Room khối ngoại là gì

Room chứng khoán là tỷ lệ % cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam do luật pháp Việt Nam quy định.

Có khá nhiều người chưa hiểu kỹ về thuật ngữ room trong chứng khoán, thậm chí có thể hiểu lầm khái niệm này chỉ những phòng room chứng khoán đưa tin được các môi giới chứng khoán tạo ra. Tuy nhiên không phải như vậy, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để hiểu bản chất room chứng khoán là gì.

Room chứng khoán là gì?

Room chứng khoán, hay cột room trong bảng giá chứng khoán là tỷ lệ [%] cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các nhà đầu tư này chỉ được phép mua số cổ phiếu đã phát hành tối đa theo tỷ lệ % được quy định. Cụ thể:

  • Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng là 30%.
  • Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với các ngành khác là 49%.

Room chứng khoán thể hiện % sở hữu chứng khoán của khối ngoại

Chứng khoán hết room là gì? Mục đích khi quy định room chứng khoán

Chứng khoán hết room là chỉ việc hết khối lượng cổ phiếu bán ra cho các nhà đầu tư, vì các nhà đầu tư đang nắm giữ mà không bán ra thị trường, hoặc tổng khối lượng giao dịch mỗi ngày vượt quá tỷ lệ khối lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư được giao dịch.

Trên thị trường chứng khoán, mỗi loại cổ phiếu được phát hành ra đều có quy định mức room chứng khoán [tỷ lệ %] trong tổng số cổ phiếu được giao dịch. Vậy nên nếu chứng khoán hết room thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mua thêm được nữa.

Mục đích của việc quy định mức room chứng khoán là nhằm tránh việc nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, việc cạn room chứng khoán cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản và biến động giá cổ phiếu giảm mạnh do mất đi người lực từ khối ngoại. Những lúc như vậy, giá cổ phiếu chỉ có thể trông chờ vào các nhà đầu tư trong nước.

Nới room chứng khoán trong trường hợp nào?

Nới room chứng khoán là hoạt động cho phép khối ngoại được sở hữu thêm cổ phiếu của những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc nới room có thể được thực hiện đồng loại với tất cả các doanh nghiệp hoặc tại một số nhóm ngành hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào đó.

Ví dụ: Vào năm 2018, SABECO được phép nới room ngoại từ 49% lên 100%, đồng nghĩa với việc khối ngoại không còn bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần với SABECO như trước. Điều này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm toàn bộ SABECO nếu đủ vốn. Lúc đó, đã có tỷ phú người Thái Lan bỏ ra số tiền lớn để mua cổ phần SAB và năm được quyền chi phối.

Như vậy, qua bài viết này chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm room chứng khoán là gì, biết được chứng khoán khi nào hết room và được nới room trong trường hợp nào. Việc đầu tư của khối ngoại cũng có những ảnh hưởng lớn trên thị trường nên khi nắm được những thuật ngữ này sẽ giúp mọi người có chiến lược đầu tư phù hợp.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển. Khối nội và khối ngoại là những chủ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường. Thuật ngữ khối ngoại được nhắc đến khá nhiều và là một phần không thể thiếu trong chứng khoán Việt Nam. Vậy khối ngoại trong chứng khoán là gì? Các tác động của khối ngoại lên thị trường chứng khoán như thế nào? 

Khối ngoại là gì? Ví dụ thực tế về khối ngoại

Thuật ngữ khối ngoại được sử dụng để chỉ các nhà đầu tư nước ngoài tạo lập tài khoản và giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Khối ngoại có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các quỹ đang sở hữu cổ phiếu trong những doanh nghiệp có vốn hóa lớn.

Nhà đầu tư nước ngoài, thuộc nhóm khối ngoại sẽ được thống kê dữ liệu riêng và có giới hạn quyền sở hữu cổ phiếu trên thị trường. Điều này tạo nên khái niệm về room ngoại trên thị trường chứng khoán.

Ví dụ về khối ngoại: 

Nhắc tới khối ngoại, chúng ta có thể kể tới như: Vinacapital VietNam [VOF], VietNam Holding Limited, VietNam Equity Fund, VietNam enterprise investment limited, Vietnam Holding Asset Management… Đây đều là những quỹ ngoại nổi tiếng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Room ngoại là gì?

Các nhà đầu tư nước ngoài khi giao dịch tại thị trường Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong đó có quy định về room ngoại. Hiểu đơn giản, room ngoại là tỷ lệ cổ phiếu tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Tỷ lệ này được tính theo %. 

Quy định về room ngoại sẽ giúp hạn chế rủi ro khi các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Tuỳ từng ngành nghề mà tỷ lệ room ngoại sẽ được quy định khác nhau.

Chẳng hạn như Room ngoại của ngành ngân hàng là 30%, các ngành còn lại là 49%. 

Trong một số trường hợp đặc biệt, khối ngoại có thể sở hữu thêm cổ phần. Việc tăng/giảm room ngoại sẽ do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần được uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. 

Đặc điểm khối ngoại là gì?

Giao dịch khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá lớn, được kiểm soát bởi Nhà nước và các quy định của pháp luật. Một số đặc điểm của khối ngoại trên thị trường chứng khoán nước ta có thể kể tới như:

  • Hoạt động mua bán giao dịch tài chính của khối ngoại chịu ảnh hưởng của sự kiện kinh tế thế giới hoặc có tính chu kỳ. Theo quan sát, giao dịch khối ngoại thường có mua vào đầu năm và bán ra nửa cuối năm. Thời gian tháng 9-10 hàng năm, các quỹ đầu tư khối ngoại thường có các hoạt động cơ cấu và sắp xếp lại vốn.
  • Nhà đầu tư khối ngoại thường dựa trên đánh giá của MSCI – Morgan Stanley Capital International, để nhận định có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam hay không.
  • Tâm lý nhà đầu tư khối ngoại thường bị ảnh hưởng bởi chứng khoán Mỹ và thị trường thế giới. Khả năng phân tích kỹ thuật và nắm bắt xu hướng thị trường của nhà đầu tư nước ngoài khá tốt.
  • Khối lượng giao dịch khối ngoại thường rất lớn nhưng bị kiểm soát về số lượng cổ phiếu nắm giữ, nhằm đảm bảo cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Giao dịch cổ phiếu khối ngoại thường tách biệt so với khối nội. Nếu như giá cổ phiếu có sự biến động down trend, nhà đầu tư trong nước có xu hướng bán tháo, thì khối ngoại sẽ tìm cách mua vào.

Phân loại giao dịch khối ngoại

Giao dịch khối ngoại trên thị trường Việt Nam được chia thành 2 loại chính: Mua ròng và bán ròng. Cùng tìm hiểu đặc điểm của giao dịch mua bán ròng của khối ngoại trong chứng khoán.

Khối ngoại mua ròng

Thuật ngữ khối ngoại mua ròng nhằm chỉ nhóm các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện lệnh mua vào nhiều hơn là bán ra. Đối tượng khối ngoại mua ròng ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo tâm lý tốt và thúc đẩy sự phát triển chung. 

Khối ngoại bán ròng

Khối ngoại bán ròng nhằm chỉ các nhà đầu tư nước ngoài bán ra khối lượng cổ phiếu nhiều hơn mua vào. Nhóm khối ngoại bán ròng tăng sẽ cho thấy thị trường chứng khoán Việt bị suy giảm sức hút với nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. 

Khối ngoại ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Khối ngoại là một phần quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán nước ta. Cụ thể các tác động của khối ngoại lên chứng khoán Việt Nam như:

  • Khi khối lượng giao dịch bán ròng của khối ngoại tăng, điều này cho thấy mức độ uy tín của thị trường Việt Nam giảm. Khi nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều, điều này sẽ khiến giá cổ phiếu thị trường trong nước bị ảnh hưởng, giảm giá mạnh. Điều này tác động đến tâm lý các nhà đầu tư trong nước, khiến nhiều người e dè, không dám tham gia, khiến tăng trưởng của thị trường chứng khoán chậm lại.
  • Khi khối mua ròng tăng mạnh, điều này sẽ tác động khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động, đẩy nhanh tốc độ phát triển, kéo giá cổ phiếu tăng mạnh.

Xu hướng khi khối lượng giao dịch khối ngoại tăng sẽ tác động đến tâm lý của một bộ phận lớn nhà đầu tư khối nội. Do vậy, khối ngoại được xem là một trụ đỡ cho nền chứng khoán và kinh tế Việt Nam.

Theo dõi giao dịch khối ngoại ở đâu?

Ảnh hưởng của khối ngoại lên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn, đóng vai trò quan trọng. Khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nên theo dõi bảng thống kê giao dịch khối ngoại để đưa ra nhận định đầu tư phù hợp. Vậy có thể theo dõi thống kê giao dịch khối ngoại ở đâu? 

Fireant.vn

Fireant.vn là website cập nhật thông tin tức chứng khoán uy tín, nổi tiếng hàng đầu hiện nay, được rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp lựa chọn để theo dõi hàng ngày. Tại đây, bạn có thể dễ dàng theo dõi giao dịch của khối ngoại tại mục nước ngoài.

Fireant sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thống kê chi tiết các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng/bán ròng nhiều nhất. Cùng với đó là tổng giá trị mua ròng/bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong ngày hiện tại và 10 phiên giao dịch gần nhất. Các thông tin được trình bày khoa học, rất dễ theo dõi, phù hợp với cả các nhà đầu tư F0.

Finance.vietstock.vn

Tương tự như Fireant, mục chứng khoán của Vietstock cũng cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin về giao dịch của khối ngoại như khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch… Các thông tin được trình bày dưới dạng biểu đồ, bảng biểu dễ hiểu. Người dùng có thể lọc thông tin theo sàn hoặc thời gian giao dịch để tiện theo dõi. 

Stockbiz.vn

Stockbiz cũng là địa chỉ được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi tham khảo thông tin giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài. Bạn có thể theo dõi thống kê giao dịch khối ngoại tại mục “Giao dịch NĐT NN” bằng cách lọc theo mã chứng khoán hoặc theo giá trị mua ròng/bán ròng, khối lượng mua ròng/bán ròng.

Trong quá trình đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu về khối ngoại, các giao dịch của khối ngoại để có đánh giá và nhận định chính xác hơn về xu hướng thị trường. Từ đó đưa ra chiến lược phù hợp. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về khối ngoại và ảnh hưởng của khối này đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ Đề