Quan sát hình ảnh một cuốn sách được treo bằng một lực kế và cho biết khối lượng của cuốn sách là *

Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng bài 10 được biên soạn bám sát chương trình SGK mới môn lý, được giải và chia sẻ từ đội ngũ giáo viên dạy vật lý giỏi. Bài viết được cập nhật nhanh nhất, chi tiết nhất tại Soanbaitap.com.

Soạn Lý 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng dễ hiểu thuộc: Chương 1: Cơ học

I. Lực kế - phép đo lực - trọng lượng và khối lượng

1. Lực kế là gì?

Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực.

- Có nhiều loại lực kế: Lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo và lực đẩy.

- Lực kế thường dùng trong phòng thí nghiệm là lực kế lò xo.

2. Cấu tạo của lực kế lò xo

Lực kế lò xo có cấu tạo đơn giản, sau đây là hai loại lực kế thường gặp:

- Lực kế gồm một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.

- Lực kế gồm một chiếc lò xo được đặt trong một ống hình trụ [vỏ của lực kế]. Trong lò xo có một ống hình trụ nhỏ dễ di chuyển, trên mặt hình trụ nhỏ có chia độ, phía dưới có một cái móc.

- Trên mỗi lực kế đều có ghi giới hạn đo và chữ N

3. Cách đo lực bằng lực kế

Muốn đo lực bằng lực kế được chính xác ta cần lưu ý các điều sau:

- Ước lượng độ lớn của lực cần đo để chọn lực kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.

- Hiệu chỉnh lực kế đúng cách trước khi đo [điều chỉnh lực kế sao cho khi chưa đo lực thì kim chỉ thị nằm đúng vạch 0].

- Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế, cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo hướng của lực cần đo.

- Đọc và ghi kết quả đúng quy định [đọc giá trị của vạch chia gần nhất với kim chỉ thị].

4. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

P = 10.m

Trong đó:

m là khối lượng của vật [kg]

P là trọng lượng của vật hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật [N]

II. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 6 bài 10 Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng

Giải bài C1 trang 34 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Đề bài

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau :

Lực kế [1].......... một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái [2] .............

Kim chỉ thi chạy trên mặt một [3] ................

Lời giải chi tiết

[1] lò xo.

[2] kim chỉ thị.

[3] bảng chia độ.

Giải bài C2 trang 34 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Đề bài

Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em.

Lời giải chi tiết

Học sinh nghiên cứu lực kế mà nhóm có trên lớp để trả lời.

+ ĐCNN của lực kế là khoảng đo giữa 2 vạch chia liên tiếp trên lực kế.

+ GHĐ của lực kế là giá trị lực lớn nhất ghi trên lực kế.

Giải bài C3 trang 34 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Đề bài

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :

Thọat tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng [1] .......... Cho [2] ............ tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo [3] ............. của lực cần đo [xem hai ảnh chụp ở đầu bài].

Lời giải chi tiết

[1] vạch 0

[2] lực cần đo

[3] phương.

Giải bài C4 trang 34 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Đề bài

Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa vật lí 6. So sánh kết quả với các bạn trong nhóm.

Lời giải chi tiết

Học sinh thực hành và so sánh kết quả với các bạn.

Dùng lực kết đo trọng lượng quyển sách giáo khoa Vật lí 6 khoảng 14,5N.

Giải bài C5 trang 34 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Đề bài

Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào ? tại sao phải cầm như thế ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Lời giải chi tiết

Khi đo, cần phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng. Vì lực cần đo là trọng lượng có phương thẳng đứng.

Giải bài C6 trang 34 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau :

a] Một quả nặng có khối lượng 100g thì có trọng lượng [1] .........N.

b] Một quả cân có khối lượng [2] ........ g thì có trong lượng 2N.

c] Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng [3] .............

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.

Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N

Lời giải chi tiết

[1] 1

[2] 200

[3] 10N

Giải bài C7 trang 35 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Đề bài

Hãy giải thích vì sao trên các "cân bỏ túi" bán ở ngoài phố ngưới ta không chia độ theo đơn vị niuton mà lại chia độ theo đơn vị kilôgam ? Thực chất các "cân bỏ túi" là dụng cụ gì ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật : P = 10.m

trong đó: P là trọng lượng [đơn vị niutơn], m là khối lượng của [đơn vị kilôgam].

Lời giải chi tiết

Trên các "cân bỏ túi" bán ở ngoài phố, người ta chia độ theo đơn vị kilôgam mà không chia độ theo đơn vị niutơn vì thường thì người ta cần biết khối lượng của vật hơn là trọng lượng của vật. Nếu cần biết trọng lượng vật người ta dùng hệ thức P = 10m để xác định trọng lượng vật.

Thực chất "cân bỏ túi" là lực kế lò xo.

Giải bài C8 trang 35 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Đề bài

Về nhà, hãy làm thử một lực kế, phải nhớ chia độ cho lực kế đó.

Lời giải chi tiết

Dựa trên kiến thức đã học, học sinh tự tìm hiểu làm ở nh

Giải bài C9 trang 35 SGK Vật lí 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Đề bài

Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu niutơn ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật : P = 10m

Trong đó : P là trọng lượng [đơn vị niutơn], m là khối lượng [đơn vị kilôgam].

Lời giải chi tiết

Xe tải có khối lượng : m = 3,2 tấn = 3 200 [kg]

Trọng  lượng của xe tải : P = 10.m = 10.3200 = 32 000 [N].

Soạn Lý 6 Bài 10 Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng dễ hiểu được biên soạn theo SGK vật lý 6 mới nhất và Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi tư vấn, giúp các em chinh phục môn lý lớp 6. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng nhé!

Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo thuộc [Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng trong CHỦ ĐỀ 9: LỰC]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:

Lời giải tham khảo:

Số ghi trên hộp sữa "Khối lượng tịnh: 380g" chỉ lượng sữa chưa trong hộp.

Câu hỏi 2: Trên một bao gạo có ghi 25kg [hình 37.1b]. Số ghi đó cho biết điều gì?

Lời giải tham khảo:

Số ghi trên một bao gạo có ghi 25kg cho biết khối lượng gạo trong bao là 25kg.

II. LỰC HẤP DẪN

Câu hỏi 1: Tại sao khi rụng khỏi cành cây thì quả táo luôn rơi xuống mặt đất.

Lời giải tham khảo:

Khi rụng khỏi cành cây thì quả táo luôn rơi xuống mặt đất do tác dụng của lực hút trái đất.

Câu hỏi 2: Có hai cuốn sách nằm trên mặt bàn như hình bên dưới, em hãy cho biết giữa chúng có lực hấp dẫn không?

Lời giải tham khảo:

Giữa hai cuốn sách nằm trên mặt bàn như hình có lực hấp dẫn.

III. TRỌNG LƯỢNG CỦA VẬT

Câu hỏi 1: Có nhận xét gì về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó. Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì?

Lời giải tham khảo:

Sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó tùy thuộc vào khối lượng của quả nặng, quả nặng có khối lượng càng lớn thì lò xo biến dạng càng nhiều, nguyên nhân là do lực hút Trái Đất hút quả nặng mạnh hơn.

Câu hỏi 2: Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao? 

Lời giải tham khảo:

Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động thẳng rơi xuống mặt đất vì lực hút của Trái Đất đã tác dụng lên viên phấn.

Câu hỏi 3: Một bạn học sinh có khối lượng 45kg thì trong lượng của bạn đó là bao nhiêu? 

Lời giải tham khảo:

Bạn học sinh có khối lượng 45kg thì trọng lượng của bạn đó bằng 450N.

IV. BÀI TẬP

Câu hỏi 1: Nêu hai ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong đời sống.

Lời giải tham khảo:

Ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong đời sống là:

  • Lực hấp dẫn của Trái đất giữ cho các vệ tinh nhân tạo ngoài Trái đất quay xung quanh Trái đất.
  • Quả táo từ trên cao rơi xuống mặt đất nhờ lực hấp dẫn của Trái đất.

Câu hỏi 2: Một ô tô có khối lượng là 5 tấn thì trọng lượng của ô tô đó là:

A.5N.        

B.500N.         

C.5000N.          

D.50000N. 

Lời giải tham khảo:

Đáp án đúng là: D.50000N. 

Câu hỏi 3: Một vật có trọng lượng là 40 N thì có khối lượng là bao nhiêu?

Lời giải tham khảo:

Một vật có trọng lượng là 40 N có khối lượng là 4kg.

Câu hỏi 4: Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau đây:

a] Túi kẹo có khối lượng 150 g.

b] Túi đường có khối lượng 2 kg.

c] Hộp sữa có khối lượng 380 g.

Lời giải tham khảo:

a] Túi kẹo có trọng lượng tương ứng là 1,5N.

b] Túi đường có trọng lượng tương ứng là 20N.

c] Hộp sữa có trọng lượng tương ứng là 3,8N.

Câu hỏi 5: Một quyển sách nặng 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau trên mặt bàn. Nhân xét nào sau đây là không đúng?

A. Hai vật có cùng trọng lượng.

B. Hai vật có cùng thể tích.

C. Hai vật có cùng khối lượng.

D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật. 

Lời giải tham khảo:

Đáp án đúng là: B. Hai vật có cùng thể tích.

Câu hỏi 6: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.

Lời giải tham khảo:

Đáp án đúng là: A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề