đắc lực trong việc giúp học sinh rèn luyện và trau dồi các KNS, mở ra cơ hội để học sinh được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết của mình về các lĩnh vực quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng như: Giao tiếp, lắng nghe và biểu đạt ý kiến, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, viết bài, quay phim nhiếp ảnh, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề v.v

+ Giáo dục KNS thông qua hoạt động đối thoại học đường nhằm tăng cường thông tin hai chiều giữa học sinh với nhà trường, phát huy tinh thần dân chủ trong trường học. Đây cũng là cơ hội để các em học sinh được mạnh dạn đối thoại trực tiếp với các thầy cô, bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình, cũng là cơ sở để mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường có kế hoạch và biện pháp thích hợp để kịp thời điều chỉnh trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm, phát huy dân chủ trường học và góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

+ Giáo dục KNS cho học sinh thông qua các chương trình trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp và tham quan thực tế giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập; có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.

Học sinh tham gia trải nghiệm “Một ngày làm nhân viên Co.opMart”

Trong những năm qua, ngoài việc thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định, Trường THPT Lê Lợi đã tổ chức một số hoạt động, chương trình sáng tạo, mang nét riêng và có tính giáo dục cao của nhà trường như các cuộc thi: “Hành trình chinh phục biển đảo quê hương” [2012], “Quảng Trị-Ký ức vọng về” [2013]; “Góp đá xây Trương Sa” [2014]; “Tổ quốc gọi tên mình” [2014]; “Nét đẹp học đường” [2014]; “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” [2015], “Hội trại truyền thống và ngày hội dân gian” [2017], hoạt động trải nghiệm “Một ngày làm nhân viên Co.opMart” [2019], chương trình “Học sinh với biên giới, biển đảo quê hương và kiến thức an ninh quốc phòng” [2020], triển khai mô hình “Cảm hóa học sinh chậm tiến” [phối hợp với Phòng PC02, Cảnh sát hình sự tỉnh năm thứ 14]; “Cổng trường an toàn giao thông” [phối hợp với Công an Thành phố năm thứ 9]; “Quyên góp từ thiện-Thắp sáng ước mơ” [năm thứ 18]; “Nồi cháo tình thương” [năm thứ 13]; chương trình “Hoa dâng mộ liệt sĩ” và chăm sóc khu mộ Liệt sĩ các tỉnh Cao-Bắc-Lạng, Quảng Ninh, Vĩnh Phú tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đường 9 [năm thứ 22]; các hoạt động quyên góp, ủng hộ người nghèo, người khuyết tật; thăm hỏi, hỗ trợ những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn; đỡ đầu, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, địa chỉ nhân đạo; những chương trình gửi tặng áo quần, sách vở cho học sinh vùng cao, các chiến dịch tình nguyện giúp đỡ đồng bào vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo và nhiều hoạt động phong trào, nhân đạo từ thiện khác, được học sinh nhà trường tích cực hưởng ứng.

Câu lạc bộ kỹ năng của nhà trường tham gia hoạt động Team building

Có thể nói KNS chính là những nhịp cầu giúp học sinh biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh, vững vàng kiên định trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp.

Vì vậy, giáo dục KNS cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng là một trong những nội dung quan trọng và cấp thiết, cần phải có sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Muốn làm được điều đó, cần không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục KNS; quản lý chặt chẽ hoạt động đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp giáo dục KNS cho học sinh của giáo viên. Đồng thời, ngành giáo dục cần kịp thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực đội ngũ thực hiện công tác hoạt động giáo dục KNS; tăng cường quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS, tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, cần khai thác hiệu quả sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, liên thông giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh. Hoàng Quý

Lê Thùy Trang

Lần xem: 3961

Go top

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề