Phương pháp trò chơi trong môn âm nhạc

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

-->

MỤC LỤCCHƯƠNG ICƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP1.1. Sự cần thiết để hình thành giải phápÂm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn củađời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó lànhững khúc hát ru thuở ban đầu, những bài đồng dao khikhôn lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ;những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành, những bàica sinh hoạt, những bài nhạc hiệu xuất trận hay những bài háttrong lao động học tập và những khúc hát tiễn đưa con ngườitrở về với cát bụi, âm nhạc bắt nguồn từ chính cuộc sống vàâm nhạc là nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu thế hệ...Âm nhạc là hiện tượng không thể thiếu trong đời sốngcộng thể, từ xóm thôn đến làng xã. Từ xa xưa, khi biết laođộng con người thường hợp sức nhau lại để cùng nhau xâydựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúpnhau đạt hiệu quả trong đời sống lao động vui chơi giải trí,những câu hò điệu hát phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinhthần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau, khích lệ nhau vượtqua những khó khăn. Để gây tình đoàn kết, tiếng đàn tiếnghát còn vang dội trong những ngày hội gia đình, những ngàylễ hội chung của dân tộc: lễ tế, lễ tết cổ truyền… như một bữatiệctinhthầnkhôngthểthiếu.Âm nhạc đối với người xưa đã vậy, còn trong thời đạichúng ta đang sống, tâm hồn chúng ta phong phú gấp bội thìnhu cầu âm nhạc lại lớn lao biết bao nhiêu. “Âm nhạc mọi nơimọi lúc”: từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ khu phố đến thành thị,1đâu đâu cũng có thể nghe được những giai điệu vang lên. Âmnhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống nhưkhông khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầulớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt.Và cũng chính vì thế mà âm nhạc đã trở thành một mônhọc trong giáo dục nước ta hiện nay , trở thành một môn họcchính khóa và bắt buộc trong trường học cấp tiểu học vàTHCS. Giáo dục môn âm nhạc không giúp các em trở thànhnhững ca sĩ, nhạc sĩ hay diễn viên chuyên nghiệp nhưng giáodục âm nhạc giúp các em có một tinh thần thoải mái hơn saunhững giờ học căng thẳng, các em được cảm thụ và tìm hiểunhững giai điệu vui tươi trong sáng phù hợp với lứa tuổi cácem. Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho các em cómột đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, đem đến chocác em niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin vàlòng tự trọng, giúp các em phát triển một cách toàn diện, tựnhiên và căn bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.Chính vì những tác dụng to lớn mà âm nhạc mang lại, nên chưa bao giờbộ môn âm nhạc lại được quan tâm đến thế trong các trường học phổ thôngngày nay. Tuy nhiên vì nhiều lí do, cả khách quan và chủ quan mà các emhọc sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc đối với việchọc tập cũng như những tác động của âm nhạc mang lại. Các em có thểthích xem ca nhạc, thần tượng các ca sĩ nhưng đối với môn âm nhạc trongtrường học lại không mấy hứng thú và quan tâm. Phải chăng những giờ họcâm nhạc còn mang tính hình thức, chủ yếu dạy lý thuyết mà không tạo ramôi trường học tập sôi nổi để các em tiếp cận một cách dễ dàng cũng nhưhào hứng hơn đối với bộ môn âm nhạc?Hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc ápdụng các trò chơi vào môn Âm nhạc mà chỉ có một số ý kiến của các nhàchuyên môn về việc nên đưa các trò chơi vào dạy âm nhạc. Từ đó, đa sốgiáo viên tự tìm hiểu các trò chơi và áp dụng vào tiết học nên chưa có sựthống nhất chung về cách thức tổ chức các trò chơi. Bên cạnh đó một sốgiáo viên sử dụng trò chơi chưa phù hợp hoặc thời gian trò chơi kéo dài,cần phải tổ chức cầu kì. Học sinh thay vì sau khi được chơi trò chơi sẽthêm hứng thú và khắc sâu kiến thức lại sa đà vào việc chơi để lấy thành2tích, chơi chỉ để giải trí đơn thuần nên trò chơi âm nhạc lúc này chưa thậtsự mang lại hiểu quả cho giờ học.Vì lí do này nên tôi đã tìm hiểu dựa trên một số ý kiến của các nhàchuyên môn và đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạytôi mạnh dạn áp dụng một số trò chơi âm nhạc vào một số phân môn, từ đógiúp các em học sinh thêm yêu thích và có nhiều hứng thú hơn trong cácgiờ học âm nhạc qua đề tài:“Ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng caohiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc ở TrườngTHCS Bạch Đằng”.1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp.1.2.1. Cơ sở lí luận.Cũng giống như các bộ môn khác, khi giảng dạy âm nhạc trongtrường THCS , giáo viên phải biết tận dụng các phương pháp dạy khácnhau như thuyết giảng, trình bày, phát vấn … bên cạnh các hình thức họctập của học sinh như tự nghiên cứu, thảo luận nhóm, thuyết trình, biểudiễn. Riêng âm nhạc là bộ môn có thể phát huy được nhiều nhất thế mạnhvề hướng dẫn trò chơi trong giờ học. Vậy trò chơi âm nhạc là gì?Trò chơi âm nhạc là một hoạt động học tập được diễn ra theo trìnhtự hoạt động của một trò chơi trong một tiết học âm nhạc. Tham gia tròchơi , học sinh được tìm hiểu về vấn đề , thực hiện một nhiệm vụ học tậphay thể hiện những hành động , những thái độ và tăng thêm hứng thú họctập thông qua một số trò chơi nào đó. Từ đó tạo ra được hiệu ứng lớn trongviệc giúp các em khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng và đặc biệt là pháthuy tính tích cực của học sinh theo mục tiêu đổi mới.Trò chơi âm nhạc có những đặc điểm sau :Nội dung của trò chơi âm nhạc gắn liền với kiến thức, kĩ năng, thái độcủa một phân môn âm nhạc hoặc một bài học cụ thể.Trò chơi âm nhạc được diễn ra trong thời gian, không gian nhất địnhcủa một tiết học.Sau khi tham gia trò chơi , mọi học sinh đều nhận được những nội dunghọc tập phù hợp với trình độ cũng như tâm lí lứa tuổi của các em.3Khác với các trò chơi vận động rèn luyện sức khỏe hoặc nhằm mụcđích giải trí, trò chơi được sử dụng trong môn âm nhạc hướng tới sự hiểubiết âm nhạc gắn với các nội dung học tập cụ thể là môn học, bài học.Hơn ai hết âm nhạc là bộ môn có rất nhiều lợi thế, đây là bộ môn nghệthuật động, nghệ thuật của âm thanh, của ca từ. Lợi thế đó rất phù hợp vớinhu cầu tâm sinh lý của lứa tuổi THCS , đây là lứa tuổi hiếu động, thích đượcthể hiện mình. Trò chơi trong âm nhạc sẽ đưa lớp học vào một không gian đặcbiệt, tạo nên được không khí sinh động trong giờ dạy. Nó có thể cuốn hút vàgây nhiều hứng thú cho học sinh kể cả những em lười học, thụ động. Khôngkhí sôi động đó sẽ chiếm chỗ và đẩy lùi được cách dạy lý thuyết suông nặngnề, nhàm chán. Các giờ học mang “ bộ áo trò chơi” sẽ cuốn các em vào “ cuộcchơi tri thức” lành mạnh, làm giàu thêm vốn văn hóa âm nhạc phổ thông cholứa tuổi thiếu niên nhi đồng.Khi áp dụng trò chơi vào giờ học âm nhạc cần phải theo một quy trìnhnhất định: Trước hết giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu của bàihọc, sau đó chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho trò chơi. Bước tiếp theo làphổ biến tên trò chơi, nội dung, tác dụng và luật chơi cho học sinh. Học sinhtiến hành chơi và cuối cùng là đánh giá và thảo luận về ý nghĩa của trò chơi.Từ trước tới nay trong văn hóa dân gian và hiện đại, trò chơi vừa là nhucầu lớn của con người, vừa là phương tiện giáo dục hấp dẫn và hiệu quả. Vìthế những ai biết tổ chức trò chơi trong tiết học là người đó biết cụ thể hóaphương châm “ học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt áp dụng trò chơi tronggiờ học là phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ em, qua đó các em sẽ bộc lộ,thể hiện mình một cách tự nhiên, Với không khí tiết học vui vẻ, các em sẽthấy giờ học trở nê hấp dẫn hơn, từ đó tiếp thu bài học một cách tích cực vàhiệu quả. Các trò chơi cũng góp phần củng cố kiến thức cho học sinh và rènluyện kỹ năng sống cho các em: có trách nhiệm, tôn trọng kỉ luật, ý chí, tinhthần đồng đội khi tham gia nhóm, đội và tôn trọng luật chơi.Âm nhạc là một bộ môn đặc thù nên không thể có một tiết dạy nàothuần túy và lý thuyết. Trong các giờ học hát không khí lớp học cũng sẽ kémsinh động và thu hút nếu giáo viên không biết lồng ghép các trò chơi hấp dẫnvào trong tiết dạy của mình. Bằng việc chơi trò chơi, việc học Âm nhạc sẽđược tiến hành một cách sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinhđược lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên đồng thời giải tỏanhững mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.4Trong khi tổ chức trò chơi cần phải lưu ý một số điểm sau:Mục đích của trò chơi phải rõ ràng, thông qua trò chơi các em sẽ tiếpthu được những kiến thức gì; Nội dung của trò chơi phải gắn liền với kiếnthức moon học, bài học, lớp học. Trò chơi phải đơn giản, dễ hiểu, dễ tổ chứcvà thực hiện; phải phù hợp với chủ đề của bài học, với quỹ thời gian, khônggian lớp học và đặc biệt là không gây nguy hiểm cho học sinh.Trước khi tổ chức trò chơi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt, mọi họcsinh đều hiểu và tham gia trò cho dễ dàng, hiệu quả. Khi chơi các em phảinắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi cũng như quy định của nhóm, tổTrong quá trình chơi không được lạm dụng quá nhiều thời gian, gâyảnh hưởng đễn các nội dung khác của bài học. Trò chơi phải phát huy đượctính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể tạo điều kiệnđể học sinh tham gia tổ chức, tự điều khiển cả quá trình chơi trò chơi: Từchuẩn bị, tiến hành chơi và đánh giá kết quả sau khi chơi. Các trò chơi phảiđược thay đổi một cách hợp lý, tránh gây nhàm chán cho học sinh.Vì thế mục đích của đề tài này là đưa ra một số trò chơi giúp giáo dụctổ chức tốt giờ dạy của mình, bên cạnh đó tăng thêm hứng thú và nâng caohiệu quả học tập của học sinh đối với bộ môn Âm nhạc. Việc chơi trò chơitrong giờ học còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với họcsinh và giữa học sinh với giáo viên.Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn, căn cứ vào nội dungchương trình sách giáo khoa, căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ giáodục, với tư cách là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cần phải nghiêncứu kỹ cơ sở lý luận và nắm vững các kiến thức về bộ môn và phương phápgiảng dạy bộ môn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.1.2.2. Cơ sở thực tiễn.Trò chơi vừa là một nhu cầu tự nhiên vừa là phương tiện giáo dục toàndiện cho học sinh. Thông qua trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ vì trò chơiluôn đòi hỏi sự thông minh sáng tạo, sự mới mẻ, giúp tâm hồn các em pháttriển lành mạnh. Một số trò chơi bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thứctổ chức kỉ luật, tính trung thực thật thà dũng cảm, sự cởi mở thông cảm giữacon người và con người với nhau. Bên cạnh đó trò chơi còn góp phần cũng cốkiến thức, giúp các em hiểu thêm về thiên nhiên, xã hội, bản thân một cáchnhẹ nhàng, có hứng thú và sự tập trung cao độ.5Nhưng không phải hiện nay mà đã từ lâu sự thay đổi về mặt tâm sinh lýlứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ, cácem chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệptương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học, tạonên sự khô khan cứng nhắc trong môn học.Xuất phát từ điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía giađình đối với các em không được đồng đều, sự khập khiểng về ý thức nhậnthức giữa học sinh ở thị trấn và nông thôn cũng gây không ít khó khăn chocác em trong quá trình học tập.Đặc biệt ở học sinh đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâmsinh lý, các em bắt đầu có sự e ngại, chất giọng cũng có sự thay đổi, có em đãthể hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút.Một số em đã tỏ ra không thích hay còn e ngại khi trình bày một bài hát trướctập thể lớp…Từ thực tế giảng dạy đặc biệt là tình hình và kết quả trong họckỳ I vừa qua tôi nhận thấy rằng việc tạo cho học sinh hứng thú trong học tậpcho các em thông qua hình thức ứng dụng một số trò chơi là một điều hết sứccần thiết. Từ đó tôi mạnh dạn trình bày biện pháp giảng dạy của mình để cácthầy, cô và các bạn đồng nghiệp tham khảo.Để cung cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹnăng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập,làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trongsáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn trước tậpthể, tạo được hưng phấn đồng đều giữa các em để các em có được sự hòađồng trong nhận thức và học tập. Bất kỳ môn học nào cũng có khả năng gâyhứng thú học tập đối với học sinh. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung vàmôn âm nhạc ở trường THCS nói riêng là nguồn cảm hứng, là sự kích thích,sự say mê học tập của học sinh nhưng không phải dạy như thế nào cũng gâyđược hứng thú cho học sinh.Xuất phát từ thực tế hiện nay đang đổi mới phương pháp dạy học, họcsinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điềukhiển, việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học . Nên tôi mạnh dạn đưa ra sángkiến :“Ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứngthú học tập trong bộ môn Âm nhạc ở Trường THCS Bạch Đằng”.1.3. Mục tiêu của giải pháp.6Tất cả những vấn đề được nghiên cứu và thực hiện trong đề tài này nhằm mụctiêu:Giải quyết những vướng mắc trong giảng dạy môn âm nhạc của họcsinh trường THCS Bạch Đằng.Đề xuất một số biện pháp về phương pháp ứng dụng trò chơi tronggiảng dạy bộ môn âm nhạc của trường THCS Bạch Đằng.Giúp giáo viên có một số cách thức vận dụng những trò chơi cho phùhợp với việc giảng dạy bộ môn âm nhạc hiệu quả nhất để phát huy tính sángtạo của học sinh.Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh.1.4. Các căn cứ để đề xuất giải pháp.Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn.Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa.Căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ giáo dụcCăn cứ vào quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 củaBộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tíchcực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặcđiểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinhphương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiên thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và tráchnhiệm học tập cho học sinh”.Muốn cho học sinh tham gia tiiets học có những tính tích cực, tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng saymê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phươngpháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với cácmôn học nói chung và môn âm nhạc nói riêng.Trên cơ sở đó tôi đã áp dụng kinh nghiệm để đề ra :“Ứng dụng một số tròchơi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âmnhạc ở Trường THCS Bạch Đằng”.71.5. Phương pháp thực hiện.Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương phápnghiên cứu sau:Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thường xuyên sưu tầm tra cứu sáchbáo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệthống hóa theo mục đích nghiên cứu.Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát trong quá trình học tập tronglớp nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đưa giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả của việc dạy học.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua các tiết dạy tôi đã ghi chép vàsau đó đúc rút ra những yếu tố được, chưa được tổng hợp đi đến kết luận.Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toánhọc nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.Phương pháp lấy tư liệu: Trong quá trình nghiên cứu cần rất nhiều ýkiến, thông tin, tư liệu. Thu thập một số kinh nghiệm giảng dạy từ các đồngnghiệp, lấy ý kiến, thông tin về sự hứng thú của học sinh qua những phươngpháp tôi đã thực hiện là nền tảng giúp tôi nghiên cứu đề tài này.Phương pháp thực nghiệm: Đề xuất với đồng nghiệp, đặc biệt là đồngnghiệp dạy cùng bộ môn âm nhạc một số biện pháp để gây được hứng thú chohọc sinh trong học tập.Phương pháp cải tiến: Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiêncứu từ đó đưa ra một số phương pháp cải tiến để tìm ra giải pháp tốt nhất làmcơ sở nghiên cứu.1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng.Ø Không gian: Trường THCS Bạch Đằng, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bàrịa - Vũng Tàu.Ø Thời gian: Năm học 2018-2019.Ø Đối tượng: học sinh các khối lớp thuộc trường THCS Bạch Đằng.CHƯƠNG IIQUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP2.1. Quá trình hình thành:Bản thân là giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa cao nên vẫnkhông thoát khỏi những lo lắng, lúng túng trong quá trình dạy học, dạy làmsao để học sinh không thấy nhàm chán với kiến thức, làm sao để các em có8hứng thú. Trong mỗi tiết học học sinh có thể phát huy hết tính sáng tạo vànăng khiếu của cá nhân.Qua thực tế giảng dạy cho thấy đa số các em có tư tưởng, quan niệmrằng "môn học âm nhạc là môn học phụ" nên các em chưa chú trọng quan tâmđến môn học. Học sinh ở đây đa số là con em nhà làm nông nghiệp, cho nênphụ huynh cũng không có điều kiện đầu tư cho con em mình học tập các mônhọc được tốt so với các trường THCS khác thuộc địa bàn Thành phố VũngTàu.Vì vậy việc tiếp nhận tri thức âm nhạc ở các em còn rất hạn chế.Các yếu tố trên nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn âm nhạc.Điều này đòi hỏi bản thân tôi luôn luôn phải tự học tập nâng cao tri thức,thường xuyên áp dụng phương pháp mới vào tiết dạy để mỗi giờ lên lớp họcsinh thấy hứng thú với những tiết học âm nhạc và giáo viên kịp thời uốn nắn,rèn luyện kĩ năng cho học sinh.Giáo viên phải cố gắng công tác tốt về tư tưởng đối với các em, để cácem nhận thức đúng đắn về bộ môn âm nhạc mà các em đang được học trongnhà trường THCS, môn âm nhạc đã góp phần giúp cho các em có đời sống vănhóa văn hóa tinh thần phong phú, khả năng tổ chức cuộc sống sinh hoạt khoahọc hơn.Bám sát những yêu cầu đặc trưng của bộ môn, mạnh dạn tổ chức dạyhọc theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, trong mỗi tiết học dù ởphân môn nào thì người giáo viên cũng phải khéo léo tạo ra được sự hứng thúnhất định cho người học, dẫn người học đi vào từng hoạt động bằng sự sángtạo của chính học sinh. Và sau đây là các biện pháp đã được triển khai thựchiện có hiệu quả tại đối với các tiết học âm nhạc áp dụng cho khối lớp ởtrường THCS Bạch Đằng trong năm học 2018 - 2019.2.2. Nội dung giải pháp .Trong quá trình tìm tòi, học hỏi bằng sự nỗ lực và cố gắng của bản thântrong những năm học vừa qua. Bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệmvà hiện nay tôi đã và đang triển khai áp dụng một số giải pháp trong quá trìnhgiảng dạy và cảm thấy có hiệu quả. Nên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải phápcụ thể như sau:Xác định rõ mục đích, yêu cầu học sinh cần đạt được thông qua việcchơi các trò chơi âm nhạc:-Tăng hứng thú và niềm vui khi học môn Âm nhạc9-Nắm vững và nhớ rõ giai điệu, tiết tấu của các bài hátNhớ được các tên bài hát gắn liền với tên tác giảGhi nhớ các kí hiệu âm nhạc và cách sử dụng các kí hiệu đó trong tứngtrường hợp cụ thểBiết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau, và tự tin khi biểudiễn trên sân khấu2.2.1 Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát vàtập đọc nhạc.Thời gian thích hợp nhất để thực hiện trò chơi là trong các tiết ôn tập bài hát,ôn tập TĐN ở giữa kì hoặc cuối kì. Mục đích khi tổ chức trò chơi này là giúphọc sinh củng cố lại các bài hát, bài TĐN đã được học, bên cạnh đó trò chơicũng kích thích kĩ năng nghe và phản xạ nhanh cho các em, giúp các em họcđược tính đoàn kết khi tham gia trò chơi trong tập thể. Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên bài”.Trong trò chơi này, giáo viên cho học sinh nghe một đoạn giai điệu bàihát hoặc bài tập đọc nhạc rồi yêu cầu học sinh đoán đúng tên bài hát hoặc bàiTĐN bất kì, đội nào đoán đúng và nhanh nhất tên bài hát hoặc bài TĐN đó thìsẽ thắng.- Ví dụ 1: Bài hát Đi Cấy [ dân ca Thanh Hóa]Giáo viên chia học sinh thành 2 đội chơi sau đó cho học sinh nghe giaiđiệu một câu trong bài: Lên chùa bẻ một cành sen. Đội nào trả lời nhanh tênbài hát thì đội đó sẽ thắng.- Ví dụ 2: Bài TĐN số 5 Vào rừng hoa.Giáo viên cũng chi lớp thành các đội chơi tương ứng, rồi đàn giai điệu ônhịp 3 và 4, đội nào trả lời nhanh đó là bài TĐN sẽ thắng. Các bài TĐN cácchơi cũng tương tự.Khi chơi trò chơi “Nghe nhạc đoán tên bài”, các em học sinh đều tham gianhiệt tình, sau khi kết thúc trò chơi hầu hết các em đều nhớ chính xác tên cácbài hát. Trò chơi “ Nghe giai điệu xướng lời ca”.Trò chơi này có tác dụng các em ghi nhớ và hát chính xác lời ca ứng vớigiai điệu của bài hát, kể cả các bài hát có nội dung dài và khó nhớ.- Ví dụ: Bài hát Niềm vui của em – [nhạc và lời Nguyễn Huy Hùng].10Để thực hiện trò chơi này, giáo viên chia lớp học thành 4 tổ, mỗi tổ cửmột học sinh làm nhiệm vụ phất cờ. Giáo viên đàn và yêu cầu học sinh lắngnghe thật kĩ giai điệu hai ô nhịp bất kì trong bài hát [ Ví dụ ô nhịp 2 và 3trong câu 2; hoặc ô nhịp 3 và 4 trong câu 4].Tổ nào phất cờ nhanh nhất sẽ phải hát cả câu hát có ô nhịp đó. Nếu hátchính xác tổ đó sẽ ghi điểm. Hay khi dạy bài hát Hành khúc tới trường giáoviên có thể sử dụng trò chơi dưới hình thức rung chuông vàngVới các bài TĐN các làm cũng tương tự. Sau khi học sinh thực hiện xongtất cả các bài hát cũng như bài TĐN, giáo viên tổng hợp và công bố tổ chiếnthắng rồi cho điểm tượng trưng để động viên các em. Tổng kết trò chơi, độinào hát được chính xác nhiều lời ca đội đó sẽ chiến thắng chung cuộc.Khi chơi trò chơi “Nghe giai điệu xướng lời ca” yêu cầu học sinh phải tậptrung, có tai nghe tốt và phản xạ nhanh khi nghe giai điệu vì chỉ có hai ô nhịpvới rất ít nốt nhạc vang lên. Nếu nghe không kì học sinh sẽ đoán sai giai điệucủa câu hát đó, dẫn đến việc hát lời ca không chính xác. Đây là cách để ủngcố việc học thuộc lời ca của các em học sinh.2.2.2 Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và âmnhạc thường thức:Trong thực tế, tại Trường THCS Bạch Đằng, sau khi học xong bài trênlớp, giáo viên hỏi tên bài hát là gì các em học sinh thường không nhớ. Có thểdo các em chưa biết cách ghi nhớ hoặc chủ quan không ghi nhớ tên bài hát màthường chỉ lấy câu hát đầu tiên làm tên bài hát và đặc biệt càng không nhớ têntác giả.Trong phân môn Âm nhạc thường thức, học sinh cũng thường không nhớtên các bài hát nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của tác giả được sách giáo khoagiới thiệu do các em chỉ được giáo viên cho nghe qua chứ không được học.Chính vì thế, mục đích khi tổ chức các trò chơi này là giúp học sinh khắc sâuvà ghi nhớ tên tác giả, tên bài hát sau khi học xong. Thời gian thích hợp đểthực hiện trò chơi là trong các tiết ôn tập bài hát và củng cố kiến thức. Trò chơi “ Tên nào bài ấy”.- Chuẩn bị: Trong trò chơi này giáo viên sẽ dùng mày trình chiếu: mỗi bảng sẽcó hai cột, một cột là tên tác giả bài hát, nơi xuất sứ các bài dân ca hoặc tácgiả bài TĐN, một cột là tên các bài hát, bài TĐN.- Cách chơi: Đội nào nối được chính xác tên tác giả với bài hát thì sẽ thắng.11- Luật chơi: Yêu cầu hai đội khi chơi không được sử dụng sách giáo khoa.- Ví dụ: Ôn tập và củng cố cuối học kì và cuối năm học.Tên bàiTác giảTĐN: Thật là hayHoàng LânLàng tôiDân ca PhápTĐN: Tập đọc nhạc số 4Mo- DaLên ĐàngVăn CaoNiềm vui của emLưu Hữu PhướcTĐN Vào rừng hoaNguyễn Huy HùngAi yêu Bác Hồ chí Minh Hơn thiếu niên nhi đồngViệt AnhTĐN: Trời đã sáng rồiPhong Nhã2.2.3 Áp dụng trò chơi trong phân môn nhạc lí :Đối với phân môn Nhạc lí một số kí hiệu thường hay gặp trong các bàihát, bản nhạc học sinh đã được học ở lớp dưới nhưng do ít ôn luyện nên cácem không còn nhớ, hoặc nhớ chưa chính xác. Vì thế, mục đích khi tổ chức cáctrò chơi này là nhằm khắc sâu các kiến thức về lí thuyết âm nhạc đơn giản,giúp học sinh ghi nhớ các kí hiệu thường gặp trong các bản nhạc để các emkhi học hát, học TĐN sẽ không bị lúng túng mỗi khi chuyển câu, chuyển đoạnhoặc luyến láy giai điệu của bài. Trò chơi “ Đọc kí hiệu nhanh ”.- Cách thứ nhất, GV chia HS làm ba đội [mỗi đội khoảng 3 người] và phátcho mỗi đội một bảng phụ có ghi một câu nhạc hoặc một đoạn nhạc ngắn vớinhiều dạng kí hiệu âm nhạc đã được học. Các đội sẽ nhìn các kí hiệu âm nhạcvà viết tên các kí hiệu vào bảng trả lời. Đội nào trả lời nhanh, nhiều và chínhxác nhất các kí hiệu âm nhạc và tác dụng kí hiệu đội đó sẽ thắng.- Cách thứ hai, cũng chia HS làm ba đội, sau đó GV giơ bảng phụ viết kíhiệu âm nhạc, các đội sẽ trả lời tên của kí hiệu thật nhanh vào bảng của mìnhvà giơ lên. Đội nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ thắng. Trò chơi “Chính tả tiếp sức”.- Cách chơi như sau :12+ GV chia HS làm bốn tổ, chia đều bảng làm bốn phần.+ GV phổ biến cách thức và luật khi tham gia trò chơi.+ Nhiệm vụ : Các đội chơi viết nhanh các kí hiệu âm nhạc đã được họclên bảng.+ Tiến hành chơi : Các đội sẽ cử đại diện của mình lên bảng, giáo viênđọc tên kí hiệu lần lượt, mỗi em sẽ viết thành kí hiệu trên khuôn nhạc. Hếthọc sinh này đến lượt học sinh khác lên bảng. Đội nào hoàn thành nhanh vàchính xác nhất đội đó sẽ chiến thắng. Trò chơi “ Ai đố hay, ai giải hay”Trò chơi này học sinh sẽ là người chủ động sáng tạo bởi các em sẽ phảitự chuẩn bị ngân hàng câu hỏi dựa trên các bài học, các kiến thức mà các emđã tiếp thu được ở trên lớp. Giáo viên sẽ là người quản trò, giúp trò chơi đượcdiễn ra một cách công bằng.Cách chơi : HS sẽ được chia thành bốn đội. Các đội sẽ chuẩn bị “ ngânhàng” các câu hỏi phù hợp với bài học.Khi chơi, một đội sẽ đưa ra câu đố, yêu cầu các đội còn lại giành quyềntrả lời nhanh đê ghi điểm. Đội nào ra câu đố hay, sáng tạo cũng sẽ được cộngthêm điểm. Cuối trò chơi, đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng. [Lưu ý là khichơi không được xem sách giáo khoa].Với trò chơi đòi hỏi tính sáng tạo này , HS sẽ được ôn tập tổng hợp cáckiến thức đã được học vì các câu hỏi mỗi đội đưa ra đều khác nhau, và các độichơi cũng phải nắm chắc kiến thức để đưa ra các câu hỏi cũng như đáp ánthuyết phục nhất. Trò chơi “Thể dục đồng diễn bằng âm nhạc”.Mục đích của trò chơi này là phát triển kĩ năng nghe, kích thích phản xạnhanh cho HS và yêu cầu các em phải khéo léo, uyển chuyển khi tham gia tròchơi này.Cách tổ chức : Lấy một HS đứng trong tư thế mô phỏng khóa Son làmchuẩn, các HS khác xếp thành hàng ngang mô phỏng các nốt nhạc. GV đàngiai điệu một bài hát hoặc bài TĐN, các “Nốt nhạc học sinh” sẽ thay đổi tưthế đứng cao hơn hay thấp hơn tùy theo cao độ của từng nốt nhạc.Ví dụ : Trò chơi “Thể dục đồng diễn” áp dụng vào bài TĐN số 5 : Vào rừnghoa.GV yêu cầu 7 học sinh lên tham gia trò chơi. Một HS đứng đầu hàng sẽlàm tư thế khóa Son, đây là nốt chuẩn trên khuông nhạc tưởng tượng. Giáoviên sẽ đàn giai điệu bài TĐN số 5 : cầm tay nhau cùng đi chơi, các nốtnhạc học sinh sẽ thay đổi tư thế đứng, ngồi tùy theo cao độ của từng nốt nhạctừ câu đầu tiên cho đến hết bài.13Nếu thực hiện chính xác đây sẽ là một trò chơi rất thú vị và sinh độngbởi vài trò chơi này sẽ khiến học sinh phải vận động nhẹ nhàng, điều này giúpcác em giảm căng thẳng từ tiết học trước, qua đó làm tăng thêm sự tự tin vàkhả năng thể hiện mình trước đám đông của các em.Khi sử dụng các trò chơi trong giờ âm nhạc, giáo viên phải vận dụnglinh hoạt tùy theo đối tượng học sinh để tăng – giảm độ khó – dễ chứ khôngrập khuôn một cách máy móc. Không tập trung nhiều vào các em giỏi, các emcó năng khiếu âm nhạc mà phải chú ý đều các nhóm đối tượng. Bên cạnh đógiáo viên phải tích lũy được một ngân hàng trò chơi phong phú để thườngxuyên thay đổi nhằm gây hứng thú cho các em. Vừa là người quản trò, vừa làtrọng tài nên giáo viên phải là người công minh, khách quan tránh gây mấtđoàn kết giữa học sinh.Ngoài các trò chơi do giáo viên đề xuất, cũng có thể yêu cầu các em tự tổchức thêm các trò chơi khác nhằm kích thích tư duy, tăng khả năng sáng tạonhằm bồi dưỡng thêm hứng thú học môn âm nhạc của các em. Qua đó khíchlệ các em thêm yêu thích và đam mê học môn âm nhạc, góp phần giáo dục,định hướng về thẩm mĩ, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộcsống.Chương IIIHIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP3.1. Thời gian áp dụng:- Thời gian: Áp dụng trong các tiết dạy âm nhạc của các khối lớp năm học2018 – 2019.- Đối tượng: Học sinh các khối lớp ở trường THCS Bạch Đằng.3.2. Hiêu quả đạt được khi áp dụng sáng kiếnVới sự áp dụng đưa một số trò chơi vài trong giảng dạy ở các khối lớpmà tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc. Tôi nhận thấy đa số họcsinh đều rất hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao quatừng năm học.Từ khi áp dụng sáng kiến “ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng caohiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc ở trường THCSBạch Đằng” tôi đã thu được những kết quả rất khả quan :14Với kết quả 100% đạt mức hoàn thành trở lên, trong đó tỷ lệ học sinhhoàn thành tốt chiếm hơn 50%, có nhiều em tỏ ra có năng khiếu về bộ môn.Cụ thể nhất là trong năm học 2017 – 2018 đối với khối lớp 8 tỉ lệ học sinh đạtđược chất lượng sau:LớpSố HSHoàn thành tốtHoàn thànhKhông hoàn thành8.13222 HS = 68.8%10 HS = 31.2%0 HS = 00%8.23119 HS = 61.3%12 HS = 38.7%0 HS = 00%8.33224 HS = 75.0%8 HS = 25.0%0 HS = 00%8.43424 HS = 70.6%10 HS = 29,4%0 HS = 00%8.53419 HS = 55.9%15 HS = 44.1%0 HS = 00%8.63427 HS = 79.4%7 HS = 20.6%0 HS = 00%135 HS = 68.5%62 HS = 31.5%0 HS = 00%Cộng 197Qua một thời gian áp dụng sáng kiến, các em học sinh từ chỗ không cóhứng thú học âm nhạc, rụt rè khi phải lên biểu diễn trước lớp, các kiến thứcâm nhạc nắm chưa vững, sau khi được học kết hợp với việc chơi trò chơitrong giờ ôn tập, các em đã học tập sôi nổi hơn, thường xuyên xung phong lênbảng trình bày bài.Song song với đó, nhờ những trò chơi nhằm củng cố lí thuyết, các emđã biết đọc bản nhạc. Khi hát hoặc TĐN các em đã nhớ tác dụng của các kíhiệu âm nhạc, nhờ đó tự hát chính xác theo kết cấu của bài. Những em dùkhông có năng khiếu âm nhạc nhưng vì vừa được học nhạc vừa kết khôngđược chơi trò chơi nên các em đã dần thay đổi theo hướng tích cực, ngày càngtự tin hơn trong các tiết học và trong cuộc sống.Bên cạnh đó, chỉ còn số rất ít học sinh do đặc thù của môi trường sốngtại bản làng đã tạo nên tính cách rụt rè, ngại giao tiếp, từ đó khiến các em ngạibộc lộ mình trong các giờ học. Phải cần thêm thời gian sinh hoạt cũng nhưhọc tập các em mới có thể tự tin thể hiện mình trước lớp.Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trong mỗi tiết Âm nhạc đa số họcsinh thường xuyên xung phong xây dựng bài, không ngại lên bảng trình bàycác bài hát15cũng như tự tin thể hiện mình trong các hoạt động Văn hóa – Văn nghệdo lớp hay do trường tổ chức. Đó cũng chính là những điều mong muốn củatôi khi xây dựng và phát triển đề tài này.Tôi hy vọng rằng với phương pháp giảng dạy này sẽ tạo cho các emniềm say mê môn học, có niềm tin ở chính mình và việc dạy và học sẽ đạt kếtquả cao hơn, các em mạnh dạn hơn trong học tập.3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp.Với những kết quả trên tôi tự nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra vàáp dụng đã mang lại hiệu quả khá tốt. Giáo viên tổ chức lớp học một cách linhhoạt và sáng tạo hơn, học sinh tiếp cận kiến thức bằng sự say mê của cá nhân.Tôi đã đang và sẽ áp dụng những giải pháp này trong thời gian tới và khôngnhững áp dụng cho các em học sinh khối lớp mà tôi giảng dạy. Tôi sẽ cố gắngvà mạnh dạn chia sẻ sáng kiến này thực sự hữu ích hơn.Tôi cũng hy vọng với những nghiên cứu, sáng kiến của bản thân có thểlà những giải pháp hữu ích cho các đồng nghiệp cùng tham khảo và thực hiện.Bản thân mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía Hội đồng khoa họcnhà trường để có thể hoàn thiện sáng kiến và áp dụng nó vào giảng dạy cóhiệu quả hơn.3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp.Từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi thấy việc sử dụng trò chơi trongmôn Âm nhạc mang lại kết quả rất tích cực. Học sinh yêu thích và say mêmôn học hơn,số học sinh đạt yêu cầu tăng cao rõ rệt. Từ việc áp dụng sángkiến, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau :Các trò chơi khi áp dụng phải dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian,phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm lí của học sinh.Trò chơi phải được thay đổi luân phiên, tránh sử dụng nhiều lần mộtcách máy móc gây nhàm chán cho học sinh.Trong một giờ học không nên áp dụng quá nhiều trò chơi.16Trò chơi cần phải được tổ chức vào thời gian thích hợp của bài học đểkhông ảnh hưởng đến nội dung khác trong bài.Khi tổ chức trò chơi, giáo viên phải chủ động bao quát lớp, không đểhọc sinh ồn ào gây ảnh hưởng đến việc học tập của lớp khác.Sau khi chơi, giáo viên cần kết luận và giúp học sinh tổng hợp kiếnthức, tránh việc học sinh quá ham chơi mà quên mất mục đích chính là thôngqua trò chơi củng cố bài học.Bên cạnh đó, để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gâyhứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mụcmới.Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủđộng sáng tạo của học sinh.Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy họclinh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theohướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủpháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học.Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phươngtiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm.Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiếthọc thông qua các trò chơi âm nhạc, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi bởivì đặc trưng bộ môn đó là học vui – vui học, tránh gò ép đối với học sinh.Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trong trường bằng hìnhthức tổ chức hội thi văn nghệ, ngoại khóa.Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viênphải không ngừng nâng cao kiến thức, học hỏi trên mọi phương tiện thông tinđể tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏirút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.Chương IVKẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT , KIẾN NGHỊ4.1. Kết luận.Âm nhạc là bộ môn đặc thù mang tính nghệ thuật động, vì thế trong cáctiết dạy đều có phần hát và tập đọc nhạc đi kèm, không có tiết học nào thuần17lí thuyết cả. Tâm lí học sinh cũng vậy, cứ đến giờ học nhạc là các em hiếuđộng hơn, ngồi không yên nhất là những em hay nghịch phá. Vì thế tôi nhậnthấy bản thân người giáo viên phải biết khai thác ưu thế bộ môn qua các tròchơi khắc sâu kiến thức thì mới có hiệu quả. Dù trong lớp có học sinh hiếuđộng hay nghịch phá thì tất cả cũng sẽ đi theo quỹ đạo chung của tiết học. Cónhư vậy giờ học mới thực sự thành công.Có thể thấy rằng, Âm nhạc là một trong những phương tiện giáo dụctích cực góp phần hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu lànhmạnh. Âm nhạc giúp các em hoàn thiện, luôn tự tin vào bản thân, tư duy thêmsắc sảo, sáng tạo và có cái nhìn cuộc sống tích cực hơn. Đặc biệt môn Âmnhạc trong chương trình phổ thông còn giúp các em giảm bớt căng thẳng saunhững tiết học. Thông qua việc học âm nhạc ở trường THCS nói chung, mônÂm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệmvụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diệncho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con ngườimới.Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng vào thực tếgiảng dạy và bước đầu thu được kết quả dù còn khiêm tốn, song tôi xin mạnhdạn trình bày để cùng chia sẽ với các đồng nghiệp, quý thầy cô và mong mọingười đóng góp ý kiến để tôi thêm hoàn thiện đề tài này. Tôi hi vọng với sựtìm tòi không ngừng nghỉ của các qúy thầy cô cùng sự ham học hỏi của họcsinh, các tiết học Âm nhạc sẽ trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn nhằm thu hút họcsinh ngày càng thêm yêu thích và hứng thú hơn với bộ môn này.4.2 Kiến nghị :Để thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triểntoàn diện về : Đức – Trí – Thể - Mĩ … người giáo viên ngoài việc phải cónăng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trườnglà những điều tác động lớn đến các em. Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy –học của giáo viên và học sinh được thuận lợi, bản thân tôi là người đứng lớpdạy bộ môn Âm nhạc muốn kiến nghị một số vấn đề sau :Về phía nhà trường :Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để tạo điều kiệnthuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học.Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo :18Cần tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để giáo viên Âmnhạc có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạybởi vì học sinh của mỗi trường, mỗi địa phương lại có những điều kiện cũngnhư thực trạng khác nhau về việc dạy và học.TÀI LIỆU THAM KHẢONgoài việc đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy, ngoàiviệc học hỏi thêm ở đồng nghiệp trong và ngoài trường, trong quá trìnhnghiên cứu viết đề tài nầy đồng thời với việc bám sách giáo khoa tôi còntìm tòi tham khảo và vận dụng kiến thức tư liệu, hình ảnh trong các tàiliệu sau.19- Sách nhạc lí căn bảnNXB Hà Nội [ quí III - 2000]- Tài liệu BDTX Âm nhạc THCS[2004 - 2007]Bộ GD - ĐT quyển 1, chu kì III- Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạcNXB GD [ 8 - 2000]- Âm nhạc và phương pháp giáo dục Âm nhạc ở trường THSC[sách BDTX chu kì III cho GV tiểu học]NXB GD [8 – 2000]- Luật giáo dục 2005, sửa đổi năm 2009- Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo- Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học và trun học cơ sở - NXB đạihọc sư phạm – 2010 [Lê Anh Tuấn]- Website: Giáo dục Âm nhạc ở Việt Nam [ Music Education in Viet Nam]– www.music.edu.vn- Bộ giáo dục và đào tạo 20147 – tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra,đánh giá kết quả học tập theo dịnh hướng phát triển năng lực học sinhmôn Âm nhạc cấp THCS. Lưu hành nội bộVà một số tài liệu liên quan khác.Xác nhận, đánh giá, xếp loại của Long sơn, ngày 24 tháng 10đơn vị:năm 2018………………………………............………………………………………………………………………………………………………………………20Tôi xin cam đoan đây là báocáo SKKN của bản thân tôiviết, không sao chép nội dungcủa người khác.………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ[ kí tên đóng dấu]21Người viếtVõ Thị Oanh22

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề