So sánh tượng trưng và siêu thực

https://ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/luan-an/ttla-nhung-bieu-hien-cua-chu-nghia-tuong-trung-sieu-thuc-trong-tho-viet-nam-hien-dai-18250.html /themes/ussh/images/no_image.gif

Show

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png

1. Họ và tên NCS: Vũ Thị Lan Anh 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 26/12/1985 4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập đến 30/04/2018 theo Quyết định số 3550/QĐ-XHNV ngày 29/12/2017.

7. Tên đề tài luận án: Những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại

8. Chuyên ngành: Lý luận văn học 9. Mã số: 62 22 01 20

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

  • Luận án đã khảo sát và tập hợp được một số lượng lớn các tư liệu về thơ hiện đại Việt Nam và thơ của các tác giả phương Tây chủ yếu là thơ Pháp. Hệ thống tư liệu sử dụng cho công việc tổng thuật tương đối rộng và có chọn lọc phù hợp với tinh thần của luận án.

- Luận án đã đưa ra những biểu hiện đặc trưng về lí thuyết và thực hành sáng tạo của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực cho thấy tầm ảnh hưởng của khuynh hướng này đối với thơ Việt Nam hiện đại nhằm làm rõ vai trò, đóng góp và hạn chế. Đồng thời so sánh mức độ ảnh hưởng giữa các giai đoạn khác nhau và có ý thức lý giải dựa trên bối cảnh lịch sử dân tộc, thời đại, thân phận và tâm lí, nhân cách của cá nhân.

- Luận án đã luận án đã ứng dụng lý thuyết về tượng trưng siêu thực, loại hình học, lý thuyết nghiên cứu trường hợp để tìm hiểu những hiện tượng điển hình trong khuynh hướng tượng trưng, siêu thực của văn học Việt Nam.

- Luận án thành công trong việc phân tích cụ thể, sâu sắc bút pháp sáng tác kết hợp với năng lực cảm thụ thơ để có những đánh giá xác đáng về phong cách nghệ thuật của một số trường hợp tác giả tiêu biểu.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

  • Giá trị thực tiễn của đề tài là có thể ứng dụng trực tiếp vào công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam.
  • Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học và các chuyên ngành xã hội nhân văn khác.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trên cơ sở nghiên cứu về những dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại, có thể tiếp tục triển khai các nghiên cứu so sánh mở rộng về các khuynh hướng, trào lưu khác đối với văn học Việt Nam. Hoặc tìm kiếm, khảo sát thêm nhiều tư liệu để liên hệ với nền văn học của nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á, so sánh mức độ tiếp nhận ảnh hưởng từ những chủ nghĩa hiện đại này.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Vũ Thị Lan Anh (2016), “Thơ Đinh Hùng, dấu hiệu tượng trưng khởi phát từ Dạ Đài”, Tạp chí Lý Luận phê bình văn học nghệ thuật (47), tr.51-54.

[2] Vũ Thị Lan Anh (2016), “Chủ nghĩa siêu thực: Khởi đầu”, Tạp chí dạy và học ngày nay (7), tr.224-225.

[3] Vũ Thị Lan Anh (2017), “Thơ Hoàng Cầm – Bài chính tả của giấc mơ”, Tạp chí Lý Luận phê bình văn học nghệ thuật (58), tr.62-67.

[4] Vũ Thị Lan Anh (2017), “Đọc thơ Bùi Giáng, bước chân vào cõi hư vô”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (401), tr.110-115.

[5] Vũ Thị Lan Anh (2018), “Bùi Giáng – Poetry crystals from Mưa Nguồn”, Journal of military literature (884), p.89-92.

PHỤ LỤC

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG 1

I. Lý do chọn văn bản “Nguyệt cầm” 1

II. Phương pháp nghiên cứu 2

Chương II: DẤU ẤN TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONG

THƠ “XUÂN DIỆU” 3

I. Tượng trưng, siêu thực 3

II. Dấu ấn tượng trưng, siêu thực trong thơ Xuân Diệu 6

Chương III: DẤU ẤN TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONG

“NGUYỆT CẦM” (XUÂN DIỆU) 12

I. Một vài biểu hiện 13

II. Bài viết tham khảo 15

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG

I. LÝ DO CHỌN VĂN BẢN “NGUYỆT CẦM”

Thơ là tiếng lòng của thi nhân, là âm hưởng từ bao cảm xúc dâng trào.

Có ai yêu những đóa hoa hữu sắc vô hương? Mấy ai thích văn chương ép

khô trên xác chữ không hồn? Chính vì thế, tình cảm là chiếc nôi của thi

ca. Mỗi lời thơ là con đường thênh thang trải rộng mà trái tim người nghệ

sĩ giao hòa với cuộc đời.

Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, Thơ mới là một hiện

tượng nổi bật. Chỉ trong vòng 15 năm phát triển, nó đã có những thành

tựu lớn góp phần to lớn đối với sự phát triển của nền thơ ca nói riêng và

nền văn học dân tộc nói chung. Trong trào lưu Thơ mới ấy, ta không thể

nào không nhắc đến “Ông hoàng thơ tình yêu” Xuân Diệu. Xuân Diệu đã

mang đến cho làng thơ Việt Nam cái ấm nóng của hạnh phúc tình yêu,

thổi một làn gió nồng nàn, sôi sục nhưng cũng rất tinh tế vào thiên nhiên,

cảnh vật; song song đó, lúc nào cũng luôn mở rộng lòng mình giao cảm

với đời, tận hưởng hết cuộc sống ngắn ngủi... Ai đã từng một lần nghe

khúc nhạc hồn của Xuân Diệu ắt sẽ không thể nào quên thi sĩ với “tóc

mây vương trên đài trán thơ ngây” ấy... Bằng những lời thơ nhẹ nhàng

nhàng thiết tha, nồng nàn mà rạo rực, hối hả, Xuân Diệu đang rảo bước

trên lối ấy. Người vừa đi, vừa thả hồn mình vào thiên nhiên bao la, say

sưa đắm chìm trong khúc ca giao hòa. Một ông hoàng tình ái, một đôi

mắt “xanh non biếc rờn”, một con thoi thoăn thoắt trên khung dệt thời

gian ít ỏi - phải chăng vì thế mà những lời thơ trong ông luôn nồng nàn,

lãng mạn, đôi khi lại phảng phất đâu đây chút dư âm buồn bã. Đó cũng là

một bản giao hưởng đa cung bậc được viết nên bằng những tiết tấu sôi

động xen lẫn những nốt nhạc trầm ấm, lắng sâu.

“Nguyệt cầm” là bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu như một thi pháp

thi ca toàn bích tinh xảo cần khám phá. “ Nguyệt cầm” chính là một nét

nhạc buồn của Xuân Diệu.” Nguyệt cầm” là đỉnh cao trong sự nghiệp của

“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, tác phẩm mang hàng triệu tinh

hoa, tinh túy. “Nguyệt Cầm” là một thi phẩm hay mang đậm phong cách

thơ Xuân Diệu. Bài thơ làm nên một tiếng vang lớn trong nền văn học

nước nhà. Với cây bút trữ tình cùng sự am hiểu trường phải Pháp ông đã

tạo nên một thi phẩm xuất sắc khẳng định tên tuổi của ôngọn “Nguyệt

CHƯƠNG II: DẤU ẤN TƯỢNG TRƯNG, SIÊU

THỰC TRONG THƠ XUÂN DIỆU

I. CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG SIÊU THỰC

1. Chủ nghĩa siêu thực

a. Hoàn cảnh ra đời: Sự ra đời của chủ nghĩa siêu thực về thực chất là một sự nổi

loạn đối với văn minh tư sản và sự khủng hoảng tinh thần của một bộ phận thanh

niên trí thức trước thực trạng xã hội hỗn độn và sự bất lực của mình về mặt nghệ

thuật. Trường phái này chống lại chủ nghĩa hiện thực và mang tính chất suy đồi. Vì

thế nhiều nhà văn tài năng như L và P. Éluard dần dần rời bỏ trường phái

này và chuyển sang chủ nghĩa hiện thực vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX đồng

thời cũng trở thành những nhà thơ nổi tiếng.

b. Định nghĩa: Chủ nghĩa siêu thực là một trào lưu nghệ thuật và văn học có nguồn

gốc từ Pháp, được đặc trưng bởi sự thể hiện tư tưởng theo cách tự phát và tự động,

chỉ được cai trị bởi sự thúc đẩy của tiềm thức, coi thường logic và phủ nhận các tiêu

chuẩn đạo đức và xã hội đã thiết lập.

c. Đặc điểm:

* Những nguyên tắc của trường phái siêu thực:

- Chủ nghĩa siêu thực thẳng tay gạt bỏ mọi quy tắc trong ngữ pháp và thi pháp, mọi

nguyên tắc logic trong tư duy, giành lấy sự tự do tuyệt đối cho cảm xúc tuôn trào.

Sáng tác của họ do đó thường được cấu thành bằng những dòng tiềm thức rời rạc,

gián cách, không thể khắc họa được bức tranh thực tại toàn vẹn.

- Hướng về thế giới vô thức của con người mà họ cho là một lĩnh vực vô hạn đối

với sự khám phá sang tạo nghệ thuật.

- Đề cao các ngẫu hứng, chú trọng ghi những cái xuất hiện lướt qua trong đầu,

không qua sự kiểm soát của lý trí.

- Vứt bỏ sự phân tích logic, xóa bỏ các gông cùm của lý trí, đạo đức, tôn giáo và

chỉ tin cậy ở trực giác, giấc mơ, ảo giác, ở những linh cảm bản năng và sự tiên tri.

- Dựa theo thuyết “tự động tâm linh” của Bréton họ kêu gọi hướng tới sự hồn nhiên

không suy nghĩ của trẻ thơ, tới trạng thái mê sảng, tới những ảo giác.

\=> Vì thế chủ nghĩa siêu thực chủ trương thơ ca phải được tuôn trào tự do, không

cần sử dụng các dấu chấm câu, không cần tuân thủ trật tự ngữ pháp, đề cao sự liên

tưởng tự do của cá nhân.

* Về phong cách và đề tài

  • Họ chủ trương giải phóng thơ khỏi những qui cách lề lối gò bó trước đó mà họ cho

là khuôn sáo, hàn lâm, chủ trương dùng những từ ngữ kiểu cách, kỳ lạ, âm luật và

cú pháp bất thường.

  • Đề tài của họ là những mơ tưởng huyền ảo quái dị, là sự đau khổ nhớ nhung quá

khứ, là tình yêu. Họ cho rằng chỉ với lối sáng tác ấy người ta mới đạt đến mô ̣t hiê ̣n

thực cao hơn hiê ̣n thực tầm thường hằng ngày, mô ̣t “siêu hiê ̣n thực”, chữ mà

A đă ̣t ra. (Bách khoa toàn thư Viê ̣t Nam).

* Về quan điểm chính trị

  • Các tác giả chủ nghĩa siêu thực nói chung đều là những người phản kháng lại trật

tự xã hội tư bản. Họ đấu tranh cho nhân quyền, chống chủ nghĩa thực dân lúc đầu

rơi vào tinh thần nổi loạn vô chính phủ và những cá nhân tư bản cực đoan. Có

người ngay từ đầu đã tán thành chính sách chống đế quốc và thực dân của những

người cộng sản.

* Về nghệ thuật

  • Loại trừ những bài thơ điên loạn, vô nghĩa, chơi chữ, cần thừa nhận những cải

cách của các nhà thơ siêu thực về mặt thi pháp như: từ ngữ và hình tượng thơ, thơ

tự do và thơ văn xuôi. Các nhà siêu thực xây dựng tác phẩm hoàn toàn dựa trên

những thủ pháp như sự tương tự, cái nghịch lý, sự bất ngờ, sự thống nhất những cái

không thể thống nhất được. Từ đó ở tác phẩm xuất hiện một bầu không khí nghệ

thuật đặc biệt, có tính huyền ảo, phi lý...

d. Các tác giả tiêu biểu

  • Thủ lĩnh và phát ngôn nhân đầu tiên của trào lưu thơ siêu thực là André Breton.

Nhân vật quan trọng bên cạnh Bréton là nhà thơ, tiểu thuyết gia rất quen thuộc với

bạn đọc Việt Nam : Louis Aragon. Mặc dù có vị thế quan trọng như vậy, nhưng sau

Aragon lại từ bỏ chủ nghĩa siêu thực trở về với văn chương truyền thống kiểu

Balzac. Những ngôi sao nổi tiếng khác như Tristan Tzara, Philippe Soupault,

Jacques Prévert... Ngoài ra có những người theo chủ nghĩa siêu thực nhưng không

hoàn toàn tuân thủ các nguyên tắc của nó, nhưng cũng rất nổi tiếng như Federico

Garcia Lorca (Tây Ban Nha), Anais Nin, Henry Miller, Charles Henry Ford (Mỹ),

Hugh Sykes Davies, Dylan Thomas (Anh), St.J, Paul Eluard (Pháp)...

2. Chủ nghĩa tượng trưng

d. Các tác giả tiêu biểu

  • Các nhà thơ Pháp nổi tiếng như Péc-len (1844 – 1896), A. Ranh-bô (1854 –

1891), Lốt-tơ-rê-a-mông (1846 – 1870), S. Man-lác-mê (1842 – 1898) vừa là những

người sáng lập vừa là những đại biểu xuất sắc của trường phái này.

e. Nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa tượng trưng :

  • Tính cách biểu trưng nghệ thuật cho các “vật tự nó” và các ý niệm nằm ngoài giới

bạn của sự tri giác cảm tính. Ở đây biểu tượng nghệ thuật được xem là công cụ hữu

hiệu hơn hình tượng để chọc thủng cái vỏ quen thuộc hàng ngày nhằm vươn tới cái

bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới – cái vẻ đẹp siêu nghiệm. Các yếu tố

then chốt của chủ nghĩa tượng trưng là : trực giác, âm nhạc, trữ tình.

  • Thơ trữ tình là thể loại mà ngôn ngữ thi ca giữ địa vị thống trị, có một sức mạnh

siêu nhiên, đầy ma lực; ở đây, thế giới nội tâm của nhà thơ gần gũi với cái tuyệt đối.

Mỗi bài thơ đối với họ phải là một “giai điệu chủ quan” nhầm thay thế vần điệu và

thi luật của thi pháp cổ điển.

  • Chủ nghĩa tượng trưng xuất hiện là do có cuộc tổng khủng hoảng của nền văn

hoá nhân văn tư sản, có sự dè bỉu có tính chất thực dụng chống các nguyên tắc thực

chúng luận của phái Thi san và chủ nghĩa tự nhiên. Tuy vậy, sáng tác của nhiẻu nhà

thơ lớn của chủ nghĩa tượng trưng có ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn rộng lớn

(nỗi đau khổ về tự do tinh thần ; sự chán ghét những hình thức tư hữu của xã hội

đang tàn phá tâm hồn con người, niềm tin vào những giá trị văn hoá lâu đời,...

I. DẤU ẤN TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONG

THƠ XUÂN DIỆU

1. Sự tương hợp giữa con người và vũ trụ:

Thơ ca tượng trưng đã ngự trị trên thi đàn Pháp đến đầu thế kỷ XX,

vào khoảng giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới và luồng gió tượng trưng

đã thổi đến Việt Nam vào những năm 1935 đến năm 1945. Mỗi nhà Thơ

mới Việt Nam đầu thế kỷ đã có một cách tiếp biến với chủ nghĩa tượng

trưng khác nhau mang đầy cá tính sáng tạo.

Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng và Thơ mới là một vấn đề của trào

lưu và phong cách trong văn học so sánh. Trong bài tiểu luận nổi

tiếng Một Thời Đại Trong Thơ Ca - Hoài Thanh, tên của nhà thơ này

được nhắc đến chín mười lần (trong khi những nhà thơ Pháp khác chỉ

được nêu tên một đôi lần). Hoài Thanh đặc biệt chú ý đến sự hấp dẫn của

Baudelaire hay của chủ nghĩa tượng trưng đối với những tài năng trẻ của

Thơ mới. Một loạt nhà thơ "bị ám ảnh vì Baudelaire". Người đầu tiên

chịu ảnh hưởng Baudelaire sâu sắc là Xuân Diệu. Với một nghệ thuật

tinh vi đã học được của Baudelaire, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống

bồng bột trong thơ De Noailles và trong văn Gide. Và ông cũng là một

trong những nhà thơ mới tiêu biểu của khuynh hướng thơ tượng trưng,

siêu thực, điều đó được tác giả thể hiện rõ nét trong những tác phẩm của

mình.

Chủ nghĩa tượng trưng nói chung và Thơ mới nói riêng thể hiện sự

tương giao qua trực giác của con người và con người cảm nhận nó bằng

sự trực giác bí ẩn về mối quan hệ tương hợp ấy. Thi sĩ Xuân Diệu trong

bài Thơ duyên đã phát hiện ra mối tương giao huyền diệu của những sự

vật, hiện tượng thiên nhiên và sự cộng hưởng, hòa nhịp của thiên nhiên

tạo vật với lòng người. Cái đặc biệt trong bức tranh chiều thu này chính

là sự nhịp nhàng, hòa điệu của cảnh vật thiên nhiên:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”.

Cái đẹp và thơ mộng không phải ở từng chi tiết, hình ảnh riêng rẽ mà chủ

yếu là ở sự hòa hợp, đáp ứng, tương giao của chúng: chiều mộng hòa với

nhánh duyên, cây me với cặp chim chuyền, bầu trời xanh soi vào muôn

lá..ái đẹp của tạo vật được cảm nhận không riêng rẽ mà sóng đôi, gợi

lên một sự nhịp nhàng, hòa điệu.

Tâm hồn nhạy cảm của thi nhân đã đón nhận được trong cái không

gian – thời gian của buổi chiều thu thơ mộng những nỗi niềm giao cảm,

những tình ý vấn vương, hòa nhịp với những rung động của lòng người

“Lần đầu rung động nỗi thương yêu”. Trong niềm rung động ấy, với một

năng lực giao cảm kì diệu, con người cảm nhận được sự tương giao như

một ái lực thầm kín gắn kết những tâm hồn cô đơn giữa khung cảnh

chiều thu thật hài hòa, êm dịu:

“Em bước điềm nhiên không vướng chân

Như hương thấm tận qua xương tủy

Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

Dẫn vào thế giới của du dương

Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy

Hiển hiện hoa và phảng phất hương.”

(Huyền diệu)

Sự tương ứng các giác quan tạo nên hiệu ứng lan tỏa, đan xen nhiều tầng

cảm xúc và thực sự đem lại cho thơ những cảm nhận mới lạ. Một khúc

nhạc đối với Xuân Diệu, không phải chỉ để thưởng thức một cách thuần

túy bằng những cung bậc “du dương” của thanh nhạc (tương ứng với

thính giác) mà cùng một lúc, nhiều giác quan ứng cảm, hợp phối để có

thêm khúc nhạc hường (màu của nhạc) rồi lan tỏa thành khúc nhạc

thơm (hương của nhạc) và rồi, hãy uống thơ tan trong khúc nhạc (vị của

nhạc). Chỉ bốn câu thơ, Xuân Diệu đã tổng hòa bốn giác quan tương ứng:

nghe – nhìn - ngửi - uống. Nhà thơ như đã nhập thần, hóa thân, hòa tan

vào khúc nhạc đất trời “Huyền diệu”.

Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép “tương giao” của lối

thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm

giác để cảm nhận và mô tả thế giới, trước hết là thời gian và không gian

trong bài Đây mùa thu tới. Có những câu thơ mà cảm giác được liên tục

chuyển qua các kênh khác nhau. Thời gian được cảm nhận bằng khứu

giác: “Mùi tháng năm” – thời gian của Xuân Diệu được làm bằng

hương! Một chữ “rớm” cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó

nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ. Chữ “vị” liền đó, lại cho thấy cảm giác

thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất

“vị chia phôi”. “Đã nghe rét mướt luồn trong gió” - với cách dùng từ

ngữ thể hiện sự chuyển đổi tương giao của các hệ cảm giác, cái rét không

chỉ được cảm nhận bằng xúc giác thông thường mà bằng cả thính giác

(nghe), thị giác và xúc giác (luồn) luôn "thức nhọn" của tâm hồn nhà thơ.

Chữ "luồn" và "nghe" khiến cho cái rét được cụ thể hoá thành tiếng,

thành hình; diễn đạt được tinh tế cái rét đầu thu đã bắt đầu len lỏi, đột

nhập, ẩn thân vào cảnh vật vào lòng người. Đây chính là cảm xúc tinh tế

và mãnh liệt của một hồn thơ luôn khát khao giao cảm với cuộc đời và

thiên nhiên tạo vật.

Xuân Diệu, một trong những nhà thơ sớm ảnh hưởng của Baudelaire.

Trong bài diễn thuyết tại trường Sorbonne, ông nói: “Với Baudelaire, tôi

đi toàn vẹn vào tính chất hiện đại của thơ”. Trong quan niệm sống và yêu

“cùng với Baudelaire, Rimbaud, Verlaine... Xuân Diệu của chúng ta

hăng hái, say mê đi tìm ảo ảnh trong mộng để an ủi hồn mình, muốn đến

với cả hoan lạc thân xác cho lịm đi những khoắc khoải giữa đời thường”

Trăng, vú mộng đã muôn đời thi sĩ “Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy”

(Ca tụng – Xuân Diệu) Xuân Diệu nói đến thân xác nhưng không gợi

cảm giác sa đọa, trụy lạc, chán chường. Đến “Trường thơ loạn” cái mực

thước, thanh tao, trang nhã của thơ truyền thống không còn chỗ đứng.

Cái đẹp giờ đây mở rộng biên độ nội hàm, tiếp nhận những yếu tố quái

dị, tính dục.

2. Nhạc điệu tinh tế

Một đặc điểm nữa của thơ tượng trưng là, để thể hiện cái tiên nghệm,

cần phải mang “tinh thần âm nhạc” vào thơ ca. Trong bài “Nghệ thuật thi

ca”, Verlaine cho rằng nhạc điệu là trên hết và câu thơ phải luôn luôn có

nhạc điệu. Thơ không mô tả mà gợi cảm và muốn gợi cảm trước hết phải

cần đến âm nhạc. Nhà thơ tượng trưng cho rằng, nhờ âm thanh của các từ

mà thơ gợi lên được những sắc thái tinh tế nhất của tình cảm, của thế giới

u uẩn bên trong tâm hồn con người. Do nhạc điệu, do sự sắp xếp, hòa

hợp âm thanh, màu sắc, hình ảnh mà thơ làm ta “mê hoặc”, thơ “chiếm

đoạt ta tất nhiên, hoàn toàn tức khắc” trước khi trí não ta kịp tìm hiểu

xem thơ nói gì, kể gì. Để có tính nhạc, ngôn ngữ thơ cần hội đủ ba yếu

tố. Yếu tố thứ nhất là kĩ thuật khai thác các đặc điểm của nguyên âm

tiếng Việt bằng sự khép - mở, bổng - trầm, phụ âm vang hay tắc và sự lựa

chọn sắp xếp hệ thống thanh điệu. Yếu tố thứ hai là nhịp điệu của hình

ảnh, tình ý, nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhà thơ - nơi trú ngụ kín đáo

của cảm xúc. Yếu tố thứ ba là vần.

Một thế mạnh có tính đặc trưng ở Xuân Diệu chính là nhạc điệu. Đó là

“chất xạ mê li”, đầy ảo thuật huyền bí. Có khi từ một sự ngắt nhịp tạo

nên nét nhạc chơi vơi như “Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!”, có

khi lại là sự đan dệt vào nhau những âm thanh hiệp vần cùng thanh dấu

“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng nên chơi

CHƯƠNG III: DẤU ẤN TƯỢNG TRƯNG, SIÊU

THỰC TRONG “NGUYỆT CẦM” (XUÂN

DIỆU)

Nguyệt cầm

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh;

Lung linh bóng sáng bỗng rung mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

đầu, tác giả cho biết là bài thơ sẽ là một sự giao thoa, cộng hưởng giữa

thị giác, thính giác và xúc giác.

“Lung linh bóng sáng bỗng rung mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm theo nước xanh.”

“Bóng sáng” là ánh trăng, mà ánh trăng cũng là tiếng nhạc, tiếng đàn,

vì trong vũ trụ kỳ diệu này âm thanh đã hoà nhập với ánh sáng. Và bóng

sáng linh lung đó đã xúc động và “rung mình” khi nghe “nương tử trong

câu hát đã chết đêm rằm theo nước xanh”. Nương tử ở đây chắc hẳn là

Vương Chiêu Quân, người đàn bà tuyệt sắc có ngón đàn bi ai đến nỗi

một ngày khi nàng vì nhớ quê nhà ôm đàn khảy bản “Xuất tái khúc”, một

con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán bi thương trong khúc nhạc liền

đứt đoạn ruột gan và sa xuống đấtì sắc đẹp của Chiêu Quân khiến vua

Hung Nô say đắm nên Hán Nguyên Đế đưa nàng sang cống nạp Hung

Nô để cầu hoà. Khi qua cửa ải Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân gieo mình

xuống sông tự vẫn để chết đêm rằm theo nước xanh với mong ước rằng

xác nàng được trôi trở về quê cũ.

Đến đây chúng ta nhận thấy rằng vũ trụ đang tràn ngập tiếng nhạc và

ánh trăng không phải là một vũ trụ thờ ơ, vô tình, mà có một giao cảm

sâu sắc với những người trên trần gian có duyên nợ với tiếng đàn nhưng

gặp phải một định mệnh khắt khe. Những người đàn bà đẹp có tài đàn

gi ỏi th ường g ặp nhiềều gian truân như Chiêu Quân, như Thúy Kiều, cũng

như người kỷ nữ trên bến Tầm Dương.

“Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...”

Kể từ đoạn thơ thứ hai, tác giả bắt đầu mỗi đoạn bốn câu bằng một câu

tả toàn cảnh bầu trời dưới sự cảm nhận của tác giả. Sau câu “Mây vắng,

trời trong, đêm thủy tinh” của đoạn 2, thì đoạn 3 khởi đầu bằng: “Thu

lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời”. Sau ánh sáng và âm thanh thì cái lạnh,

thuộc về lãnh vực xúc giác, là yếu tố thứ ba của không gian dưới sự cảm

nhận của nhà thơ.

“Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...”

Tiếng nhạc nay mang một sắc điệu trầm đục như tiếng sỏi và được mô tả

là “long lanh”, tức là có ánh sáng phản chiếu; một lần nữa, yếu tố thị giác

được ghép vào một yếu tố thính giác. Tiếng nhạc đang vang lên trong vũ

trụ mang sắc điệu đó vì nhạc đang nhớ đến số kiếp bẽ bàng và chia sẻ

mối hận lòng của người kỷ nữ ở bến Tầm Dương.

Cũng như hai đoạn thơ trước, đoạn thứ tư – cũng là đoạn chót của bài

thơ Nguyệt Cầm – mở đầu bằng một bức tranh toàn cảnh vũ trụ chìm

trong tiếng nhạc và một lần nữa, tiếng nhạc, hay “ánh nhạc” cũng được

cảm nhận vừa bằng thính giác, vừa bằng thị giác. Cảnh tượng trước mắt

nhà thơ là cả một không gian mênh mông trong vắt, và pha lê cũng là

thủy tinh, một tinh thể trong suốt đã nói đến ở một đoạn trên.

“Sương bạc làm thinh, khuya nín thở

Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.”

Tác giả tiếp tục hé lộ cho ta biết những cảm nhận của nhà thơ đứng trước một vũ

trụ huyền bí mà mọi vật đều lặng yên để lắng nghe một bản nhạc vĩ đại. Sao Khuê

theo truyền thống Đông phương là một ngôi sao biểu tượng cho văn học nghệ thuật.

Sự kiện điệu nhạc sầu vang vọng hướng về sao Khuê là thêm một bằng chứng về

mối giao cảm giữa vũ trụ với thân phận những giai nhân tài sắc có duyên nợ với

nghệ thuật nhưng phải chịu một số phận gian nan.

II. BÀI VIẾT THAM KHẢO

NGUYỆT CẦM – TIẾNG ĐÀN SẦU NÃO HƠN CẢ

Trong bản giao hưởng rộn ràng kia bỗng xuất hiện một giai âm trầm lắng, dịu

hẳn. Nhưng là một giai âm thu hút đến lạ kì. Nó chiếm lĩnh người đọc bằng âm

chúngác giả đã sát nhập trăng và cung đàn. Sự tương giao giữa tiếng đàn và ánh

trăng đã đồng nhất hoá hai làm một. Không phải là thứ màu sắc vàng ánh, cũng

không phải là nhạc điệu nào cụ thể nữa mà cái âm sắc mới này là sự kết chuyển siêu

hình. Cây đàn vừa làm xong chỉ là thân xác, chỉ khi trăng nhập vào dây cung mới

thật sự là “nguyệt cầm”. Tác giả đã thổi hồn mình sang cho tạo vật. Ánh trăng trở

thành một sinh thể có cảm giác, có linh hồn. Tiếng đàn trở thành tiếng vọng của cõi

lòng đi tìm sự tri âm, đồng điệu. Bởi vậy chữ “nhập” chính là khởi sự của mọi

chuyện. “Trăng - nguyệt” -ẩn dụ cổ điển- nhờ sự táo bạo và mãnh lực của chữ

“nhập”, vướng mắc vào dây, vương tơ. Trăng đắm trong ẩm ướt của vùng nguyệt

lạnh, gợi lên hình ảnh nồng nàn đầy nhục cảm mà cũng vô cùng dịu dàng, tế nhị,

thanh khiết, mà cũng có thể là cõi chết, nơi hội ngộ của những âm hồn. Với sự ngắt

nhịp độc đáo, nếu ngắt nhịp 2/2/3 là “cung nguyệ`t lạnh” còn 2/3/2 là “dây cung”

vậy chữ “ cung” phải là sự giao thoa và sau đó là sự nhập thành một duyên phận.

Bên cạnh nhịp thơ là chuỗi những âm thanh ấn tượng. Cả câu thơ đều sử dụng thanh

bằng, mở đầu một gam màu lạnh bao quanh “Nguyệt cầm”. Chính câu đề kì lạ,

mang màu huyền bí hơn cả đã dẫn nhập vào thế giới “huyền diệu” ( chữ dùng của

thầy Chu Văn Sơn) của “ Nguyệt cầm”.

Người ta nói: thơ tiềm ẩn trong rung động. Bài thơ chỉ có thể được hình thành khi

có sự truyền lan của rung động ấy. Nguyệt cầm chính là cảm xúc chân thực, nóng

hổi của Xuân Diệu khi đối diện với cảnh vật và đối diện với lòng mình. Chỉ có rung

động thực sự, Xuân Diệu mới cảm được cái đẹp của tạo hoá và chớp được những tơ

rung của lòng mình. Nhịp điệu bài thơ nhẹ nhàng, dìu dịu, đượm một thoáng buồn

nhưng vẫn có sự chuyển tấu của âm sắc. Đó là những cung bậc khác nhau của âm

nhạc mà Xuân Diệu nghe được bằng chính cái ân tình của mình.

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần;

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Khi cây đàn ấy bắt đầu sống trong linh hồn “ Nguyệt cầm”, mọi tiếng nói riêng

được cất lên. Xét về hình thức, Xuân Diệu đã sử dụng liên tiếp biện pháp đối ngẫu

của thơ cổ, phép song song của ngôn ngữ thơ và phép tương giao của thơ tượng

trưng, đa nghĩa. Câu thơ bị cắt rời thành ba phần với ba nhịp lại vừa điệp từ: “ Trăng

thương/ trăng nhớ/ hỡi trăng ngần”, “Đàn buồn/ đàn lặng/ôi đàn chậm”. Khi lòng

mình đang cô đơn, trống trải, tạo vật bỗng dưng ngưng đọng những giọt sầu. Tần số

giao động của từng tiết tấu trong câu thơ chậm rãi, ngắt nhịp từng đôi một nghe thật

buồn. Nhạc đàn hay nhạc lòng nhà thơ... Không rõ nữa. Buồn, thương, nhớ, bằng

mấy tính từ chỉ sắc thái biểu cảm ấy gợi cho người đọc một tâm trạng cô đơn, buồn

thảm. Có một cái gì đó như là sự day dứt, trở trăn. Mọi thứ đề ảo thể- trăng, tiếng

đàn lại tạo thành giọt nước mắt hữu hình. Tạo vật đã được "nội cảm hoá", nhà thơ

biến cái vô hình trở nên hữu hình. “Giọt” là một đơn vị nhỏ của một vật thể lỏng,

như giọt nước, giọt lệ... Nhưng dưới bút pháp của nhà thơ “giọt” cũng có thể là một

giọt trăng, hay một giọt đàn. Giọt âm thanh “rơi tàn” khi tiếng đàn chìm xuống và

tan đi, gây một cảm giác buồn như giọt lệ rơi. Còn giọt lệ, bình thường người ta chỉ

có thể thấy bằng mắt, hay cảm thấy bằng xúc giác khi giọt lệ rơi trên tay, nhưng ở

đây còn thêm cả thính giác, vì lệ ngân. Giọt lệ này đã ứa ra vì một kiếp tài hao bạc

mệnh.

Không gian trữ tình tiếp tục được nhà thơ mô tả bằng những hình ảnh cụ thể, sinh

động:

Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh

Linh lung bóng sáng bỗng rung mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

Tác giả đưa tầm mắt lên xa bao trùm cả một không gian trong vắt chìm trong bóng

đêm vô tận. Đêm trong như thủy tinh, như bầu trời trong. Mây vắng, trời trong, đêm

thuỷ tinh là ba hình ảnh độc lập, dị biệt nhưng song song. Và ánh sáng của vầng

trăng trên bầu trời ánh chiếu xuống không mang cảm giác yên bình như thường thấy

mà nó sáng “lung linh”, mà lại là “ linh lung”. Hồn thơ tinh vi như Xuân Diệu đã lạ

hóa từ ngữ để làm sống dậy những cảm giác tê đến rợn người, của cả thị giác và xúc

giác. Cái tôi cá nhân đã trở thành “ siêu tôi” để đồng nhất vào ánh sáng, âm nhạc đó.

Một cái “ rùng mình” mà nguyên nhân của sự rung mình đó cũng được nhà thơ lí

giải, đó là sự tích về cái chết của người phụ nữ, khi người phụ nữ ấy cất tiếng hát

rồi đắm mình trong dòng chảy của dòng nước xanh, vào đúng thời khắc đêm rằm,

khi ánh trăng cũng đẹp, cũng lung linh như vậy

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,

Ðàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...

Không gian ban đầu đã được miêu tả rõ hơn “ vào đêm thu”. Cái lạnh ấy đã làm

trăng sáng hơn cả. Rồi xâm nhập vào tiếng đàn gây nên cảm giác ghê rợn vô cùng

gợi lên một thứ âm nhạc đau đớn, khắc khoải từ tâm can. Gam độ của nỗi buồn

ngày càng gia tăng. Cả âm nhạc, cả ánh sáng tụ đọng thành từng giọt lạnh lẽo đến

xương da. Cái hay của bài thơ chính là sự miêu tả cảm xúc. Cái cảm xúc vô hình kia

bỗng trở nên có hình, có khối. Không gian ở đây là không gian của tâm trạng.

Dường như ở đây cảm giácthực khuất đi mà chỉ còn lại là ảo giác. Tác giả sống

bằng ảo giác. Chính dư âm tiếng đàn đã làm cho thiên nhiên âm nhạc và con người

tương tư nhau: “Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người” làm cho hiện tại luyến lưu

dĩ vãng, làm cho sự cách biệt giữa không gian và thời gian, nghệ thuật và tình người

ngắn lại, nhưng cũng lại trải ra biền biệt đến vô cùng.. Tiếng nhạc bi thương, réo rắt

như thế là bởi chính chủ thể của tiếng đàn ấy đang đeo mối sầu không có người bày

tỏ “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”.