Rừng đặc dụng phân bố ở đâu

Hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ đã, đang và sẽ giữ vai trò hết sức quan trọng phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần quan trọng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Rừng đặc dụng phân bố ở đâu
Cả nước hiện có 54/63 tỉnh thành có các khu rừng đặc dụng và 59/63 tỉnh có rừng phòng hộ.

Theo Bộ NN-PTNT, các khu rừng rừng đặc dụng, phòng hộ phân bố đều các tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam với 54/63 tỉnh thành có các khu rừng đặc dụng và 59/63 tỉnh có rừng phòng hộ.

Diện tích rừng đặc dụng lớn nhất cả nước là tỉnh Đắk Lắk (227.818 ha), chiếm gần 10% diện tích rừng đặc dụng cả nước. Tỉnh có diện tích rừng đặc dụng nhỏ nhất là tỉnh Bạc Liêu 248,8ha, chiếm 0,01% diện tích cả nước. Tỉnh có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất cả nước là tỉnh Nghệ An với diện tích 291.071 ha, chiếm 6,3% diện tích rừng phòng hộ cả nước, tỉnh có diện tích rừng phòng hộ nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh 530 ha.

Trong những năm qua, rừng đang được khôi phục và phát triển nhanh, ổn định cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, cả nước diện tích có rừng là 14,45 triệu ha, trong đó rừng đặc dụng 2,15 triệu ha, rừng phòng hộ 4,6 triệu ha, rừng sản xuất 7,7 triệu ha.

Tính đến nay, đã có 164 Ban Quản lý rừng đặc dụng đã được thiết lập, bao gồm: 33 Vườn Quốc gia (6 Vườn Quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp: Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Yok Đôn, Cát Tiên và 27 Bản quản lý Vườn Quốc gia trực thuộc UBND tỉnh và Sở NN-PTNT); 57 Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên, 12 Ban Quản lý Khu Bảo tồn loài sinh cảnh và 53 Ban Quản lý Khu bảo vệ cảnh quan do các cơ quan địa phương quản lý.

Bên cạnh đó, còn có 9 Ban Quản lý khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học do các đơn vị sự nghiệp quản lý. Rừng phòng hộ cả nước có 231 Ban Quản lý, trong đó trực thuộc Sở NN-PTNT 153, trực thuộc UBND huyện 55, trực thuộc UBND tỉnh 5 và trực thuộc Chi cục kiểm lâm 18 Ban Quản lý.

Trước đây, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tuy đã có nhiều quy định về rừng đặc dụng, phòng hộ, song vẫn còn những hạn chế, nhưng Luật Lâm nghiệp năm 2017 cùng các văn bản hướng dẫn đã đảm bảo cho phát triển lâm nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp, phù hợp về phân hạng, phân loại, bước đầu tạo cơ chế tài chính bền vững phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ.

Trong những năm qua, Bộ NN-PTNT kiểm soát chặt chẽ chuyển đổi diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ sang mục đích sử dụng khác. Đặc biệt, Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư tháng 1/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng cho thấy tầm quan trọng của rừng nói chung và rừng đặc dụng, phòng hộ nói riêng với tương lai phát triển bền vững của đất nước.

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ đã đạt được một số kết quả đáng nghi nhận. Đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã, tạo điều kiện cho ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ quản lý hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học và có tác động tích cực đối với việc bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã trong rừng đặc dụng, phòng hộ.

Đến nay, 85% các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã xây dựng phương án tự chủ, được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt và phân loại mức độ tự chủ. Bước đầu tất cả các ban quản lý đã tự chủ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học.

Rừng đặc dụng phân bố ở đâu
Đến nay, 85% các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã xây dựng phương án tự chủ, được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt và phân loại mức độ tự chủ.

Tự chủ về tài chính, thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và các dịch vụ sự nghiệp khác nhằm thu hút các nguồn lực tài chính tăng cường cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như mô hình tổ chức quản lý các Ban quản lý rừng đặc dụng ở các địa phương chưa thống nhất. Có Ban quản lý trực thuộc Sở NN-PTNT, có Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh, có nơi lại trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.

Đội ngũ cán bộ phần lớn chưa được quan tâm và chưa có điều kiện được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn theo vị trí, việc làm, đặc biệt là cán bộ các ban quản lý rừng phòng hộ. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầu tư cho các khu bảo tồn còn thiếu và yếu, trang thiết bị chuyên dụng cho lực lượng quản lý, tuần tra, nghiên cứu, theo dõi diễn biến rừng, bảo vệ rừng còn thiếu.

Trong bối cảnh đó, ngày 19/12 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ toàn quốc năm 2019, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững trong giai đoạn tới, trong đó ưu tiên xây dựng chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Bên cạnh đó là cac chính sách đầu tư phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ giai đoạn tiếp theo 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Rừng đặc dụng (Special-use forest - SUF) là gì? Rừng đặc dụng tiếng Anh là gì? Vai trò và các quy định về rừng đặc dụng? Phân loại rừng đặc dụng?

Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sống trên Trái đất và được đầu tư xây dựng, phát triển toàn diện hơn cả Tuy nhiên, trên thực tế, rừng còn giữ nhiều nhiệm vụ hơn thể nữa. Cụ thể, rừng còn có nhiều loại khác nhau và giữ những chức năng đa dạng nhất định. Trong đó, có rừng đặc dụng là một mô hình rừng thành lập với mục đích bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên và cân bằng hệ sinh thái. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vai trò và các quy định về rừng đặc dụng.

Căn cứ pháp lý:

– Luật đất đai năm 2013;

– Luật lâm nghiệp năm 2017;

– Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004;

– Luật bảo vệ môi trường năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020;

– Luật đa dạng sinh học năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018.

1. Rừng đặc dụng là gì?

Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia; rừng văn hóa xã hội; nghiên cứu thí nghiệm.

Rừng đặc dụng tiếng Anh là “Special-use forest” hoặc “SUF”.

2. Vai trò rừng đặc dụng:

Đất rừng đặc dụng có vai trò bảo tồn thiên nhiên hoang dã của quốc gia, lưu giữ những loài vật giống quý. Không chỉ động vật, thực vật cũng được bảo tồn, tránh trường hợp khai thác làm tuyệt chủng giống loài. Rừng đặc dụng phải theo mẫu chuẩn của hệ sinh thái, đảm bảo đủ các yếu tố bắt buộc. Đất rừng đặc dụng còn giúp bảo vệ di tích lịch sử đất nước, duy trì các địa danh nổi tiếng. Không những vậy, loại đất này còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Hiện nay, rừng đặc dụng đa số được triển khai thành khu du lịch cho khách hàng tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn.

Xem thêm: Đất rừng phòng hộ đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

3. Phân loại rừng đặc dụng:

Rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường.

– Vườn quốc gia

Đây là vùng đất tự nhiên được hình thành để bảo vệ một hoặc nhiều hệ sinh thái. Nó cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây: Phải là vùng đất tự nhiên gồm mẫu chuẩn của hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc con người chưa hoặc ít tác động hoặc là những khu rừng có giá trị cao về văn hóa và du lịch; Có diện tích đủ rộng chứa được một hoặc nhiều hệ sinh thái, không bị thay đổi do các tác động xấu của con người; Giao thông phải tương đối thuận lợi; Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn tử 70% trở lên.

– Khu bảo tồn thiên nhiên

Còn được gọi với tên là khu bảo toàn loài sinh cảnh và khu dự trữ tự nhiên. Đây là vùng đất tự nhiên được thành lập với mục đích bảo vệ diễn thế tự nhiên. Khu bảo tồn thiên nhiên cần đáp ứng được những yêu cầu dưới đây: Là vùng đất tự nhiên, có dự trữ tài nguyên thiên nhiên rất lớn, đặc biệt có giá trị đa dạng sinh học cao; Có những loài động vật hoang dã quý hiếm hoặc là nơi có những loài động thực vật đặc hữu; Là nơi có giá trị cao về giáo dục, khoa học và du lịch; Có diện tích đủ rộng để chứa một hoặc nhiều hệ sinh thái và tỷ lệ cần bảo tồn >70%.

– Khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường

Đây là khu vực có một hoặc nhiều cảnh quan mang giá trị văn hóa, lịch sử. Được lập ra nhằm mục đích phục vụ những hoạt động văn hóa, du lịch hoặc nghiên cứu, gồm: Những khu vực có di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hàng trong nước và thế giới; Khu vực có những thắng cảnh ở ven biển, hải đảo hoặc đất liền.

4. Một vài quy định về rừng đặc dụng:

– Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng

Xem thêm: Có được xây dựng trang trại trên đất rừng sản xuất không?

Về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định như sau:

+ Việc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng phải bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng.

+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải được xác định rõ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ – hành chính và vùng đệm.

+ Mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

Căn cứ tại Điều 137 Luật đất đai năm 2013, rừng phòng hộ được quy định:

Điều 137. Đất rừng đặc dụng

1. Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.

Xem thêm: Đất rừng phòng hộ là gì? Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất?

3. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.”

Tổ chức quản lý rừng đặc dụng

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 26 Luật Lâm nghiệp 2017, quy định như sau:

“1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được quy định như sau:

a) Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.

Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;

Xem thêm: Quy định về giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất

b) Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.”

Căn cứ Điều 50, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định như sau:

“Điều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng

1. Các khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng đặc dụng là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.

2. Đối với những khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Ban quản lý; trường hợp không thành lập Ban quản lý thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

3. Đối với những khu rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý.”

Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ – hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

Việc khai thác lâm sản phải tuân theo quy chế quản lý rừng, không được gây hại đến mục tiêu bảo tồn và cảnh quan của khu rừng và phải tuân theo các quy định sau đây: Được khai thác những cây gỗ đã chết, gãy đổ; thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Không được săn, bắt, bẫy các loài động vật rừng.

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất

– Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng

Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo kết quả hoạt động lên cơ quan quản lý cấp trên.

Việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập của cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên trong nước phải tuân theo các quy định sau đây:

+ Có kế hoạch hoạt động trong rừng đặc dụng được Ban quản lý khu rừng đặc dụng chấp thuận;

+ Chấp hành nội quy khu rừng và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý khu rừng đặc dụng; tuân theo các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đa dạng sinh học, pháp luật về giống cây trồng, pháp luật về giống vật nuôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Thông báo kết quả hoạt động cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

Việc nghiên cứu khoa học của cơ quan nghiên cứu khoa học, nhà khoa học, sinh viên nước ngoài phải tuân theo các quy định sau đây:

+ Có kế hoạch hoạt động trong rừng đặc dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được Ban quản lý khu rừng đặc dụng chấp thuận;

Việc sưu tầm mẫu vật sinh vật rừng tại các khu rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

– Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong rừng đặc dụng

Việc tổ chức hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong phạm vi khu rừng đặc dụng phải có dự án được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Các hoạt động phải tuân theo quy chế quản lý rừng, nội quy bảo vệ khu rừng, pháp luật về du lịch, pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừng đặc dụng

+ Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng.

+ Ban quản lý khu rừng đặc dụng phải lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

+ Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt mà chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi khu vực đó, Ban quản lý khu rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ rừng.

+ Đối với phân khu phục hồi sinh thái, Ban quản lý khu rừng đặc dụng khoán rừng để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân tại chỗ.

+ Đối với vùng đệm của khu rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng của vùng đệm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng theo quy chế quản lý rừng