Sinh viên năm nhất có nên làm thêm không

SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG?

Việc làm thêm có lẽ còn nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa của nó. Theo nghĩa đen thì nó là một định nghĩa mô tả bản một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định, nhưng sâu thẳm trong đó là cả 1 nghệ thuật mà bạn nên biết

Lúc còn là một học sinh cấp 3, tôi sống trong mơ mộng khi nghe thầy giáo dạy toán bảo: Các em cứ cố vào đại học đi, rồi sẽ được bay nhảy. Thầy vẽ ra một cuộc sống toàn màu hồng làm đứa nào đứa nấy hừng hực ý chí chiến đấu. Tôi đã từng khát khao vào đại học để được tự do, được bay nhảy. Tôi sẽ tham gia sinh viên tình nguyện. Tôi sẽ đi làm kiếm tiền để không phải ăn bám và chật vật để xin bố mẹ những đồng tiền nhỏ nhặt nữa.

Mơ mộng thì vẫn cứ là mơ mộng thôi, bạn sẽ phải tỉnh giấc khi bước vào đại học ngay. Những khao khát cháy bỏng viễn vông đó của bạn sẽ bị cuộc đời vùi dập một cách không thương tiếc. Và sau 4 năm chật vật, bon chen ở hà nội tôi đã rút ra được những cái được và mất của bản thân khiđi làm thêm.

I. Đi làm thêm đem lại cho tôi những gì?

1. Tiền rủng rỉnh

Chả ai muốn mình được sinh ra trong một gia đình nghèo khó cả, với tôi cũng vậy. Nhìn bố mẹ chắt chiu, cật lực gom góp tiền cho tôi đi học để sau này đỡ vất vả, tôi lại thấy bất lực. Nhớ đến những ngày cầm điện thoại lên rồi lại đặt xuống mà không dám mở mồm xin tiền trong khi tôi đã uống nước sống qua ngày được một tuần rồi. Và tôi tìm được ánh sáng đời mình khi đi xin việc làm thêm, tôi có tiền để trang trải cuộc sống, có những tháng tôi cặm mặt đi làm có tiền để mua cho đứa em những bộ quần áo. Để tôi biết quý giá, trân trọng đồng tiền hơn. Tôi cảm giác kiếm được tiền thật tuyệt, hãy tự nuôi sống bản thân mình khi có thể.

2. Mở rộng các mối quan hệ

Cuộc sống xa nhà cần nhất là bạn bè, người quen.Đi làm thêm chính là cách tốt nhất để bạn mở rộng thêm các mối quan hệ. Ở đó bạn sẽ có những nguời đồng nghiệp với mọi lứa tuổi, có thể bằng tuổi, nhiều hơn thậm chí là ít hơn tuổi của mình. Những mối quan hệ đó sẽ giúp đỡ bạn trong công việc, trong đời sống và thậm chí sau này ra trường nhờ họ mà bạn có được một công việc tốt trong tương lai.

3. Kinh nghiệm

Bây giờ các trường đại học vẫn chưa chú trọng về thực hành cho lắm, lúc ở trên giảng đường chúng ta vẫn cứ cắm đầu cắm cổ làm những con mọt sách chăm chỉ. Để khi ra trường chúng ta có một đầu kiến thức nhưng chả áp dụng được vào thực tế. Những trải nghiệm khiđi làm thêm sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm về kĩ năng phần mềm, kĩ năng giao tiếp, cách xử lí tình huống. Ngay thực tế khi các bạn làm ở các nhà hàng, quán ăn các bạn sẽ được giao tiếp tiếng anh với người nước ngoài. Hương (sinh viên năm 3 Viện đại học mở) cho biết:Tớ là nhân viên phục vụ tại một nhà hàng Pháp ở khu vực phố cổ cũng được hơn một năm rồi.Việc phải tiếp xúc thường xuyên với khách nước ngoài đã rèn luyện cho tớ những kỹ năng quan trọng trong việc phát âm, giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì thế nên điểm thi vấn đáp môn tiếng Anh của tớ được cải thiện lên trông thấy..

Đó chính là cách tốt nhất tăng vốn từ tiếng anh. Cácnhà tuyển dụngbây giờ tuyển nhân viên theo các tiêu chí: kinh nghiệm, tiếng anh và các thành tựu của mình ở quá khứ. Các bạn hãy rải thảm cho con đường xin việc sau này của mình bằng những kinh nghiệm thời sinh viên.

4. Rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian

Tôi vừa đi học, vừa đi làm, lại vừa có thể tham gia các chương trình ngoại khóa của trường học. Có đôi lúc tôi tưởng chừng bỏ cuộc vì mình giống như chạy show vậy, bon chen, mệt mỏi, tất bật với lên trường rồi công ty. Nhiều khi đến thời gian ăn một bữa cơm đàng hoàng cũng chả có. Bây giờ tôi đã học được cách quản lí tốt thời gian của mình để vừa có thể thực hiệncông việc làm thêmcủa mình vừa không ảnh hưởng đến việc học trên lớp. Dù có bận rộn hơn nhưng tôi biết quý giá thời gian của mình. Sống làm sao để mình không lãng phí một giây phút nào.

5. Bạn sẽ phát hiện ra nhiều thứ của bản thân mình

18 năm ăn bám bố mẹ, đến việc nấu cơm không được, lau nhà cũng chả xong chỉ biết nằm dài đếm thời gian trôi. Đi đại học, tôi bắt đầu tự lập cuộc sống tôi mới phát hiện ra chả có gì mình không làm được, chỉ là mình không làm thôi. Có những lúc tôi bị sếp chủi sấp mặt vì làm vỡ cái này, méo cái kia. Sau một ngàn lần thử việc tôi đã tìm được việc mà tôi cảm thấy mình phù hợp. Chính cáccông việc bán thời gian ấy đã giúp tôi tìm ra điểm yếu để sửa chữa, điểm mạnh để phát huy hết mình.

6.Làm thêmgiúp bạn ra trường xin việc không bỡ ngỡ

Qúa chai lì với cảm xúc đi làm, ra trường cầm tấm bằng trên tay tôi đi xin việc rất tự tin. Không còn bỡ ngỡ, bối rối khi đứng trước nhiều ngã rẽ xin việc. Các bạn sẽ nhận định rằng công việc này không đúng với những gì mình đã học và loay hoay mãi với bộ hồ sơ xin việc. Vậy nên đi làm thêm sẽ giúp bạn dễ dàng thích ứng với môi trường và công việc mà có thể bạn sẽ làm sau này. Thậm chí bạn còn được công ty giữ lại làm việc sau khi bạn ra trường.

Tóm lại, đi làm thêm giúp được tôi rất nhiều thứ. Tôi học được cách nhanh nhạy hơn trong quan sát, học hỏi làm quen được với môi trường mới. Dạy tôi biết được giá trị đồng tiền, trân trọng những công lao mà bố mẹ đã nuôi nấng tôi đến bây giờ. Tôi học được cách nhẫn nại, cách nói lời xin lỗi, cách nói lời cảm ơn. Những bài học đối nhân xử thế mà chả bao giờ bạn được học trên trường lớp. Nhưng cái giá phải trả cho sự trưởng thành của bạn cũng k hề rẻ.

II. Những cái bất lợi khi đi làm thêm

1. Xã hội đầy những cám dỗ

Hà thành với cuộc sống bận rộn, tốt đẹp thì ít mà cám dỗ lại quá nhiều. Không phải ai trong chúng ta cũng có thể bước qua được những cám dỗ đó, đặc biệt là nhữngsinh viên đi làm thêm như chúng tôi. Sa đọa, ăn chơi không có điểm dừng là những gì mà các bạn học được khi đi làm nhất là đối với những bạn thôn quê. Tôi đã rất trăn trở về những công việc đầy rẫy cạm bẫy như PG, làm tiếp thị ở các quán bar, quán nhậu. Môi trường làm việc quá là phức tạp, nhiều người khách ỷ mình có tiền không xem ai ra gì, họ sàm sỡ chọc ghẹo hay vung tiền quá trán chơi để chơi đùa. Lâu dần rồi cũng thành quen, có những bạn tìm được cách tránh các kiểu như thế. Ngược lại có những bạn vì được tiền tip khác cao, thấy kiếm tiền quá dễ dàng liền sa vào những biến trướng không tốt đẹp của nghề. Đó là một phần nhỏ trong nhữngcôngviệc làm thêm, nếu chúng ta không cẩn thận sẽ trở thành những điều xấu xa trong xã hội. Truớc khi làm việc gì đó bạn hãy nghĩ xem những điều chúng ta sẽ mất đê tỉnh táo hơn.

Sinh viên năm nhất có nên làm thêm không

2. Ảnh hưởng đến việc học hành

Bây giờ tệ nạn trong giảng đường nhiều nhất chính là vấn đề thuê người học hộ. Có những bạn mang suy nghĩ học làm gì, kiếm tiền rồi thuê học hộ cầm lấy cái bằng là được rồi lao đầu vàoviệc làm thêm. Có những bạn chả bao giờ thấy mặt mũi trên lớp, hỏi ra thì bảo: tao đi làm thêm, vừa có tiền tiêu vừa có tiền thuê người học hộ.

Hay như T, một người bạn của tôi chia sẻ:Đi dạy thêm mà cứ như chạy show vậy. Khi tớ đạp xe về đến phòng trọ mà mệt hết cả người, chỉ muốn đi ngủ thôi, chả còn tâm trí nào mà học hành nữa. Tự nhủ là lần sau phải dãn bớt các lớp dạy thêm ra nhưng rồi tớ vẫn cứ cố, một phần vì gia đình học sinh níu kéo vì tớ dạy đã quen, phần vì lương đi gia sư khá cao, nếu bỏ thì tiếc quá.

Và sau đó là kéo theo những hệ lụy vì T không thể hợp lí hóa được việc làm thêm với việc học. Bảng điểm thấp, và đúp nhiều môn học. Đến gần cuối năm 3, T mơi bắt đầu co giò nên và chạy.

3. Đi làm thêm thường trái ngành mình học

Bắt đầu vớicông việc bạn làm thêm chả bao giờ bạn tìm được việc đúng ngành mình học cả. Bạn không thể áp dụng ngành IT vào việc rửa bát phục vụ nhà hàng được. Bây giờ ra trường hầu như các bạn đều xin việc trái ngành, có thể vì đúng ngành họ yêu cầu cao, cũng có thể kinh nghiệm đi làm nhà hàng, cà phê, bán quần áo không giúp được cho các bạn được trong đúng chuyên ngành của mình.

Có rất nhiều bạn lăn lộn đi làm thêm từ năm 1, năm 2 nhứng sau khi đi làm thấy mình không thu được mấy. Công việc hầu hết là kinh doanh nhưng không thành công dù lấy một lần. Bạn hãy xin vào cửa hàng sữa chữa máy tinh nếu bạn học công nghệ thông tin và hãy làm cộng tác viên chô một tờ báo nếu bạn học về chuyên ngành báo chí.

4. Những nguy cơ luôn rình rập

Tớ đi làm thêm tại một tiệm gà rán trên đường Minh Khai nên thường xuyên phải về trễ. Có hôm tớ về nhà muộn quá, trên đường đi rất vắng vẻ, tự dưng có hai thanh niên đi áp sát vào xe của tớ rồi giật mất chiếc túi xách. Lúc đó tớ sợ quá, tay lái loạng choạng nên suýt bị ngã. Trần Lan Anh ( sinh viên trường đại học kiến trúc) đã chia sẻ.

Ngày thì bận đi học, buổi tối chính là sự lựa chọn tốt nhất cho các bạn sinh viên làm thêm. Do đó, việc đi lại của các bạn sẽ không an toàn dù là ở thành phố người đi lại luôn nhộn nhịp, bóng đèn rải khắp mọi con đường. Nhất là các bạn nữ có nguy cơ sẽ gặp những biến cố bất ngờ như cướp, giật đồ, bị những tên yêu râu xanh giở trò sàm sỡ, thậm chí là mất tích một cách bí ẩn.

Có thể nói:Đời sinh viên là cuộc chạy đua, lúc chạy được bạn hãy chạy hết sức để sau này không phải hối hận. Tuổi trẻ va vấp càng nhiều sau này ra đời bạn sẽ chững chạc và trưởng thành hơn. Nếu các bạn xác định vừa đi học vừa đi làm thêm thì hãy sắp xếp hợp lí về thời gian và sức khỏe để việc làm thêm không ảnh hưởng đến việc học. Và đừng quên nhiệm vụ chính của mình là học và rèn luyện thật tốt để xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất nước

Nguồn: ST


Chia sẻ
Sinh viên năm nhất có nên làm thêm không
Sinh viên năm nhất có nên làm thêm không
Sinh viên năm nhất có nên làm thêm không