Sách Nội bí quyết học ít hiểu nhiều nhớ lâu hiệu quả

Nếu bạn đang vùi đầu trong sách vở với kỳ thi trước mắt, tò mò vì không get được trọng điểm, lo lắng vì lịch thi tới gần và chán nản vì việc học không đến đâu thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn, tựa như lời của Zion Kabasawa đã viết : việc đọc sách cũng tương tự việc học. Những người học nhiều mà chẳng được bao nhiêu điều thì thật là lãng phí.

Trên thực tế ai ai cũng thích học và mang trong mình tiềm năng hoàn thiện bản thân.

Đây là cuốn sách của một nhà tâm lý học, một bác sĩ với tư duy logic và kiến thức uyên bác. Tuy nhiên, không vì thế mà hành văn hay ngôn từ mang tính học thuật, cao siêu. Mọi thứ được triển khai rất rõ ràng. Cuốn sách chia ra bảy chương, mỗi chương được chia ra thành những phương pháp rõ ràng. Những điều quan trọng nhất được in đậm, kể cả lướt qua hay nghiền ngẫm thì cuốn sách này đều dành cho bạn và tôi, những người đang tìm kiếm phương pháp học cho bản thân mình.

Chương 1: Năm thành quả của việc học và 4 lý do khiến việc học không suôn sẻ

Mở đầu chương một, Kabasawa đi từ gốc rễ là vấn đề tâm lý trước khi hướng dẫn cụ thể các phương pháp học tập. Ông phân biệt người có thói quen học tập và người không có thói quen qua câu chuyện viên nhộng màu đỏ và màu xanh. Qua đây tác giả cũng thể hiện một sự thật rõ ràng, mục đích của việc học là để thay đổi hành động và thói quen, từ đó thay đổi hiện thực. Bất kỳ ai hiểu sai mục đích này đều không thể thành công với việc học.

Mặt khác, việc học của học sinh và người đi làm là khác nhau. Khoảnh khắc chính thức trở thành người đi làm, tất cả những thành tích trong quá khứ sẽ bị trả về không. Vậy nên, bước ra từ trường học vào hiện thực: Phương pháp học là phương pháp chiến thắng cuộc sống.

Bất cứ thời điểm nào cũng là cơ hội để bắt đầu, 10 năm trước và ngay bây giờ: Bây giờ vẫn kịp để khởi động lại từ con số không.

Câu chuyện được đề cập ở đây là phát triển năng khiếu. Mozart không phải thiên tài, ông nỗ lực một cách hiệu quả. Ông học nhạc từ lúc 6 tuổi, nhưng ở thời điểm đó, có rất nhiều đứa trẻ cũng học nhạc. Chúng ta tôn vinh ông là Thần đồng âm nhạc, giữa bao nhiêu đồng học cùng trang lứa và những kẻ sau này, ông đã thành công. Vì vậy, có thể nói, không tồn tại cái gọi là tài năng. Tài năng chỉ đơn giản là những gì bạn thấy người ta làm được. Người không thể đạt được thành quả thường mượn chữ tài năng để huyễn hoặc hay bao biện cho bản thân.

Tại đây, tác giả đưa ra một lập luận: Nỗ lực một cách hợp lý chứ không phải tài năng là điều kiện tiên quyết để thành công. Điều này giải thích cho việc có rất nhiều cầu thủ, được công nhận là bởi thương hiệu bản thân là một lời khẳng định với nỗ lực của bản thân họ. Nhưng không phải tuyển thủ nào cũng là trở thành David Beckham hay Lionel Messi.

Kì thi THPT quốc gia 2020 vừa kết thúc lại đến câu chuyện muôn thuở, ngành nghề và đam mê. Với những người ở thế hệ trước như bố mẹ chúng ta mà nói, thì viết lấp đầy cái bụng và chu cấp cho gia đình quan trọng hơn theo đuổi ước mơ hay đam mê. Nhưng chúng ta, tại TK XXI, việc tìm đúng năng khiếu quan trọng gấp mười lần tài năng.

Năng khiếu + nỗ lực = thành quả. Đây là phương trình bất biến để đạt thành công, với điều kiện cần là nỗ lực 10000h.

Việc nỗ lực 10000h cũng không quá khủng khiếp, từ góc độ tâm lý nếu quyết định học tốt thì tất yếu việc học đó sẽ mang lại kết quả. Và nếu học tốt thì kết quả tốt trong công việc cũng là điều sớm muộn.

Một thanh niên từ Bắc Đại là điển hình cho quy tắc chim ưng che móng vuốt, người giỏi tìm thấy hứng thú từ việc học. Mỗi ngày đều học, chúng ta đều cảm thấy mình stress, cảm thấy mình thực sự không kiên trì được nữa. Nhưng với những thủ khoa họ coi việc học giống như chơi game, học không phải là học. Họ vui vẻ và tận hưởng nó, nên stress bằng không. Và năng suất thì ngày càng cao.

Trải qua 12 năm đèn sách, chúng ta đều nhận thấy thành tích học tập tốt ở trường tốt hay không là do việc học quyết định. Thành quả công việc tốt hay không cũng do việc học quyết định. Nếu không học một cách vui vẻ thì công việc trở nên không thể kéo dài được và lãng phí. Cũng như chuyện ta không thể tìm thấy một học sinh ghét học mà vẫn đạt thành tích cao được.

Bác sĩ giải thích một cách cơ học rằng học tập sẽ giúp chúng ta phát triển, thể hiện bản thân. Trong quá trình đó, não sẽ tiết ra dopamine và khiến chúng ta hạnh phúc. Nghĩa là để có được hạnh phúc, con đường ngắn nhất là học tập. Phát triển bản thân là gốc rễ tạo ra hormone hạnh phúc. Kết quả là khi hành động, thói quen được thay đổi, kỹ thuật và kĩ năng được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, tri thức và nhận thức mới.

Nhưng tại sao học mãi mà không đạt được kết quả như mong đợi? Đa số chúng ta không học, số ít thì học một cách khổ sở, không vui vẻ. Nhà bác học Aristotle mở đầu Siêu hình học Con người từ khi sinh ra luôn khao khát tri thức, nhưng thực tế thi cử đã biến việc học xấu đi rất nhiều. Rất nhiều người học mà không biết bắt đầu từ đâu cũng không biết thực hiện như thế nào. Thật ra, phương pháp tìm con đường ngắn nhất là đi tới kết quả. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa phương pháp của người học sinh và người đi làm là giáo trình.

Một trong những video có lượt view cao nhất trên Youtube là Mất động lực, tại sao khó có thể tiếp tục, bên cạnh study with me hay những bản Baroque kích thích trí nhớ. Ở đây, tác giả đưa ra lời khuyên trong bất kì trường hợp nào, chúng ta cũng nên tiếp tục và không từ bỏ giữa chừng. Nếu kiên trì cố gắng thì chúng ta sẽ thu được kết quả như mong đợi. Để thực hiện điều này không hề dễ, rất nhiều người rơi vào trạng thái không biết trọng tâm. Cho nên phương pháp học tránh lãng phí là cần thiết, nắm bắt những điểm trọng điểm.

Vấn đề này lại liên quan đến Điểm khác biệt lớn nhất giữa học sinh thích học. Số đông không thích học vì: không thích học, không biết phương pháp học và gián đoạn tập trung.

Trước tiên chúng ta cần làm để cải thiện là tìm hiểu phương pháp học, xác định chiến lược trước khi bắt đầu học. Bước đầu chính là định hướng phương pháp học: Trước khi bắt đầu học, phương pháp quyết định tới 80% kết quả.

Zion Kabasawa khẳng định những nguyên nhân khiến việc học trở nên lãng phí ở phần mở đầu. Tiếp đến ông giới thiệu Phương pháp vui vẻ hóa não bộ.

Cùng với sự phát triển của xã hội, vì sao người giỏi ngày càng giỏi, người kém ngày càng kém? Bởi vui vẻ là chân ga, khổ sở là chân phanh. Ở góc độ tâm lý học nếu ta học với tâm trạng hứng khởi, não bộ sẽ tiết ra dopamine, từ đó nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ. Ngược lại tâm trạng khó chịu sẽ sản sinh ra cristol, làm suy giảm hoạt động của hồi hải mã và năng lực ghi nhớ, giống như nhấn chân phanh với não.

Đây cũng là lời giải thích cho việc bỏ cuộc giữa chừng: Cảm giác ép buộc chính là kẻ thù lớn nhất của học tập. Khi học là niềm vui, chúng ta sẽ ở trong trạng thái cứ học thôi và muốn học không ngừng, khi đó việc học không lãng phí và chúng ta bắt đầu thành công.

Kabasawa đưa ra năm phương pháp để trở nên yêu thích học tập:

Hỏi một người yêu thích học tập. Nếu lòng hiếu kỳ được thắp lên, bạn sẽ trở nên yêu thích học tập. Quan tâm đến chủ đề nào thì chủ đề đó sẽ là bước đầu tiên để trở nên yêu thích nó. Như lắng nghe những chuyên gia xung quanh, câu chuyện về môn học thời phổ thông hay thử đọc sách của những người nổi tiếng yêu thích học tập. Trực tiếp hơn là đến gặp những người nổi tiếng yêu thích học tập. Để lay chuyển cảm xúc một cách mạnh mẽ, trực tiếp gặp và lắng nghe tác giả nói chuyện còn quan trọng hơn cả việc đọc trên sách vở. Ngoài ra khuyến khích bạn tham gia cộng đồng học tập, trải nghiệm những điều mới.

Bên cạnh đó là bốn phương pháp vui vẻ hóa não bộ và kích thích niềm yêu thích học tập.

  • Phương pháp chọn con đường có chút khó đi, chọn thứ tương đối khó so với thực lực của bản thân, việc học sẽ được tối ưu hóa.

  • Chia nhỏ thời lượng. Hệ thống phần thưởng của dopamine sẽ đi theo chu trình: phần thưởng-> tiết dopamine->phần thưởng->tiết dopamine, Điều này gợi nhớ đến Phương pháp Pomodoro với công thức 25:5.

  • Ghi lại dữ liệu, số hóa tất cả mọi thứ. Khi nhận được phần thưởng, dù chỉ là một thay đổi trong trị giá số hay một thành quả nhỏ bé, não sẽ tiết ra dopamine .Kết quả động lực sẽ được thúc đẩy.

  • Đại tướng của một quả núi nhỏ, trở thành người giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó. Được bạn bè, đồng nghiệp hoặc những người xung quanh hờ vả và cảm ơn là thành quả của việc học, cũng là động lực thôi thúc của việc học.

Sang chương ba là Bốn chiến lược học tập của người trưởng thành. Dù bạn trưởng thành hay chưa thì cũng nên tham khảo.

  • Một: phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Nhìn rõ ưu điểm và khuyết điểm ta biết rõ mình nên học gì bằng cách tích lũy sự tự tin, ưu tiên khắc phục nhược điểm, không trốn tránh. Tăng tốc phát huy ưu điểm thử học đa ngôn ngữ. Những sự tương đồng giữa kiến thức lúc trước và lúc sau sẽ hỗ trợ việc học, nghĩa là trong một thời gian ngắn có thể lĩnh hội kiến thức vui vẻ, hào hứng. Khắc phục nhược điểm, giác ngộ những điều mình không biết. Việc này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi hiệu ứng Dunning Kruger, lầm tưởng năng lực của bản thân.

  • Hai: Phương pháp mục tiêu. Mục tiêu càng cụ thể, con đường đi đến đó càng ngắn. Dùng phương pháp đường đi. Nếu xác định được mục tiêu, ta có thể xác định được phương pháp học. Vì vậy, trước khi bắt đầu, hãy xác định cẩn thận mục tiêu và nhìn rõ phương pháp học.

  • Ba: Kungfu Panda, tuyệt kỹ nằm trong con người bạn. Nhận thức và nhận thức hóa hành động là điều cần thiết để phát triển bản thân. Thân hình của gấu Panda không đủ dẻo dai và thon thả để tập môn thể thao như Kungfu nhưng bằng nỗ lực của riêng mình, kiềm chế khẩu phần ăn, rèn luyện sức dẻo dai thì Panda đã là biểu tượng gắn liền với võ thuật Kungfu.

  • Bốn: Shuhari: tuân thủ, bứt phá, tách ra tương ứng sơ, trung và cao cấp. Tuy nhiên chúng ta thường sa vào phương pháp ririri, không học cái cơ bản mà bất ngờ hướng đến phong cách riêng sẽ không bứt phá được bản thân, nên dù học bất cứ gì cũng sẽ không tiến bộ và không có kết quả. Tựa như Binh pháp Tôn Tử từng căn dặn hiểu bản thân mình trước.

Chắc hẳn mọi người đã từng Bắt chước cách làm hiệu quả nhất khi học ngoại ngữ. Một điều trùng hợp là khi học cũng vậy.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường học môn Lý luận văn học, thầy giáo của mình đã từng nói: Bắt chước là ưu điểm của văn chương.

Thật vậy, nếu dành ra vài giờ để học chắc kiến thức cơ bản bạn có thể tiết kiệm được gần 100h và sau đó tiến bộ rất nhanh. Đây cùng là nội dung của phương pháp bắt chước tạm thời.

Hành động hóa là điều đầu tiên. Vì thế khi đọc sách hay tham dự hội thảo hãy thực hiện những điều mình đã ghi nhớ được. Bởi một bước nhỏ đó chắc chắn sẽ tiến đến những cú nhảy vọt. Ngoài ra tác giả còn đưa ra một số phương pháp khác, như:

  • Phương pháp ngoan ngoãn, đặt câu hỏi Tại sao và tự mình trả lời.

  • Phương pháp không hỏi lí do, hãy tự suy nghĩ đến cùng sẽ sinh ra nhận thức.

  • Nhận thức có được là từ tự trải nghiệm, tìm kiếm tri thức và tự hành động là rất cần thiết.

  • Phương pháp bắt chước cái cơ bản. Nắm vững cái cơ bản, bạn có thể trở nên vượt trội.

  • Phương pháp tế bào thần kinh gương. Chúng ta thường có xu hướng bắt chước tất cả những gì mình thấy.

Nếu hiểu đặc tính của tế bào thần kinh gương, chúng ta có thể học một cách thoải mái mà không nỗ lực vất vả. Học từ ai là vấn đề rất quan trọng. Nhưng học cùng ai cũng là vấn đề quan trọng không kém.

Đồng thời, nếu muốn trưởng thành hơn, bạn nên dành thời gian ở với người trưởng thành hơn mình. Phương pháp tìm đối tượng để học theo mà bác sĩ Kabasawa đưa ra, trước hết bạn cần:

Xác định sự khác nhau giữa người cố vấn và huấn luyện viên. Nói một cách đơn giản, người cố vấn là người bạn muốn trở thành. Người đó là cô giáo cấp ba đầy nhiệt huyết và trẻ trung hoặc là người chị khóa trên có thành tích xuất sắc. Hay một diễn viên rất nổi tiếng, một idol đầy nhiệt huyết và không ngừng vươn lên hoặc bất cứ ai bạn ngưỡng mộ.

Mặt khác, huấn luyện viên lại là người chỉ dạy, theo dõi sát sao và đưa lời khuyên cho bản thân bạn, phải chăng có phần nào đó giống thầy chủ nhiệm? Hãy chọn người trong đời thực, người có thể hướng dẫn làm huấn luyện viên. Còn cố vấn, tìm người cố vấn mà bạn muốn trở thành và bắt chước con đường của họ.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách gặp gỡ những giảng viên tâm huyết. Trên thực tế, rất nhiều sinh viên trên giảng đường thụ động trong tiếp thu kiến thức, sau đó lại đổ lỗi cho giảng viên hời hợt.

Nhưng nên nhớ: gặp được giảng viên nhiệt huyết hay không là do bản thân. Họ không ở đâu xa mà ở ngay bên cạnh chúng ta. Họ là Bà La Sát kiểm tra bài tập mỗi ngày hay những giáo sư thích chơi trò hỏi xoáy đáp xoay. Họ dạy chúng ta cách tính toán công thức có sẵn nhưng lại hỏi chúng ta về thị trường chứng khoán hay xu thế phát triển kinh tế tương lai. Có thể nói, mỗi giảng viên đều có cách thể hiện khác nhau. Họ chọn công việc này giữa bao nghề chắc chắn không hề ghét nó. Chỉ là ngay cả với công việc bạn đam mê cũng khó mà ngày ngày nhiệt thành, dồi dào sức sống. Họ không thể chân thành và nhiệt huyết đơn phương, thầy cô cần chúng ta, thể hiện rằng chúng ta cũng cần họ và những điều họ đem lại là có ích. Vì thế, hãy thêm phần chủ động để vượt qua rào cản bản thân và bộc lộ đam mê học tập.

Thật vậy, xung quanh chúng ta có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ bạn, chỉ cần bạn mở lòng, bạn sẽ không phải đi một mình. Hãy gắng lên! Vì nếu bạn nghiêm túc muốn làm điều gì đó con người bạn sẽ thay đổi và kết quả sẽ xuất hiện.

Từ đây, Zion Kabasawa đưa ra lập luận: lặp lại đầu vào và đầu ra. Bằng cách lặp lại đầu vào và đầu ra, con người sẽ dần phát triển lên như một cầu thang xoắn ốc. Tôi gọi đây là quy tắc cầu thang xoắn ốc tăng trưởng. Kiến thức sẽ được nhập vào và vận dụng để làm bài tập, tham gia hùng biện, nghiên cứu khoa học. Với cách lấp đầy kiến thức không ngừng như thế, tri thức được tích lũy khiến vốn hiểu biết của chúng ta nâng cao lên như cầu thang xoắn ốc.

Có thể nói đầu vào là tiết mục mở màn, đầu ra là tiết mục chính. Nếu muốn cải thiện kết quả không nên chỉ đọc sách giáo khoa. Đầu vào chỉ là sự chuẩn bị kí ức, đầu ra mới là học tập. Phương pháp 3/7 được sử dụng cho trường hợp này 3 phần đầu vào và 7 phần đầu ra.

Nói tóm lại, khi học cần có cái nhìn tổng quan, nhập đầu vào xuất đầu ra và phản hồi. Từ đó kết quả nhận được phản ánh trên đầu vào tiếp theo của chu trình đầu vào đầu ra phản hồi được lặp lại.

Rất nhiều bạn mắc sai lầm trong khi nghe giảng ghi chép quá nhiều và nghe giảng quá ít, đặc biệt là những bạn thiên khối xã hội. Bạn nên tập trung nhiều hơn vào việc lắng nghe và ghi chú ít lại, bởi khi ghi chép quá nhiều sẽ chiếm dụng quỹ thời gian tư duy tốt nhất khi đang trực tiếp được hướng dẫn. Con người chỉ có thể ghi nhớ tối đa ba thứ cùng lúc. Khi cố gắng ghi nhớ nhiều hơn trí nhớ làm việc của bạn lại tới hạn và bạn sẽ quên hết mọi thứ. Trong trường hợp này, biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Đừng quá tham lam!

Não chúng ta ghi nhớ thông tin bằng cách liên kết như mạng lưới, những thông tin rời rạc rất khó để được ghi nhớ. Trong trường hợp này, sử dụng phương pháp quan sát bằng mắt chim, nếu biết trước những gì mình học trong hôm nay bạn sẽ liên kết được một bức tranh tổng quan. Giống như vẽ Bullet Journal cho ngày mới.

Tìm hiểu về một điều gì đó mới mẻ, tôi khuyên bạn nên đọc tài liệu nhập môn để có một bức tranh tổng quan. Hãy tìm hiểu những cách tiếp cận nhiều dạng tài liệu như tài liệu nhập môn bằng manga. Nếu đọc một cuốn sách 500 trang quá khó khăn thì hãy thử đọc bản tóm tắt bằng manga trước. Đó cũng là cách đầu vào, lấy đầu ra làm tiền đề, tăng đáng kể số lượng và chất lượng thông tin thu được.

Tuy nhiên để tăng hiệu quả học tập hãy giữ đầu mình trung lập, gạt bỏ những thành kiến và định kiến về lĩnh vực đó trước. Khi tìm kiếm thông tin hãy xác định rõ từ khóa cụ thể và làm rõ phạm vi bạn quan tâm sẽ giúp bạn tìm được thông tin giá trị ngay từ lần tìm kiếm đầu tiên. Đó là mẹo lấy thông tin, đánh cá nhiều hơn bằng lưới.

Một khi tìm kiếm xong bạn hãy lập tức chuẩn bị để tối ưu hóa thông tin và cân bằng về kiến thức. Sự khác biệt giữa thông tin và kiến thức nằm ở việc thông tin là những văn bản có hiệu lực thời gian, giống như Bộ luật năm nay thì mới mẻ và tin cậy hơn các đạo luật mười năm về trước. Kiến thức thì có giá trị mãi với thời gian, tỉ như kiến thức trong sách giáo khoa. Những kiến thức ấy khó lòng thay đổi vì có giá trị trường tồn. Về cách tìm kiếm thông tin các đầu vào có sẵn trên báo, tạp chí và Internet chủ yếu là thông tin. Đầu vào thu được từ sách chủ yếu là kiến thức, phương pháp thu thập 2:8 là phương pháp hợp lý trong trường hợp này. Dùng 2 tiếng đọc báo và 8 tiếng mỗi ngày đọc sách là cách làm lý tưởng nhất.

Một cách nữa để tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn là học từ cuộc sống: hãy cố gắng lắng nghe câu chuyện của người khác một cách thực tế nhất có thể. Tiếp nhận thông điệp phi ngôn ngữ bằng cách trải nghiệm thực tế là cách học tốt nhất.

Một vlogger đã từng nói: Nếu bạn đọc một lần thì cũng coi như là không đọc để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc. Nhưng thực tế xuất đầu ra là xử lý thông tin đã nhập vào não và đưa chúng ra ngoài, cụ thể là nói, viết và hành động. Đọc ít thì không nhớ, mà đọc không thì cũng vẫn khá lãng phí. Hãy kết hợp đọc với phương pháp khác nữa. Nếu muốn học có hiệu quả, bạn có thể viết. Hãy viết, viết và viết thật nhiều. Viết chính là học. Hơn nữa trong khi viết tốt hơn bạn nên đọc thành tiếng. Flashcard hiệu quả nhưng nếu chỉ nhìn và chọn đáp án thôi chưa đủ, hãy thử viết trong không khí hoặc đọc cùng lúc. Hiệu quả sẽ khiến bạn phải bất ngờ.

Có thể nói học là cử động cơ thể, viết bằng tay thì tốt hơn là đánh máy. Học bằng cách hồi tưởng không phải là vô nghĩa, nhưng nó rất không hiệu quả và lãng phí thời gian. Ngay ngày hôm nay thay vì đọc lý thuyết như ngày thường, hãy hồi tưởng lại kiến thức và viết xuống giấy. Để không quên những thông tin đã nhập vào, xuất đầu ra 3 lần một tuần là cần thiết.

Bạn có thể thực hiện bằng cách: tích cực làm bài kiểm tra. Bạn sẽ nhận ra sự cần thiết của nó sau khi viết lại toàn bộ hay chào đón điểm số kém. Thông qua bài thi thử hay không cũng không quá quan trọng. Bạn không nên lo lắng về kì thi thử mà nên tích cực thi thử trước khi kì thi chính thức đến. Bằng việc tham gia kì thi thử bạn có thể đạt được hiệu quả đầu ra và chắc chắn có thể đạt được điểm số cao hơn trong kì thi chính thức.

Bởi nhận thức vốn dễ bị lãng quên, để có thể được chuyển vào bộ nhớ dài hạn bằng thao tác ghi chú đơn giản. Hãy thực hiện phản hồi. Phản hồi là giai đoạn đánh giá kết quả thu được để sửa chữa và bổ sung cho đầu vào tiếp theo. Nhờ có phản hồi mới có thể phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Bên cạnh đó việc mở rộng và củng cố cũng hết sức quan trọng. Bạn đã đọc cuốn tâm lý học Adler Dám bị ghét, vậy có thể giải thích ngắn gọn tâm lý học Adler? Nếu bạn giải thích được coi như bạn đã hoàn thành đầu ra, nhưng liệu có bao nhiêu người trả lời được câu hỏi này? Do đó tôi nghĩ rằng bạn sẽ dễ dàng tiếp thu phản hồi nếu nhận được phương diện mở rộng và củng cố thông tin cũng như kiến thức của nó.

Vì thế, mỗi lần tham gia hội thảo hay tham gia club đừng ngần ngại mà lựa chọn offline. Vì lắng nghe trực tiếp rồi đặt câu hỏi trực tiếp là cách có được đầu vào sâu sắc. Và không có phương pháp nào tốt hơn phương pháp học trực tiếp.

Hãy ghi lại theo cách của mình và chia sẻ. Bằng cách chia sẻ suy nghĩ và nhận thức của mình, bạn có thể học được nhiều quan điểm và cách nhìn khác nhau, từ đó mở rộng và củng cố nhận thức của bản thân.

Từ việc tự suy nghĩ câu trả lời, tác giả chứng minh: Phiền não, nghiền ngẫm, suy nghĩ rồi thử và sai để tạo ra động lực để tiến bộ. Đó là tất cả sự khó khăn mà học tập mang lại cũng là chi phí cơ hội ta đánh đổi để có được dopamine hạnh phúc và thành quả sau này.

Hãy phản hồi, vì sự thành công của bạn phụ thuộc vào việc bạn có nhận được phản hồi chính xác không. Đồng thời hãy phản hồi lại cho người khác. Vì nếu học mà không tìm thấy lỗi sai của mình thì bạn sẽ chỉ đi vào ngõ cụt.

Chương 6 là chương bác sĩ Kabasawa tiết lộ về Phương pháp siêu đầu ra.

Đầu ra chính là cuộc sống, bằng cách nhập vào với số lượng lớn và xuất ra với số lượng lớn, tốc độ xử lý của não bộ và tốc độ làm việc trở nên cực kì nhanh. Đây là cách bác sĩ đang áp dụng mỗi ngày.

Ngay từ đầu, bác sĩ đã giới thiệu mình dạy học rất nhiều người với lớp học online, offline và cả kênh Youtube. Vậy tại sao ông lại làm vậy? Bởi trong bốn bước của phương pháp siêu đầu ra: Dạy cho người khác là cách để học được nhiều nhất. Dạy một kèm một, dạy lẫn nhau, dạy cho nhiều người, dạy trên phương tiện truyền thông. Dạy mang đến cơ hội rất lớn để học tập và phát triển bản thân.

Youtube là một công cụ truyền thông tuyệt vời nên bên cạnh cách tìm bài học thụ động được ghi lại, thử truyền phát thông tin qua mạng xã hội xem sao. Kết quả thật bất ngờ:

Nội dung đọng lại mạnh mẽ trong ký ức. Đối với các bài viết đăng trên mạng, bản thân bạn cũng xem lại các bài viết đó do đó bạn thu được hiệu quả dễ dàng ôn tập và ghi nhớ hơn. Bạn không phải lo lắng về phản hồi vì người đọc cung cấp phản hồi và trở thành huấn luyện viên giỏi nhất giúp bạn phát triển.

Subscribers, like, comment, nút vàng nút bạc Youtube đều giúp bạn nâng cao động lực.

Để chia sẻ thông tin bạn phải lấp đầy lỗ hổng kiến thức của bản thân. Đây là lúc tập hợp thông tin cần thiết cho bản thân. Nó giúp ta tự phát triển một cách mạnh mẽ. Khi gửi đi thông tin bạn sẽ đều đặn leo lên vòng cầu thang xoắn ốc của đầu vào đầu ra và sẽ tiến bộ với tốc độ mạnh mẽ.

Những người xung quanh cũng sẽ nhìn chúng ta với một con mắt khác, kết quả là Được bạn bè và đồng nghiệp đánh giá cao hơn.Khi gửi thông tin đi, mong muốn được thừa nhận và thể hiện bản thân được thỏa mãn, vì vậy mỗi ngày ta đều hạnh phúc, dopamine lại được tiết ra rồi.

Đặc biệt ý kiến của bản thân là độc đáo, hoàn toàn không thể đọc được trên các trang web khác, hãy trân trọng nó và thể hiện hết mình. Vì nếu bạn không viết ra ý kiến của mình, việc đăng lên mạng xã hội cũng chỉ vô nghĩa. Vậy nên khi gửi thông tin đi, hãy đảm bảo nêu ra ý kiến của bản thân.

Một số chuyện có thể xảy đến, nhưng đừng quá lo lắng người ủng hộ bạn nhiều gấp 10 lần người đưa ra bình luận tiêu cực. Nếu bạn tập trung vào phần tích cực đó, việc đăng nội dung lên mạng xã hội sẽ khiến bạn hài lòng.

Để gửi thông tin hiệu quả, bạn không thể duy trì việc mà bạn không làm. Nếu không tiếp tục, bạn sẽ không nhận được hiệu quả của việc gửi thông tin đi, nên công việc mà bạn làm sẽ hóa vô nghĩa. Không cố gắng quá mức, giới hạn thời gian mỗi ngày, duy trì cùng một thời gian, duy trì cùng một thời gian mà không mệt mỏi hay trì hoãn, đó là phương pháp gửi đi thông tin hiệu quả nhất.

Nếu có cơ hội hãy tham gia tình nguyện hay để trở thành người dạy, để trở thành một người dạy bạn phải nỗ lực và học tập rất nhiều, nhưng những nỗ lực và cố gắng đó chắc chắn sẽ được đền đáp gấp bội. Một trải nghiệm ý nghĩa mang tính chất truyền đạt kiến thức cũng đáng giá để try một lần mà!

Ở đây, tác giả cũng giải thích lý do xuất bản từ hai đến ba cuốn sách một năm. Việc xuất bản cũng như khi mua một chiếc máy tính mới, sẽ tạo được bộ nhớ trống trong não, những điều mới mẻ được tiếp thu với tốc độ làm việc tăng lên đáng kể, ông cho hay..

Cuối sách ông chia sẻ về phương pháp học cuối cùng- Phương pháp học liên tục 10 năm.

Mười năm, một con số không hề nhỏ, làm sao có thể kiên trì làm một việc trong chừng ấy thời gian? Bác sĩ giải thích: Nếu bạn suy nghĩ hãy tiếp tục cho tương lai, suy nghĩ đó sẽ là một gánh nặng tinh thần. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần làm điều đó một ngày hôm nay thôi thì mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng. Tự nhủ, dù sao đi nữa tôi sẽ làm điều đó ngay bây giờ. Tôi sẽ dốc hết sức lực thực hiện nó ngay bây giờ. Hãy thực hiện cam kết bây giờ.

Suy cho cùng quá khứ hay tương lai chỉ là vấn đề của nhận thức. Cam kết cho hiện tại và sống cho hiện tại là bí quyết quan trọng nhất để tiếp tục.

Thay lời Kết:

Lời cuối sách mà tác giả muốn gửi đến là nỗ lực với một tâm thế thoải mái. Đừng lười biếng và cũng đừng học tập một cách lãng phí, hãy nỗ lực làm mọi điều với cam kết bây giờ. Nỗ lực hết mình, đừng giả tạo hay ép buộc mà hãy thật thoải mái, chỉ khi tận hưởng việc học chúng ta mới có cơ hội đạt được thành quả từ nó.

Chúc mọi người học tốt!

Review chi tiết bởi: Ngọc Anh - Bookademy

______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng củaYBOX.VN?Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link://bit.ly/bookademy_ctv

[*] Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ Tên tác giả - Bookademy. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại //bit.ly/YBOX-Partnership