Sơ đồ tư duy văn học trung đại lớp 10

Trước khi hỗ trợ, mình hi vọng lần sau bạn có thể hỏi bài bằng tâm. Trừ 2 câu 3, 4 cần vận dụng một chút thì 2 câu trên đều là kiến thức nằm ngay trong SGK, ban nên xem trước cái nào thực sự cần thiết thì hẵng hỏi. Cố gắng đừng hỏi bài bằng hình ảnh và đừng đăng một lần quá nhiều câu hỏi như vậy, nhắc lại một lần nữa là hãy hỏi cái thực sự cần thiết.

Câu 1: Sơ đồ tư duy khái quát văn học Việt Nam:



[Sơ đồ tư duy mình tìm thấy trên Internet bằng cách search keyword, và mình thấy nó khá đầy đủ rồi.]​


Câu 2: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX chia thành 4 giai đoạn. Nội dung cụ thể của từng giai đoạn như sau:

GĐ1: Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV [Giai đoạn khôi phục và xây dựng nền văn hiến dân tộc, trong đó có văn học]

- Giai đoạn đặt nền móng, có tính chất định hướng cho nền văn học dân tộc [chữ viết, thể loại; hình thức, nội dung...] - Nội dung: Nổi lên với lòng yêu nước nồng nàn với âm hưởng hào hùng, khẳng định và ngợi ca dân tộc - Nghệ thuật: + Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xuôi [viết về lịch sử, văn hóa]; thơ, phú. + Văn học chữ Nôm: đặt những viên gạch đầu tiên với một số bài thơ phú - Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: + Những tác phẩm mở đầu cho dòng văn học yêu nước: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn, Nam quốc sơn hà - Lí thường kiệt + Những tác phẩm tiêu biểu cho nội dung yêu nước mang hào khí Đông A: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão...

GĐ2: Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

- Văn học giai đoạn này phát triển theo hướng dân tộc hóa từ ngôn ngữ đến thể loại, từ hình thức đến nội dung. - Nội dung: từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca chuyển sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. - Nghệ thuật: + Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thành tựu: văn chính luận; văn xuôi tự sự + Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: thơ Nôm Đường luật, thơ thất ngôn xen lục ngôn; sáng tạo những thể loại văn học dân tộc: khúc ngâm, khúc vịnh, diễn ca lịch sử. - Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: + Những sáng tác là kết tinh của văn học yêu nước: Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi + Thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Hồng Đức Quốc âm thi tập - Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn + Tác phẩm ghi dấu ấn trưởng thành của văn xuôi tự sự: Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ

GĐ3: Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

- Đây là thời kì phát triển rực rỡ đánh dấu bước trưởng thành toàn diện của văn học trung đại Việt Nam. - Nội dung: Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa - quan tâm đến con người bình thường, đánh dấu đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi. - Nghệ thuật: Đạt được nhiều thành tựu lớn cả về văn xuôi và văn vần, cả chữ Hán và chữ Nôm. Văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc đạt tới đỉnh cao Văn học chữ Hán cũng đạt được nhiều thành tựu văn nghệ thuật lớn: tiểu thuyết chương hồi, kí, tùy bút. - Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: + Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều + Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn + Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái + Truyện Kiều - Nguyễn Du + Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là hai cây đại thụ ở giai đoạn cuối vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo nhưng đã bộc lộ cái tôi, tình cảm riêng tư.

GĐ4: Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

- Những nội dung cơ bản của VH giai đoạn này chủ yếu tập trung về: + Ca ngợi tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp + Vạch trần những hiện thực nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến bằng ngòi bút châm biếm + Bộc lộ tư tưởng canh tân đất nước - Nghệ thuật: Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống Văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn là chính, mặc dù đã xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ - Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu là những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần yêu nước + Thơ ca trữ tình trào phúng: Tự trào, Chừa rượu, Di chúc... của Nguyễn Khuyến hay Quan tại gia, Mùa nực mặc áo bông, Tự cười mình... của Trần Tế Xương [Tú Xương].

Câu 3: Có thể tham khảo ở link dưới:


- Văn 10 - Thuyết minh
- Văn 10 - Thuyết minh tác phẩm Đại Cáo Bình Ngô của Nguyển Trãi

Câu 4: Quê bạn ở đâu nhỉ?

Reactions: Trần Tuyết Khả

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tôi biên soạn bài viết Tổng hợp sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 10 dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, .....

Sơ đồ tư duy bài Chiến thắng Mtao Mxây

Tìm hiểu bài Chiến thắng Mtao Mxây

I. TÁC PHẨM

1. Thể loại: Sử thi.

Là các tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp, xây dựng các hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn  ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

2. Vị trí đoạn trích

  Ở phần đầu sử thi “Đăm Săn”.

3. Tóm tắt đoạn trích:

- Bị Mtao Mxây lừa lúc vắng nhà, cướp phá buôn, cướp vợ Hơ Nhị.

- Đăm Săn tổ chức đánh trả Mtao Mxây.

- Đoạn trích kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao Mxây.

4. Bố cục

+ Phần 1 [Từ đầu đến … rồi vào làng]: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng và cuộc đối đáp giữa Đăm Săn với nô lệ.

+ Phần 2 [Còn lại]: Cảnh ăn mừng sau chiến thắng và hình tượng Đăm Săn.

5. Giá trị nội dung

Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng.

6. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật của sử thi anh hùng: Xây dựng thành công nhân vật, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.

DÀN Ý PHÂN TÍCH

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” [giá trị nội dung, nghệ thuật]. 

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây 

- Vị trí đoạn trích: Ở phần đầu sử thi“Đăm Săn”.

- Tóm tắt đoạn trích:

+ Bị Mtao Mxây lừa lúc vắng nhà, cướp phá buôn, cướp vợ Hơ Nhị.

+ Đăm Săn tổ chức đánh trả.

+ Đoạn trích kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao Mxây.

2. Hình ảnh Đăm Săn và Mtao Mxây trong cuộc chiến

a. Lúc khiêu chiến:

Đăm Săn

- Đứng tại chân cầu thang nhà kẻ thù khiêu chiến: Ta thách nhà ngươi…

- Xuống! Xuống! 

- Ta sẽ lấy cái sàn hiên…bổ đôi…

- Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi…

Một tư thế đàng hoàng, tự tin, chủ động, một thái độ dứt khoát, quyết liệt.

MTao – Mxây

- Đứng tại nhà của mình: Ta không xuống đâu…

- Ngươi không được đâm ta…

- Ta sợ ngươi đâm ta…

- Dáng tần ngần do dự…

→ Một thái độ do dự, thiếu tự tin, nhát sợ trước Đăm Săn.

b. Lúc giao tranh:

Đăm Săn

Hiệp 1

- Khiêu khích, thách Mxây múa trước.

- Bình tĩnh, thản nhiên.

Hiệp 2

- Đăm Săn múa trước: múa khiên vừa khoẻ, vừa đẹp [vượt đồi tranh, đồi lồ ô, chạy vun vút qua phía đông, phía tây...]

- Nhai được miếng trầu của vợ mạnh hơn.

Hiệp 3

- Đăm Săn múa, đuổi đánh, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng cầu cứu thần linh.

Hiệp 4

- Được ông Trời mách kế.

- Đuổi theo.

- Giết chết kẻ thù.

Mtao Mxây

Hiệp 1

- Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ [chủ quan, ngạo mạn].

Hiệp 2

- Hoảng hốt trốn chạy bước cao bước thấp [yếu sức].

- Chém trượt, chỉ trúng chão cột trâu.

- Cầu cứu Hơ Nhị.

Hiệp 3

- Chạy, vừa chạy vừa chống đỡ.

Hiệp 4

- Vùng chạy cùng đường, xin tha mạng.

- Bị giết.

* Hình tượng Đăm Săn: Mang vẻ đẹp dũng mãnh, kỳ vĩ, sức mạnh siêu phàm, tầm vóc thần linh - hội tụ sức mạnh cộng đồng. Đây cũng là ước mơ, khát vọng của cộng đồng có được người anh hùng chiến thắng mọi thế lực…

* Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, từ ngữ có ấn tượng mạnh,động từ mạnh, nhịp điệu vừa cân đối vừa hào hùng. Phép trùng điệp, trùng lặp trong tổ chức câu. Phép phóng đại, so sánh ở mức độ kỳ vĩ với sức mạnh của thiên nhiên, thần linh…

* Ý nghĩa của cuộc giao tranh và chiến thắng của Đăm Săn

- Kết quả:

+ Giải thoát cho vợ [không được chú tâm miêu tả].

+ Thu phục nô lệ, của cải, mở rộng đất đai.

-  Ý nghĩa:

+ Trọng danh dự, bảo vệ hạnh phúc gia đình.

+ Mang lại sự phồn thịnh, lớn mạnh cho cộng đồng.

+  Khát vọng cuộc sống bình yên.

3. Cảnh ăn mừng chiến thắng và hình tượng Đăm Săn

a. Thái độ của cộng đồng đối với cuộc chiến và người anh hùng

- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ: 3 lần hỏi, 3 lần đáp [một nhà, tất cả các nhà, mỗi nhà].

+ Các nô lệ tự nguyện đi theo, mang theo của cải.

+ Tuân phục tuyệt đối với cá nhân anh hùng.

  • Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng và cộng đồng: Sau cuộc chiến, họ sống trong cùng một nhóm đông hơn, giàu mạnh hơn.
  • Lòng yêu mến, ngưỡng mộ người anh hùng, ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng - ý thức dân tộc.

- Dân làng Đăm Săn đối với chiến thắng của tù trưởng:

+ Lời nghệ nhân: bà con xem…[điệp khúc] - tự hào, kiêu hãnh.

+ Cảnh ăn mừng tưng bừng, tiệc tùng linh đình.

- Các tù trưởng khác cũng ngưỡng mộ, chúc mừng.

Niềm vui mừng, phấn khởi, tự hào, đấy là chiến thắng của chính họ. Ca ngợi tù trưởng anh hùng của mình.

....................................

....................................

....................................

Sơ đồ tư duy bài thơ Phú sông Bạch Đằng

Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo

Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Sơ đồ tư duy Trao duyên

Sơ đồ tư duy Nỗi thương mình

Sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề