Sửa lỗi chúng ta, những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa


2.2.2. Cách sửa câu sai

2.2.2.1 Các kiểu câu sai

KIỂU CÂU SAI VỀ NGỮ NGHĨA

a. Câu sai về lôgic: loại câu sai do ý nghĩa trái với nhận thức, logic thông thường.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là tên trộm trẻ nhất trong bọn. Từ 1975 đến nay, A chỉ thực sự ở ngoài đời có 6 tháng.

b. Câu sai về qui chiếu: đối tượng được nói đến không phù hợp với đối tượng được thuyết minh.

Ví dụ: - Từ ngày về dạy học ở trường này, các em học sinh làm cho tôi rất hài lòng.

- Nước giếng này trong mà lại gần nhà.

- Tôi bị thương 2 lần, một ở Quảng Trị, một ở ngực.

c. Câu sai vì không tương hợp nghĩa

Khi thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu sẽ dẫn đến sai về nghĩa.

Ví dụ: - Nhà này tuy bé và xinh. [Nhà này tuy bé mà xinh].

- Anh ta thông minh và lười. [Anh ta thông minh nhưng lười].

- Tuy chi Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc nhưng chị rất căm thù bọn giặc. [Vì chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc nên chị rất căm thù bọn giặc].

d. Câu sai vì thiếu thông tin

Ví dụ: Nó đá bóng bằng đôi chân [Nó đá bóng bằng đôi chân đang bị chấn thương].

KIỂU CÂU SAI VỀ CẤU TẠO NGỮ PHÁP

a. Lỗi dùng thiếu

Thiếu chủ ngữ

Ví dụ: Qua kinh nghiệm cho ta thấy điều đó đúng.

[Kinh nghiệm cho ta thấy điều đó đúng. Hoặc: Qua kinh nghiệm, ta thấy điều đó đúng].

Thiếu vị ngữ

Ví dụ: Thầy Nam, thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu.

[Thầy Nam là thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu. Hoặc: Thầy Nam, thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu, đang trò chuyện với học sinh cuối cấp].

Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

Ví dụ: Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động của học sinh. [Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động của học sinh, trường đã tổ chức sân chơi học tập vào cuối tuần].

Thiếu bổ ngữ bắt buộc

Ví dụ:

Kẻ thù giết chết # song giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ.

[Kẻ thù giết chết những con người yêu nước ấy, song giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ].

Thiếu một vế của câu ghép

Ví dụ:

Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa

[Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa mà còn tốt cho cây ăn trái…].

KIỂU CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ PHÁP

a. Câu sai do sắp xếp sai trật tự từ

Ví dụ:

- Trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Đông Nam Á.

- Trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông Nam Á của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

[Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn [của…] nhân chuyến thăm Đông Nam Á].

- Họ đã lấy đi từ lâu cây đàn nguyệt quế ấy [Họ đã lấy cây đàn nguyệt quế ấy đi từ lâu].

b. Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu

Ví dụ:

Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” thành công tốt đẹp.

[Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”/ Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” để phong trào này được thành công tốt đẹp].

c. Nhầm kết cấu: do người viết lấy một phần hoặc toàn bộ cấu trúc này gắn với một phần hoặc toàn bộ cấu trúc khác.

Ví dụ:

- Không nên hút thuốc lá ở những nơi gần xăng được đâu [bỏ “được đâu” hoặc bỏ “nên”].

- Tôi rất lấy làm vinh dự biết bao [bỏ “biết bao” hoặc “rất”].

CÂU SAI VỀ CÁCH SỬ DỤNG DẤU CÂU

- Đặt dấu câu không đúng với loại câu

Ví dụ:

- Tôi hỏi anh điều này? Nếu không phải thì anh bỏ quá cho tôi? [Tôi hỏi anh điều này, nếu không phải thì anh bỏ quá cho tôi!]

- Họ đem theo thịt muối, cá hộp… để ăn trưa [phải dùng “v.v.”].

- Tôi hỏi anh điều này. Nó đi đâu? [Tôi hỏi anh điều này: “Nó đi đâu?”].

- Không biết ngắt câu hợp lí

Ví dụ: Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh nhà đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gây chết người. [Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh nhà, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, gây chết người].

CÂU SAI VỀ PHONG CÁCH

Ví dụ: Quí khách đến tham quan Nhà lưu niệm hãy nhớ những điều sau đây… [Khi đến tham quan Nhà lưu niệm, quí khách cần lưu ý những điều sau đây… ].

2.2.2.2. Cách sửa câu sai

NGUYÊN TẮC SỬA CÂU SAI: Câu sai có nhiều kiểu khác nhau, vì thế chữa câu sai cũng phải tùy thuộc vào kiểu sai cụ thể để định ra cách sửa phù hợp. Việc sửa câu sai nhìn chung phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

- Cần nắm vững tiêu chí của một câu đúng. Đúng ở đây không phải chỉ là đúng ngữ pháp, mà còn phải đảm bảo đúng ngữ nghĩa-logic, đúng phong cách và đúng trong mối quan hệ liên kết các câu trong toàn văn bản.

- Cần đảm bảo được nội dung theo ý người viết. Có thể thêm, bớt từ nếu thấy cần thiết trong trường hợp không làm thay đổi nội dung chính mà người viết muốn truyền đạt.

- Cần phải xác lập mối quan hệ giữa các thành phần câu để xem câu sai ở phần nào, ý nào. Khi xác định được nguyên nhân làm cho câu sai ta rút gọn câu để chỉnh sửa ở phần đó, ý đó.

- Sau khi chữa, cần kiểm tra lại không chỉ cấu trúc nội tại của câu chữa mà còn phải xem câu chữa đó có phù hợp với câu khác của toàn văn bản hay không. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tìm cách chữa khác cho phù hợp.

CÁCH SỬA CÂU SAI

- Thay thế, thêm, bớt các đơn vị từ, ngữ, vế câu, dấu câu [có thể thêm vào câu thành phần chủ ngữ phù hợp với vị ngữ và ngược lại; lược bớt các từ nối, từ kèm ở bộ phận mở rộng để làm cho câu có chủ ngữ và vị ngữ].

Ví dụ:

Trong hoàn cảnh khó khăn đã giúp anh rèn luyện chịu đựng gian khổ. [Bỏ “trong” để câu có chủ ngữ và vị ngữ hoặc sửa thành: Trong hoàn cảnh khó khăn, anh đã rèn luyện được đức tính chịu đựng gian khổ].

Thanh tre dài 1m so với thanh tre dài 70 cm thì hơn bao nhiêu cm? [lược bớt từ thừa: Thanh tre dài 1m dài hơn thanh tre 70 cm bao nhiêu cm?; Thanh tre dài 1m hơn thanh tre dài 70 cm bao nhiêu cm?].

Trong lòng thổ lộ niềm vui sướng [thay từ ngữ hợp logic: Trong lòng rạo rực niềm vui sướng].

- Thay đổi vị trí của các thành phần câu hoặc trật tự các từ ngữ hạn định.

Ví dụ:

Được các bạn học sinh trồng những cây xanh bên lề đường để che bóng mát cho trường. [Những cây xanh được các bạn học sinh trồng bên lề đường, tỏa bóng rợp làm cho trường mát mẻ hẳn lên].

- Thay đổi cấu trúc câu, thay đổi lối nói [biến câu chủ động thành câu bị động hoặc ngược lại, tách, đảo, nhập các bộ phận, thành phần trong câu…].

Ví dụ:

Bằng hai câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân.

Có thể sửa:

- Bằng hai câu thơ, Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân.

- Hai câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân.

- Nguyễn Du, bằng hai câu thơ, đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân.

- Cảnh đẹp của mùa xuân đã được Nguyễn Du vẽ lên bằng hai câu thơ.

Bài tập làm tại lớp

Bài tập 1

Hãy phát hiện và chữa các lỗi trong các câu sau:

1, Có lần Mon chạy về nhà gọi cả nhà ra khiêng con nai to quá.

2, Mới vào bộ đội, chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc ngắn, chiến sĩ gái thì cuộn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn.

3, Sau khi bị bọn thực dân đế quốc xâm lược nên nhân dân ta phải chịu nhiều mất mát.

4, Sau khi cân nhắc những điều kiện của hợp đồng khiến ban giám đốc chọn phương án thứ nhất.

5, Được tham quan danh lam thắng cảnh làm ta thêm yêu đất nước.

6, Tìm thêm các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều… để chứng minh rằng: từ thế kỉ XV trở đi, tiếng Việt văn học đã đạt đến tinh tế, uyển chuyển.

7, Nhà văn ưu tú của giai cấp vô sản khi sáng tạo ra các tác phẩm để phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, để giác ngộ quyền lợi giai cấp cho những người bị áp bức, bóc lột và làm rung động sâu xa tình cảm giai cấp của họ.

8, Chàng dũng sĩ lao về phía con quái vật, mồm ngoác to bằng cái miệng thúng.

9, Ở đây hai chị em gặp nhau mừng mừng tủi tủi.

10, Nhằm ghi lại di tích lịch sử oai hùng của quân dân Trà Vinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cũng như để lại truyền thống oai hùng giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau.

11, Qua kinh nghiệm cho nên ta thấy rằng.

12, Thắng lợi rực rỡ của đội tuyển bóng đá Việt Nam trước đội tuyển Myanmar với tỷ số hết sức thuyết phục 4-1, tôi xin gửi đến đội bóng thân yêu vạn lời chúc mừng nồng nhiệt.

13, Cho một dân tộc nào tiến về chóp đỉnh Văn hoá-Văn minh cũng đều trải qua bao thế hệ xây đúc các Tâm Hồn Thanh Niên và Người Lớn bằng Trường Học và Ngòi Bút cả.

14, Không còn cái giá rét âm u của mùa đông mà nhường chỗ cho nó là những tia nắng ấm áp của mùa xuân.

15, Từ các ví dụ vừa dẫn cho thấy các nhà văn, nhà thơ hiểu rất rõ về ngôn ngữ.

16, Và trong tháng Tám, với mùa thu đầu tiên của cuộc đời sinh viên đã gây cho tôi một niềm tin ở tương lai.

17, Nó đá bóng bằng chân.

18, Dẫn bóng xuống tận lằn vôi cuối sân, Công Vinh vuốt bóng bằng má ngoài chân trái, chui tọt vào lưới.

19, Sáng nay, bị tai nạn giao thông đã đưa vào bệnh viện hai người già.

20, Trong lúc hàng nội địa đang bị “tràn ngập” bởi hàng ngoại.

Bài tập 2

Đặt các dấu câu vào các vị trí thích hợp cho những đoạn văn dưới đây và viết hoa những chỗ cần thiết.

1, Núi Yên Tử có tên Bạch Vân sơn núi Mây Trắng đến đời nhà Tần Trung Quốc có Yên Ký Sinh sang tu thành tiên ở đây nên đổi tên thành Yên Tử sơn ở lưng chừng núi có chùa Hoá Yên là nơi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để đến núi trụ trì và khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm nên chùa còn có tên là chùa Cả hay chùa Yên Tử.

2, Có hai cách nhìn về phương pháp giáo dục là phương pháp dựa vào người dạy và phương pháp xoay quanh người học ở phương pháp thứ nhất người thầy là nguồn cung cấp kiến thức ở phương pháp thứ hai sinh viên là người đi tìm kiến thức tuy việc lựa chọn phương pháp giáo dục tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nhưng xu hướng chung hiện nay là theo phương pháp thứ hai vì phương pháp này làm tăng tính chủ động của sinh viên.

3, Thôn Sóc cách trung tâm Hà Nội gần hai chục cây số theo đường 5 là quê hương của nguyên phi Ỷ Lan người phụ nữ nổi tiếng từ thời Lý về tài giúp vua trị nước người Dương Xá, Gia Lâm ngày nay rất tự hào vì nơi đây đã sản sinh ra cô gái đẹp người đẹp nết có tài kinh bang tế thế hai lần thay vua trị nước được tôn thờ là Quan Âm nữ bà có khá nhiều tên nhưng người đời vẫn quen gọi là Ỷ Lan.


Chương 3

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ

3.1. GIẢN YẾU VỀ TỪ

3.1.1. Khái niệm

Từ là đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Từ là chỉnh thể hai mặt, âm thanh và ý nghĩa. Khi viết, mặt âm thanh được thể hiện bằng chữ viết. Muốn thực hiện sự giao tiếp [nói hoặc viết], ta phải dùng từ để cấu tạo các đơn vị lớn hơn như cụm từ, câu. Từ chính là đơn vị nhỏ nhất có thể dùng độc lập để cấu tạo câu.

Ví dụ: Tôi yêu Tổ quốc.  3 từ, 4 âm tiết.

3.1.2. Các bình diện của từ

a. Bình diện hình thức ngữ âm và cấu tạo

- Về hình thức: Từ được tạo nên bởi các âm thanh. Các âm thanh này kết hợp với nhau theo các quy tắc ngữ âm của mỗi ngôn ngữ.

- Về cấu tạo:

+ Trong tiếng Việt, mỗi từ đơn thường được cấu tạo bằng một âm tiết [một tiếng]. Âm tiết có số lượng âm vị tối đa bao gồm phụ âm đầu, vần [tối đa có ba âm: âm chính, âm đệm, âm cuối] và thanh điệu.

Ví dụ: Toàn  phụ âm đầu t, vần oan [trong đó có âm đệm o, âm chính a, âm cuối n] và thanh huyền.

Còn tối thiểu, âm tiết có âm chính và thanh điệu.

Ví dụ: [cô] ả, [cái] ô, ý [lớn] …

+ Từ phức thường được cấu tạo gồm nhiều tiếng. Các tiếng đó phối hợp với nhau theo hai phương thức chủ yếu là: phương thức láy tạo ra từ láy [chuồn chuồn, lốm đốm, vui vẻ…], phương thức ghép tạo ra từ ghép [xe đạp, đất nước, hợp tác xã…].

b. Bình diện nghĩa

- Nghĩa của từ là những nội dung nhận thức, tư tưởng, tình cảm mà con người muốn biểu hiện. Từ có các loại nghĩa sau:

+ Nghĩa biểu vật: nghĩa của từ ứng với các đối tượng hiện thực mà con người nhận thức và dùng từ để gọi tên.

Ví dụ: cây, nhà, ăn, cao, hoa hồng…

+ Nghĩa biểu niệm: nghĩa của từ ứng với các khái niệm trong nhận thức, tư duy của con người.

Ví dụ:  Từ đầu thể hiện bộ phận cơ thể người hay động vật, ở vị trí trên cùng hay trước hết, có chứa bộ não, là cơ quan quan trọng nhất điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.  Nghĩa biểu vật.

 Từ đầu còn có nghĩa chỉ vị trí trên cùng hay trước hết của vật thể, của khoảng không gian hoặc khoảng thời gian…  Nghĩa biểu niệm.

+ Nghĩa biểu cảm [hay biểu thái]: nghĩa của từ là những tình cảm, cảm xúc, thái độ của con người.

Ví dụ: Từ biếu vừa biểu hiện hoạt động cho vừa thể hiện tình cảm kính yêu, quý trọng của con người.

+ Nghĩa ngữ pháp: chủ yếu là nghĩa thể hiện quan hệ của các từ trong cụm từ, trong câu.

Ví dụ: Từ của biểu hiện quan hệ sở thuộc, sở hữu.

Từ vì biểu hiện quan hệ nguyên nhân.

- Các loại ý nghĩa trên có thể là các thành phần ý nghĩa đồng thời tồn tại trong cùng một từ. Một từ có thể có nhiều nghĩa và ngược lại, nhiều từ có thể đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau. Nghĩa của từ còn có sự biến đổi, chuyển hóa trong quá trình sử dụng vào hoạt động giao tiếp.

c. Bình diện ngữ pháp

- Đó là bình diện của những thuộc tính, những đặc điểm trong việc tổ chức hệ thống ngôn ngữ và cấu tạo các đơn vị lớn hơn từ.

- Bình diện ngữ pháp của từ có vai trò quyết định trong sự kết hợp của các từ thành cụm từ, thành câu. Nếu sự kết hợp không tương ứng với các đặc điểm ngữ pháp của từ sẽ mắc lỗi về dùng từ và cả lỗi về đặt câu.

Ví dụ: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình đã bị nghiệt ngã xuống dòng đời đen tối.

 Phân tích:

Từ nghiệt ngã dùng không đúng cả về nghĩa và đặc điểm ngữ pháp.

 Về nghĩa, nghiệt ngã là khắt khe, cay nghiệt đến mức khó chịu đựng nổi.

 Về ngữ pháp, nghiệt ngã có đặc điểm của tính từ, không thể kết hợp với từ bị ở trước và xuống dòng đời đen tối [chỉ hướng] ở sau.

 Sửa: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình đã bị cuộc đời nghiệt ngã đẩy xuống dòng đời đen tối.

d. Bình diện phong cách

- Đặc điểm phong cách của từ có thể được ghi nhận trong từ điển để xác nhận nét riêng biệt của từ và hướng dẫn cách dùng từ.

Ví dụ:  Học lỏm [đg, kng]: Học một cách gián tiếp những điều nghe hoặc thấy rồi làm theo, chứ không có ai trực tiếp bảo cho mình.

 Ở từ này, ngoài việc ghi lại hình thức âm thanh và ý nghĩa, còn có ghi chú về đặc điểm ngữ pháp: đg [động từ] và về đặc điểm phong cách: kng [phong cách khẩu ngữ, hay phong cách sinh hoạt hàng ngày].

 Quỳnh tương d [cũ, vch]: rượu ngon.

 Ở từ này, ngoài việc ghi lại hình thức âm thanh và ý nghĩa, từ điển ghi nhận đặc điểm ngữ pháp là danh từ [d] và đặc điểm phong cách là một từ cũ, mang sắc thái văn chương [dùng trong phong cách văn chương: vch].

- Cần phân biệt các từ đa phong cách và các từ chuyên phong cách:

+ Các từ đa phong cách: là những từ không mang những đặc trưng phong cách chuyên biệt, mà trung hòa về những đặc điểm phong cách. Những từ này có thể thích hợp với mọi phong cách ngôn ngữ [sinh hoạt, khoa học, hành chính, nghị luận, báo chí hay văn chương nghệ thuật].

Ví dụ: người, đi, ăn, nước, cây, đẹp, tốt...

+ Các từ chuyên phong cách: là những từ mang đậm các đặc điểm phong cách, vì thế, chúng chỉ được dùng trong một hoặc một vài lĩnh vực, phạm vi giao tiếp hay một phong cách ngôn ngữ nhất định.

Ví dụ:  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định, nghị quyết, thi hành, đình chỉ...

 Các từ mang đậm phong cách ngôn ngữ hành chính, chỉ thích hợp khi dùng trong văn bản hành chính.

 Mô, tê, răng, rứa, ni...

 Các từ địa phương, chỉ thích hợp khi dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc phong cách văn chương nghệ thuật. Các phong cách hành chính, chính luận, khoa học không dùng những từ này.

3.2. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC DÙNG TỪ

3.2.1. Dùng từ đúng ngữ âm và hình thức cấu tạo

a. Dùng từ đúng với hình thức ngữ âm

- Khi nói, ta cần phải biết cách phát âm chuẩn, nhất là trong những tình huống giao tiếp quan trọng, tránh những hiểu lầm không hay do cách phát âm địa phương. Khi viết, ta cần nắm vững quy luật chính tả và hiểu rõ nghĩa của từ để hạn chế phần nào lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, vì bao giờ mỗi hình thức ngữ âm – mỗi từ đều chuyển tải một nội dung ý nghĩa nhất định.

Ví dụ 1: Chuyện: sự việc được kể lại, hoặc việc, công việc nói chung, hay việc lôi thôi rắc rối.

 có thể nói: kể chuyện, nói chuyện, buôn chuyện, vẽ chuyện…

 không thể nói: kể truyện, nói truyện, vẽ truyện…

Ví dụ 2: Truyện: tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn.

 có thể nói: viết truyện, truyện trinh thám, truyện ngắn, truyện kí...

 không thể nói: viết chuyện, chuyện trinh thám...

- Trong thực tế, có một số từ tồn tại hai cách phát âm mà ta chưa có căn cứ để xác định hình thức ngữ âm chuẩn, vì thế ta chấp nhận cả hai cách phát âm ấy.

Ví dụ: phản ảnh – phản ánh; sứ mệnh – sứ mạng; xung quanh - chung quanh, thí dụ - ví dụ…

b. Dùng từ đúng với hình thức cấu tạo của từ

Trong tiếng Việt, không ít từ ngữ gồm hai thành tố như nhau nhưng trật tự khác nhau [cấu tạo khác nhau] sẽ mang ngữ nghĩa khác biệt nhau. Do đó, dùng từ phải đúng với hình thức cấu tạo của từ.

Ví dụ: nước nhà – nhà nước; cơm nước – nước cơm; ưu điểm – điểm ưu…

3.2.2. Dùng từ đúng nghĩa

a. Đúng và chính xác về nội dung, ý nghĩa của từ

Ví dụ 1: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín.

 Thầm kín là trạng thái yên lặng và kín đáo, không để lộ điều bí mật. Với nghĩa này, nó không phù hợp với nội dung định thể hiện trong câu trên, bởi vì hoạt động y tế cơ sở có phần lặng lẽ, không ồn ào, sôi động nhưng không có gì phải giữ kín.

 Sửa: thay từ thầm kín bằng thầm lặng.

 Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm lặng.

Ví dụ 2: Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ

 Chiến tranh là từ để chỉ xung đột vũ trang giữa các dân tộc, các giai cấp hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích kinh tế, chính trị, tôn giáo… nhất định. Vì thế, từ chiến tranh không phù hợp với nội dung định thể hiện trong câu.

 Sửa: thay từ chiến tranh bằng kháng chiến.

 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ.

- Để dùng từ đúng nghĩa, người học cần thường xuyên tra Từ điển, nhất là khi sử dụng các từ Hán Việt. Ngoài ra, cần chú ý phân biệt nét khu biệt trong ngữ nghĩa của từ đồng nghĩa tương đối. Ví dụ: du côn – du đãng; thường xuyên – thường trực; thâm nhập [hòa mình] – xâm nhập [vào một cách trái phép], yếu điểm [điểm quan trọng] – điểm yếu [nhược điểm, điểm hạn chế]…

b. Đúng về nghĩa cơ bản và nghĩa biểu thái, biểu cảm

Ví dụ: Xét các từ biếu, tặng, dâng, hiến, cho... ta thấy:

- Nghĩa sự vật của các từ trên đều là “chuyển các vật thuộc sở hữu của mình để người khác dùng mà không cần trả lại hoặc đổi bằng vật khác”.

- Sắc thái biểu cảm của các từ khác nhau:

+ biếu [cho người trên với thái độ kính trọng].

+ thí [cho kẻ dưới với thái độ khinh bỉ].

+ hiến [cho một sự nghiệp thiêng liêng, cao cả như hiến thân mình tổ quốc].

 Vì vậy, khi dùng từ ta phải đảm bảo cả hai yêu cầu trên, vừa đúng về nghĩa sự vật vừa đúng về nghĩa biểu thái, biểu cảm.

c. Đúng về nghĩa gốc và nghĩa chuyển đổi của từ

- Mỗi từ ngoài nghĩa gốc còn có thể có nhiều nghĩa chuyển đổi, nghĩa phái sinh, tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa. Các nghĩa này phát triển từ nghĩa gốc và có mối quan hệ với nhau trên cơ sở duy trì một nét nghĩa giống nhau nào đó. Chúng tạo thành một hệ thống nghĩa của từ.

Ví dụ: Từ đầu:

 Bộ phận thân thể con người hoặc động vật, ở vị trí trên cùng hay trước hết, có chứa bộ não để điều khiển hoạt động của thân thể.

 Bộ phận chiếm vị trí [được coi là] trước tiên của một vật hoặc một khoảng không gian: đầu làng, đầu bàn, đầu nhà, đầu núi...

 Thời điểm trước tiên của một khoảng thời gian: đầu năm, đầu tháng, đầu tuần, đầu thế kỉ...

- Vì thế, khi muốn dùng một từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, ta cần phải dựa vào nghĩa gốc của từ, giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc. Đây cũng là tiêu chí, là căn cứ để đánh giá một từ là dùng là đúng hay sai. Có những từ lần đầu tiên được dùng với một nghĩa chuyển đổi nào đó, nhưng theo đúng quy luật chuyển đổi [có mối liên hệ với nghĩa gốc trên cơ sở một nét nghĩa chung, giống nhau] nên vẫn được coi là dùng đúng và sinh động.

Ví dụ: Học sinh được thực hành trên máy sống.

[Lời quảng cáo cho một lớp học đào tạo thợ sửa xe máy]

 Sống ở đây không phải được dùng với nghĩa gốc [sinh vật ở trạng thái có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết] mà dùng với nghĩa chuyển [ở trạng thái vận động được, làm việc được]. Nghĩa chuyển đổi này có liên hệ với nghĩa gốc ở chỗ sinh vật sống thì tồn tại ở trạng thái “động”.

 Máy sống tức là máy còn vận hành được, còn hoạt động được, đối lập với những máy móc phế thải, chỉ còn là đống sắt vụn.

 Cách dùng từ vừa đúng vừa sinh động.

- Hiện tượng chuyển nghĩa đúng quy luật của từ trong sử dụng còn là cơ sở để lĩnh hội từ khi từ lần đầu tiên được dùng theo một nghĩa mới. Trong giao tiếp, nhiều từ được dùng một cách sáng tạo, mới mẻ, theo nghĩa chuyển đổi mới. Dựa vào mối quan hệ với nghĩa gốc, chúng ta sẽ có cơ sở để lĩnh hội mà không cần tra từ điển. Chính mối liên hệ này đảm bảo cho việc dùng từ theo nghĩa mới được chuyển đổi, cho việc lĩnh hội cách dùng mới của từ và cho việc nhận xét, bình giá sự sáng tạo, mới mẻ trong cách dùng từ.

Ví dụ: Khoảng hói trước khung thành.

[Lời tường thuật một trận đấu bóng đá]

 Từ hói vốn chỉ có nghĩa gốc là “bị rụng nhiều hoặc gần hết tóc, làm trơn nhẵn vùng trên trán và đỉnh đầu” [hói trán, hói đầu].

 Ở đây, từ hói được dùng với nghĩa chuyển đổi để chỉ khoảng sân bãi trước mỗi khung thành bị trơ đất ra, cỏ không mọc được do các cầu thủ vận động thường xuyên và mạnh.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 2


*] Biên bản hội nghị

[

tên cơ quan] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ

1. Thời gian, địa điểm họp

Khai mạc:... giờ, ngày... tháng... năm...

Địa điểm: Tại...

Nội dung kì họp:...

2. Tổ chức

Thành phần dự họp:

Chủ tọa, thư kí cuộc họp:

3. Nội dung cuộc họp

Các báo cáo:

Thảo luận:

Các ý kiến chỉ đạo:

Bầu nhân sự, thông qua dự thảo nghị quyết.

4. Kết thúc cuộc họp

Chủ tọa tuyên bố kết thúc cuộc họp.

Chủ tọa Thư kí

[kí tên] [kí tên]
Nơi nhận:

-

-

- Lưu

*] Biên bản vụ việc

[tên cơ quan] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đ

ộc lập - Tự do - Hạnh phúc

[địa danh], ngày... tháng... năm...


BIÊN BẢN...

Hôm nay, lúc... giờ... ngày... tháng... năm...

Chúng tôi gồm:

1, Họ tên... chức vụ...

đại diện cho...

2,...


Tiến hành lập biên bản...

Về việc...

[Số lượng và chủng loại biên bản được soạn thảo]

[Hiệu lực pháp lí của các văn bản. ví dụ: biên bản này có giá trị như...]


[đại diện bộ phận là đối tượng] [Đại diện bộ phận lập biên bản]

kí tên, ghi rõ họ tên kí tên, ghi rõ họ tên


*] Hợp đồng
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG...


Chúng tôi gồm:

Bên A [chủ hợp đồng]: họ tên, địa chỉ, điện thoại, tài khoản, mã số thuế, chức vụ, tư cách đại diện.

Bên B [đối tác]: họ tên, địa chỉ, điện thoại, tài khoản, mã số thuế, chức vụ, tư cách đại diện.

Hai bên thỏa thuận kí kết hợp đồng... với các nội dung và điều khoản sau đây:

Điều 1: [nội dung công việc]

Điều 2: [trách nhiệm bên A]

Điều 3: [trách nhiệm bên B]

Điều 4: [điều khoản thi hành hợp đồng và phương thức thanh toán]

Điều 5: hiệu lực của hợp đồng [lời cam kết chung, những thay đổi sửa chữa, số lượng bản hợp đồng và giá trị của các văn bản].

Bên B Bên A

[kí tên] [kí tên]

*] Đơn xin


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN...

Kính gửi: [người, nơi nhận]

Tự giới thiệu: tên, tuổi, nơi ở, nơi công tác, tư cách đại diện

Nội dung yêu cầu

- Thực trạng hiện tại

- Yêu cầu, đề nghị

- Lí do đề nghị

Kết luận, mong ước, cảm ơn

Ngày... tháng... năm...

Người làm đơn [kí tên]

*] Bản tường trình
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc…

[địa danh], ngày… tháng… năm…


Kính gửi: [người, nơi nhận]

Tự giới thiệu: tên, tuổi, nơi ở, nơi công tác, tư cách đại diện

Nội dung tường trình

- Thực tế sự việc [là phần quan trọng nhất và luôn luôn có mặt trong loại văn bản này…]

- Lý do [trong trường hợp vấn đề thiệt hại thuộc đối tượng người/ cơ quan tiếp nhận tường trình…]

- Đề nghị [trong trường hợp cần đưa ra lời đề nghị khi vấn đề thiệt hại thuộc về người viết tường trình…]

- Lời cam đoan/ cam kết [khẳng định tính xác thực và thái độ chịu trách nhiệm hoặc trong trường hợp người làm tường trình là người có lỗi hay vi phạm…]

Người làm tường trình [kí tên]

*] Báo cáo

[tên cơ quan] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

số.../BC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

[địa danh], ngày... tháng... năm...

BÁO CÁO...

V/v...
1, Phần mở đầu

- Những điểm chính về nội dung, nhiệm vụ được giao

- Những điều kiện, hoàn cảnh thực hiện nhiệm vụ được phân công

2, Phần nội dung

- Kiểm điểm công việc đã làm [thống kê, so sánh nhiệm vụ kế hoạch được giao với kết quả thực hiện]

- Những non yếu, hạn chế [những vấn đề chưa giải quyết xong, thiếu sót, khuyết điểm]

- Đánh giá kết quả [đánh giá kết quả cụ thể, rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân, phương hướng khắc phục]

3, Phần kết luận

- Phương hướng hoạt động cho thời gian tới

- Kiến nghị

- Triển vọng công việc

Nơi nhận: Thẩm quyền kí [thủ trưởng đơn vị]


*] Thông báo

[tên cơ quan] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

số.../BC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

[địa danh], ngày... tháng... năm...


THÔNG BÁO

Về…

Kính gửi: [người, nơi nhận]

- Lý do của vấn đề thông báo [1]

- Mục đích của vấn đề thông báo [2]

[thường chỉ nêu mục 1 hoặc mục 2 tùy theo tính chất và nội dung của thông báo]

- Nội dung thông báo

- Yêu cầu/ đề nghị

Kết luận, mong ước, cảm ơn

Nơi nhận: Thẩm quyền kí [thủ trưởng đơn vị]

-

-


*] Nghị quyết

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đ

ộc lập - Tự do - Hạnh phúc

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ...


Hôm nay, vào lúc... giờ... ngày... tháng... năm..., tại..., [đơn vị] tổ chức Hội nghị.... để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ... vừa qua và thảo luận phương hướng, kế hoạch hoạt động của... mới.

Thành phần tham dự: đại biểu, thành viên tham gia.

Sau một thời gian làm việc tích cực, nghiêm túc, Hội nghị đã nhất trí với những đánh giá trong bản tổng kết [năm cũ], cuối cùng đã đưa ra Quyết nghị với các nội dung sau:

1. Về công tác chính trị tư tưởng

- Tiếp tục phát động phong trào thi đua

- Phát huy vai trò lãnh đạo của... , tăng cường sự đoàn kết toàn... .

- Phấn đấu 100% cán bộ công chức...

2. Về công tác đào tạo

- Triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ...

- Điều chỉnh, hoàn thiện...

- Phát triển phong trào thi đua phấn đấu...

3. Về công tác nghiên cứu khoa học

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học.

- Khuyến khích và tạo điều kiện...

4. Về công tác cán bộ

- Có giải pháp tích cực để quy hoạch và tăng cường đội ngũ cán bộ...

- Động viên, khuyến khích cán bộ...

5. Về công tác thi đua

Phát động phong trào thi đua...

6, Về một số chỉ tiêu khác

Hội nghị đã biểu quyết một số chỉ tiêu cụ thể sau:

- Phấn đấu 100% cán bộ công chức đạt danh hiệu xuất sắc.

- 70 % cán bộ công chức đạt danh hiệu lao động tiên tiến.

Hội nghị đã nhất trí thông qua bản quyết nghị với đa số tán thành.

[đoàn chủ tịch cho hội nghị biểu quyết trước khi bản nghị quyết được biểu quyết lần cuối]

Chủ toạ Thư kí

*Bài tập: Hãy soạn thảo 2 trong các văn bản sau:

- Một đơn xin việc

- Một hợp đồng thuê nhà, xây nhà, bán nhà

- Một biên bản đại hội đoàn [hoặc đại hội lớp].

- Một chương trình văn nghệ của chi đoàn chào mừng ngày 30 -4.

4.2. Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

a. Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những thủ tục do pháp luật quy định, có chứa đựng các quy phạm pháp luật, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống.

- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, nhằm cá biệt hóa những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.

Văn bản áp dụng pháp luật được áp dụng để giải quyết những công việc cụ thể đổi với các đối tượng xác định trong từng trường hợp cụ thể.

b. Các hình thức văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Quốc hội [Hiến pháp, Luật, Nghị quyết].

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội [Pháp lệnh, Nghị quyết].

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Chủ tịch nước [Lệnh, Quyết định].

- Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân các cấp.

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Chính phủ [Nghị quyết, Nghị định].

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Thủ tướng Chính phủ [Quyết định, Chỉ thị].

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ [Quyết định, Chỉ thị, Thông tư].

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Ủy ban Nhân dân và Chủ tịch UBND các cấp [Quyết định của UBND, Chỉ thị của UBND, Quyết định của Chủ tịch UBND, Chỉ thị của UBND].

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương [Quyết định, Chỉ thị của Giám đốc sở].

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của Thủ trưởng đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính Nhà nước [Quyết định, Chỉ thị].

Ngoài ra, còn một số văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử và một số văn bản pháp quy phụ khác.

c. Những yêu cầu về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

- Văn bản phải có tính mục đích

- Văn bản phải có tính khoa học

- Văn bản phải có tính khả thi

- Văn bản phải có tính đại chúng

- Văn bản phải có tính quy phạm

d. Những yêu cầu về hình thức của văn bản quy phạm pháp luật

- Văn bản phải có kết cấu theo từng chủ đề, từng thể loại hợp lí.

- Câu trong hình thức văn bản này phải đảm bảo ngắn gọn, đủ ý, không trùng lặp, không thừa từ, thừa ý, không lạc đề.

- Việc dùng ngôn ngữ diễn đạt: các ý phải theo trình tự ý trước là cơ sở của ý sau; ý sau nhằm minh họa phát triển ý trước.

- Ngôn ngữ sử dụng phải đảm bảo tính nghiêm túc, dứt khoát, không miêu tả, bày tỏ cảm xúc hoặc biện luận. Chỉ được dùng những từ thông dụng, phổ biến, không được dùng những từ ít phổ biến, đa nghĩa, nghĩa biểu trưng [như từ láy, thành ngữ…].

- Phải chú trọng kĩ thuật trình bày, hành văn rõ ràng, sáng sủa, diễn đạt ý tưởng thích hợp với đối tượng tiếp nhận.

4.3. Văn bản khoa học

4.3.1. Khái niệm: Văn bản khoa học là văn bản phản ánh hoạt động tư duy của con người và phục vụ cho mục đích giao tiếp trong lĩnh vực khoa học.

Văn bản khoa học là văn bản chứa đựng nội dung thông tin của từng ngành khoa học cụ thể, được trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, thể hiện được tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học, có thể là thông báo đơn thuần hoặc nghiên cứu khám phá, đưa ra những phát hiện mới trong những lĩnh vực đang được quan tâm.

Các văn bản khoa học được phân loại theo ba tính chất:

- Chuyên sâu: các công trình khoa học, các chuyên luận, tạp chí chuyên ngành, các chuyên đề, luận án, luận văn, tiểu luận, sách, báo…

- Giáo khoa: các giáo trình, sách giáo khoa hoặc tài liệu dạy học ở nhà trường.

- Phổ cập: các tài liệu phổ biến, trao đổi tin tức khoa học, nhằm phổ cập tri thức, hướng dẫn thực hành. Các loại văn bản khoa học này ít nhiều mang tính hấp dẫn, giáo dục dưới hình thức nhẹ nhàng, gây hứng thú tìm tòi, sưu tầm: các bài báo, tài liệu phổ biến, truyền thụ một cách sơ giảng, dễ hiểu về các kiến thức khoa học…

4.3.2. Các hình thức văn bản khoa học

a. Sách giáo khoa và giáo trình

 Sách giáo khoa: là những tài liệu giảng dạy, học tập chung đối với các cấp, các hình thức đào tạo [là tài liệu thuộc về các môn dạy ở các trường học]. Sách giáo khoa là một công trình khoa học. Tính chất khoa học thể hiện:

- Tính hệ thống.

- Tính hiện đại [cập nhật được kiến thức].

- Tính sư phạm.

Những kiến thức trong sách giáo khoa là những vấn đề đã được mặc nhiên thừa nhận trong giai đoạn hiện tại, là kiến thức khoa học mang tính hiện đại nhất.

 Giáo trình: là những tài liệu sử dụng trong giảng dạy, học tập của các khoa học chuyên ngành [là những bài giảng về một bộ môn khoa học]. Những bài giảng này là công trình khoa học được đúc kết từ thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy [trong đó có những vấn đề đã được mặc nhiên thừa nhận và có những vấn đề đang tranh luận mà người biên soạn gợi ý để người giảng dạy học tập, tiếp tục nghiên cứu, giải quyết]. Trong giải trình, người biên soạn có thể đặt ra những vấn đề về phương pháp, những vấn đề lựa chọn.

b. Tài liệu khoa học

Là những văn bản khoa học giúp tìm hiểu những vấn đề gì đó về khoa học có liên quan đến những nội dung cần nghiên cứu. [Gồm: công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, thông tin khoa học…].

c. Sách chuyên khảo

Là những văn bản khoa học chuyên khảo cứu riêng về một vấn đề. Ví dụ: Tập chuyên khảo về từ Hán cổ, về hệ thần kinh thực vật…

Khảo cứu: là tìm hiểu bằng cách nghiên cứu, đối chiếu sách vở, tài liệu [khảo cứu về các triều đại phong kiến Việt Nam].

d. Báo cáo khoa học

Là công trình khoa học trong đó tác giả nhằm trình bày cho đối tượng của mình biết về những vấn đề khoa học mà mình đã nghiên cứu hoặc điều tra, thử nghiệm… Những vấn đề được trình bày bao gồm: Những cơ sở dẫn đến việc nghiên cứu; Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc nghiên cứu; Những kết quả cụ thể của việc nghiên cứu; Những kết luận và kiến nghị…

e. Luận văn khoa học

Luận văn khoa học là bản nghiên cứu, bàn luận về một vấn đề khoa học. Vấn đề có thể ở phạm vi rộng, có thể ở phạm vi hẹp. Thông thường, thông qua thực hiện một luận văn khoa học, tác giả sẽ được đánh giá để kết luận việc đạt được các mức độ bằng cấp trong khoa học. Ví dụ: Luận văn tốt nghiệp Đại học, Luận án Tiến sĩ…

Thông qua luận văn, tác giả sẽ được đánh giá trên nhiều bình diện: việc xác định và chọn đề tài [có phù hợp với yêu cầu khoa học và thực tiễn không], khả năng giải quyết vấn đề và hiệu quả vấn đề đối với thực tiễn.

f. Bài lược thuật

Bài lược thuật là bài trình bày tóm tắt về một vấn đề khoa học. [Lược thuật về cuốn cách mới, Lược thuật về đề tài nghiên cứu về bệnh da liễu ở Long An…].

g. Kỷ yếu khoa học

Kỷ yếu khoa học là ấn phẩm được công bố sau hội nghị khoa học. Nội dung kỷ yếu gồm có:

- Phần giới thiệu

- Danh sách các thành viên [chức vụ, nơi công tác] tham gia các nội dung của Hội nghị khoa học.

- Tên các báo cáo khoa học được tham gia trong hội nghị [có thể được trình bày, có thể vì điều kiện thời gian và khuôn khổ nên không được trình bày trong Hội nghị]; có phần tóm tắt các báo cáo khoa học.

- Phần phụ lục có: + Các thư từ trao đổi.

+ Các thỏa thuận hợp tác đạt được trong Hội nghị.

h. Nhận xét khoa học

Là một công trình khoa học [có thể nhận xét một luận văn, 1 báo cáo của một công trình nghiên cứu khoa học].

Nội dung gồm:

- Phần mô tả về mặt thủ tục [số trang, bố cục…].

- Phần trình bày về nội dung của tác giả qua các phần, các chương.

- Nhận xét:

+ Cái mới [về quy luật, nguyên lí, ý tưởng, phương pháp…].

+ Chỗ chưa được giải quyết [phải ghi lí do].

4.3.3. Đặc điểm của văn bản khoa học

a. Tính chính xác

- Văn bản khoa học có chức năng thông báo là chủ yếu, thường trình bày những hiện tượng, những quy luật của tự nhiên và xã hội… Do vậy, ngôn ngữ khoa học phải có độ chính xác cao và có tính chất đơn nghĩa [các câu phải rõ ràng, không được mơ hồ về nghĩa, hầu như không có hàm ngôn. Văn bản có tính súc tích, ngắn gọn, không chứa đựng những thông tin dư hoặc nhiễu.

- Các hệ thống ký hiệu, các biểu đồ, mô hình… phải chính xác và có thể kiểm tra được.

- Ngoài ra, để khách quan hóa, văn bản khoa học thường ẩn ngôi đại từ xưng hô của người nói. Nếu có thì dùng ngôi thứ nhất số nhiều.

b. Tính logic

Văn bản khoa học phải chứa đựng một nội dung khoa học nhất định nhằm mục đích thông báo hoặc nghiên cứu sáng tạo. Nội dung này là kết quả của một quá trình tư duy, có tính chất sáng tạo. Vì vậy, tính logic chặt chẽ là một đặc trưng tất yếu của văn bản khoa học.

Văn bản khoa học phải thuyết phục người đọc bằng những lập luận, những luận điểm, luận cứ vững chắc, chính xác, mạch lạc với những khái niệm xác định.

c. Tính trừu tượng, khái quát

Văn bản khoa học trình bày hệ thống khái niệm của từng ngành khoa học cụ thể. Mỗi ngành khoa học góp phần khám phá bản chất các quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên và xã hội. Bản chất của khái niệm và quy luật mang tính khái quát cho nên văn bản khoa học cũng mang tính khái quát. Văn bản khoa học không dừng ở cái gì riêng lẻ, bộ phận mà phản ánh cái chung, cái toàn thể.

4.3.4. Từ ngữ trong văn bản khoa học

a. Tính thuật ngữ

Thuật ngữ khoa học là những từ chỉ khái niệm khoa học nhất định. Hệ thống thuật ngữ được dùng trong văn bản phản ánh sự hiểu biết và quan niệm của người viết. Tính chính xác của văn bản phụ thuộc vào cách dùng thuật ngữ.

Mỗi chuyên ngành khoa học có hệ thống thuật ngữ riêng, hầu hết không trùng với ngôn ngữ bình thường, trong nhiều chuyên ngành, hệ thống thuật ngữ mang tính chất quốc tế.

Ví dụ: “Muối” là một thuật ngữ khoa học [trong hóa học] chỉ một hợp chất gồm một kim loại và một gốc axít kết hợp với nhau, phân biệt với: muối ăn [Nacl] và việc muối các loại thực phẩm.

b. Tính đơn nghĩa và chính xác cao

- Dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành và liên ngành trong nhiều lĩnh vực, nhiều thuật ngữ manh tính quốc tế. Phần lớn các từ ngữ dùng trong văn bản khoa học đều mang tính đơn nghĩa, thường có số lượng danh từ [đặc biệt là danh từ mang ý nghĩa trừu tượng] nhiều hơn hẳn số lượng động từ và tính từ [thuật ngữ khoa học phần lớn là danh từ].

- Hạn chế cách dùng các biện pháp tu từ, ít dùng từ láy [trong văn bản khoa học tự nhiên và kỹ thuật ít dùng từ ghép đẳng lập].

- Không thích hợp với cách nói bóng bẩy [tuy nhiên đôi khi cũng gặp những từ như: “đêm trước cách mạng”, “bình minh của loài người”, “ cuộc kháng chiến thần thánh”…].

c. Từ ngữ trung hòa về sắc thái biểu cảm

- Các từ ngữ trong văn bản khoa học trung hòa về sắc thái biểu cảm, không chứa đựng những sắc thái ý nghĩa bổ sung.

- Thường không sử dụng thán từ, phụ từ ở cuối câu.

- Các tiếng lóng, từ cổ, từ địa phương, vận dụng lối nói nhiều thành ngữ, ví von đều không phù hợp với phong cách này.

- Rất ít những từ ngữ thuộc lớp từ khẩu ngữ.

4.3.5. Về cú pháp

- Thường dùng câu đầy đủ thành phần, câu ghép và câu phức; ít hoặc không dùng câu rút gọn, câu tỉnh lược.

- Thường dùng câu “vô nhân xưng” [có thể vắng chủ ngữ hoặc có chủ ngữ không xác định, hoặc chủ ngữ là: ta, chúng ta, nó để trỏ đối tượng].

Ví dụ: - Ai cũng biết rằng…[chủ ngữ không xác định].

- Cho một điểm X…, Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề này đã được bàn luận nhiều…[vắng chủ ngữ].

- Ít dùng cấu trúc đảo, các thành phần câu được trình bày theo trật tự thuận là chủ yếu [chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ].

- Các câu được liên kết chặt chẽ, logic, tạo nên những đoạn văn được phân tách rõ ràng.

- Các đoạn văn có thể được ghi số hoặc các dấu hiệu khác thể khu biệt, thể hiện các cấp độ.

- Cấu trúc của các đoạn văn rất rõ ràng. Nhiều chuyên ngành, nhiều vấn đề có những khuôn mẫu nghiêm ngặt về trật tự trình bày [cách trình bày một luận án, một luận văn, đồ án khoa học…].

Ngoài các loại câu thông thường, văn bản khoa học còn sử dụng một số loại câu sau:

a. Câu đơn đặc biệt

Câu chỉ có thành phần vị ngữ:

- Để tập trung vào sự chú ý vào hành động, tính chất được nêu ở vị ngữ

Ví dụ: Phân tích đoạn văn sau đây…; Cho tam giác ABC…

- Tăng cường sức khái quát của câu văn, muốn khẳng định điều nói có tính chất quy luật.

Ví dụ: Học, học nữa, học mãi; Hãy học như bạn sống mãi - Hãy sống như bạn sẽ chết vào ngày mai.

- Nêu yêu cầu mệnh lệnh [thường gặp trong các đề bài tập].

Ví dụ: Hãy phân tích/ chứng minh/ bình luận/ trình bày…; Chứng minh vấn đề sau là đúng…

Câu đơn phần [không xác định là chủ ngữ hay vị ngữ]

Kiểu câu này thường chỉ gồm một danh từ hay cụm danh từ.

- Tên các ấn phẩm, đầu đề, cơ quan…

Ví dụ: Bộ Giáo dục - Đào tạo; Sở Giáo dục - Đào tạo…

- Diễn đạt thời gian, nơi chốn, sự kiện, tên người

Ví dụ: Mùa cá tháng giêng; Mùa chiêm; Nguyễn Ái Quốc…

b. Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ có cấu tạo gồm hai vế, mỗi vế là một nòng cốt đơn, chúng được ghép lại với nhau bằng kết từ để biểu thị sự suy lí của logic.

Sơ đồ cấu tạo: TN1 [C1– V1] TN2 [C2 – V2].

Quan hệ điều kiện - giả thiết: nếu… thì, giá như… thì, nếu… chắc, nếu… là, dẫu… thì

Ví dụ: - Nếu tứ giác T là một hình thoi, thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau.

- Nếu số nguyên dương a tận cùng bằng chữ số 5, thì nó chia hết cho 5.

Quan hệ nguyên nhân – kết quả: vì…nên, bởi…nên, vì…cho nên, sở dĩ… là vì, do…cho nên…

Ví dụ: - Vì A cố tình chống lệnh nên công an phải còng tay giải hắn về đồn.

- Sở dĩ công ti hoàn thành đúng chỉ tiêu để ra là vì mọi thành viên đều cố gắng làm việc.

Quan hệ nhượng bộ: tuy…nhưng, dù…nhưng, dẫu…thì, cho dù…nhưng.

Ví dụ: - Tôi đã mua cuốn sách này tuy giá có đắt một chút.

- Dẫu nó có cố gắng thì cũng không lấy lại được những gì đã mất.

Quan hệ liên hoàn giữa các vế: mới…đã, chưa…đã, bao nhiêu…bấy nhiêu, ai…đấy, đâu…đấy.

Ví dụ: - Thầy giảng đến đâu, trò hiểu đến đấy.

- Chưa đỗ ông Nghè, đã đe hàng tổng.

- Yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu.

Quan hệ tăng tiến: càng…càng

Ví dụ - Nó càng học càng hiểu.

- Mưa càng nhiều thì nước càng dâng cao.

Câu ghép đặc biệt

- Một vế là câu đơn bình thường, một vế là câu đơn đặc biệt:

Ví dụ: - Hễ có thời gian, A lại đến thư viện.

- Hễ có tiền, nó lại mua sách.

- Cả hai vế đều là câu đơn đặc biệt

Ví dụ: - Làm đến đâu, hỏng đến đó.

- Còn nước còn tát.

- Ăn vóc, học hay.

c. Câu bị động

Là câu chứa đựng từ “bị”, “được” chỉ sự “nhận lấy” làm thành tố chính ở vị ngữ và câu không có hai từ “bị”, “được” làm nhiệm vụ ấy nhưng có chủ ngữ là đối tượng chịu tác động của hành động nêu ở động từ trong vị ngữ.

Tính khách quan của văn bản khoa học thể hiện ở chỗ tác giả ít bộc lộ mình. Tác giả muốn tập trung chú ý đến hoạt động, thuộc tính của đối tượng và bản thân đối tượng ấy. Bởi vậy, câu bị động trong loại văn bản này được dùng nhiều hơn. Câu bị động thường được dùng trong những trường hợp:

- Nếu người hay sự vật chịu tác động trực tiếp của một hành động. Ví dụ: Tằm là ấu trùng của bướm ngàn. Tằm được nuôi để lấy tơ dệt lụa.

- Để cho liền mạch với ý câu trước: ví dụ: “Để đo góc trên mặt đất, người ta dùng một dụng cụ gọi là giác kế. Nó gồm một đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá ba chân. Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn”.

d. Câu đẳng thức

Câu đẳng thức là câu mà vị ngữ của nó do từ “là” kết hợp với một số yếu tố khác mà thành.

Những trường hợp dùng câu đẳng thức:

- Nêu định nghĩa hoặc giải thích. Ví dụ: “Cánh kiến là một loại rệp sáp nhỏ, thuộc bộ cánh gián”.

- Nêu nhận xét, đánh giá. Ví dụ: “Tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu nhất cho loại hình các ngôn ngữ đơn lập”.

- Giới thiệu về sự vật, hiện tượng. Ví dụ: “Đây là biểu đồ tăng dân số trong năm năm qua”.

4.3.6. Kỹ thuật soạn thảo văn bản khoa học

4.3.6.1. Quá trình chuẩn bị soạn thảo văn bản khoa học

Tiền nghiên cứu

Mặc dù đây mới chỉ là giao đoạn sơ khởi nhưng nó có một tầm quan trọng khá lớn trong việc tham khảo để đi đến một quyết định cuối cùng là có nên dứt khoát lựa chọn đề tài đã đưa ra và có nên tiến hành nghiên cứu hay không. Từ khi ý tưởng hình thành cho tới khi ý tưởng được khai triển chi tiết là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có những cuộc điều tra, nghiên cứu sơ bộ xem có hội đủ yếu tố cần thiết để tiến hành nghiên cứu chính thức hay không. Giai đoạn này cần nêu lên những vấn đề sau:

- Đề tài nghiên cứu có thực sự vừa sức với người nghiên cứu không? Vấn đề khoa học đặt ra có vượt quá tầm hiểu biết và trình độ chuyên môn của người nghiên cứu không?

- Cùng một đề tài khoa học như vậy đã có ai nghiên cứu chưa? Công trình nghiên cứu của họ đã có những đóng góp và khám phá gì mới? Liệu công trình mà chúng ta tiến hành có vượt qua hay bổ sung cho họ hay không?

- Có đủ thông tin và tài liệu tham khảo cần thiết cho đề tài nghiên cứu hay không? Những tài liệu và thông tin ấy có dễ tìm hay không? Mức độ chính xác của chúng là như thế nào?

- Đã tranh thủ ý kiến của những chuyên gia về vấn đề nghiên cứu hay chưa? Ý kiến của họ như thế nào? Sử dụng những ý kiến ấy ra sao vào đề tài nghiên cứu?

- Sau khi đề tài nghiên cứu đã hoàn thành và công bố chính thức, những phản ứng nào có thể xảy ra? [tán thành, phản đối, bổ sung, đề nghị]. Công trình nghiên cứu tác động và ảnh hưởng thế nào đối với đời sống thực tiễn và khoa học?

- Người nghiên cứu có đủ kiên nhẫn và sở thích để thực hiện đề tài nghiên cứu hay không?

- Thời gian và địa điểm nghiên cứu hiện nay có thích hợp cho người nghiên cứu hay không?

- Có đủ các phương tiện vật chất cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học hay không? Những khó khăn gì sẽ gặp phải?

Nghiên cứu

Đây là giai đoạn triển khai quá trình nghiên cứu đã được bắt đầu và khảo sát sơ bộ trong giai đoạn trước. Giai đoạn này được tiến hành qua các bước cụ thể sau:

a. Xác định lại đề tài và giới hạn phạm vi nghiên cứu

Khi một đề tài đã được chọn có nghĩa là nội dung thông tin khoa học mà người nghiên cứu sắp thực hiện không thể vượt quá hoặc đi ra ngoài lĩnh vực nghiên cứu mà đề tài đã qui định, cũng như không thể thực hiện ít hơn những gì mà đề tài đòi hỏi. Thông thường để xác định đề tài một cách cụ thể, cần thực hiện qua hai bước sau:

- Khoanh vùng rộng: chỉ rõ phạm vi, lĩnh vực và chủ đề mà người nghiên cứu đang quan tâm tìm hiểu. [Đối với những người mới bắt đầu nghiên cứu khoa học nên tránh những đề tài có tính chất khoanh vùng rộng như vậy].

- Khoanh vùng hẹp: tìm một đề tài nghiên cứu thích hợp trên cơ sở khoanh vùng rộng. [Không nên chọn những đề tài quá hẹp, nó sẽ làm cho việc nghiên cứu trở nên khó khăn vì không đủ “bột” để “gột nên hồ”].

b. Lập kế hoạch nghiên cứu

Việc lập kế hoạch nghiên cứu có một tác dụng quan trọng là giúp cho người nghiên cứu có một công cụ cần thiết để theo dõi tiến độ nghiên cứu của mình. Từ đó, thực hiện những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo đề tài nghiên cứu được thực hiện đúng thời hạn.

- Kế hoạch nghiên cứu giúp cho người nghiên cứu có một cái nhìn toàn diện, nhìn trước những gì mà họ sẽ thực hiện.

c. Xây dựng dàn bài tổng quát

Dàn bài tổng quát là một sự tổ chức và phân bố các ý tưởng nghiên cứu chính theo một trật tự nhất định. Trật tự này có thể là trật tự logic hoặc trật tự thời gian.

- Trật tự logic: nói lên sự phân bố các ý tưởng theo quan hệ logic giữa chúng với nhau.

- Trật tự thời gian: thể hiện sự sắp đặt các ý tưởng theo tuyến tính thời gian.

d. Thu thập và xử lí thông tin ban đầu

Thu thập tài liệu và thông tin liên quan tới đề tài hoặc nội dung nghiên cứu.

e. Xây dựng dàn bài chi tiết

- Trên cơ sở dàn bài tổng quát đã được thiết lập, chi tiết hóa và cụ thể hóa các ý tưởng để có một đề cương chi tiết.

- Cần nắm vững kĩ thuật triển khai ý tưởng bằng nhiều biện pháp khác nhau: so sánh, đối chiếu, suy luận, chứng minh, phân tích, tổng hợp… Nếu người nghiên cứu càng nắm được nhiều thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu thì việc chi tiết hóa đề cương càng dễ dàng.

Có thể nói rằng, xây dựng được một đề cương chi tiết là đã đi được một nửa con đường nghiên cứu.

f. Phân tích tài liệu

Việc sử dụng thông tin và tài liệu có thể tiến hành bằng hai cách:

- Trích dẫn nguyên văn

- Trích dẫn được trình bày dưới hình thức khác

g. Ghi chép những ý tưởng sáng tạo của cá nhân

Những ý tưởng này thường xuất hiện bất ngờ, cần ghi chép lại trên những phiếu riêng để sau này có thể sắp xếp và hệ thống lại. Giá trị của một công trình nghiên cứu khoa học thường thể hiện qua những ý tưởng sáng tạo, vì thế, cần phải có biện pháp để kích thích tư duy sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu.

h. Khởi thảo lần thứ nhất

- Nên tiến hành thẳng một mạch để đảm bảo tính liên tục giữa các đoạn, các bộ phận của văn bản.

- Có thể khởi thảo trước những phần đã được chuẩn bị sẵn, sau đó sắp xếp lại theo những hệ thống đã định.

i. Viết lại và hoàn chỉnh hóa văn bản

- Trên cơ sở văn bản đã được khởi thảo, tiến hành sửa chữa, viết lại và bổ sung những điều cần thiết để văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.

- Phải xem lại văn bản đã đầy đủ đề mục, bộ phận cần thiết hay chưa.

Công bố kết quả nghiên cứu

- Văn bản có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau: viết tay, đánh máy, in vi tính…

- Số lượng văn bản nhiều hay ít tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.

- Chính thức công bố bằng những phương tiện thích hợp.

- Thu thập những nhận xét và đánh giá của người khác.

- Tổng kết quá trình soạn thảo văn bản và rút ra những kinh nghiệm bổ ích về mặt nội dung chuyên môn cũng như về kĩ thuật biên soạn.

4.3.6.2. Trình bày văn bản khoa học

Công trình nghiên cứu khoa học có thể thuộc 1 trong 2 dạng sau: sản phẩm vật thể; sản phẩm phi vật thể [tư duy]. Sản phẩm vật thể được trưng bày kèm theo bản báo cáo. Sản phẩm phi vật thể được trình bày bằng ngôn ngữ [luận văn toàn văn] và báo cáo tóm tắt.

Kết cấu một văn bản toàn văn

a. Phần khai tập

* Trang bìa

- Bộ chủ quản

- Tên cơ quan trực thuộc

- Họ và tên tác giả nghiên cứu

- Tên đề tài nghiên cứu

- Chức năng công trình [ghi ngành của học vị được công nhận]

- Nơi thực hiện, thời gian hoàn thành công trình

* Trang phụ bìa

- Bộ chủ quản

- Tên cơ quan trực thuộc

- Họ và tên tác giả nghiên cứu

- Tên đề tài nghiên cứu

- Chức năng công trình

- Chuyên ngành

- Mã số


- Người hướng dẫn khoa học [ghi rõ học hàm, học vị, họ tên]

- Nơi thực hiện, thời gian thực hiện.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 3


KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ

THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

[TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ]


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2004

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

[TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ]

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 5.04.08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học:

PGS-TS. Trần Trí Dõi

TS. Nguyễn Hữu Đạt

HÀ NỘI - 2004

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án


* Trang mục lục [ghi mục đề chính và số trang giúp người đọc dễ hình dung. Nên sắp xếp gọn trong một trang giấy].

b. Phần chính

* Phần mở đầu: chiếm 5% đến 10% công trình

- Lý do chọn đề tài: vì sao mình chọn đề tài này, do yêu cầu lí luận hay thực tiễn? Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa gì? [ý nghĩa lí thuyết và ý nghĩa thực tiễn]

- Lịch sử vấn đề nghiên cứu: điểm lại toàn bộ những công trình có liên quan đến đề tài mà luận văn nghiên cứu. Thực chất của vấn đề này là:

+ Nhìn lại những đóng góp của các tác giả đi trước về phương pháp nghiên cứu cũng như giải pháp cho những vấn đề cụ thể.

+ Nêu những giới hạn của các tác giả ấy về mặt lí thuyết cũng như thực hành.

+ Khẳng định đề tài nghiên cứu cho đến thời điểm bàn đến chưa có công trình nào nghiên cứu. Hoặc có nghiên cứu nhưng giải quyết theo hướng khác, chưa thỏa đáng, đầy đủ và toàn diện. Qua việc nhìn nhận những đóng góp và hạn chế của những tác giả đi trước để làm nổi rõ hơn tính thời sự cũng như ý nghĩa của luận văn, từ đó, xác định nhiệm vụ nghiên cứu cũng như hướng giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

Có thể trình bày lịch sử vấn đề theo hai bình diện sau:

+ Trình bày vấn đề theo thời gian hay theo hệ quan điểm.

+ Trình bày lịch sử vấn đề chung cho toàn bộ đề tài nghiên cứu hay trình bày lịch sử vấn đề theo từng mặt.

- Mục đích nghiên cứu: là những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể mà người nghiên cứu coi việc hoàn thành chúng là mục đích cuối cùng.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: chính là sự vật, hiện tượng hoặc vấn đề mà đề tài luận văn tập trung nghiên cứu. Xác định đúng đối tượng, việc nghiên cứu mới đúng trọng tâm, không xa đề, lạc đề. Xác định đúng đối tượng mới xác định đúng phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu: mỗi đề tài cần có phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể.

Hai phương pháp luận khoa học chung thường dùng nhất là diễn dịch [đi từ những nguyên lí chung đến những kết luận riêng] và qui nạp [đi từ những hiện tượng, sự kiện riêng đến kết luận chung]. Việc chọn phương pháp nào thường là do bản chất của đối tượng nghiên cứu cũng như mục đích nghiên cứu quyết định. Mỗi ngành khoa học có một hệ thống các phương pháp nghiên cứu riêng.

- Đóng góp của luận văn [cái mới của luận văn]:

Phải nêu dự kiến những đóng góp có tính chất thực tiễn hay lí luận.

- Cấu trúc của luận văn: giới thiệu khái quát về cấu trúc của luận văn: gồm mấy phần, mấy chương, chương nào đáng chú ý nhất…

* Phần nội dung

Phần này chiếm vị trí trung tâm của luận văn. Nó bao gồm các chương cụ thể, mỗi chương giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong mục đích chung của toàn bộ luận văn. Tùy theo phạm vi đề cập và qui mô của luận văn mà số chương có thể là 2 đến 5 chương. Cuối mỗi chương phải có phần tiểu kết. Về dung lượng, phần này có thể chiếm 80% – 90% số trang viết. Luận văn không nên có quá nhiều chương, vì số chương lớn sẽ tạo cảm giác ôm đồm quá nhiều vấn đề, phạm vi nghiên cứu quá rộng - đây lại là một trong những nhược điểm cần tránh khi viết luận văn, đặc biệt đối với những người chưa có kinh nghiệm.

Các chương và tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số theo thứ tự Ả Rập. Nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương [ví dụ: 4.1.2.1 chỉ mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4]. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục [nghĩa là có tiểu mục 2.1.1 thì phải có 2.1.2].

 Chú ý: Độ dài các chương không quá chênh lệch, nội dung các chương phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

* Phần kết luận:

- Tóm tắt cô đọng toàn bộ những luận điểm chính của luận văn, nhấn mạnh những đóng góp của tác giả.

- Nêu những triển vọng về mặt thực tiến và lí luận của vấn đề đã giải quyết trong luận văn.

- Những hạn chế của luận văn [nếu có].

- Kiến nghị cần nghiên cứu tiếp, ứng dụng hoặc điều chỉnh vấn đề.

Bố cục của luận văn cần phải chặt chẽ, mạch lạc, các chương được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, không bị trùng lặp hoặc chồng chéo lên nhau.

c. Phần phụ trợ

Phần này bao gồm: tài liệu tham khảo, các tài liệu trích dẫn, các phụ lục, các bảng biểu…

* Tài liệu tham khảo

- Được sắp xếp theo từng ngôn ngữ [Việt, Anh, Đức, Nga, Trung, Nhật…]. Các tài liệu nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.

- Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng nước.

+ Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ tác giả.

+ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên tác giả.

+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự từ đầu của tên cơ quan ban hành sách báo hay ấn phẩm.

- Tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết sau:

+ Số thứ tự

+ Tên tác giả

+ Tên tài liệu

+ Cơ quan ban hành

+ Nơi xuất bản

+ Năm xuất bản

- Tài liệu tham khảo là bài báo, tạp chí thì ghi đầy đủ các thông tin sau:

Tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí, thông tin về nhà xuất bản.

* Bảng ngữ điển

Là phần kê khai và giải thích tất cả các thuật ngữ chuyên dùng trong luận văn nhưng mới hoặc khó hiểu [những từ ngữ lạ, khó, ít dùng, những từ thông thường được dùng với ý nghĩa đặc biệt, những từ địa phương].

Sắp xếp theo ABC và giải thích thật ngắn gọn.

Trích dẫn và chú thích nguồn trích dẫn

a. Mục đích trích dẫn

- Dẫn ra làm đối tượng, nhận xét, bàn bạc, đánh giá.

- Dẫn ra làm cơ sở làm điểm xuất phát để có thể suy ra hoặc làm căn cứ để bàn bạc đến những vấn đề khác.

- Khi vấn đề nêu ra đã được phân tích, lí giải một cách cặn kẽ, chúng ta dẫn lời người khác để kết luận thay cho lời kết luận của mình.

- Dẫn ra sau khi mình làm kết luận với tư cách một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của kết luận vừa nêu.

Có hai cách trích dẫn:

+ Trích dẫn trực tiếp

+ Trích dẫn gián tiếp

b. Chú thích nguồn trích dẫn

- Chú thích có thể đặt ở cuối trang, cuối chương hoặc cuối văn bản.

- Chú thích phải đánh kí hiệu, phổ biến nhất là kí hiệu bằng tiếng Ả Rập.

- Các chi tiết cần chú thích:

+ Các trích dẫn chỉ trích một phần câu, một ý khái quát thì chú thích ghi ngắn gọn, tên tác giả, tên sách và để chú thích trong ngoặc đơn ngay sau phần trích dẫn.

+ Trích dẫn nguyên câu [để sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép] thì cần chú thích đầy dủ hơn.

 Sách: tên tác giả, tên sách, năm xuất bản, Nxb, tập, trang.

 Báo: tên tác giả, tên bài báo, tờ báo, số, ra ngày, trang.

 Luận văn, báo cáo: tác giả, tên luận văn, cơ quan, địa điểm, thời gian.

Lưu ý: Nếu là báo cáo cho một sản phẩm vật thể thì hình thức có thể linh hoạt: các báo cáo với các bảng số liệu + lời giải thích; bản báo cáo tóm tắt.

Bài tập về nhà: Chọn một trong hai yêu cầu sau:

- Tóm tắt một một luận văn tốt nghiệp đại học.

- Xây dựng một đề cương luận văn tốt nghiệp đại học.

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÂU VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT CÂU


2.1. GIẢN YẾU VỀ CÂU

2.1.1. Khái niệm

Câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói được tạo ra trong quá trình giao tiếp, có chức năng thông báo, phản ánh một sự việc, một ý kiến, một tình cảm, một cảm xúc.

Ví dụ: Trăng đã lặn.

2.1.2. Các thành phần của câu

a. Thành phần nòng cốt

Thành phần nòng cốt là loại thành phần cốt lõi của câu. Nói cách khác, nó là bộ phận chính tạo nên cái khung cú pháp cơ bản, mang thông tin chính của câu. Thành phần nòng cốt này bao gồm hai thành tố: chủ ngữ và vị ngữ.

a1. Chủ ngữ

- Chủ ngữ [CN] là thành phần chính, có chức năng biểu thị đối tượng mà hành động, quá trình, trạng thái, tính chất, quan hệ của nó độc lập với các thành phần khác của câu và được xác định bởi vị ngữ. Nó trả lời cho câu hỏi: ai, cái gì, việc gì, con gì.

Ví dụ:  Hai người lặng lẽ rẽ xuống con đường nhỏ.

Mặt trời cuối thu nhọc nhằn len lỏi giữa màn sương dày đặc.

- Về từ loại, chủ ngữ thường do danh từ hay đại từ đảm nhiệm. Một số từ loại khác như động từ, tính từ và số từ cũng có thể làm chủ ngữ.

Ví dụ:  Học sinh là tương lai của đất nước. [CN = danh từ]

Ai ai cũng vui mừng, phấn khởi. [CN = đại từ]

Lao động là vinh quang. [CN = động từ]

Giỏi Toán là sở trường của Dũng. [CN = tính từ]

Một là ở, hai là đi. [CN = số từ]

- Về cấu tạo, chủ ngữ có thể là một từ, một ngữ hay một kết cấu chủ – vị dưới bậc câu [gọi là tiểu cú] tạo thành.

Ví dụ:  Trăng đã lặn. [CN = một từ]

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi người. [CN = một ngữ]

Một cơn gió nhẹ lọt vào làm Sinh tỉnh giấc. [CN = một tiểu cú]

a2. Vị ngữ

- Vị ngữ [VN] là thành phần biểu thị hành động, quá trình, trạng thái, tính chất, quan hệ của sự vật được thể hiện qua chủ ngữ. Nó trả lời cho câu hỏi: làm gì, như thế nào, ra sao, của ai, của cái gì, như cái gì, ở trạng thái như thế nào, là ai.

Ví dụ: Chiếc thuyền trắng bạc ra khơi theo sóng gió.

- Về mặt từ loại, vị ngữ thường do động từ hay tính từ đảm nhiệm. Một vài từ loại khác như đại từ, sốtừ cũng có thể làm vị ngữ.

Ví dụ:  Sinh viên đang lao động. [VN = động từ]

 Hoàng Nam rất giỏi toán. [VN = tính từ]

 Nước Việt Nam là một. [VN = số từ]

- Về mặt cấu tạo, vị ngữ có thể do một từ, một ngữ hay do một kết cấu chủ vị dưới bậc câu [tiểu cú] tạo thành.

Ví dụ:  Nó ăn. [VN = một từ]

 Gió rét thổi hun hút. [VN = một ngữ]

 Từ bản tính rất hiền lành. [VN = một tiểu cú]

 Lưu ý về trật tự phân bố chủ ngữ, vị ngữ:

Trong câu tiếng Việt, chủ ngữ đứng trước vị ngữ là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vị ngữ có thể đứng trước chủ ngữ:

+ Trong câu cảm thán:

Ví dụ: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều!

+ Trong câu nghi vấn mang tính chất tu từ:

Ví dụ: Có nghĩa gì đâu một buổi chiều?

+ Trong câu trần thuật nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung thông báo:

Ví dụ:  Lủng lẳng trên cành một chùm nho chín mọng.

 Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng những mái chùa cổ kính. [Thép Mới, Cây tre Việt Nam]

b. Thành phần phụ của câu

b1. Thành phần phụ trong câu

Đây là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu, có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt câu hoặc bổ sung cho câu một chức năng, một ý nghĩa tình thái nào đó. Thành phần phụ này gồm ba loại nhỏ là trạng ngữ, đề ngữ và phụ ngữ tình thái.

b1.1. Trạng ngữ

- Trạng ngữ [TN] là thành phần phụ quan trọng nhất mang chức năng bổ sung ý nghĩa cho thông báo của câu. Có 9 loại trạng ngữ:

+ Trạng ngữ chỉ mục đích: để, cho, vì...

Ví dụ: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải học tập tốt.

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: vì, bởi vì, nhờ, tại, do...

Ví dụ: Nhờ bạn, tôi đã tiến bộ.

+ Trạng ngữ chỉ thời gian: hôm nay, ngày mai, sau khi, trong lúc...

Ví dụ: Hôm nay, lớp chúng tôi đi dã ngoại.

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn: trên, dưới, trong, ngoài...

Ví dụ:  Chân trời Đông, những tia sáng rực rỡ đã lóe lên.

Ngoài hiên, mưa rơi dầm dề.

+ Trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ: dù, mặc dù, dù cho, tuy...

Ví dụ: Tuy nghèo nhưng Dũng vẫn hay giúp đỡ người khác về tiền bạc.

+ Trạng ngữ chỉ so sánh: như, so với, hơn...

Ví dụ: Như súng nổ, tiếng pháo vang lên giòn giã.

+ Trạng ngữ chỉ điều kiện – giả thiết: nếu...

Ví dụ: Nếu cố gắng, An sẽ tiến bộ rất nhanh.

+ Trạng ngữ chỉ cách thức: dựa vào, với, bằng, qua...

Ví dụ: Với máy vi tính, ta có thể giải quyết nhanh chóng nhiều công việc.

+ Trạng ngữ chỉ trạng thái, tình hình:

Ví dụ:  Làm xong bài tập, chúng em nộp bài cho cô giáo.

Ầm ầm, những đợt sóng cao ngất liên tiếp đánh vào bờ đá.

- Về mặt cấu tạo, trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ, một thành ngữ, một câu.

Ví dụ: Khi Cách mạng tháng Tám thành công, cha tôi mới 15 tuổi.

[TN = một tiểu cú]

Bình minh, mặt trời tỏa sáng rực rỡ. [TN = một từ]

Đúng 6 giờ sáng, ba em đã đi làm. [TN = một ngữ]

Rước voi dày mả tổ, Lê Chiêu Thống đã sang cầu cứu quân Thanh.

[TN = một thành ngữ]

- Vị trí của trạng ngữ trong câu rất linh hoạt, nó có thể đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Tuy nhiên, vị trí phổ biến nhất của trạng ngữ vẫn là đầu câu [chiếm tỉ lệ 80%].

Ví dụ: Với niềm sung sướng thầm lặng, họ đón lấy giọt mưa xuân.

Họ, với nỗi sung sướng thầm lặng, đón lấy giọt mưa xuân.

Họ đón lấy giọt mưa xuân với niềm vui sướng thầm lặng.

- Để xác định được những danh ngữ, giới ngữ xen vào giữa hay nằm sau câu có phải là trạng ngữ hay không, ta kiểm tra bằng cách đảo chúng lên đầu câu. Nếu câu văn không thay đổi nghĩa thì đó là trạng ngữ.

b1.2. Đề ngữ

- Đề ngữ [ĐN] còn gọi là khởi ngữ [KN] có chức năng nêu lên đối tượng cần bàn bạc với tư cách là chủ đề của câu chứa nó.

Ví dụ:  Giàu, tôi đã giàu rồi.

Vấn đề này, tôi đã trình bày rồi.

- Về vị trí, đề ngữ bao giờ cũng đứng trước câu và được phân cách với câu bằng dấu phẩy. Nhận diện đề ngữ bằng cách thêm vào trước nó các từ: về, đối với, còn.

- Về nội dung, câu bình thường không có đề ngữ khác với câu có đề ngữ ở chỗ: câu có đề ngữ luôn mang một hàm ý hoặc một sự nhấn mạnh nội dung biểu đạt nào đó.

Ví dụ:  Nó chửi tôi. [không có đề ngữ]

Tôi, nó cũng chửi. [có đề ngữ]

 Câu sau mang nhiều hàm ý. Nó đã chửi ai đó rồi, và lẽ ra, nó chừa tôi ra. Thế mà nó cũng không chừa. Nó quá hỗn xược.

Hoặc: Hình như nó ốm thì phải. Cơm, nó cũng chẳng chịu ăn.

b1.3. Phụ ngữ tình thái

- Dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái chủ quan [biểu thị sự đánh giá của người nói đối với sự tình được nói đến trong câu hoặc biểu thị mối quan hệ giữa người nói với người nghe].

- Phụ ngữ tình thái không có vị trí xác định trong câu, nó có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.

Ví dụ:  Bài này năm điểm là cùng.

Có lẽ nào anh lại quên em.

 Làm như thế, theo tôi, là đúng hướng rồi.

b2. Thành phần biệt lập

Là loại thành phần phụ của câu nhưng có tính độc lập với nòng cốt câu, có tác dụng giải thích, chú thích cho một chi tiết nào đó trong câu. Thành phần biệt lập bao gồm ba loại nhỏ: thành phần chú thích, thành phần chuyển tiếp và hô ngữ.

b2.1. Thành phần phụ chú [chú thích, giải thích]

- Là loại thành phần đặc biệt có chức năng giải thích thêm cho thành tố hay thành phần đứng trước nó, hoặc bổ sung ý nghĩa tình thái nào đó cho câu.

- Thành phần chú thích có cấu tạo rất đa dạng. Trong câu, thành phần này được tách ra bằng dấu ngang cách, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

Ví dụ:  Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, là đại thi hào của dân tộc Việt Nam.

 Cô ta cười, cái cười chua chát.

 Cô bé nhà bên [có ai ngờ]

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn [thương thương quá đi thôi].

[Giang Nam, Quê hương]

 Những vẻ nên thơ này – hiểu theo nghĩa hẹp – là chất liệu đầu tiên, trực tiếp để sáng tạo nên thơ – một loại hình nghệ thuật tuyệt diệu …

b2.2. Thành phần chuyển tiếp

- Là loại thành phần có chức năng xác lập và biểu thị mối quan hệ giữa câu này với câu khác trong chuỗi câu, đoạn văn. Nói cách khác, chức năng của thành phần này là liên kết câu, tạo nên sự mạch lạc của đoạn văn.

Ví dụ:  Người nào cũng muốn đặt bàn chân lâu lâu trên mặt đất. Bởi vì họ hiểu rằng họ sẽ xa đất rất lâu. có thể sẽ xa đất mãi mãi.

Nhìn chung, các ý kiến đã đi đến thống nhất.

- Về mặt cấu tạo, thành phần chuyển tiếp thường do các quán ngữ đảm nhiệm: mặt khác, trái lại, ngược lại, bên cạnh đó, chẳng hạn như, ví dụ như, mặc dù vậy, tóm lại, nói tóm lại, thật vậy, song le, hiển nhiên là, dù sao chăng nữa, vả lại...

- Về vị trí, thành phần này thường ở vị trí đầu câu.

b2.3. Hô ngữ

Hô ngữ bao gồm hai loại nhỏ: hô ngữ gọi và hô ngữ đáp.

- Hô ngữ gọi:

+ Hô ngữ gọi là thành phần đặc biệt có chức năng biểu thị đối tượng được người nói gọi đến trong câu.

+ Về cấu tạo, hô ngữ gọi có thể là một từ, thường là danh từ riêng, danh từ chung, hay là một tổ hợp gồm danh từ, danh ngữ kết hợp với các từ đệm ơi, à, ạ, này…

Ví dụ:  Con ơi, nhớ lấy câu này.

 Nhanh tay lên nào, anh chị em ơi!

+ Về vị trí, hô ngữ gọi có thể đứng ở đầu hay cuối câu và bao giờ cũng được phân cách khỏi các thành phần khác bằng dấu phẩy.

- Hô ngữ đáp:

+ Hô ngữ đáp là loại thành phần đặc biệt có chức năng đánh dấu câu trả lời đồng thời biểu thị thái độ, phản ứng của người nói.

Ví dụ:  Vâng, tôi đi đây.

Dạ, em mới vừa về tới.

+ Về cấu tạo, hô ngữ đáp có thể là một từ: vâng, vâng ạ, ừ, phải, đúng, không, hay là một tổ hợp: dạ vâng, dạ phải, dạ không...

+ Về vị trí, hô ngữ đáp bao giờ cũng đứng ở đầu câu và luôn được phân cách khỏi các thành phần khác bằng dấu phẩy.

2.1.3. Phân loại câu

a. Theo cấu trúc cú pháp

Câu được phân loại thành câu đơn và câu ghép.

a1. Câu đơn

a1.1. Câu đơn hai thành phần [câu đơn bình thường]

Là câu có đầy đủ hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ: Xa xa, một tiếng gà gáy trưa lọt thỏm vào không gian thanh vắng của đại ngàn

a1.2. Câu đơn đặc biệt

Là câu có cấu tạo chỉ gồm một trung tâm cú pháp chính [một ngữ], không phân định được chủ ngữ và vị ngữ, được dùng để giới thiệu vật, sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:  Một đêm mùa xuân.

 Một hồi còi.

a1.3. Câu đơn rút gọn

Là câu đơn bình thường, do bối cảnh giao tiếp và mục đích thông báo cho phép, nhờ quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ, đã được rút gọn chủ ngữ hoặc vị ngữ, thậm chí có thể rút gọn toàn bộ trừ thành tố hay thành phần phục vụ cho mục đích thông báo. Ta hoàn toàn có thể khôi phục lại các thành phần đã được rút gọn. Loại câu này thường dùng trong hội thoại.

Ví dụ:  - Tối mai, An đi xem phim với mình nhé?

- Ừ.

 Cắm được nhìn ông cụ duy nhất một lần, một lần dài suốt một năm. Thế mà bây giờ còn tiếc mãi, tiếc mãi. Biết thế khi đó ta nhìn nhiều nữa cho no mắt. Bởi vì ông cụ chính là Bác bây giờ. [Nguyên Ngọc]

 Thế mà bây giờ còn tiếc mãi, tiếc mãi: rút chủ ngữ.

a1.4. Câu phức

- Là câu có hai hoặc hơn hai kết cấu chủ vị, trong đó chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt. Các kết cấu chủ vị khác có thể nằm trong 1 thành tố của thành phần nòng cốt đó.

- Có các loại câu phức sau:

+ Câu phức thành phần chủ ngữ: có chủ ngữ là một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: Anh đến được là điều rất quý.

+ Câu phức thành phần vị ngữ: có vị ngữ là một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: Cái bàn này chân đã gãy.

+ Câu phức thành phần định ngữ: có định ngữ là một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: Bức thư tôi viết đã được gửi rồi.

+ Câu phức thành phần bổ ngữ: có bổ ngữ là một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: Học sinh lắng nghe cô giáo giảng bài.

+ Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức: có trạng ngữ cách thức là một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: Tay xách cặp, cô bé bước vào lớp.

a2. Câu ghép

Là câu có hơn một một kết cấu C – V, trong đó mỗi kết cấu C – V làm thành một vế câu tách rời nhau, không kết cấu C – V nào bao hàm kết cấu C – V nào. Có thể tạm thời chia câu ghép thành hai loại: câu ghép không có quan hệ từ [câu ghép chuỗi] và câu ghép có quan hệ từ liên kết các vế câu.

a2.1. Câu ghép không có quan hệ từ

Là loại câu ghép biểu đạt các sự kiện diễn ra liên tục, theo quan hệ liệt kê, giữa các vế câu được ngăn cách bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ:  Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. [Hồ Chí Minh]

 Thuốc, ông giáo không hút; rượu, ông giáo không uống. [Nam Cao]

a2.2. Câu ghép có quan hệ từ

Là loại câu ghép mà giữa các vế câu được liên kết với nhau bằng quan hệ từ hoặc từ ngữ hô ứng; gồm có:

+ Câu ghép chính phụ: có vế chính và vế phụ, vế phụ bao giờ cũng được đánh dấu bằng quan hệ từ phụ thuộc.

 Biểu thị quan hệ nguyên nhân – hệ quả: do … [nên] …, vì … [nên] …, tại … [nên] …, bởi … [nên] …... Vế câu chỉ nguyên nhân có thể đứng trước hoặc sau vế câu chỉ hệ quả. Quan hệ từ ở vế câu chỉ hệ quả có thể vắng mặt.

Ví dụ: trời mưa nên đường lầy lội.

 Đường lầy lội trời mưa.

 Biểu thị quan hệ điều kiện/ giả thiết – hệ quả: nếu … [thì] …, giá mà … [thì] …, hễ … [thì] …, giả sử … [thì] …... Vế câu chỉ hệ quả có thể đứng trước hoặc sau vế câu chỉ điều kiện/ giả thiết; từ dẫn nhập vế chỉ hệ quả có thể vắng mặt.

Ví dụ:  Nếu ngày ấy chúng mình đừng yêu nhau thì ngày nay có đâu buồn đau.

 Ngủ trọ phải hai xu một tối nếu chị không ăn cơm, ăn quà.

[Ngô Tất Tố]

 Biểu thị quan hệ nhượng bộ – tăng tiến: không những … mà …, không chỉ … mà …, không phải … mà…... Vế câu biểu thị ý nhượng bộ đứng trước, vế câu chỉ sự tăng tiến đứng sau, và trật tự này không thể thay đổi.

Ví dụ: Không những cây không có hoa lá cũng khô héo dần.

Để nhấn mạnh điều vẫn xảy ra tuy có điều trở ngại, ta sử dụng cặp quan hệ từ tuy … [nhưng] …, mặc dù … [nhưng] …, dù … [nhưng] …... Quan hệ từ nhưng có thể vắng mặt và vế câu biểu thị ý trở ngại có thể đứng trước hoặc sau vế câu biểu thị ý nhấn mạnh.

Ví dụ: Tuy nhà Lan nghèo nhưng bạn ấy học rất giỏi.

 Lưu ý: Cách dùng mặc dù và dù, dẫu:

+ Sau mặc dù là vế câu có tính hàm thực [đã xảy ra hoặc đang xảy ra].

+ Sau dù, dẫu là vế câu hàm ý phi thực [chưa xảy ra hoặc không xảy ra].

Ví dụ:  Mặc dù trời mưa to, gió lớn nhưng nó vẫn đến đúng giờ. [+]

trời mưa to, gió lớn nhưng nó vẫn đến đúng giờ. [-]

 Biểu thị quan hệ mục đích – sự kiện: để, nhằm, để cho, cho... Vế câu chỉ mục đích có thể đứng trước hoặc sau vế câu chỉ sự kiện.

Ví dụ: Tôi xin nêu một số dẫn chứng để mọi người hiểu rõ vấn đề.

+ Câu ghép đẳng lập: các vế câu có quan hệ ngang hàng, bình đẳng, không lệ thuộc nhau.

Ví dụ: Mặt nước xanh biếc, bầu trời cao lồng lộng.

 Biểu thị quan hệ liệt kê: và.

Ví dụ: Mưa to gió lớn.

 Biểu thị quan hệ tuyển lựa: hay, hoặc.

Ví dụ: Anh đi hay tôi đi.

 Biểu thị quan hệ tiếp nối: và.

Ví dụ: Một phát súng nổ con chim rơi xuống./ Phát súng nổ, em bé trên lưng trâu ngã xuống.

 Biểu thị quan hệ đối chiếu: mà, nhưng, song.

Ví dụ: Vợ anh không kêu [nhưng/ song] bà trùm cũng không giục rặn nữa.

 Lưu ý: Sự khác biệt tinh tế của ba từ mà, nhưng, song:

- Mà: biểu thị điều sắp nêu ra là mặt khác, đối chiếu, bổ sung cho điều vừa nói đến trong câu.

- Nhưng: biểu thị điều sắp nêu ra ngược với ý do điều vừa nói có thể gợi ra.

- Song: tương tự với từ nhưng, tuy nhiên mức độ nhấn mạnh của song mạnh hơn.

+ Câu ghép qua lại: dùng phụ từ, từ ngữ hô ứng để liên kết các vế câu. Ở loại câu này, mối quan hệ giữa các vế câu rất chặt chẽ, không thể tách mỗi vế thành câu đơn. Câu ghép qua lại thường dùng các cặp phụ từ: chưa … đã …, vừa mới … đã …, càng … càng …, vừa … vừa …...; các cặp đại từ phiếm định – xác định như ai … nấy, nào … ấy, đâu … đấy, bao nhiêu … bấy nhiêu, sao … vậy...

Ví dụ:  Càng yêu người bao nhiêu càng yêu nghề bấy nhiêu.

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

b. Theo mục đích phát ngôn

Từ một góc nhình khác, người ta có thể quan tâm câu trên bình diện chứ năng biểu đạt ý nghĩa. Theo đó ta có thể phân chia câu thành câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

b1. Câu trần thuật

Dùng để miêu tả về sự tình hoặc để nêu nhận định, phán đoán, nhằm thông báo về những sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, đặc trưng, tính chất trong hiện thực khách quan, hoặc để thể hiện những nhận định, đánh giá của người nói về sự vật hiện tượng nào đó.

Ví dụ:  Mùng 2 tháng 9 năm 1945 – một ngày đáng nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn, hoa và biểu ngữ. [Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên].

 Đường dài đến thế, ta đi mãi, mải miết trèo… Chỉ thấy ba lô nặng trên vai, chỉ thấy mây trắng cuốn về phương Bắc, thấy trời xanh ngút ngàn, và rậm rì là cây, là cỏ...

[Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi]

b2. Câu nghi vấn

Câu có nội dung nêu lên điều chưa biết hay còn hoài nghi mà người nói muốn người nghe trả lời, giải thích. Tuy nhiên, nhiều khi câu nghi vấn dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến khẳng định, phủ định, đe dọa, thách thức, tranh luận, mỉa mai, phỏng đoán, ngờ vực... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

Ví dụ:  Cái áo này đẹp nhỉ?

 Con đã làm bài chưa?

 Em là ai cô gái hay nàng tiên? [Tố Hữu]

b3. Câu cầu khiến

Là câu nhằm mục đích yêu cầu người nghe thực hiện nội dung được nêu trong câu. Nó chứa đựng ý muốn, mệnh lệnh, nguyện vọng của người nói đối với người nghe, thường sử dụng những từ ngữ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi thôi, nào... và thường tĩnh lược chủ ngữ.

Ví dụ:  Nào, chúng ta đi thôi, kẻo trễ mất!

 Tất cả nhìn lên bảng!

b4. Câu cảm thán

Dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người nói, thường xuất hiện trong khẩu ngữ, lời thoại trong tác phẩm văn chương: ôi, chao ôi/ ơi, ô hay, trời ơi/ ôi, chà, ái, ủa… hoặc từ biểu hiện mức độ của cảm xúc, đánh giá như thật, quá, ghê, cực kì, biết bao, biết mấy, thay…

Ví dụ:  Đẹp biết bao những lời chân thực ấy!

 Giời! [Muỗi đói đốt chết con tôi còn gì!] [Nguyên Hồng, Bỉ vỏ]

 Trời ơi!




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 4


2.1.4. Dấu câu và quy tắc sử dụng dấu câu
STT Dấu câu Cách dùng
1
Dấu chấm

.


- Thường để kết thúc câu trần thuật, nhằm mục đích:

+ Giới thiệu về người, vật, việc.

Ví dụ: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.[Theo Toan Ánh]

+ Miêu tả đặc điểm.

Ví dụ: Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. [Tô Hoài]

+ Nêu ý kiến, nhận xét.

Ví dụ: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. [Theo Toan Ánh]

- Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán khi người viết muốn giảm nhẹ màu sắc cầu khiến hoặc cảm thán.

Ví dụ: Bà nhìn cháu giục:

- Cháu rửa mặt đi rồi đi nghỉ kẻo mệt. [Thạch Lam]


2
Dấu chấm hỏi

?


- Thường được đặt cuối câu nghi vấn để:

+ Bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời.

Ví dụ: Mấy giờ thì mẹ về?

+ Khẳng định một điều gì đó.

Ví dụ: Phong cảnh đó có khác gì một bức tranh sơn thủy? [Phan Kế Bính]


- Dùng trong câu để bày tỏ một thái độ phân vân, không quả quyết, ngờ vực, ngần ngại đối với tính chân xác của mệnh đề được biểu thị trong câu hoặc biểu hiện một cảm xúc, khơi gợi những suy tưởng ở người đọc hoặc để thay đổi hơi văn, mạch văn.

Ví dụ: Biết làm sao đêm nay?

- Được dùng cuối câu có hình thức của một câu nghi vấn nhưng có giá trị cảm thán.

Ví dụ: Trời ơi, thế có khổ không?

- Được dùng cùng với dấu chấm cảm đặt ở cuối câu biểu thị sự băn khoăn, ngờ vực kèm theo sự than vãn, trách móc.

Ví dụ: Con dậy làm gì?!

- Có thể được dùng để thay thế cho cả một lượt lời của một nhân vật để biểu hiện sự khó hiểu, sự nghi ngờ của người đó về nội dung lời nói của người tham gia đối thoại với mình.

Ví dụ: - Xóc mạnh ổ gà, ổ trâu, chồm nẩy lên thì còn chịu được – Vượng kể – chứ mà những đoạn nhún nhảy êm êm là tớ ọe liền, nôn chóng mặt đến buông cả tay lái. Đêm về không ngủ được. Thế là tửu. …

-? ?? [Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh]

- Được dùng phối hợp với dấu ngoặc đơn [?], đặt sau từ ngữ chứa đựng nội dung mà người viết cho là đáng ngờ, đáng phải xem xét lại, kèm theo thái độ mỉa mai châm biếm. Nếu thêm dấu chấm cảm nữa [!?] thì màu sắc châm biếm, mỉa mai càng đậm nét.

Ví dụ: Bí mật tới mức … ngay cả Ủy ban An ninh quốc gia và các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Mỹ hồi đó đã không hề biết! Và thậm chí chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng … không được báo cáo [!?] [Đặng Vương Hưng, Nếu tôi là tỉ phú]


3
Dấu chấm than

!


- Thường đặt cuối câu cầu khiến hoặc cảm thán để:

+ Bộc lộ trạng thái cảm xúc.

Ví dụ: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! [Nguyễn Thế Hội]

+ Nêu ý ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo.

Ví dụ: Ngồi xuống! Mày do thám cái gì? Nói ngay! Tên mày là gì, ở đâu? Nói ngay! [Duy Khán, Tuổi thơ im lặng]

- Đặt cuối câu tượng thanh , câu chào – gọi – đáp.

Ví dụ:  - Anh Hai! Anh Hai! Vợ Tịch đây! Vợ Tịch đây! [Nguyễn Thi, Người mẹ cầm súng]

 Cốc … cốc … cốc! [Duy Khán, Tuổi thơ im lặng]

- Đặt cuối câu trần thuật nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung sự tình được miêu tả hoặc nhằm thể hiện tình cảm [vui mừng, tức giận…] của nhân vật.

Ví dụ:  Cái thứ tiền mà Dậu kiếm được! Cái thứ tiền mà người ta vung cho Dậu! [Nguyên Hồng]

 Đến trưa, ba anh em đói mèm. Anh Thả lại reo:

- U về! U về! [Duy Khán, Tuổi thơ im lặng]

- Đặt cuối những câu có dùng các từ nghi vấn nhưng mục đích của câu nhằm bộc lộ cảm xúc hay biểu thị yêu cầu, mệnh lệnh.

Ví dụ: Có lo mà học bài đi không, Lê!

- Biểu thị thái độ mỉa mai, châm biếm, ta đặt dấu chấm cảm trong dấu ngoặc đơn và đặt ngay sau từ ngữ đó.

Ví dụ: Và cái gì của Hàn Quốc cũng là tuyệt vời nhất [!] rồi quên đi niềm tự hào dân tộc và bản sắc văn hóa mà cha ông ta đã dày công vun đắp cả hàng ngàn năm!

Đặng Vương Hưng, Nếu tôi là tỉ phú]


4
Dấu phẩy

,


- Thường đặt ở giữa câu để:

+ Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập.

Ví dụ: Mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song mai Đông Mĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi.

+ Tách biệt phần trạng ngữ, đề ngữ.

Ví dụ:  Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều. Thanh Tịnh, Tôi đi học]

 Nhà, bà có hàng dãy ở phố. Thóc, bà có đầy bồ.

[Nguyễn Công Hoan]

+ Tách biệt thành phần biệt lập [phụ chú, chuyển tiếp, hô ngữ].

Ví dụ:  Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước Ý, là người rất ham đọc sách.

 Cứ thế, khoai và dâu phủ đầy màu xanh trên cát trắng.

 Con ơi, con đã làm bài xong chưa?

+ Ngăn cách các vế của câu ghép.

Ví dụ: Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

- Dùng trong trường hợp đặc biệt, để tránh sự mơ hồ về ngữ nghĩa.

Ví dụ: Anh sinh viên mới đến tìm ba.

 Anh sinh viên, mới đến tìm ba.

 Anh sinh viên mới, đến tìm ba.

 Anh sinh viên mới đến, tìm ba.

- Có thể dùng dấu phẩy để ngắt câu văn thành những đoạn câu cân đối hoặc ngược lại, với mục đích gây những chỗ nghỉ bất ngờ, tạo cho câu văn một tiết tấu sinh động, tình ý sâu sắc và tinh tế hơn.

Ví dụ: Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc. [Thép Mới, Cây tre Việt Nam]


5
Dấu chấm phẩy

;


Được đặt ở giữa câu để:

- Phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập [khi trong câu đã có bộ phận nào đó dùng dấu phẩy].

Ví dụ: Tiếng đàn bầu khi thì như mưa đêm rả rích, gieo một nỗi buồn vô hạn mênh mông; khi thì như chớp biển mưa nguồn, đêm dài lóe sáng, kích động lòng người. [Lưu Quý Kỳ]

- Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa.

Ví dụ: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống; quyền sung sướng và quyền tự do. [Hồ Chí Minh]


6
Dấu

hai


chấm

:


Được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau:

- Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật [thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang].

Ví dụ: Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

[Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký]

- Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Ví dụ: Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc … [Vũ Tú Nam]

- Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết.

Ví dụ: Vùng Hòn với những vòm lá của đủ loại cây trái: mít, dừa, cau, mãng cầu, lê-ki-ma, măng cụt sum sê, nhẫy nhượt. [Anh Đức, Hòn đất]


7
Dấu ngoặc đơn

[ ]


Được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để:

- Ghi chú nguồn gốc, tác giả, địa điểm, năm tháng… có liên quan với điều được nói đến.

Ví dụ: Thơ tình đầu đời của thi sĩ Xuân Quỳnh “đã bất ngờ chiếm lĩnh thi đàn thơ tình Việt Nam đương đại bằng một khát vọng yêu – như một tình điệu thơ hoàn toàn mới mẻ khác lạ. Trước Xuân Quỳnh và kể cả cùng thời với Xuân Quỳnh chưa có một hồn thơ phụ nữ nào đắm say cuồng nhiệt đến thế”.

[Nguyễn Thị Minh Thái, Thơ tình Xuân Quỳnh “Biết yêu anh cả khi đã chết rồi”, SGGP].

- Tách biệt thành phần chú thích [giống dấu phẩy hay dấu gạch ngang].

Ví dụ: Đan-tê [một nhà thơ lớn của nước Ý] là người rất ham đọc sách.

- Ngăn cách giữa từ ngữ nêu tên gọi khác của sự vật được nói tới hoặc từ ngữ nêu thuật ngữ hay tên gọi bằng tiếng Việt với phần câu còn lại.

Ví dụ: Đảng Lao động Việt Nam [trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương] luôn luôn giương cao và giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các tầng lớp lao động. [Hồ Chí Minh]

- Ngăn cách giữa phần từ ngữ nêu lời bình phẩm, chỉ dẫn của người viết hoặc thái độ của nhân vật về sự tình được nói đến với phần câu còn lại.

Ví dụ: Cô bé nhà bên [có ai ngờ]

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn [thương thương quá đi thôi].

[Giang Nam, Quê hương]

- Dùng kết hợp với dấu chấm lửng để biểu thị phần bị lược bớt trong đoạn trích dẫn nguyên văn.

Ví dụ: Trong trang viết của Tạ Duy Anh, hình ảnh cánh diều tuổi thơ hiện lên thật đẹp: “Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. […] Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà”.


8
Dấu ngoặc kép

“ ”


Có thể đặt ở những vị trí khác nhau để:

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật [thường có dấu hai chấm đứng trước].

Ví dụ: Hồ Chủ tịch nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

- Đánh dấu phần từ, cụm từ, câu, đoạn dẫn nguyên văn của người khác.

Ví dụ: Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non …

- Đóng khung tên tác phẩm, tên sách, tên tài liệu... trong một câu văn đề cập đến chúng [nhiều khi, dấu này được thay bằng hình thức chữ in nghiêng.

Ví dụ:  Xuân Quỳnh sáng tác khá liên tục từ tập thơ đầu tay “Chồi biếc” đến tập thơ cuối cùng “Hoa cỏ may”.

 Nói đến thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh, chúng ta không thể không nhắc đến một câu chuyện bằng thơ rất hay, đó là Chuyện cổ tích về loài người.

- Đánh dấu từ ngữ với ý mỉa mai, châm biếm [còn được gọi là dấu nháy].

Ví dụ: Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.

- Đóng khung từ ngữ có cách dùng đặc biệt [theo chủ ý của tác giả].

Ví dụ: Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra. [Phạm Đình Ân]


9
Dấu gạch ngang



Đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để:

- Đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc lượt lời trong văn đối thoại.

Ví dụ: Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:

– Anh Lê có yêu nước không?

Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

– Có chứ! [Trần Dân Tiên]

- Tách biệt phần chú thích.

Ví dụ: Trong thơ Xuân Quỳnh, thế giới thiên nhiên trở thành một hình tượng vừa gợi cảm vừa đa dạng. Ở đó, đẹp hơn cả là cảnh vật của làng the lụa – nơi chị đã gắn bó từ thuở ấu thơ.

- Tách biệt từng nội dung liệt kê trong mối quan hệ với nhau.

Ví dụ: Hãy viết đúng các tên riêng dưới đây:

– Buôn Ma Thuột

– Đắk Lắk

- Liên kết giữa hai nhóm chữ số biểu thị hai mốc thời gian của một giai đoạn nào đó.

Ví dụ: Văn học Việt Nam 1930 – 1945.


10
Dấu chấm lửng



Có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để:

- Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời hoặc đánh dấu phần câu nói bỏ lửng, đứt quãng, hoặc bị cắt ngang.

Ví dụ:  Anh ơi, em đau … đau … quá!

 Ừ nhỉ, con nói đúng. Nhưng mà …

- Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ [tương đương với cách dùng từ vân vân, viết tắt là v.v.].

Ví dụ: Cơm, áo, vợ, con, gia đình … bó buộc y.

[Nam Cao, Sống mòn]

- Thay thế cho lượt lời trong câu văn đối thoại [dùng kèm với dấu gạch ngang đầu dòng].

Ví dụ: – Sao con trai bà dại dột thế? Thể lệ thi cử của triều đình từ mấy đời nay đã quy định: Dù cha đẻ hay cha nuôi không còn nữa thì khi ứng thi, thí sinh cũng phải khai chính thống họ cha kia mà?

– …


[Nguyễn Đức Hiền, Cuộc gặp gỡ ở điện Huy Văn]

- Biểu thị âm thanh kéo dài.

Ví dụ: B … e … e … B … e … e … – Con vật kêu lên tuyệt vọng.

[Bùi Nguyên Khiết, Chuyện một em bé]

- Biểu thị phần bị lược bớt trong lời trích dẫn.

Ví dụ: “… Đò từ Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình. Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non …”.

 Lưu y:

Nếu phần lược bớt nằm giữa câu hoặc đoạn thì dùng dấu chấm lửng kèm dấu ngoặc đơn.

- Dùng nhằm mục đích giãn nhịp điệu của câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Ví dụ: Nó thì chỉ có giỏi … copy bài người khác.


11
Dấu ngoặc vuông

[ ]


Là loại dấu mới được sử dụng trong các văn bản [thường là văn bản khoa học]. Dấu này được dùng để:

- Đóng khung thuật ngữ biểu thị thuộc tính được dùng làm tiêu chí nhận diện khi phân loại [dùng kèm với dấu cộng và hoặc dấu trừ [ ].

Ví dụ: Tính [đếm được] là một tiêu chí ngữ pháp.

[Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt, mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa]

- Đóng khung những từ ngữ có thể thay thế đứng trước nó [thường gặp trong các tài liệu chuyên ngành ngôn ngữ học khi nêu dẫn liệu minh họa].

Ví dụ: Những [các/ mọi/ mỗi/ từng] học sinh [sinh viên] lí tưởng.

- Đóng khung bộ phận chú thích về nguồn gốc của tài liệu trích dẫn [giống dấu ngoặc đơn].

- Dùng kết hợp với dấu chấm lửng để biểu thị bộ phận bị lược bớt trong phần trích dẫn nguyên văn [giống dấu ngoặc đơn].

12
Dấu gạch xiên

/


- Được dùng để thay từ hay, từ hoặc.

Ví dụ: Cuối cùng, xin nói đến nhân tố “văn hóa” vốn cũng có ảnh hưởng đến việc xếp loại “đếm được/ không đếm được”. [Lý Toàn Thắng]

- Được dùng thay cho từ và hoặc từ với.

Ví dụ: Sự phân biệt đơn vị/ khối trong tiếng Việt và khái niệm “loại từ”. [Cao Xuân Hạo]

- Ngăn cách giữa các dòng thơ khi người viết dẫn đoạn thơ nhưng không viết xuống dòng như bình thường.

Ví dụ: Đối với Xuân Quỳnh, nỗi ám ảnh về tuổi thơ luôn luôn đau đớn, luôn luôn lung linh và luôn luôn dễ thương trong thơ chị. Khi chị viết bài thơ sau nhất, tuổi thơ vẫn trở về: Con đường gạch hoa, ao bèo hoa tím ngát/ Những ô ăn quan que chuyền bài hát/ Những mùa hè chân đất tóc râu ngô …


2.1.5. Nòng cốt câu

Nòng cốt câu là hình thức tối giản nhất của câu. Nó là cấu trúc C-V ở bậc thấp nhất, trong đó, mỗi trung tâm chỉ có một yếu tố chính chứ không có yếu tố phụ đi kèm.

Ví dụ: Người thầy chúng ta gặp hôm qua là nhà thơ nổi tiếng.

Khi gạt bỏ tất cả các yếu tố phụ, hình thức của câu sẽ là: “Thầy là nhà thơ” [đây là nòng cốt câu]

a. Các loại nòng cốt câu

C-V = danh từ + động từ [Mây bay/ Xe chạy/ Chim hót]

C-V = danh từ + từ kèm + tính từ [Áo kia đẹp/ Sách này hay]

C-V = danh từ + là + danh từ [Lan là sinh viên/ Hùng là kỹ sư]

C-V = danh từ + số từ + danh từ [Bàn 3 mét/ Vở 100 trang/ Nó 20 tuổi]

C-V = danh từ + là + động từ [Hạnh phúc là đấu tranh]

C-V = danh từ + là + đại từ [Tổ trưởng là nó/ Giám đốc là ông ấy]

C-V = đại từ + là + danh từ [Nó là lớp trưởng/ Tôi là tổ trưởng]

C-V = động từ + là + động từ [Đánh là đánh/ Thi đua là yêu nước]

2.1.6. Mở rộng nòng cốt câu và thành phần ngoài nòng cốt

a. Mở rộng nòng cốt câu

- Mở rộng chủ ngữ [Ví dụ: Sinh viên lớp Quản trị kinh doanh đang học.]

- Mở rộng vị ngữ [Ví dụ: Họ học rất chăm chỉ.]

- Mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ [Sinh viên lớp Quản trị kinh doanh đang học môn tiếng Việt thực hành.]

b. Mở rộng thành phần ngoài nòng cốt

Nòng cốt chỉ là cái khung, là chỗ dựa cho câu tồn tại, muốn nội dung của câu đầy đủ và phong phú, người ta thường tạo lập thêm các thành phần phụ cho câu. Tức là, mở rộng thành phần phụ sao cho thành phần phụ ấy phải phụ thuộc vào cả nòng cốt câu.

Các kiểu mở rộng thành phần ngoài nòng cốt

- Dùng các từ chỉ vị trí [trên, dưới, ngoài…] kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ sẽ tạo thành trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm.

Ví dụ: - Trên khán đài, một người đang diễn thuyết.

- Về phía đầu làng, ta nghe có tiếng còi ô tô toe toe.

- Dùng các từ chỉ thời gian [khi nào, bao giờ, lúc, khoảng, vào lúc đó…] đặt ở đầu câu sẽ tạo thành trạng ngữ chỉ thời gian.

Ví dụ: - Chiều hôm nay, các trung đội tiếp tục đào công sự.

- Dùng các từ chỉ mục đích [để, với, bằng, nhằm…] kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ sẽ tạo thành trạng ngữ chỉ mục đích.

Ví dụ: Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhà nước đã có những ưu tiên nhất định cho ngành giáo dục.

- Dùng các từ chỉ nguyên nhân [do, tại, bởi, nhờ, bởi vì…] kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ sẽ tạo thành trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Ví dụ: Vì thời tiết quá xấu, trận bóng đá chiều nay phải hoãn lại.

- Dùng các từ như: bằng, với… kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ sẽ tạo thành trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức.

Ví dụ: Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, cô ta bắt đầu rót mật vào tai chồng.

- Dùng các tính từ đa tiết đứng ở đầu câu sẽ tạo thành trạng ngữ chỉ chỉ trạng thái, tính chất

Ví dụ: Ái ngại, anh Hai nhìn chiếc xe máy cà khổ của tôi; Lễ phép, Hoàng Hoa cúi chào thầy giáo.

2.1.7. Yêu cầu về sử dụng câu

- Đảm bảo lô gic về ý nghĩa. Nghĩa của câu phải rõ ràng, nhất quán, không gây mâu thuẫn, dễ hiểu, truyền đạt được lượng thông tin cao nhất từ người nói đến người nghe. Ví dụ, Ăn cơm không được uống rượu; Chả ngon lắm, là những câu nếu không đặt trong những tình huống giao tiếp thật cụ thể, ít nhất sẽ có hai cách hiểu. Người ta gọi chúng là câu mơ hồ. Có thể diễn đạt lại như sau: Ăn cơm thì không được uống rượu; Chả này ngon lắm.

- Đảm bảo lô gic về cấu trúc và quan hệ ngữ pháp. Cấu trúc và quan hệ ngữ pháp trong câu phải tuân theo thói quen nói năng của người Việt. Những kiểu diễn đạt bất thường sẽ khiến cho người nghe hiểu sai hoặc không hiểu thông tin mà người nói muốn truyền đạt.

- Đảm bảo các chuẩn mực về phong cách. Để đạt được hiệu quả cao về truyền đạt thông tin, người nói luôn chú ý lựa chọn phương tiện ngôn ngữ phù hợp với lĩnh vực giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.

2.2. PHÉP CẢI BIẾN CÂU VÀ CÁCH CHỮA CÂU SAI

2.2.1. Phép cải biến câu

a. Định nghĩa

Phép cải biến câu là phép thay đổi hình dạng câu bằng cách thay đổi trật tự, thêm và bớt từ trong câu mà vẫn không làm cho ý nghĩa của câu thay đổi.

Ví dụ:

- Trời nhất định sẽ mưa.

- Thế nào trời cũng mưa.

- Trời mưa là cái chắc.

b. Cải biến câu thành một danh ngữ

Ví dụ: cho một câu: S = Nó học giỏi làm cha mẹ vui lòng

Cải biến S thành danh ngữ: S  N

N1 = Việc cha mẹ vui lòng vì sự học giỏi của nó…

N2 = Sự vui lòng của cha mẹ về việc học giỏi của nó…

 Muốn cải biến một câu thành một danh ngữ ta thường đảo trật tự câu và thêm vào đó các yếu tố “sự”, “việc” ở đầu hoặc thêm “của” vào giữa thành phần đảo.

c. Cải biến danh ngữ thành câu

Ví dụ: cho N = Cái áo mới của tôi

S1 = Cái áo mới là của tôi.

S2 = Cái áo mới này của tôi.

S3 = Của tôi là cái áo mới này.

 Muốn cải biến một danh ngữ thành câu người ta thường thêm hệ từ “là” vào trước từ “của” để vị ngữ hóa bộ phận đứng sau, hoặc thêm ngữ điệu [thể hiện trên văn bản viết bằng dấu phẩy], hoặc thêm các đại từ chỉ định “này”, “ấy”, “đó”… để tách hai bộ phận của danh ngữ thành chủ ngữ và vị ngữ.

d. Cải biến câu chủ động thành câu bị động

Ví dụ:

S = Con mèo làm vỡ bình hoa.

S1 = Bình hoa bị con mèo làm vỡ.

S2 = Bình hoa bị vỡ bởi con mèo.

 Khi muốn chuyển câu chủ động sang câu bị động người ta thường thêm các từ “được”, “bị”, “phải”… vào trước các động từ.

e. Cải biến câu bị động thành câu chủ động

Ví dụ 1:

S = Những ngôi nhà bị đổ vì trận bão.

S1 = Trận bão làm những ngôi nhà đổ.

S3 = Những ngôi nhà, trận bão đã làm đổ.

Ví dụ 2:

S = Bình hoa này được làm từ đất sét

S1 = Đất sét đã làm nên bình hoa này.

S3 = Làm nên bình hoa này là nhờ có đất sét.

S4 = Đất sét là chất liệu làm nên bình hoa này.

 Khi muốn chuyển từ câu bị động sang câu chủ động, người ta bỏ các từ “bị”, “được”, “phải”… và đảo trật tự thành phần câu. Ngoài ra, có thể thêm từ và dùng từ “là” để hệ hóa nó.

f. Cải biến các thành phần câu

Từ khả năng biến đổi câu thành danh ngữ, danh ngữ thành câu, ta có thể kết luận: về nguyên tắc ta có thể biến các nòng cốt C - V thành danh ngữ và ngược lại có thể biến các danh ngữ thành nòng cốt C - V.

Trong cải biến các thành phần câu, có cải biến thuận và cải biến nghịch.

Cải biến thuận: là phép cải biến thành phần câu thực hiện được mà không làm phá vỡ khung của câu. Nói cách khác, khi thực hiện xong phép cải biến chúng ta vẫn có một câu đúng.

Ví dụ: [1] Giá cả thị trường biến động thường xuyên khiến mọi người lo lắng.

- [1a] Sự biến động thường xuyên của giá cả thị trường khiến mọi người lo lắng.

- [1b] Thị trường biến động thường xuyên về giá cả khiến mọi người lo lắng.

Cải biến nghịch: là phép cải biến thành phần câu thực hiện được nhưng kết quả lại làm phá vỡ câu ban đầu. Nói cách khác, khi thực hiện xong phép cải biến, câu ban đầu bị biến dạng thành câu sai. Ví dụ: Từ câu [1]: Mọi người lo lắng khiến giá cả thị trường biến động thường xuyên. [câu sai về lô gic ngữ nghĩa].

Ngoài ra, trong cải biến các thành phần câu người ta còn sử dụng phép qui đồng. Tức là khi cải biến một thành phần nào đó của câu gây ra sự biến dạng của câu ban đầu, làm cho nó thiếu chuẩn mực về ngữ pháp, người ta vẫn có thể đưa nó về dạng câu đúng. Cụ thể là người ta tìm cách thay thế động từ vị ngữ của câu để tạo ra một câu chuẩn mực về mặt ngữ pháp mà ý nghĩa vẫn giữ được như câu xuất phát. Ví dụ: từ câu sai ở trên ta có thể cải biến thành:

Mọi người lo lắng vì giá cả thị trường biến động thường xuyên.

Vậy, phép qui đồng là phép chuyển cải biến nghịch thành cải biến thuận, nhờ việc thay thế một từ nào đó thông qua trục liên tưởng của đồng nghĩa và gần nghĩa. Phép cải biến giúp ta thoát khỏi sự đơn điệu trong diễn đạt.





Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 5


2.2.2. Cách sửa câu sai

2.2.2.1 Các kiểu câu sai

KIỂU CÂU SAI VỀ NGỮ NGHĨA

a. Câu sai về lôgic: loại câu sai do ý nghĩa trái với nhận thức, logic thông thường.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là tên trộm trẻ nhất trong bọn. Từ 1975 đến nay, A chỉ thực sự ở ngoài đời có 6 tháng.

b. Câu sai về qui chiếu: đối tượng được nói đến không phù hợp với đối tượng được thuyết minh.

Ví dụ: - Từ ngày về dạy học ở trường này, các em học sinh làm cho tôi rất hài lòng.

- Nước giếng này trong mà lại gần nhà.

- Tôi bị thương 2 lần, một ở Quảng Trị, một ở ngực.

c. Câu sai vì không tương hợp nghĩa

Khi thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu sẽ dẫn đến sai về nghĩa.

Ví dụ: - Nhà này tuy bé và xinh. [Nhà này tuy bé mà xinh].

- Anh ta thông minh và lười. [Anh ta thông minh nhưng lười].

- Tuy chi Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc nhưng chị rất căm thù bọn giặc. [Vì chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc nên chị rất căm thù bọn giặc].

d. Câu sai vì thiếu thông tin

Ví dụ: Nó đá bóng bằng đôi chân [Nó đá bóng bằng đôi chân đang bị chấn thương].

KIỂU CÂU SAI VỀ CẤU TẠO NGỮ PHÁP

a. Lỗi dùng thiếu

Thiếu chủ ngữ

Ví dụ: Qua kinh nghiệm cho ta thấy điều đó đúng.

[Kinh nghiệm cho ta thấy điều đó đúng. Hoặc: Qua kinh nghiệm, ta thấy điều đó đúng].

Thiếu vị ngữ

Ví dụ: Thầy Nam, thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu.

[Thầy Nam là thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu. Hoặc: Thầy Nam, thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu, đang trò chuyện với học sinh cuối cấp].

Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

Ví dụ: Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động của học sinh. [Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động của học sinh, trường đã tổ chức sân chơi học tập vào cuối tuần].

Thiếu bổ ngữ bắt buộc

Ví dụ:

Kẻ thù giết chết # song giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ.

[Kẻ thù giết chết những con người yêu nước ấy, song giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ].

Thiếu một vế của câu ghép

Ví dụ:

Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa

[Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa mà còn tốt cho cây ăn trái…].

KIỂU CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ PHÁP

a. Câu sai do sắp xếp sai trật tự từ

Ví dụ:

- Trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Đông Nam Á.

- Trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông Nam Á của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

[Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn [của…] nhân chuyến thăm Đông Nam Á].

- Họ đã lấy đi từ lâu cây đàn nguyệt quế ấy [Họ đã lấy cây đàn nguyệt quế ấy đi từ lâu].

b. Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu

Ví dụ:

Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” thành công tốt đẹp.

[Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”/ Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” để phong trào này được thành công tốt đẹp].

c. Nhầm kết cấu: do người viết lấy một phần hoặc toàn bộ cấu trúc này gắn với một phần hoặc toàn bộ cấu trúc khác.

Ví dụ:

- Không nên hút thuốc lá ở những nơi gần xăng được đâu [bỏ “được đâu” hoặc bỏ “nên”].

- Tôi rất lấy làm vinh dự biết bao [bỏ “biết bao” hoặc “rất”].

CÂU SAI VỀ CÁCH SỬ DỤNG DẤU CÂU

- Đặt dấu câu không đúng với loại câu

Ví dụ:

- Tôi hỏi anh điều này? Nếu không phải thì anh bỏ quá cho tôi? [Tôi hỏi anh điều này, nếu không phải thì anh bỏ quá cho tôi!]

- Họ đem theo thịt muối, cá hộp… để ăn trưa [phải dùng “v.v.”].

- Tôi hỏi anh điều này. Nó đi đâu? [Tôi hỏi anh điều này: “Nó đi đâu?”].

- Không biết ngắt câu hợp lí

Ví dụ: Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh nhà đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gây chết người. [Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh nhà, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, gây chết người].

CÂU SAI VỀ PHONG CÁCH

Ví dụ: Quí khách đến tham quan Nhà lưu niệm hãy nhớ những điều sau đây… [Khi đến tham quan Nhà lưu niệm, quí khách cần lưu ý những điều sau đây… ].

2.2.2.2. Cách sửa câu sai

NGUYÊN TẮC SỬA CÂU SAI: Câu sai có nhiều kiểu khác nhau, vì thế chữa câu sai cũng phải tùy thuộc vào kiểu sai cụ thể để định ra cách sửa phù hợp. Việc sửa câu sai nhìn chung phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

- Cần nắm vững tiêu chí của một câu đúng. Đúng ở đây không phải chỉ là đúng ngữ pháp, mà còn phải đảm bảo đúng ngữ nghĩa-logic, đúng phong cách và đúng trong mối quan hệ liên kết các câu trong toàn văn bản.

- Cần đảm bảo được nội dung theo ý người viết. Có thể thêm, bớt từ nếu thấy cần thiết trong trường hợp không làm thay đổi nội dung chính mà người viết muốn truyền đạt.

- Cần phải xác lập mối quan hệ giữa các thành phần câu để xem câu sai ở phần nào, ý nào. Khi xác định được nguyên nhân làm cho câu sai ta rút gọn câu để chỉnh sửa ở phần đó, ý đó.

- Sau khi chữa, cần kiểm tra lại không chỉ cấu trúc nội tại của câu chữa mà còn phải xem câu chữa đó có phù hợp với câu khác của toàn văn bản hay không. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tìm cách chữa khác cho phù hợp.

CÁCH SỬA CÂU SAI

- Thay thế, thêm, bớt các đơn vị từ, ngữ, vế câu, dấu câu [có thể thêm vào câu thành phần chủ ngữ phù hợp với vị ngữ và ngược lại; lược bớt các từ nối, từ kèm ở bộ phận mở rộng để làm cho câu có chủ ngữ và vị ngữ].

Ví dụ:

Trong hoàn cảnh khó khăn đã giúp anh rèn luyện chịu đựng gian khổ. [Bỏ “trong” để câu có chủ ngữ và vị ngữ hoặc sửa thành: Trong hoàn cảnh khó khăn, anh đã rèn luyện được đức tính chịu đựng gian khổ].

Thanh tre dài 1m so với thanh tre dài 70 cm thì hơn bao nhiêu cm? [lược bớt từ thừa: Thanh tre dài 1m dài hơn thanh tre 70 cm bao nhiêu cm?; Thanh tre dài 1m hơn thanh tre dài 70 cm bao nhiêu cm?].

Trong lòng thổ lộ niềm vui sướng [thay từ ngữ hợp logic: Trong lòng rạo rực niềm vui sướng].

- Thay đổi vị trí của các thành phần câu hoặc trật tự các từ ngữ hạn định.

Ví dụ:

Được các bạn học sinh trồng những cây xanh bên lề đường để che bóng mát cho trường. [Những cây xanh được các bạn học sinh trồng bên lề đường, tỏa bóng rợp làm cho trường mát mẻ hẳn lên].

- Thay đổi cấu trúc câu, thay đổi lối nói [biến câu chủ động thành câu bị động hoặc ngược lại, tách, đảo, nhập các bộ phận, thành phần trong câu…].

Ví dụ:

Bằng hai câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân.

Có thể sửa:

- Bằng hai câu thơ, Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân.

- Hai câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân.

- Nguyễn Du, bằng hai câu thơ, đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân.

- Cảnh đẹp của mùa xuân đã được Nguyễn Du vẽ lên bằng hai câu thơ.

Bài tập làm tại lớp

Bài tập 1

Hãy phát hiện và chữa các lỗi trong các câu sau:

1, Có lần Mon chạy về nhà gọi cả nhà ra khiêng con nai to quá.

2, Mới vào bộ đội, chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc ngắn, chiến sĩ gái thì cuộn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn.

3, Sau khi bị bọn thực dân đế quốc xâm lược nên nhân dân ta phải chịu nhiều mất mát.

4, Sau khi cân nhắc những điều kiện của hợp đồng khiến ban giám đốc chọn phương án thứ nhất.

5, Được tham quan danh lam thắng cảnh làm ta thêm yêu đất nước.

6, Tìm thêm các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều… để chứng minh rằng: từ thế kỉ XV trở đi, tiếng Việt văn học đã đạt đến tinh tế, uyển chuyển.

7, Nhà văn ưu tú của giai cấp vô sản khi sáng tạo ra các tác phẩm để phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, để giác ngộ quyền lợi giai cấp cho những người bị áp bức, bóc lột và làm rung động sâu xa tình cảm giai cấp của họ.

8, Chàng dũng sĩ lao về phía con quái vật, mồm ngoác to bằng cái miệng thúng.

9, Ở đây hai chị em gặp nhau mừng mừng tủi tủi.

10, Nhằm ghi lại di tích lịch sử oai hùng của quân dân Trà Vinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cũng như để lại truyền thống oai hùng giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau.

11, Qua kinh nghiệm cho nên ta thấy rằng.

12, Thắng lợi rực rỡ của đội tuyển bóng đá Việt Nam trước đội tuyển Myanmar với tỷ số hết sức thuyết phục 4-1, tôi xin gửi đến đội bóng thân yêu vạn lời chúc mừng nồng nhiệt.

13, Cho một dân tộc nào tiến về chóp đỉnh Văn hoá-Văn minh cũng đều trải qua bao thế hệ xây đúc các Tâm Hồn Thanh Niên và Người Lớn bằng Trường Học và Ngòi Bút cả.

14, Không còn cái giá rét âm u của mùa đông mà nhường chỗ cho nó là những tia nắng ấm áp của mùa xuân.

15, Từ các ví dụ vừa dẫn cho thấy các nhà văn, nhà thơ hiểu rất rõ về ngôn ngữ.

16, Và trong tháng Tám, với mùa thu đầu tiên của cuộc đời sinh viên đã gây cho tôi một niềm tin ở tương lai.

17, Nó đá bóng bằng chân.

18, Dẫn bóng xuống tận lằn vôi cuối sân, Công Vinh vuốt bóng bằng má ngoài chân trái, chui tọt vào lưới.

19, Sáng nay, bị tai nạn giao thông đã đưa vào bệnh viện hai người già.

20, Trong lúc hàng nội địa đang bị “tràn ngập” bởi hàng ngoại.

Bài tập 2

Đặt các dấu câu vào các vị trí thích hợp cho những đoạn văn dưới đây và viết hoa những chỗ cần thiết.

1, Núi Yên Tử có tên Bạch Vân sơn núi Mây Trắng đến đời nhà Tần Trung Quốc có Yên Ký Sinh sang tu thành tiên ở đây nên đổi tên thành Yên Tử sơn ở lưng chừng núi có chùa Hoá Yên là nơi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để đến núi trụ trì và khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm nên chùa còn có tên là chùa Cả hay chùa Yên Tử.

2, Có hai cách nhìn về phương pháp giáo dục là phương pháp dựa vào người dạy và phương pháp xoay quanh người học ở phương pháp thứ nhất người thầy là nguồn cung cấp kiến thức ở phương pháp thứ hai sinh viên là người đi tìm kiến thức tuy việc lựa chọn phương pháp giáo dục tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nhưng xu hướng chung hiện nay là theo phương pháp thứ hai vì phương pháp này làm tăng tính chủ động của sinh viên.

3, Thôn Sóc cách trung tâm Hà Nội gần hai chục cây số theo đường 5 là quê hương của nguyên phi Ỷ Lan người phụ nữ nổi tiếng từ thời Lý về tài giúp vua trị nước người Dương Xá, Gia Lâm ngày nay rất tự hào vì nơi đây đã sản sinh ra cô gái đẹp người đẹp nết có tài kinh bang tế thế hai lần thay vua trị nước được tôn thờ là Quan Âm nữ bà có khá nhiều tên nhưng người đời vẫn quen gọi là Ỷ Lan.


Chương 3

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ

3.1. GIẢN YẾU VỀ TỪ

3.1.1. Khái niệm

Từ là đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Từ là chỉnh thể hai mặt, âm thanh và ý nghĩa. Khi viết, mặt âm thanh được thể hiện bằng chữ viết. Muốn thực hiện sự giao tiếp [nói hoặc viết], ta phải dùng từ để cấu tạo các đơn vị lớn hơn như cụm từ, câu. Từ chính là đơn vị nhỏ nhất có thể dùng độc lập để cấu tạo câu.

Ví dụ: Tôi yêu Tổ quốc.  3 từ, 4 âm tiết.

3.1.2. Các bình diện của từ

a. Bình diện hình thức ngữ âm và cấu tạo

- Về hình thức: Từ được tạo nên bởi các âm thanh. Các âm thanh này kết hợp với nhau theo các quy tắc ngữ âm của mỗi ngôn ngữ.

- Về cấu tạo:

+ Trong tiếng Việt, mỗi từ đơn thường được cấu tạo bằng một âm tiết [một tiếng]. Âm tiết có số lượng âm vị tối đa bao gồm phụ âm đầu, vần [tối đa có ba âm: âm chính, âm đệm, âm cuối] và thanh điệu.

Ví dụ: Toàn  phụ âm đầu t, vần oan [trong đó có âm đệm o, âm chính a, âm cuối n] và thanh huyền.

Còn tối thiểu, âm tiết có âm chính và thanh điệu.

Ví dụ: [cô] ả, [cái] ô, ý [lớn] …

+ Từ phức thường được cấu tạo gồm nhiều tiếng. Các tiếng đó phối hợp với nhau theo hai phương thức chủ yếu là: phương thức láy tạo ra từ láy [chuồn chuồn, lốm đốm, vui vẻ…], phương thức ghép tạo ra từ ghép [xe đạp, đất nước, hợp tác xã…].

b. Bình diện nghĩa

- Nghĩa của từ là những nội dung nhận thức, tư tưởng, tình cảm mà con người muốn biểu hiện. Từ có các loại nghĩa sau:

+ Nghĩa biểu vật: nghĩa của từ ứng với các đối tượng hiện thực mà con người nhận thức và dùng từ để gọi tên.

Ví dụ: cây, nhà, ăn, cao, hoa hồng…

+ Nghĩa biểu niệm: nghĩa của từ ứng với các khái niệm trong nhận thức, tư duy của con người.

Ví dụ:  Từ đầu thể hiện bộ phận cơ thể người hay động vật, ở vị trí trên cùng hay trước hết, có chứa bộ não, là cơ quan quan trọng nhất điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.  Nghĩa biểu vật.

 Từ đầu còn có nghĩa chỉ vị trí trên cùng hay trước hết của vật thể, của khoảng không gian hoặc khoảng thời gian…  Nghĩa biểu niệm.

+ Nghĩa biểu cảm [hay biểu thái]: nghĩa của từ là những tình cảm, cảm xúc, thái độ của con người.

Ví dụ: Từ biếu vừa biểu hiện hoạt động cho vừa thể hiện tình cảm kính yêu, quý trọng của con người.

+ Nghĩa ngữ pháp: chủ yếu là nghĩa thể hiện quan hệ của các từ trong cụm từ, trong câu.

Ví dụ: Từ của biểu hiện quan hệ sở thuộc, sở hữu.

Từ vì biểu hiện quan hệ nguyên nhân.

- Các loại ý nghĩa trên có thể là các thành phần ý nghĩa đồng thời tồn tại trong cùng một từ. Một từ có thể có nhiều nghĩa và ngược lại, nhiều từ có thể đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau. Nghĩa của từ còn có sự biến đổi, chuyển hóa trong quá trình sử dụng vào hoạt động giao tiếp.

c. Bình diện ngữ pháp

- Đó là bình diện của những thuộc tính, những đặc điểm trong việc tổ chức hệ thống ngôn ngữ và cấu tạo các đơn vị lớn hơn từ.

- Bình diện ngữ pháp của từ có vai trò quyết định trong sự kết hợp của các từ thành cụm từ, thành câu. Nếu sự kết hợp không tương ứng với các đặc điểm ngữ pháp của từ sẽ mắc lỗi về dùng từ và cả lỗi về đặt câu.

Ví dụ: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình đã bị nghiệt ngã xuống dòng đời đen tối.

 Phân tích:

Từ nghiệt ngã dùng không đúng cả về nghĩa và đặc điểm ngữ pháp.

 Về nghĩa, nghiệt ngã là khắt khe, cay nghiệt đến mức khó chịu đựng nổi.

 Về ngữ pháp, nghiệt ngã có đặc điểm của tính từ, không thể kết hợp với từ bị ở trước và xuống dòng đời đen tối [chỉ hướng] ở sau.

 Sửa: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình đã bị cuộc đời nghiệt ngã đẩy xuống dòng đời đen tối.

d. Bình diện phong cách

- Đặc điểm phong cách của từ có thể được ghi nhận trong từ điển để xác nhận nét riêng biệt của từ và hướng dẫn cách dùng từ.

Ví dụ:  Học lỏm [đg, kng]: Học một cách gián tiếp những điều nghe hoặc thấy rồi làm theo, chứ không có ai trực tiếp bảo cho mình.

 Ở từ này, ngoài việc ghi lại hình thức âm thanh và ý nghĩa, còn có ghi chú về đặc điểm ngữ pháp: đg [động từ] và về đặc điểm phong cách: kng [phong cách khẩu ngữ, hay phong cách sinh hoạt hàng ngày].

 Quỳnh tương d [cũ, vch]: rượu ngon.

 Ở từ này, ngoài việc ghi lại hình thức âm thanh và ý nghĩa, từ điển ghi nhận đặc điểm ngữ pháp là danh từ [d] và đặc điểm phong cách là một từ cũ, mang sắc thái văn chương [dùng trong phong cách văn chương: vch].

- Cần phân biệt các từ đa phong cách và các từ chuyên phong cách:

+ Các từ đa phong cách: là những từ không mang những đặc trưng phong cách chuyên biệt, mà trung hòa về những đặc điểm phong cách. Những từ này có thể thích hợp với mọi phong cách ngôn ngữ [sinh hoạt, khoa học, hành chính, nghị luận, báo chí hay văn chương nghệ thuật].

Ví dụ: người, đi, ăn, nước, cây, đẹp, tốt...

+ Các từ chuyên phong cách: là những từ mang đậm các đặc điểm phong cách, vì thế, chúng chỉ được dùng trong một hoặc một vài lĩnh vực, phạm vi giao tiếp hay một phong cách ngôn ngữ nhất định.

Ví dụ:  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định, nghị quyết, thi hành, đình chỉ...

 Các từ mang đậm phong cách ngôn ngữ hành chính, chỉ thích hợp khi dùng trong văn bản hành chính.

 Mô, tê, răng, rứa, ni...

 Các từ địa phương, chỉ thích hợp khi dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc phong cách văn chương nghệ thuật. Các phong cách hành chính, chính luận, khoa học không dùng những từ này.

3.2. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC DÙNG TỪ

3.2.1. Dùng từ đúng ngữ âm và hình thức cấu tạo

a. Dùng từ đúng với hình thức ngữ âm

- Khi nói, ta cần phải biết cách phát âm chuẩn, nhất là trong những tình huống giao tiếp quan trọng, tránh những hiểu lầm không hay do cách phát âm địa phương. Khi viết, ta cần nắm vững quy luật chính tả và hiểu rõ nghĩa của từ để hạn chế phần nào lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, vì bao giờ mỗi hình thức ngữ âm – mỗi từ đều chuyển tải một nội dung ý nghĩa nhất định.

Ví dụ 1: Chuyện: sự việc được kể lại, hoặc việc, công việc nói chung, hay việc lôi thôi rắc rối.

 có thể nói: kể chuyện, nói chuyện, buôn chuyện, vẽ chuyện…

 không thể nói: kể truyện, nói truyện, vẽ truyện…

Ví dụ 2: Truyện: tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn.

 có thể nói: viết truyện, truyện trinh thám, truyện ngắn, truyện kí...

 không thể nói: viết chuyện, chuyện trinh thám...

- Trong thực tế, có một số từ tồn tại hai cách phát âm mà ta chưa có căn cứ để xác định hình thức ngữ âm chuẩn, vì thế ta chấp nhận cả hai cách phát âm ấy.

Ví dụ: phản ảnh – phản ánh; sứ mệnh – sứ mạng; xung quanh - chung quanh, thí dụ - ví dụ…

b. Dùng từ đúng với hình thức cấu tạo của từ

Trong tiếng Việt, không ít từ ngữ gồm hai thành tố như nhau nhưng trật tự khác nhau [cấu tạo khác nhau] sẽ mang ngữ nghĩa khác biệt nhau. Do đó, dùng từ phải đúng với hình thức cấu tạo của từ.

Ví dụ: nước nhà – nhà nước; cơm nước – nước cơm; ưu điểm – điểm ưu…

3.2.2. Dùng từ đúng nghĩa

a. Đúng và chính xác về nội dung, ý nghĩa của từ

Ví dụ 1: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín.

 Thầm kín là trạng thái yên lặng và kín đáo, không để lộ điều bí mật. Với nghĩa này, nó không phù hợp với nội dung định thể hiện trong câu trên, bởi vì hoạt động y tế cơ sở có phần lặng lẽ, không ồn ào, sôi động nhưng không có gì phải giữ kín.

 Sửa: thay từ thầm kín bằng thầm lặng.

 Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm lặng.

Ví dụ 2: Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ

 Chiến tranh là từ để chỉ xung đột vũ trang giữa các dân tộc, các giai cấp hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích kinh tế, chính trị, tôn giáo… nhất định. Vì thế, từ chiến tranh không phù hợp với nội dung định thể hiện trong câu.

 Sửa: thay từ chiến tranh bằng kháng chiến.

 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ.

- Để dùng từ đúng nghĩa, người học cần thường xuyên tra Từ điển, nhất là khi sử dụng các từ Hán Việt. Ngoài ra, cần chú ý phân biệt nét khu biệt trong ngữ nghĩa của từ đồng nghĩa tương đối. Ví dụ: du côn – du đãng; thường xuyên – thường trực; thâm nhập [hòa mình] – xâm nhập [vào một cách trái phép], yếu điểm [điểm quan trọng] – điểm yếu [nhược điểm, điểm hạn chế]…

b. Đúng về nghĩa cơ bản và nghĩa biểu thái, biểu cảm

Ví dụ: Xét các từ biếu, tặng, dâng, hiến, cho... ta thấy:

- Nghĩa sự vật của các từ trên đều là “chuyển các vật thuộc sở hữu của mình để người khác dùng mà không cần trả lại hoặc đổi bằng vật khác”.

- Sắc thái biểu cảm của các từ khác nhau:

+ biếu [cho người trên với thái độ kính trọng].

+ thí [cho kẻ dưới với thái độ khinh bỉ].

+ hiến [cho một sự nghiệp thiêng liêng, cao cả như hiến thân mình tổ quốc].

 Vì vậy, khi dùng từ ta phải đảm bảo cả hai yêu cầu trên, vừa đúng về nghĩa sự vật vừa đúng về nghĩa biểu thái, biểu cảm.

c. Đúng về nghĩa gốc và nghĩa chuyển đổi của từ

- Mỗi từ ngoài nghĩa gốc còn có thể có nhiều nghĩa chuyển đổi, nghĩa phái sinh, tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa. Các nghĩa này phát triển từ nghĩa gốc và có mối quan hệ với nhau trên cơ sở duy trì một nét nghĩa giống nhau nào đó. Chúng tạo thành một hệ thống nghĩa của từ.

Ví dụ: Từ đầu:

 Bộ phận thân thể con người hoặc động vật, ở vị trí trên cùng hay trước hết, có chứa bộ não để điều khiển hoạt động của thân thể.

 Bộ phận chiếm vị trí [được coi là] trước tiên của một vật hoặc một khoảng không gian: đầu làng, đầu bàn, đầu nhà, đầu núi...

 Thời điểm trước tiên của một khoảng thời gian: đầu năm, đầu tháng, đầu tuần, đầu thế kỉ...

- Vì thế, khi muốn dùng một từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, ta cần phải dựa vào nghĩa gốc của từ, giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc. Đây cũng là tiêu chí, là căn cứ để đánh giá một từ là dùng là đúng hay sai. Có những từ lần đầu tiên được dùng với một nghĩa chuyển đổi nào đó, nhưng theo đúng quy luật chuyển đổi [có mối liên hệ với nghĩa gốc trên cơ sở một nét nghĩa chung, giống nhau] nên vẫn được coi là dùng đúng và sinh động.

Ví dụ: Học sinh được thực hành trên máy sống.

[Lời quảng cáo cho một lớp học đào tạo thợ sửa xe máy]

 Sống ở đây không phải được dùng với nghĩa gốc [sinh vật ở trạng thái có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết] mà dùng với nghĩa chuyển [ở trạng thái vận động được, làm việc được]. Nghĩa chuyển đổi này có liên hệ với nghĩa gốc ở chỗ sinh vật sống thì tồn tại ở trạng thái “động”.

 Máy sống tức là máy còn vận hành được, còn hoạt động được, đối lập với những máy móc phế thải, chỉ còn là đống sắt vụn.

 Cách dùng từ vừa đúng vừa sinh động.

- Hiện tượng chuyển nghĩa đúng quy luật của từ trong sử dụng còn là cơ sở để lĩnh hội từ khi từ lần đầu tiên được dùng theo một nghĩa mới. Trong giao tiếp, nhiều từ được dùng một cách sáng tạo, mới mẻ, theo nghĩa chuyển đổi mới. Dựa vào mối quan hệ với nghĩa gốc, chúng ta sẽ có cơ sở để lĩnh hội mà không cần tra từ điển. Chính mối liên hệ này đảm bảo cho việc dùng từ theo nghĩa mới được chuyển đổi, cho việc lĩnh hội cách dùng mới của từ và cho việc nhận xét, bình giá sự sáng tạo, mới mẻ trong cách dùng từ.

Ví dụ: Khoảng hói trước khung thành.

[Lời tường thuật một trận đấu bóng đá]

 Từ hói vốn chỉ có nghĩa gốc là “bị rụng nhiều hoặc gần hết tóc, làm trơn nhẵn vùng trên trán và đỉnh đầu” [hói trán, hói đầu].

 Ở đây, từ hói được dùng với nghĩa chuyển đổi để chỉ khoảng sân bãi trước mỗi khung thành bị trơ đất ra, cỏ không mọc được do các cầu thủ vận động thường xuyên và mạnh.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 6

trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích0.84 Mb.
#3311

3.2.3. Đúng về đặc điểm ngữ pháp

a. Đúng với khả năng kết hợp của từ

- Nghĩa của từ quy định khả năng kết hợp của chính nó.

Ví dụ 1: cỏ chết, trâu bò chết, xe chết máy, tên cướp đã chết... [+]

cỏ hi sinh, trâu bò hi sinh, tên cướp đã hi sinh... [-]

 vì hi sinh là từ được dùng để chỉ cho những cái chết của con người vì việc nghĩa.

Ví dụ 2:  rất cao, hơi lùn, đen quá, hơi trắng, đỏ quá... [+]

 vì cao, lùn, đen, trắng, đỏ là những tính từ chỉ đặc trưng, tính chất so sánh được về độ.

 rất cao kều, hơi lùn tịt, đen sì quá, hơi trắng lốp, đỏ lòm quá... [-]

 vì cao kều, lùn tịt, đen sì, trắng lốp, đỏ lòm là những tính từ chỉ đặc trưng, tính chất ở mức độ tuyệt đối, cá biệt hóa không so sánh được.

Ví dụ 3: Các bông cúc trở nên tưng bừng nhảy múa dưới ánh nắng chói chang của mặt trời.

 Sau động từ trở nên chỉ có thể là tính từ chỉ kết quả biến hóa [trở nên đẹp hơn] chứ không thể là cụm động từ tưng bừng nhảy múa.

 Sửa:

 Các bông cúc trở nên tươi đẹp hơn dưới ánh nắng chói chang của mặt trời.

 Các bông cúc trở nên sinh động hơn dưới ánh nắng chói chang của mặt trời.

Ví dụ 4: Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây thiệt hại cho mùa màng [sai: lượng mưa không thể kéo dài].

Sửa: Do mùa mưa năm nay kéo dài nên đã gây thiệt hại cho mùa màng.

Do lượng mưa năm nay nhiều nên đã gây thiệt hại cho mùa màng.

b. Đúng với hệ thống, đúng với câu văn, mạch diễn đạt

- Các từ khi được dùng trong câu, trong văn bản, luôn luôn có mối quan hệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Chúng nằm trong các mối quan hệ với những từ đi trước và những từ đi sau. Các mối quan hệ này có thể có cơ sở ngay trong bản chất ngữ nghĩa – ngữ pháp của mỗi từ và nó được thể hiện ra bằng sự kết hợp của các từ.

Ví dụ 1: “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”. [Hồ Chí Minh]

 Ở câu đầu, từ cho có quan hệ kết hợp với hai cụm từ đi sau là các nhà tư sản ta và ngóc đầu lên. Ở đây không thể thiếu cụm từ thứ hai vì nếu như thế thì câu sẽ mang ý nghĩa khác.

 Ở câu hai, từ bóc lột cũng có quan hệ kết hợp với hai cụm từ đi sau là công nhân ta và một cách vô cùng tàn nhẫn. Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp mà một trong hai cụm từ này [thậm chí cả hai] có thể vắng mặt. Điều đó là do bản chất ngữ nghĩa – ngữ pháp khác nhau của hai từ bóc lột và cho.

Ví dụ 2: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được Khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

 Đây là câu bị động, các từ ngữ trong câu không phù hợp về quan hệ kết hợp. Chỉ có thể viết: bệnh nhân được điều trị. Không thể viết: bệnh nhân được pha chế.

 Sửa: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được Khoa Dược tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do Khoa pha chế.

- Khi xuất hiện trong câu, từ không phải là những đơn vị rời rạc được sắp xếp cạnh nhau một cách máy móc, mà ngược lại, từ được sắp xếp trong một chỉnh thể, mỗi một từ đều có sự tương hổ làm rõ cho nhau.

Ví dụ: Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

[Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du]

 Yếu tố ngữ âm của các từ láy được gạch dưới góp phần cộng hưởng cho cái không khí náo nức, vui tươi của buổi sáng mở đầu lễ hội.

3.2.4. Dùng từ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản

Mỗi phong cách ngôn ngữ văn bản đòi hỏi và cho phép việc dùng những nhóm từ nhất định, tức là từ trong mỗi phong cách văn bản mang những đặc điểm nhất định.

- Văn bản khoa học: thuật ngữ khoa học xuất hiện với tần số cao, từ ngữ mang tính trừu tượng, đơn nghĩa, chính xác, trung hòa về sắc thái biểu cảm; không sử dụng các từ ngữ biểu thị tình thái chủ quan [ôi, chao, hỡi, à, ư, nhỉ...], không dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không sử dụng các biện pháp tu từ [nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ...].

- Văn bản chính luận: thường sử dụng lớp từ ngữ biểu thị các khái niệm chính trị xã hội, từ ngữ mang màu sắc trang trọng, khách quan, có tính thuyết phục cao, có sử dụng các biện pháp tu từ [ẩn dụ, hoán dụ, so sánh].

- Văn bản văn chương: sử dụng mọi biến thể của từ ngữ, khai thác tối đa tính đa nghĩa của từ và các biện pháp tu từ. Trong văn bản văn chương, các từ chuyển nghĩa được sử dụng rất phổ biến. Những trường hợp dùng từ với nghĩa lâm thời cũng được khuyến khích sử dụng và nó được xem là sự sáng tạo của nhà nghệ sỹ.

- Văn bản báo chí: thường sử dụng từ ngữ có tính đại chúng, sử dụng những kết hợp từ ngữ mới lạ để thu hút sự chú ý của độc giả.

- Văn bản hành chính – công vụ: thường sử dụng từ ngữ ngắn gọn, dùng lớp từ ngữ hành chính, mang tính trang trọng, khách quan, khuôn sáo, từ ngữ đơn nghĩa; không sử dụng các từ ngữ biểu thị tình thái chủ quan, từ ngữ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ.

3.3. NHỮNG LỖI DÙNG TỪ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA

3.3.1. Dùng từ sai vỏ ngữ âm

- Các lỗi này liên quan đến các lỗi về chính tả, viết sai hay đọc sai đều có thể làm người nghe, người đọc không hiểu hoặc hiểu sai từ ngữ đó.

Ví dụ: Đúng âm Không đúng âm

Xán lạn sáng lạng

[tươi sáng, đẹp đẽ] [vô nghĩa]

- Nguyên nhân: không hiểu chính xác nghĩa của từ, không phân biệt được các từ gần âm nhưng khác nghĩa, không nhớ hoặc không phân biệt được âm thanh và hình thức cấu tạo của từ. Dùng từ sai âm cũng có thể do thói quen phát âm tiếng địa phương. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc tìm hiểu tiếng Việt, người sử dụng ngôn ngữ còn cần phải tăng cường giao tiếp tiếng Việt đa lĩnh vực [đối thoại, nghe radio, ti vi, đọc sách báo…]

Ví dụ 1: Ông quyết tâm đem hết tài lực, chí lực ra để cứu nước cứu dân.

 Sai: nhầm lẫn các từ gần âm chí lực và trí lực.

 Sửa: thay từ chí lực bằng từ trí lực.

 Ông quyết tâm đem hết tài lực, trí lực ra để cứu nước cứu dân.

Ví dụ 2: Đến khi ra pháp trường, anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

 Sai: từ chót lọt dùng không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo.

Trong tiếng Việt, không có từ chót lọt, chỉ có một số từ như sau:

 Chót: phần ở điểm giới hạn, đến đó là hết, là chấm dứt [màn chót của vở kịch, tin giờ chót...].

 Trót: lỡ làm hoặc lỡ để xảy ra một việc không hay, sau đó thấy ân hận [trót đánh vỡ cái chén, trót hẹn vào sáng nay...].

 Trót lọt: tiến hành xong một công việc sau khi đã trải qua khó khăn, cản trở [chuyến hàng đã chuyển đến nơi trót lọt...].

 Sửa: Đến khi ra pháp trường, anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót.

- Cách sửa:

+ Phải luôn có ý thức kiểm tra, sửa chữa.

+ Thường xuyên tra từ điển và ghi nhớ cách sửa lỗi chính tả.

3.3.2. Dùng từ sai do không hiểu nghĩa

a. Không chính xác về nội dung ý nghĩa cơ bản của từ

Ví dụ 1: Dù nhà trường đã có quy định gửi xe ở cổng song vẫn có nhiều sinh viên hiên ngang chạy xe vào thẳng kí túc xá.

 Sai: Ở câu này, ta thấy thái độ bất chấp quy định của nhà trường không thể coi là hiên ngang [tỏ ta đường hoàng, tự tin, không chịu cúi đầu khuất phục trước sự đe dọa].

 Sửa: từ dùng thích hợp là ngang nhiên [tỏ ra bất chấp mọi quyền lực, quy định, cứ làm theo ý mình, không chút e sợ].

 Dù nhà trường đã có quy định gửi xe ở cổng song vẫn có nhiều sinh viên ngang nhiên chạy xe vào thẳng kí túc xá.

Ví dụ 2: Sau khi vợ mất được sáu năm, ông tái giá với một nữ đồng nghiệp.

 Sai: Người viết đã dùng sai từ tái giá một cách “hồn nhiên” vì không hiểu đúng ý nghĩa của từ và cách dùng. Từ này chỉ dùng cho nữ giới, không dùng cho nam giới.

 Sửa: thay từ tái giá bằng từ tục huyền.

 Sau khi vợ mất được sáu năm, ông tục huyền với một nữ đồng nghiệp.

b. Không đúng về nghĩa biểu thái

Ví dụ: Dưới đầm lầy, những chú cá sấu đang nhe răng như chực đớp lấy bàn tay của những người chèo thuyền.

 Từ chú được dùng để gọi các con vật một cách thân thiện, âu yếm, khi chúng hoàn toàn vô hại với con người, còn khi chúng đang trong tư thế tấn công thì nét nghĩa biểu thị thái độ tình cảm âu yếm trở nên không phù hợp.

 Sửa: thay từ chú bằng từ con.

 Dưới đầm lầy, những con cá sấu đang nhe răng như chực đớp lấy bàn tay của những người chèo thuyền.

3.3.3. Dùng từ sai về mặt ngữ pháp

a. Thừa từ hoặc thiếu từ

Ví dụ 1: Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm.

 Sai: thiếu từ vì.

 Sửa: Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm.

Ví dụ 2: Qua hai bảng trên cho ta thấy số bệnh nhân khám và điều trị tại nhà chiếm trên 50%.

 Sai: thừa từ qua hoặc từ cho.

 Sửa: bỏ đi một trong hai từ này.

 Hai bảng trên cho ta thấy số bệnh nhân khám và điều trị tại nhà chiếm trên 50%.

Qua hai bảng trên, ta thấy số bệnh nhân khám và điều trị tại nhà chiếm trên 50%.

Ví dụ 2: Tránh dùng thừa từ trong một số trường hợp sau: thắng cảnh đẹp, bổ sung thêm, đặc trưng riêng, tác phẩm tuyệt tác, kiên trì giữ vững lập trường…; nhân dân ta phải đương đầu chống lại với kẻ thù hung bạo nhất…

b. Từ không đúng với đặc điểm từ loại của nó

Ví dụ 1: Ở cơ quan tôi, anh ấy là người rất là năng lực.

 Sai: từ năng lực là danh từ nên không thể kết hợp với phụ từ chỉ mức độ rất là.

 Sửa: Ở cơ quan tôi, anh ấy là người rất có năng lực.

Ví dụ 2: Hình tượng anh bộ đội trong truyện mang những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

 Sai: Nhân văn là một tính từ với nghĩa “thuộc về văn hóa của loài người” nên không thể kết hợp tốt đẹp của nhân văn.

 Sửa: Hình tượng anh bộ đội trong truyện mang những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân loại.

c. Không phân biệt đúng đặc điểm kết hợp khác nhau của các từ khi chúng có quan hệ đến một thành phần chung

Ví dụ: Chúng tôi chúc mừng và tự hào chiến công của các anh.

 Sai: từ tự hào không thể kết hợp trực tiếp được với từ chiến công [từ chúc mừng thì được].

 Sửa: thêm từ về vào sau từ tự hào.

 Chúng tôi chúc mừng và tự hào về chiến công của các anh.

3.3.4. Dùng từ không hệ thống

- Khi dùng từ, người viết cần chú ý đến sự thống nhất của các từ ngữ về trường nghĩa, về phong cách văn bản, về sắc thái chuyên môn, nghề nghiệp, về sắc thái địa phương hay sắc thái lịch sử... Từ ngữ trong câu, trong văn bản đều có mối quan hệ trong một hệ thống nhất định, chệch khỏi hệ thống, nhiều khi dẫn đến phạm lỗi.

Ví dụ: Họ thường xuyên đến thư viện để đọc các loại sách báo, tạp chí, tranh ảnh.

 Sai: Ở câu này, ta có thể “đọc” hoặc “xem” sách báo, tạp chí nhưng không thể “đọc” tranh ảnh.

 Sửa: Họ thường xuyên đến thư viện để đọc các loại sách báo, tạp chí và xem các loại tranh ảnh.

3.3.5. Dùng từ sai phong cách

Lỗi này do người viết dùng từ không đúng phong cách ngôn ngữ của văn bản. Thông thường, đây là lỗi đưa các từ khẩu ngữ vào trong văn bản viết [nói như viết] hoặc dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản.

Ví dụ 1: Truyền hình tuy có lợi nhưng đôi khi cũng rất có hại, ăn thua là chúng ta biết sử dụng nó hay không.

 Sai: từ ăn thua thường chỉ được dùng trong giao tiếp hàng ngày, sắc thái biểu cảm suồng sã, không trang trọng. Vì vậy, ở đây nó không thích hợp với phong cách viết.

 Sửa: có thể thay từ ăn thua bằng các tổ hợp từ như quan trọng là, vấn đề là... Viết lại như sau: Truyền hình tuy có lợi nhưngđôi khi cũng rất có hại, vấn đề là chúng ta biết sử dụng nó hay không.

Ví dụ 2: Chúng tôi xin phiền các anh ở Sở giải quyết cho ngay vấn đề nói trên.

 Sai: xin phiền, các anh ở Sở, cho ngay vấn đề nói trên là những từ khẩu ngữ, chỉ dùng trong nói năng thường ngày, không thể dùng trong văn bản hành chính.

 Sửa: thay xin phiền bằng đề nghị; các anh ở Sở bằng Lãnh đạo Sở và các phòng ban chức năng; cho ngay vấn đề nói trên bằng sớm giải quyết vấn đề đã trình bày. Ta viết lại như sau:

Chúng tôi đề nghị Lãnh đạo Sở và các phòng ban chức năng sớm giải quyết vấn đề đã nêu ở trên.

3.3.6. Dùng từ sáo rỗng, quá lời, công thức

Trong khi sử dụng từ ngữ để giao tiếp, để đạt hiệu quả cao hơn, người ta thường nhấn mạnh hoặc trau chuốt từ ngữ. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận sẽ dễ bị rơi vào trường hợp sáo rỗng, công thức hoặc quá lời. Bệnh sáo rỗng, công thức dẫn đến những câu văn “đao to búa lớn” mà chung chung, nghèo nàn. Hậu quả là người nghe, người đọc không tin hoặc có thể nghi ngờ thông tin, cảm xúc của người nói, người viết.

Ví dụ 1: “Anh là một nhà thơ vĩ đại đã viết nên những tác phẩm tuyệt diệu với một nội dung trữ tình sâu sắc, một hình thức nghệ thuật điêu luyện, xứng đáng ở đỉnh cao chói lọi trên văn đàn thơ ca rực rỡ của dân tộc”. Đoạn văn trên chứa đựng rất nhiều tính từ có tính chất so sánh cực đại mà thiếu đi những thực chứng khiến người nghe có cảm giác người viết đang đại ngôn.

Ví dụ 2: Cám ơn chiến tranh! Nhờ chiến tranh, chúng ta mới có những anh hùng!

 Ở câu thứ nhất, người đọc sẽ cảm nhận được cách dùng từ sáo rỗng ở chỗ: đối với mỗi con người bình thường, chiến tranh là điều không ai mong muốn. Và một điều chắc chắn là cũng chẳng ai mong bản thân mình, người thân, đồng bào hi sinh sinh mạng để được tôn vinh là anh hùng. Câu nói trên có thể làm người ta hiểu là người viết rất thích, rất muốn, thậm chí là rất biết ơn chiến tranh.

 Trong trường hợp này, chúng ta không thể nêu ra một cách sửa vừa đảm bảo từ dùng chính xác, vừa trung thành với ý ban đầu của người viết.
Chương 4

LUYỆN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ


4.1. NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

4.1.1. Chữ cái

- Chữ viết tiếng Việt hiện đại [chữ quốc ngữ] thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị [mỗi âm vị được ghi bằng một chữ cái] trên cơ sở sử dụng hệ thống chữ cái Latin. Chữ viết tiếng Việt gồm các chữ cái sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư v, x, y và bổ sung thêm 4 mẫu tự f, j, w, z

- Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên chữ viết tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng.

4.1.2. Chính tả

a. Khái niệm chính tả

- Chính tả là việc viết đúng chữ viết theo chuẩn mực: viết đúng các âm, các thanh trong âm tiết, viết hoa, viết các chữ số, viết các từ ngữ mượn từ tiếng nước ngoài.

- Chính tả phải dựa trên chuẩn mực về ngữ âm và theo những quy tắc trong một hệ thống chữ viết.

b. Đặc điểm chính tả tiếng Việt

- Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các đơn vị âm tiết [tiếng] được tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói, vì thế, khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được tách rời, cách biệt nhau.

- Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ, phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính [hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi] của âm tiết.

+ Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt: rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau:

Thanh điệu
Phụ âm đầu Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối

Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu tạo của bất kì âm tiết nào.

+ Cách xác định kí hiệu ghi âm chính trong chữ: đặt chữ vào khuôn âm tiết.

Ví dụ:


Chữ


Phụ âm đầu


Vần

Thanh điệu


Âm đệm Âm chính Âm cuối

à

A

huyền

án

A

N

sắc

oản

O

A

N

hỏi

toàn

T

O

A

N

huyền

quên

Q

U

Ê

N

ngang

nghĩa

NGH

IA

ngã

ngoại

NG

O

A

I

nặng

c. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt

c1. Nguyên tắc ngữ âm

- Chữ viết phải theo đúng chuẩn ngữ âm. Trường hợp bị xem là sai chính tả là khi ta viết theo cách phát âm địa phương hoặc viết theo cách phát âm cá nhân.

- Phải viết chữ theo những quy tắc chung của chữ Việt hiện nay vì đó là những quy tắc được hình thành theo sự kết hợp các âm, các thanh hoặc các chữ cái.

c2. Nguyên tắc ngữ nghĩa

- Chữ viết tiếng Việt không theo nguyên tắc ghi ý, không phụ thuộc vào ý nghĩa của từng từ hay từng tiếng mà tùy thuộc vào thành phần âm thanh của từ ngữ.

- Tuy nhiên, khi cần xác định chính tả ở những trường hợp mà hai hoặc nhiều khả năng đều có thể chấp nhận về ngữ âm và chữ viết, ta có thể căn cứ vào ý nghĩa của từ hay tiếng cần biểu đạt mà quyết định.

 căn cứ để định đoạt cách viết cho đúng ở những trường hợp trên chính là nguyên tắc ngữ nghĩa.

Ví dụ: hươu – con hươu [một loài động vật].

hưu – nghỉ hưu [thời kì được nghỉ làm việc do tuổi cao, sức yếu].

4.2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

4.2.1. Quy định viết các âm tiết tiếng Việt

Viết đúng cách viết chính tả hiện hành [về cơ bản, theo như trong Từ điển chính tả phổ thông], chú ý các trường hợp viết i hoặc y:

- Trong các âm tiết mở [có phụ âm đầu và i xuất hiện với tư cách là phần vần của âm tiết], viết là i.

Ví dụ: hi vọng, vật lí, kĩ thuật, tâm lí, mĩ học...

- Trường hợp một âm tiết độc lập [i hoặc y với tư cách là một tiếng độc lập], cần phân biệt:

+ Trong các từ Hán Việt, viết là y như: y sĩ, ý nghĩ, ý tứ...

+ Trong các từ thuần Việt, viết là i như: ì ạch, ỉ eo, í a í ới...

- Trong họ, tên người: giữ nguyên cách viết cũ hoặc cách viết theo đề nghị của đương sự [nếu có].

Ví dụ: Nguyễn Dy Niên, Lý Đình...

- Các trường hợp khác: viết như các vần vốn có trong tiếng Việt.

Ví dụ: + viết uy [quý, thuý, tuy...] phân biệt với ui [bùi, cùi, dúi...].

+ viết uyt chứ không viết uit [quýt, quỵt...].

4.2.2. Quy định viết tắt

- Hiện nay, trên sách báo, có hai cách viết tắt:

+ Viết tắt theo từ: là cách viết giữ lại chữ cái đầu tiên trong âm tiết thứ nhất của mỗi từ, các chữ còn lại bị lược bỏ.

Ví dụ: Kiểm tra chất lượng sản phẩm [KCS]...

 Cách viết tắt này lược bỏ nhiều chữ cái, khó phục hồi nguyên dạng khi đọc nên không phổ biến.

+ Viết tắt theo âm tiết: là cách viết giữ lại chữ cái thứ nhất của mỗi âm tiết, các chữ cái còn lại bị lược bỏ.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân [UBND], Đại học Sư phạm [ĐHSP]...

 cách viết tắt này rất phổ biến.

 Lưu ý:

Khi viết tắt, ta cần chú ý đến mấy điểm sau:

- Phải dùng mẫu tự in hoa, trừ chữ cái viết phụ.

Ví dụ: TT [Tổng thống], Ttg [Thủ tướng]...

- Sau chữ cái viết tắt không dùng dấu chấm, trừ trường hợp chữ viết tắt chỉ có một chữ cái hay chữ viết tắt họ tên người.

Ví dụ: Ô. [Ông], Q. [Quyền], M. Gorky...

- Không viết tắt tên gọi xuất hiện lần đầu trong văn bản mà phải viết dạng đầy đủ và ghi chú chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Từ lần xuất hiện thứ hai trở đi, ta mới viết tắt.

4.2.3. Quy định viết ngày, tháng, năm

- Viết ngày, tháng, năm trong văn bản hành chính: ngày từ 1 đến 9, tháng 1 và 2, phải thêm số “0” vào trước.

- Ghi ngày, tháng, năm ban hành văn bản: ghi rõ các chữ ngày, tháng, năm; không được viết tắt bằng dấu gạch nối hoặc gạch xiên.

Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 03 năm 2010.

- Những trường hợp còn lại: có thể viết tắt các chữ ngày, tháng, năm bằng dấu gạch nối hoặc gạch xiên.

Ví dụ: ngày 05 – 09 – 2007; ngày 05/ 09/ 2007; …

4.2.4. Quy định viết hoa tên riêng Việt Nam

a. Tên người

Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ta có các trường hợp sau:

- Tên người thông thường [bao gồm cả tên hiệu, tên tự, bút danh...]:

Ví dụ: Trần Phú, Nguyễn Đình Chiểu, Hữu Thỉnh, Tố Như...

- Tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung [đế, vương, tông, tổ, hầu, tử, phu tử...] kết hợp với danh từ riêng:

Ví dụ: Hưng Đạo Vương, Mai Hắc Đế, La Sơn Phu tử...

- Tên người cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung [ông, bà, thánh, nghè, cử, tú, đồ, đề, đội...] với bộ phận tên gọi cụ thể:

Ví dụ: Ông Gióng, Tú Xương, Đồ Chiểu...

- Tên các nhân vật trong tác phẩm văn học:

Ví dụ: Chí Phèo, Phương Định, Nhĩ...

- Tên dân gian thường gọi hoặc suy tôn đối với một nhân vật nổi tiếng:

Ví dụ: Bà Chúa Thơ Nôm, Bà Huyện Thanh Quan, Ông Già Bến Ngự...

- Tên người một số dân tộc thiểu số trong nước nếu được phiên âm thì viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên, giữa các âm tiết có thể dùng dấu gạch nối: Y Ngông – Niê Kđăm, Y’Bí A-lê-ô…

- Tên người nước ngoài:

+ Phiên âm qua Hán – Việt thì viết như tên người Việt Nam. Ví dụ: Đỗ Phủ, Lỗ Tấn, Mao Trạch Đông…

+ Phiên âm qua tiếng Việt thì cách viết như viết tên người dân tộc thiểu số: Valađimia I-Lích-Lê-Nin, Phiđen Cat-xtơ-rô…

b. Tên địa lí

Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ta có các trường hợp sau:

- Tên địa lí thông thường:

Ví dụ: Hà Nội, Sa Pa, Cần Thơ...

 Lưu ý các trường hợp:

+ Các từ chỉ đơn vị hành chính đi kèm theo tên riêng thì viết thường.

Ví dụ: xã [Trung Văn], thành phố [Hải Phòng]...

+ Riêng thành phố mang tên Hồ Chí Minh thì viết là Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tên địa lí được cấu tạo bằng danh từ chỉ hướng kết hợp với danh từ riêng:

Ví dụ: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Vàm Cỏ Đông...

- Tên địa lí chỉ vùng miền, khu vực nhất định, được cấu tạo bằng từ chỉ hướng kết hợp với từ chỉ hướng khác hoặc một danh từ chung nào đó:

Ví dụ: Tây Bắc, Nam Bộ, Đàng Trong, Đàng Ngoài...

 Lưu ý:

Ngoài trường hợp trên, các danh từ chỉ hướng bắc, nam, đông, tây thì không viết hoa.

Ví dụ: Đi theo hướng tây.

Vợ hiền hòa, nhà hướng nam.

- Các tên địa lí được cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ chung [sông, núi, hồ, bến, cầu, đảo, đèo...] với danh từ riêng [thường có một âm tiết] có kết cấu chặt hoặc đã trở thành một đơn vị hành chính:

Ví dụ: Hồ Gươm, Vàm Cỏ, Vũng Tàu...

 Lưu ý:

+ Ngoài các trường hợp tương tự như trên, các danh từ như sông, núi, hồ, bến, cầu, đảo, đèo... đi kèm tên địa lí đều viết thường.

Ví dụ: sông [Hồng], núi [Tản Viên], bến [Nhà Rồng], châu [Á]...

+ Một số từ vốn là tên địa lí, nếu đã mất tính chất tên riêng trở thành tên chung chỉ chủng loại thì không viết hoa.

Ví dụ: Tên riêng Tên chung chỉ chủng loại

vua Xiêm vịt xiêm, dừa xiêm, chuối xiêm...

châu Phi cá trê phi, cá rô phi...

người Tàu mực tàu, gà tàu, miếu tàu, bún tàu...

c. Tên dân tộc

Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Kinh, Tày...

d. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc thiểu số Việt Nam có cấu tạo từ đa âm tiết [các âm tiết đọc liền nhau]

Viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ: Ê-đê, Chư-pa, Tà-ôi, Ba-na...

e. Tên cơ quan, đoàn thể tổ chức Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.

Ví dụ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sài Gòn, Trung tâm Khoa học – Công nghệ sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục...

f. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật, được dùng làm tên riêng của nhân vật

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

Ví dụ: [chú] Chuột, [bác] Nồi Đồng, [cô] Chổi Rơm, [ông] Mặt Trời, [chị] Mây Trắng...

g. Các trường hợp khác

- Tên các tôn giáo, các dòng, phái tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Tin Lành, Thiên Chúa, Cao Đài, Bà La Môn...

- Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Canh Tí, Giáp Dần, Mậu Thân...

- Tên của các ngày tết trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: [tết] Trung thu, [tết] Nguyên đán...

 Lưu ý:

Ta chỉ viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể.

Ví dụ: Sinh nhật của Thịnh vào đúng ngày 30 Tết.

- Các danh hiệu để tôn vinh, các huân chương, huy chương: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất của các bộ phận tạo thành tên riêng và viết hoa các từ ghi thứ hạng.

Ví dụ: Nhà giáo Nhân dân, Huy chương Kháng chiến hạng Nhất...

 Lưu ý:

Các trường hợp không có nghĩa như trên thì không viết hoa.

Ví dụ: Nhiều cán bộ đã được tặng thưởng huy chương.

- Tên những sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất, trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ cái đầu của nó.

Ví dụ: Cách mạng tháng Mười, Cách mạng tháng Tám...

- Tên các thời kì lịch sử, các phong trào, trào lưu có ý nghĩa quan trọng: Viết hoa chữ cái đầu tiên của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: [thời kì] Phục hưng, [phong trào] Thơ mới...

- Tên các chức vụ: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất của các bộ phận tạo thành.

Ví dụ: Tổng thống, Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Tổng biên tập...

- Tên các chức quan ngày xưa: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: Hào trưởng, Thái sư, Tể tướng, Tư đồ...

- Tước vị hoặc từ chỉ địa vị xã hội thời phong kiến đi kèm theo tên người hay dùng để thay thế một người cụ thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: Công chúa Ngọc Hân.

 Lưu ý:

Trường hợp không đi kèm tên người hoặc không chỉ một người cụ thể thì không viết hoa.

Ví dụ: Xưa, ở nước Anh, nhà vua sinh hạ được hai công chúa.

- Tên các kì thi thời phong kiến: Viết hoa chữ cái đầu.

Ví dụ: [thi] Hương, [thi] Hội, [thi] Đình...

- Tên học vị thời phong kiến: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: Bảng nhãn, Thám hoa, Trạng nguyên...

- Tên học vị, học hàm: Viết hoa chữ cái đầu khi biểu thị sự tôn trọng [gắn liền với chức vụ, cá nhân cụ thể].

Ví dụ: Giáo sư Hoàng Như Mai, Tiến sĩ Đoàn Hương...

 Lưu ý:

Ta không viết hoa trong các trường hợp khác.

Ví dụ: 20 người có học hàm giáo sư.

- Tên tác phẩm, văn bản, các tiêu đề, chương, mục:

+ Đối với tên tác phẩm, văn bản, ta chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên gọi và cả tên gọi phải đặt trong ngoặc kép.

Ví dụ: “Người mẹ cầm súng”, “Tây tiến”, “Bến không chồng”...

+ Trường hợp tác phẩm do tên người, địa danh chuyển hóa tạo nên hay có chứa tên riêng thì các tên riêng phải được viết hoa như quy định.

Ví dụ: Lão Hạc, Hòn Đất, Rừng U Minh,…

- Tên các tờ báo, tạp chí, tập san, chuyên san: Viết hoa chữ cái đầu của các bộ phận tạo thành [nếu có tên riêng thì viết theo quy tắc viết tên riêng].

Ví dụ: [báo] Thanh niên, [báo] Phụ nữ Việt Nam, [tạp chí] Toán học và Tuổi trẻ…

- Tên các luật: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết đầu của mỗi bộ phận tạo thành.

Ví dụ: Luật Giáo dục, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia Đình...

- Tên các niên đại, các ngành, các lớp động, thực vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: [đại] Cổ sinh, [kỉ] Đệ tứ, [bộ] Thân giáp...

- Các từ chỉ hành tinh [dùng như một thuật ngữ khoa học]: Viết hoa các chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Trái Đất, Sao Hôm, Mặt Trăng...

 Lưu y:

Các trường hợp không có ý nghĩa như trên thì không viết hoa.

Ví dụ: Tia nắng mặt trời chiếu qua cửa sổ.

Ánh trăng chênh chếch.

- Tên chỉ ngành, cấp học, bậc học: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: [ngành] Giáo dục, [trường] Đại học, [bậc] Tiểu học...

- Tên các môn học, phân môn: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: [môn] Toán, [môn] Tiếng Việt, [môn] Lịch sử...

 Lưu y:

Các trường hợp không có ý nghĩa như trên thì không viết hoa.

Ví dụ: chính tả tiếng Việt, phương pháp toán trong Sinh học...

4.2.5. Quy định viết hoa tên riêng nước ngoài

a. Tên người, tên địa lí

- Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

Ví dụ: Mao Trạch Đông, La Quán Trung, Tào Tuyết Cần... [tên thông thường].

Đông Nam Á, Bắc Mĩ, Tây Âu... [tên riêng kết hợp với danh từ chỉ hướng, vị trí để tạo thành địa danh].

- Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt [phiên âm trực tiếp, sát cách đọc]: Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết [dấu gạch nối được viết sát vào hai chữ cái trước và sau nó, không có dấu cách].

Ví dụ: In-đô-nê-xi-a, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, An-be Anh-xtanh, Mát-xcơ-va...

 Lưu y:

Một số tên riêng, tùy từng trường hợp, có thể dùng một trong hai cách trên.

Ví dụ: đội tuyển bóng đá I-ta-li-a, trục quân sự Đức – Ý – Nhật...

b. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài

- Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, đoàn thể Việt Nam [phần tên người, tên địa lí viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài].

Ví dụ: Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp...

- Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tùy từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc tên nguyên dạng không viết tắt [sau lần viết tắt đầu].

Ví dụ: WB [Ngân hàng thế giới], WB [World Bank]...

4.3. LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA

Có ba loại lỗi chính tả cơ bản, đó là sai về nguyên tắc chính tả hiện hành, sai cách phát âm chuẩn và sai vì không phân biệt được nghĩa của từ.

4.3.1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành

- Đây là loại lỗi do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt [đã trình bày ở mục II].

- Để khắc phục loại lỗi này, ta chỉ cần ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm và nguyên tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của chữ Việt. Đặc biệt, ta nên căn cứ vào các quy định sau:

a. Quy định về việc viết phụ âm, nguyên âm

- Viết âm/ k/ theo quy định:

+ bằng chữ k khi đi trước các nguyên âm hẹp e, ê, i.

Ví dụ: kiến, kẻng, kềnh...

+ bằng chữ c khi đi trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua. Ví dụ: con, cổng, cân...

+ bằng q khi đi trước âm đệm u.

Ví dụ: quan, quyên, quăng...

- Viết âm / / và âm / / theo quy định:

+ là g và ng khi đi trước các âm a, ă, â, o ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua.

Ví dụ: gà, gắng, nga, ngô...

+ là gh và ngh khi đi trước các nguyên âm i, e, ê, iê, ia.

Ví dụ: ghi, ghế, nghĩa, nghiên...

- Viết âm / u/ theo quy định:

+ bằng chữ u khi phụ âm đầu là q.

Ví dụ: quen, quốc, quân...

+ bằng chữ u khi đi trước các nguyên âm â, ê, y, ya, yê.

Ví dụ: huynh, khuya, huân, huê...

+ bằng o khi đi trước các nguyên âm a, ă, e.

Ví dụ: hoa, toét, khoăn...

- Viết nguyên âm đôi /ie/ theo quy định:

+ là iê khi âm tiết có âm đầu, âm cuối nhưng không có âm đệm.

Ví dụ: chiên, tiết, tiếng...

+ là ye khi âm tiết có thể không có âm đầu, âm đệm nhưng có âm cuối.

Ví dụ: yên, yết, chuyện...

+ là ia khi âm tiết không có âm đệm và âm cuối.

Ví dụ: tia, mía, chia...

+ là ya khi âm tiết không có âm cuối nhưng có âm đệm và âm đầu.

Ví dụ: khuya.

- Viết ngyên âm đôi /uo/ theo quy định:

+ là uo khi có âm cuối.

Ví dụ: tuổi, chuột, buồng...

+ là ua khi không có âm cuối.

Ví dụ: chùa, mua, thua...

- Viết nguyên âm đôi / / theo quy định:

+ là ươ khi có âm cuối.

Ví dụ: cưới, mượn, ưỡn ngực...

+ là ưa khi không có âm cuối.

Ví dụ: mưa, vừa, chứa...

b. Quy định về dấu thanh

- Khi âm chính là một nguyên âm đơn: dấu thanh phải đánh đúng chữ cái ghi âm chính [ở trên hoặc ở dưới].

Ví dụ: toàn, toạn, toản, toán...

- Khi âm chính là nguyên âm đôi thì:

+ Dấu thanh đánh ở chữ cái thứ nhất nếu âm tiết không có âm cuối.

Ví dụ: lúa, mía, nữa...

+ Dấu thanh đánh ở chữ cái thứ hai nếu có âm cuối.

Ví dụ: muốn, hưởng, luyện...

 Lưu ý:

Các trường hợp dấu thanh đánh không đúng các quy định trên đều sai chính tả.

Ví dụ: qũy, múôn, hửơng...

4.3.2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn

- Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả tiếng Việt về căn bản là một chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất giữ vai trò chủ đạo, nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng. Điều này tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba “giọng” nói khác nhau: “giọng” miền Bắc, “giọng” miền Trung, “giọng” miền Nam, tương ứng với ba vùng phương ngữ theo cách chia tách của các nhà nghiên cứu là phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ.

- Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Có thể quy những lỗi này về ba dạng chủ yếu sau: viết sai phụ âm đầu, viết sai phần vần [kèm âm cuối], viết sai thanh điệu.

a. Viết sai âm đầu

LỖI



CÁCH SỬA

Kết hợp âm đệm

Láy âm

Từ vựng

1. Do không phân biệt L và N

- L đứng trước âm đệm. Theo thống kê, các vần có âm đệm trong tiếng Việt là: oa, oă, uâ, oe, uê, uy [lòa xòa, loắt choắt, lí luận, lóe sáng...].

- N thì không, trừ chữ noãn [nghĩa là trứng] trong noãn cầu, noãn sào.



- Trong từ láy phụ âm đầu, L thường chỉ láy với L [long lanh], tương tự N chỉ láy với N [náo nức].

- Ở từ láy bộ phận, L láy với nhiều phụ âm khác như:

+ L – B: lắp bắp, lõm bõm, lạch bạch...

+ L – C/ K/ Q: la cà, lỉnh kỉnh, luẩn quẩn...

+ L – D/ Đ: lim dim, lờ đờ, lục đục...

+ L – H: lúi húi, loay hoay...

+ L – M: lơ mơ, liên miên, lan man...

+ L – X: lao xao, lăng xăng, lèo xèo...

+ L – T: le te, lon ton, lung tung...

+ L – R: lai rai, lâm râm...

+ L – V: lởn vởn, lảng vảng, lặt vặt...

+ L – CH: lanh chanh, loắt choắt...

+ L – KH: lom khom, lọm khọm, lụ khụ...

+ L – NH: lải nhải, lí nhí, lăng nhăng...

+ L – NG: lơ ngơ, lêu nghêu, loằng ngoằng...

Trong khi đó, N chỉ láy với một số phụ âm:

+ KH – N: khúm núm...

+ GI – N: gieo neo, gian nan, giãy nảy...



Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu bằng NH thì viết âm đầu là L: nhài – lài, nhỡ – lỡ, nhầm – lầm, nhố nhăng – lố lăng, nhem nhuốc – lem luốc, nhoáng – loáng...

2. Do không phân biệt TRCH

TR không kết hợp âm đệm oa, oă, oe, uê [không viết loắt troắt, non troẹt].

- Từ láy phụ âm đầu phần lớn là CH, trong khi đó TR láy rất ít, có thể thống kê như sau: có nghĩa là trơ [trơ trụi], có nghĩa chậm trễ [trù trừ...], nghĩa khác [trối trăng, tròn trịa...].

- Trường hợp láy vần, TR láy rất ít [trót lọt, trọc lóc, trụi lũi, trẹt lét], còn lại đều viết CH phối hợp với các âm đầu khác với 2 vị trí sau:

+ Ở vị trí thứ nhất:

 CH – B: chơi bời, chèo bẻo, chẹp bẹp...

 CH – L: cheo leo, chìm lỉm, chói lọi...

 CH – M: chếch mếch, chào mào...

 CH – R: chộn rộn, chàng ràng...

 CH – V: chờn vờn, chơi vơi...

 CH – âm đầu ZÊ-RÔ: chình ình, chàng àng, chềnh ềnh...

+ Ở vị trí thứ hai: loắt choắt, lã chã, lởm chởm, lanh chanh, lỗ chỗ, lỏng chỏng...



- Các từ chỉ quan hệ thân thuộc viết bằng CH: cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chít, chút...

- Từ chỉ đồ dùng trong nhà thường viết bằng CH: chăn, chiếu, chõng, chày, chổi, chĩnh, chậu, chum, chạn... trừ cái tráp.

- Từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định thường viết bằng CH: chẳng, chưa.

- Từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết là TR: trên, trong.

- Các từ đồng nghĩa với các từ mở đầu bằng GI thì đều viết bắt đầu bằng TR: tranh – giành, trai – giai, trầu – giầu, trời – giời, trăng – giăng...

- Các từ Hán Việt mang dấu nặng hoặc dấu huyền đều viết với TR: trịnh trọng, giá trị, vũ trụ, truyền thống, phong trào, trần thế, trụy lạc, trạm xá, trầm tích, trường hợp, triệu phú...



3. Do không phân biệt X và S

- S không kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê mà chỉ X mới kết hợp được [cây xoan, vòng xoáy, xoay xở, xuề xòa, xoen xoét...].

- Ngoại lệ: soát trong rà soát, kiểm soát...; soạn trong soạn bài, soạn giáo án...; soán trong soán đoạt, soán ngôi.



- Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là X hoặc là S [xuýt xoa, suýt soát...].

- Từ láy bộ phận vần thường là chữ X [lao xao, lòa xòa trừ lụp xụp – lụp sụp...].



- Tên thức ăn, đồ dùng trong việc ăn uống thường viết X: xôi, xúc xích, lạp xưởng, thịt xá xíu...

- Những từ chỉ hơi đi ra viết X: xì, xẹp...

- Các danh từ còn lại phần lớn viết S:

+ Danh từ chỉ người: ông sư, bà sãi...

+ Danh từ chỉ động và thực vật: cây sen, hoa sứ, con sóc...

+ Danh từ chỉ đồ vật như cái sọt, song cửa, súc vải...

+ Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên: sao, sương, sông...

 Ngoại lệ: chiếc xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, xương, cái túi xách hay cái xắc [từ phiên âm gốc Pháp], bà xơ, cái xô [từ phiên âm gốc Pháp], cái xẻng, mùa xuân... Có thể nhớ phần lớn ngoại lệ này qua câu văn ngộ nghĩnh sau: Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xắc xoài đến xã, đổi xẻng ở xưởng đem về cho trạm xá chữa xương.



4. Do không phân biệt R, D và GI

- R và GI không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, uê, uy, còn D thì có thể [hậu duệ, doanh trại, vô duyên...]. Ngoại lệ roa trong cu-roa – một từ phiên âm gốc Pháp.

- Trong từ Hán Việt, D đi với thanh ngã hoặc nặng [dưỡng dục]; GI đi với thanh hỏi hoặc sắc [giáo, giả]. Các tiếng Hán Việt không viết với R.



- GI, D đều có thể điệp âm đầu [ngoại lệ: giậm dọa].

- GI không láy với L, còn D thì có thể [lai dai, líu díu...].

- Nhiều từ láy thường bắt đầu bằng R:

+ mô phỏng tiếng động, tượng thanh: rì rào, rả rích, réo rắt, răng rắc, rào rào, rầm rập, rúc rích, róc rách, ra rả, rủng rẻng...

+ chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau: run rẩy, rung rinh, rập rình, rón rén, rạo rực, rộn ràng...

+ chỉ sắc thái ánh sáng động, tươi, chói: rần rật, rực rỡ, rạng rỡ, roi rói...



5. Do không phân biệt V và D

Trong các từ láy gợi âm thanh, ta chỉ thấy có âm đầu V [vo ve, vi vu, véo von, văng vẳng, vun vút, vùn vụt...] chứ không có D.

Trong các cặp từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa có sự chuyển đổi các cặp âm đầu sau:

- V – Q: vấn – quấn, vầng – quầng, …

- V – H: vớt – hớt, vẽ – họa, …

- V – B: vái – bái , vận – bận...

- V – M: vụ – mùa, vũ – múa, …

- V – Ph: ve vẩy – phe phẩy, vụt – phụt, …

- D – L: dát – lát, day – lay...

- D – Nh: dơ – nhơ, dịp – nhịp, …

- D – Đ: dĩa – đĩa, dao – đao, …

b. Viết sai vần [kèm âm cuối]

- ưuiu:

+ Vần iu: chỉ có một số từ [líu lưỡi, bĩu môi, địu gạo, ỉu xìu, chịu chơi, chịu đựng...] hoặc chỉ xuất hiện trong từ láy âm [phụng phịu, hắt hiu, dịu dàng, kĩu kịt, chắt chiu, ngượng nghịu...].

+ vần ưu: được dùng chủ yếu hơn [trừu tượng, bưu điện, hưu trí, sưu thuế, cựu sinh viên, trường cửu, nghiên cứu, tả hữu...].

- ươuiêu:

+ Vần ươu: chỉ xuất hiện một cách rất hạn chế [cái bướu, con hươu, con khướu, chai rượu...].

+ Vần iêu: được dùng chủ yếu hơn [hiếu chiến, diễu hành, quan liêu, tiêu thụ, chiếu chỉ, hiệu trưởng, ngân phiếu, tem phiếu...].

- ươiưi:

+ vần ưi: chỉ có ở vài từ [ngửi, hửi, chửi...].

+ vần ươi: được dùng chủ yếu hơn [tươi cười, tươi tắn, cái lưỡi, lưỡi trâu, miệng lưỡi...].

- uôi ui:

+ Từ láy âm không có vần uôi.

+ Từ đơn mang vần ui thường có nghĩa:

 Chỉ hành động hướng xuống dưới: chui, cúi, dúi, chúi...

 Chỉ hành động đẩy tới: xúi, ủi, dùi, chũi...

 Chỉ hành động rút lui: lủi, lùi, lui, lụi...

- iêm im, iếp ip, iêuiu:

+ Từ Hán Việt thường chỉ có các vần iêm, iêp, iêu [chiêm tinh, nhiếp ảnh, chiếm hữu, ưu điểm, siêu thị...].

+ Các từ gốc Việt thường có các vần im, ip, iu [chú thím, hẩm hiu, màu tím, ngượng nghịu, theo kịp...].

- Một số vần có phụ âm cuối là n, t, c, ng, nh, ch:

+ an, at với ang, ac:

 Các từ láy âm mà tiếng gốc đi sau thì có sự phối hợp hai vần anat [san sát, man mát, ran rát, nhàn nhạt...].

 Các từ láy âm mà tiếng gốc đi trước thì tiếng láy đi sau có vần ang [lỡ làng, nhẹ nhàng, muộn màng, phũ phàng...] hoặc vần ac [bàn bạc, xơ xác, đĩnh đạc, nguyệch ngoạc...].

+ Từ láy âm có sự phối hợp các phụ âm cuối n/ t, nh/ ch, ng/ c:

n/ t: vùn vụt, thoăn thoắt, sền sệt, bền bệt, biền biệt...

nh/ ch: bình bịch, thinh thích, khanh khách, trình trịch, chênh chếch, huỳnh huỵch...

ng/ c: răng rắc, dằng dặc, biêng biếc, hồng hộc, bàng bạc...

+ et với ec, eng với en:

 Vần et được dùng chủ yếu hơn [la hét, đường nét, khét lẹt, hạng bét, tái mét, lấm lét...]; vần ec chỉ có vài từ [eng éc, chim kéc, cù léc, khẹc khẹc...].

 Vần eng thường có trong các từ tượng thanh [leng keng, lẻng xẻng, eng éc, xủng xoẻng...]; còn các từ khác thường mang vần en [áo len, then cửa, xen kẽ, chen chúc...].

+ ăn với ăng, ăt với ăc:

 Phần lớn từ Hán Việt có vần ăc [bắc cực, đặc sắc, hải tặc...] mà không có vần ăt.

 Phần lớn từ phiên âm mang vần ăng, ăc [xe tăng, nhà băng, căng tin, ăng ten, đi văng, ắc quy, ga lăng...] mà không mang vần ăn, ăt.

c. Viết sai dấu thanh

- Nguyên nhân là do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã.

- Để khắc phục, ta có thể nhớ hai quy tắc nhỏ sau:

+ Trong các từ láy âm tiếng Việt có quy luật bổng trầm: Trong từ láy có hai tiếng thì cả hai tiếng hoặc đều là bổng hoặc đều là trầm; không có tiếng bổng láy với tiếng trầm và ngược lại. Hệ bổng gồm các thanh không, hỏi, sắc; hệ trầm gồm các thanh huyền, ngã, nặng. Có thể dễ dàng nhớ sự phân bố các thanh trong hai hệ này qua câu lục bát sau:

Chị Huyền mang nặng ngã đau

Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.

Do đó, ta có thể áp dụng mẹo hài thanh trong từ láy: ở các từ láy âm, khi một tiếng mang thanh sắc hoặc thanh không thì tiếng kia viết với thanh hỏi [sắc sảo, hỏi han, vớ vẩn, đắt đỏ, bảnh bao, nhỏ nhen…]; một tiếng mang thanh huyền hoặc thanh nặng thì tiếng kia viết với dấu ngã [đẹp đẽ, buồn bã, nũng nịu, hậu hĩnh, hãi hùng, mĩ miều, ngỡ ngàng...].

 Lưu ý:

Mẹo này có mấy ngoại lệ cần nhớ: vỏn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, bền bỉ, hồ hởi, nông nỗi [nghĩa tương tự nỗi niềm], phỉnh phờ, ve vãn, ễnh ương...

+ Trong các từ Hán Việt, các tiếng bắt đầu bằng một trong các phụ âm m, n, nh, v, l, d, ng [mình nên nhớ viết liền dấu ngã] thì viết dấu ngã [mĩ lệ, thanh nhã, vĩnh viễn, lãnh tụ, dã man, ngôn ngữ, truy nã, nhã nhặn, phụ lão... trừ ngải trong ngải cứu]; còn những từ bắt đầu bằng các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đánh dấu hỏi.

 Lưu y:

Có khoảng trên 20 ngoại lệ trong trường hợp này như các từ sau: kĩ năng, bãi khóa, bĩ cực, phẫu thuật, linh cữu, tống tiễn, thực tiễn, hỏa tiễn, tiễu trừ, ấu trĩ, huyễn tưởng, tích trữ, hỗ trợ, hỗn chiến, hãm tài, phóng đãng, cùng quẫn, thư xã, hữu dụng, hữu phái, trì hoãn, công quỹ, cưỡng đoạt, tuẫn nạn, kĩ nữ, thi sĩ...

4.3.3. Lỗi chính tả do không phân biệt nghĩa

- Có thể nói tất cả các trường hợp sai chính tả còn lại đều là do người nói hoặc viết không phân biệt được nghĩa của từ.

- Để khắc phục lỗi này, ta bắt buộc phải hiểu rõ nghĩa của từ.

Ví dụ: Sai/ Say đều có nghĩa. Khi không phát âm phân biệt được i dài [y] và i ngắn [i] thì phải nhớ theo nghĩa mà viết cho đúng: sai lầm, sai bảo/ say nắng, say rượu, say mê...

Cau/ Cao cũng giống như trường hợp trên. Phải nhớ theo nghĩa mà viết cho đúng: quả cau, cau có, cây cau/ trời cao, cao su, cao hổ cốt...

 Lưu ý một số nguyên tắc về việc rèn luyện chính tả:

- Hãy nghiêm khắc với mình trong ý thức chính tả. Đó là dấu hiệu đầu tiên của ý thức văn hóa.

- Hãy cảnh giác và chú ý phát hiện lỗi chính tả trên các văn bản gặp thường ngày. Khi nghi ngờ một chữ sai chính tả, phải truy tìm ngay hình thức chính tả đúng của nó trong Từ điển.

- Hãy nhớ mặt chữ từng chữ với nghĩa của nó trong văn bản. Đó là cách tốt nhất để viết đúng chính tả.

- Khi thực hiện văn bản viết tay, đừng viết ẩu làm người đọc nhận lầm chữ.

Ví dụ: dấu sắc đánh từ trái qua phải dễ ngang ra thành dấu huyền, chữ n viết gãy nét dễ đọc thành chữ u...

- Không được viết hoa một cách tùy tiện. Viết hoa không đúng chỗ có khi không chỉ sai chính tả mà còn sai ngữ pháp nữa vì khi thấy một chữ viết hoa, người đọc thường có tâm thế bắt đầu một câu [nếu trong mạch văn, chữ đó không phải là danh từ riêng hoặc một danh từ chung được viết hoa do tôn kính].

- Rèn luyện chính tả thường xuyên trong mọi tình huống đọc văn bản và tạo lập văn bản.

- Không nên nghĩ rằng mình thường xuyên viết sai vì lối phát âm địa phương mà sửa đúng thành sai. Hiện tượng này thường thấy ở những người có ý thức chính tả tốt nhưng chưa có kĩ năng sửa lỗi chính tả.

- Trong việc xác định hình thức chính tả, ta nên lấy Từ điển tiếng Việt phổ thông làm căn cứ xác định chuẩn.
Bài tập thực hành tại lớp

Hãy chỉ ra những chữ viết sai thanh điệu

1a. vỡ lẽ 1b. vở lẻ 2a. ầm ĩ 2b. ầm ỉ

3a. sợ hãi 3b. sợ hải 4a. hớt hải 4b. hớt hãi

5a. bổ bã 5b. bỗ bã 6a. lổ chổ 6b. lỗ chỗ

7a. lã chã 7b. lả chả 8a. mồ mã 8b. mồ mả

9a. lổ mãng 9b. lỗ mãng 10a. ngả ba 10b. ngã ba

11a. bổ dưỡng 11b. bỗ dưỡng 12a. ngả người 12b. ngã người

13a. vớ vẩn 13b. vớ vẫn 14a. xứ sở 14b. xứ sỡ

15a. ngủ ngôn 15b. ngũ ngôn 16a. lễ mể 16b. lễ mễ

17a. lãng đãng 17b. lảng đảng 18a. bãi bỏ 18b. bải bỏ

19a. âm ỉ 19b. âm ĩ 20a. giãy nảy 20b. giãy nãy

b. Mẹo về từ Hán Việt

Luật : Mình Nên Nhớ Viết Liền Dấu Ngã.

- Gặp một từ Hán Việt không biết viết ngã hay hỏi, ta viết ngã nếu từ ấy có phụ âm đầu là: M, N, Nh, V, L, D, Ng/Ngh.

Ví dụ:

- Mãn khóa, mãnh hổ, mẫn cảm, mẫu số, miễn phí, mĩ cảm…

- Truy nã, trí não, nỗ lực, não sào, nữ nhi…

- Thanh nhã, nhãn hiệu, nhẫn nại, ô nhiễm, nhũng nhiễu…

- Vãn cảnh, vãng lai, vĩnh viễn, vĩ tuyễn, vũ lực…

- Lãnh đạo, lãng mạn, lão thành, lễ độ…

- Dã man, dĩ nhiên, diễn đạt, bồi dưỡng…

- Bản ngã, ngôn ngữ, tính ngưỡng, đội ngũ, nhân nghĩa…

Ngoại lệ: hoài bão, cưỡng bức, linh cữu, chiêu đãi, kinh hãi, hãm hại, kiêu hãnh, thanh tĩnh, chim trĩ, mâu thuẫn, xã hội…

c. Mẹo về từ đồng nghĩa hay gần nghĩa

Luật “LÃI – LỜI – LỢI; TÁN – TẢN – TAN”

- Gặp một từ không biết viết hỏi hay ngã, ta viết ngã nếu từ đó đồng nghĩa hay gần nghĩa với một từ khác có dấu huyền hay dấu nặng.

Ví dụ:

- Dẫu – dầu, đã – đà, ngỡ - ngờ, lãi – lời, tán – tản – tan, mõm – mồm…

- Cỗi – cội, chõi – chọi, dễ - dệ, đỗ - đậu, giẫm – giậm, lãi – lợi, mẫu – mẹ…

Ngoại lệ: gõ – khỏ, lõm – lóm, rõ – tỏ…

- Gặp một từ không biết viết hỏi hay ngã, ta viết hỏi nếu từ đó đồng nghĩa hay gần nghĩa với một từ khác có dấu sắc hay dấu ngang…

Ví dụ:

- Bảo – báo, đả - đá, hả - há, lẻn – lén, phản – ván, phổi – phế, bản – vốn…

- Cản – can, chẳng – chăng, chửa – chưa, dải – đai, quẳng – quăng…

Ngoại lệ: bả - bà, chỉ - chị, lẽ - lí, cẩu – cậu, mở - mợ, ngoải – ngoài…

2. Lỗi về phụ âm đầu

a. Lẫn lộn L – N

- Mẹo về âm đệm: L có thể kết hợp được với âm đệm còn N thì không [trừ: noãn]. Ví dụ: loan, luân, loe, lũy, loăn…

- Mẹo láy âm:

+ Khi ở vị trí thứ nhất trong từ láy âm, L có thể láy phụ âm đầu với các phụ âm khác còn N thì không.

Ví dụ: lắp bắp, lõm bõm, la cà, lục cục, lở dở, lim dim, lốm đốm, lờ đờ, liu hiu, lúi húi, lơ mơ, liên miên, lao xao, le te, lai rai, lởn vởn, loắt choắt, lăng nhăng, lom khom, lơ ngơ…

+ Khi ở vị trí thứ hai trong từ láy âm, N láy được với các tiếng có phụ âm đầu là Gi và zero: giãy nảy, gian nan, gieo neo, áy náy, ảo não, éo néo…

- Mẹo đồng nghĩa lài - nhài

Gặp một tiếng không biết viết với L hay N, những tiếng đó đồng nghĩa với một tiếng viết với NH thì tiếng đó phải viết với L.

Ví dụ: lặt – nhặt, lầm – nhầm, lem – nhem, lời – nhời, loáng – nhoáng, lanh – nhanh, lấp láy – nhấp nháy, lố lăng – nhố nhăng…

b. Lẫn lộn TR – CH

- Mẹo thanh điệu trong từ Hán Việt

Mẹo: “TRỪNG TRỊ

Những từ Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với TR.

Ví dụ:

- Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc…

- Truyền thống, từ trường, trần thế, trù bị, trùng hợp, phong trào, lập trường, trầm tích…

- Mẹo láy âm

CH láy được với các phụ âm đầu với khác ở vị trí trước và sau.

Ví dụ: chơi bời, chẹp bẹp, chèo bẻo, cheo leo, chào mào, chàng ràng, choáng váng, chềnh ềnh…; loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng…

TR không láy âm đầu với các phụ âm khác trừ 4 ngoại lệ: trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trẹt lét.

- Mẹo đồng nghĩa “Tranh – Giành”

Gặp một từ chưa biết là viết với Ch hay Tr, nếu tiếng đó đồng nghĩa với một tiếng viết với Gi thì viết TR: tro – gio, trời – giời, trăng – giăng, tranh – gianh, tra – già, trùn – giun, trầu – giầu, trai – giai, trữ - giữ…

- Mẹo từ vựng

+ Mẹo cha – chú: những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với Ch: cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chít…

+ Mẹo chum – chạn: những từ chỉ đồ dùng trong gia đình thì viết Ch: chạn, chum, chai, chiếu, chăn, chõng, chày, chổi, chuồng, chĩnh, chậu, chóe…

Ngoại lệ: cái TRáp

- Mẹo âm đệm: Ch kết hợp được với âm đệm, Tr thì không: choảng, choáng váng, choàng, loắt choắt, chích chòe, cái chóe, nông choèn choẹt…

c. Lẫn lộn S – X

- Mẹo âm đệm

X kết hợp được với âm đệm còn S thì không: xoa, xoay, xoan, xoắn, xoăn, xòe, xoen xoét, xuề xòa, xuyên…

Ngoại lệ: soát, soạn, soạng.

- Mẹo láy âm

X có khả năng láy với các âm đầu khác còn S thì không: bờm xờm, lao xao, lòa xòa, xoi mói, xích mích, xo ro…

Ngoại lệ: cục súc, sáng láng, lụp sụp [lụp xụp].

- Mẹo từ vựng

+ Tên thức ăn, đồ dùng liên quan đến nấu nướng, ăn uống thì viết với X: xôi, xúc xích, xào, xa xíu, xoong, xiên…

+ Hầu hết các danh từ còn lại viết với S

 Danh từ chỉ người: sư, sãi, đại sứ, nguyên soái, sếp…

 Danh từ chỉ động thực vật: hoa sen, sứ, cây sim, sắn, hoa súng, cây sồi, cây sấu, con sên, sò, sến, sóc, sáo, sâu, sứa, sư tử, sán…

 Danh từ chỉ đồ vật: cái sọt, song cửa, sợi dây, viên sỏi, cái siêu, cái sàng…

 Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: sao, sương, sông, suối, sóng, sấm, sét…

Ngoại lệ: cái xe, cái xuồng, bà xơ, cây xoan, cây xoài, trạm xá, xương, túi xách [xắc], cái xô, cái xẻng, mùa xuân.

[Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan mang một xắc xoài đến xã, đổi xẻng ở xưởng đem về cho trạm xá chữa xe].

d. Lẫn lộn R – D/GI

- Mẹo về âm đệm

R và GI không kết hợp với âm đệm, vì vậy khi gặp những vần oa, uâ, oe, uê, uy ta viết D.

Ví dụ: dọa nạt, hậu duệ, vô duyên, Lê Duẩn, du doe…

Ngoại lệ: roa [dây cu roa].

- Mẹo láy âm [“co ro bin rin”]

R láy với âm B và C: bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt, bối rối, co ro, cập rập, cà rà, cẳn rẳn, kèo rèo, cọm rọm…

- Mẹo “Run rẩy – Rừng rực

 Những từ láy điệp âm đầu R mô phỏng tiếng động, tượng thanh: rào rạt, rì rào, rả rích, rì rầm, rúc rích, réo rắt, rào rào…

 Những từ láy điệp âm đầu R chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau: run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rình, rạo rực…

 Những từ láy điệp âm đầu R chỉ những sắc thái ánh sáng động, tươi, chói: rần rật, rực rỡ, rừng rực, roi rói, rạng rỡ…

- Mẹo đồng nghĩa

R đồng nghĩa cùng gốc với L: lấp – rấp, lóc – róc, lỗ - rỗ, ngày mười lăm – ngày rằm, luyện – rèn, long – rồng…

R đồng nghĩa với từ cùng gốc với S: siết - riết, sắp - rắp, sáng - rạng, sẻo - rẻo…

3. Lẫn lộn về vần

a. Lẫn lộn –iêu / - iu / -ưu

Để khắc phục lỗi này cần nhớ là vần –IU chỉ xuất hiện trong một số từ: líu lưỡi, bĩu môi, ỉu xìu, địu con, và tiếng chịu trong các từ: chịu chơi, chịu đựng…

-Iu chỉ xuất hiện trong các từ láy âm [phụng phịu, dịu dàng, đìu hiu…]

Với từ Hán Việt luôn viết với –ưu hoặc iêu: trừu tượng, bưu điện, hưu trí, lưu lạc; hiếu chiến, diễu hành, hiệu trưởng, quan liêu…

b. Lẫn lộn –iêu/ -ươu/ -ưu

-ƯƠU chỉ xuất hiện hạn chế trong các từ: cái bướu, con hươu, chai rượu, con khướu.

- Các từ Hán Việt không viết với -ƯƠU


Bài tập thực hành tại lớp:

[1] Gạch dưới những từ viết sai và chữa lại cho đúng

-Không nên ngi ngờ nhau

-Ghanh đua là không tốt

-quận Ba đình, thành phố Hà nội

-Tác phẩm “tắt đèn” của nhà văn Ngô tất Tố

-Tôi hát nữa bài rồi không hát nữa

-Tôi không có tiền lẽ, lẽ ra tôi phải mang theo

-Cứ mãi chơi thì còn dốt mãi

-Tôi củng cố gắng nhưng vẫn không hiểu


[2] Điền L hoặc N vào chỗ trống

- …ông dân …àm việc …ặng nhọc

- Đường quốc …ộ I …ối …iền Hà …ội với Thành phố Hồ Chí Minh.


[3] Điền TR hoặc CH vào chỗ trống

- Bụi …e đã …e lấp cả mái nhà

- Nó …ả chịu …ả tiền

- Người …ồng đang lo …ồng cây.


[4] Điền S hoặc X

- Kiều càng …ắc …ảo mặn mà

- Đi khéo …ẩy chân …a …ống hố

- Ông …ay rượu đến nhà máy …ay...uýt nữa ngã quay.

- Hôm nay, có …úp, có …ôi, có lạp …ường, có thịt …á …íu, có miến

…ào nóng …ốt, mời cậu học …inh …ơi tạm.


[5] Điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống

- Tôi …lấy cưa về … gỗ. [xẻ, sẽ]

- Tôi không hiểu … anh …nhãng việc học hành. [sao, xao]

- Nó … đến một quyển …toán. [sách, xách]

- Hình thù con cá … rất … [sấu, xấu]

- Những cây… mọc … giữa lau lác. [sen, xen]

- Nó cố gắng … vẫn không làm …bài. [xong, song]

- …này người ta …ngựa [dùng, vùng].

- …áo làm bằng … mỏng [giải, vải].

- Cây … này … mới có quả [dừa, vừa].


[6] Điền Gi hoặc D hoặc R vào chỗ trống

- …iễn ả nói rất hay.

- …ường như nó không ngủ trên …ường

- Văn học …ân …an.

- Nó hứa hẹn rất …ữ nhưng vẫn không …ữ kỉ luật.

- Công việc …ạo này bận …ộn

- Chúng tôi …ót …ượu mời ông …ám đốc.

- Gió thổi cành lá …ung …inh.


YÊU CẦU CỦA HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH


I. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Rèn chính tả

- Quy định về chính tả hiện hành của ngành giáo dục, chú ý quy định về viết hoa, viết in hoa, viết tên riêng.

- Lỗi chính tả thông thường:

+ Phát âm địa phương.

+ Không hiểu được nghĩa của từ.

 nguyên tắc viết đúng chính tả là hiểu đúng nghĩa của từ.

2. Rèn từ ngữ

- Yêu cầu của việc sử dụng từ:

+ Đúng nghĩa.

+ Đúng sắc thái biểu cảm.

+ Đúng phong cách [khẩu ngữ, viết, hành chính, nghệ thuật].

 lấy hai đoạn văn nghệ thuật, khoa học cùng một đề tài, thực hành theo 3 nội dung này.

3. Rèn về câu

- Yêu cầu về sử dụng câu:

+ Dùng cấu trúc C – V theo ngữ pháp nhà trường.

+ C – V – Trạng ngữ – Đề ngữ – Các thành phần biệt lập.

+ Lưu ý: câu đơn, câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập [cực kì quan trọng].

 Viết câu phải có đầy đủ thành phần.

- Sửa lỗi câu:

+ Thiếu C [Ví dụ: Qua kinh nghiệm cho ta thấy, từ đó cho thấy …].

+ Thiếu V [Ví dụ: Những sinh viên đạt giải kì thi vừa qua …], cẩn thận trường hợp câu tĩnh lược.

+ Thiếu vế chính trong câu ghép chính phụ [dựa vào ngữ cảnh mà xét].

+ Lỗi logic của câu [Vừa về đến nhà, con chó vẫy đuôi mừng rỡ; Khi còn bé, mẹ thường dắt tôi đến trường].

* Lưu ý những câu có tiền giả định “nhưng”  phức tạp.

Ví dụ: Nhà anh nghèo nhưng tốt bụng.

 Nói như thế thì hóa ra các nhà nghèo khác lại không tốt bụng à?

4. Văn bản

- Đoạn văn:

+ Viết đoạn văn theo một chủ đề.

+ Hình thức đoạn văn: không cần đi vào đoạn văn diễn dịch, song hành … mà chỉ cần dạy cách lập luận [câu chủ đề đầu  diễn dịch, câu chủ đề cuối  quy nạp].

 Không dạy phân tích đoạn văn mà dạy sinh viên biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh.

- Văn bản: Tập trung vào các phong cách:

+ Đơn từ [tính khuôn mẫu], chú trọng đơn tự viết.

+ Hợp đồng [mẫu đơn giản  phức tạp].

+ Lưu ý phong cách chính luận [phát biểu ý kiến, nêu thái độ].

+ Văn bản khoa học: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục].

II. ĐỀ THI

- Thời gian: 90 phút.

- 4 nội dung:

+ Chính tả [2 đ]: nhận diện đúng sai [chọn hình thức chính tả đúng và viết vào bài thi].

+ Từ [2 đ]:

 Hiểu đúng nghĩa của từ [4  5 từ giải nghĩa để chọn đúng sai, Ví dụ: tiêu chí: …; tiêu chuẩn: …].

 Trích đoạn vài ba câu có từ dùng sai về sắc thái hoặc phong cách, yêu cầu sửa.

+ Câu [3 đ]: Phân tích lỗi và sửa:

 2  3 câu sai lỗi ngữ pháp.

 1 câu sai lỗi logic.

+ Văn bản [3đ]: Viết một văn bản chính luận [suy nghĩ, phát biểu ý kiến] khoảng 20 dòng về một chủ đề cụ thể.

Tính điểm học phần

- Chuyên cần: 0,1.

- Thảo luận: 0,1.

- Kiểm tra: 0,3.

- Thi kết thúc học phần: 0,5.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 7


1. Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, Nxb GD, 2007.

2. Hà Thúc Hoan, Tiếng Việt thực hành, Nxb Tổng hợp TP, Hồ Chí Minh, 2007.

3. Hồ Lê [chủ biên], Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb KHXH, 2005.

4. Hữu Đạt, Tiếng Việt thực hành, Nxb GD, 1995.

5. Nguyễn Công Đức [chủ biên], Tiếng Việt thực hành và soạn thảo văn bản, Nxb GD, 2007.

6. Nguyễn Đức Dân, Tiếng Việt, Nxb GD, 2003.

7. Nguyễn Minh Thuyết [chủ biên], Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

BÀI TẬP MỞ RỘNG DÙNG ĐỂ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT

THỰC HÀNH BÀI TẬP VỀ CÂU


Bài 1: Phân tích lỗi và sửa các câu sai sau:

1. Với tinh thần hăng say chiến đấu nên chúng ta nhất định sẽ đánh thắng bọn đế quốc xâm lược.

2. Để đáp lại công lao của tổ tiên đã có công dựng nước do đó chúng ta phải ra sức bảo vệ đất nước.

3. Thông qua thư mục sách văn học do đó cán bộ thư viện biết được giá trị nội dung của từng ấn phẩm.

4. Được bằng khen của Ban Giám đốc làm cho anh Tư rất hãnh diện với bạn bè đồng nghiệp.

5. Vừa đến cổng nhà, thằng bé đã vội chạy ra mở cổng đón tôi.

6. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.

7. Em bé ngạc nhiên nhìn ông già say rượu, tay vuốt bộ râu bạc.

8. Chàng dũng sĩ lao về phía con quái vật, mồm ngoác to bằng cái miệng thúng.

9. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã làm cho Bác tìm được con đường giải phóng dân tộc.

10. Bằng bốn câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét tâm trạng của Kiều.

11. Chúng ta, những sinh viên dưới mái trường sư phạm.

12. Mới vào bộ đội, chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc ngắn, chiến sĩ gái thì cuộn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn.

13. Qua tác phẩm Tắt đèn cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.

14. Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

15. Tôi đã đọc nhiều loại báo, Nhân dân, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân, nhiều loại tạp chí, Văn học, Sinh viên, Văn nghệ quân đội …

16. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã thể hiện lòng tin tưởng vào sức mạnh của mình trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên.

17. Qua phong trào chạy việt dã của báo Tiền Phong cho thấy sức sống của tuổi trẻ Việt Nam.

18. Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam.

19. Trâu cày không được giết thịt.

20. Bố đi công tác xa, mẹ ở nhà viết thư, rồi bế tôi ra bưu điện bỏ vào hòm thư.

21. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ đã bỏ quên kim khâu trong đầu gối bệnh nhân.

22. Các bạn thí sinh quan tâm có thể đến tư vấn tại địa chỉ 280 An Dương Vương, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Ông vừa tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp lần thứ III.

BÀI TẬP CHÍNH ÂM – CHÍNH TẢ

Bài tập 1: Điền các chữ ghi phụ âm cuối thích hợp vào chỗ trống:

- t hay c: độc á…., phá…. triển, bá…. học, chén bá…., hoạ…. động, tá…. dụng, nhạ…. điệu, nhạ…. nhẽo, ngạ…. nhiên, ngạ…. mũi, lạ…. đường.

- n hay ng: bà….. cãi, cây bà….., cà….. cua, cà….. quét, gia….. sơn, gia….. dối, hạ….. nhất, hết hạ….., la….. tha….., ăn nă….., trời nắ….., nắ….. nót, că….. thẳng, că….. nhà.

Bài tập 2: Hãy sửa lại các lỗi chính tả trong các đoạn văn sau:

a. Hải Âu là giấu hiệu của điềm nành. Ai đã từng lên đên chên biển cả rài ngày, đã bị cái bồn bền của xóng làm say … mà thấy những cánh hải âu, nòng nại không cháy bùn hi dọng.

b. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát chiển. Nông ngiệp đã đạt được những thành tịu lớn ở cả ba phương viện: diện tích, lăng xuất và xản nượng. Nhiều dống lúa mới được nai tạo, hơn nữa còn có phong chào chuyển dịch dống cây chồng. Chăn luôi cũn có nhiều dống mới cho lăng xuất cao và chất nượng tốt.

c. Tác động của văn hóa Trung quốc và ấn độ đối với Việt Nam và các nước đông nam á nà rất rõ. Đó là kết quả của sự giao nưu nâu đời dữa các dân tộc. Nhưng đó không phải nà sự tác động một chiều. Văn hóa Việt nam và các nước đông Nam Á cũng đã để lại giấu ấn trong văn học Trung hoa và ấn độ.

d. Giáo sư Hồ Đắc Di sinh đúng vào ngày phật đản năm Canh tí [1900] trong một danh gia vọng tộc ở cố đô Huế, một giòng họ có tới năm nàng dâu là công chúa, công nữ, và có số tổng đốc, thượng thư khó đếm hết …

… Và cũng chín người chí thức danh tiếng ấy, người con chai của một vị quận công Đông các Đại học sĩ, nhà y học được đào luyện bằng văn hóa Pháp, trong cái đêm 19 – 12 – 1946, đứng ngoài hiêng lạnh một ngôi nhà dân ở Vân Đình, nhìn về Hà nội, thấy ánh lữa cháy rực chân chời, lắng nghe tiếng súng vọng rền không dứt, bấc giát thốt lên một mình:“Thế là cuộc khán chiến đả bùng nỗ!”.

[Hàm Châu]

Bài tập 3: Hãy lý giải những trường hợp viết hoa trong đoạn văn sau:

“Chị Kim Thu, quan sát viên của Bộ Văn hóa – Thông tin, cùng đi với chúng tôi “đế” thêm:

- Làm việc với bác Ngọc rất dễ chịu, bởi bác không hám lợi, cầu danh. Người Việt Nam ta cũng như bạn bè quốc tế, ai cũng yêu quý bác. Tiếp bước Đại sứ Thụy Điển, mới đây, Đại sứ Đan Mạch ở Việt Nam cũng đã tha thiết mời cho kì được bác làm chủ tịch Quỹ Đan Mạch – Việt Nam. Phải là bác người ta mới tin cơ!”.

[Hàm Châu]

Bài tập 4: Hãy viết hoa theo đúng quy tắc những từ cần thiết trong các đoạn văn sau:

a. “Đầu thế kỉ XX, đứng trước trào lưu âu hóa và những biến động về mọi mặt của đất nước do sự giao lưu với phương tây mang lại, phong trào chấn hưng phật giáo được dấy lên, khởi đầu từ các đô thị miền nam, với vai trò quan trọng của các nhà sư khánh hòa và thiện chiếu. vào những năm 30, các hội phật giáo ở nam kỳ, trung kì và bắc kỳ lần lượt ra đời với những cơ quan ngôn luận riêng. các cuộc tranh luận về tư tưởng phật giáo đã diễn ra trên báo chí hết sức sôi nổi”.

[Theo Trần Ngọc Thêm]

b. Nguyễn đình thi sinh năm 1924 tại luăng prabăng [lào]trong một gia đình viên chức, quê gốc ở phú xuyên, hà tây. học ở hà nội, hải phòng, rồi sau đó lại trở về học ở hà nội. tham gia phong trào yêu nước trong học sinh, sinh viên từ 1941. là thành viên của tổ chức văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản thành lập từ 1943. tháng 8 năm 1945, nguyễn đình thi tham dự quốc dân đại hội tân trào, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. sau cách mạng tháng tám là tổng thư ký hội văn hóa cứu quốc, đại biểu quốc hội khóa đầu tiên. thời kỳ kháng chiến chống pháp, nguyễn đình thi lên việt bắc, hoạt động văn học, tham gia ban chấp hành hội văn nghệ Việt Nam. 1952-1954, gia nhập bộ đội, đã tham dự một số chiến dịch, trong đó có chiến dịch trung du, điện biên phủ. từ năm 1958 đến 1989, nguyễn đình thi là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam.

[Theo Nguyễn Văn Long]

Bài tập 5: Điền l hay n vào chỗ trống thích hợp:

a. …...ông dân …..àm việc …..ặng nhọc.

b. …..am …..ữ học sinh ….ớp em chăm …..o học tập.

c. …..an im …..ặng đến …..ỗi nghe được cả tiếng …..á xào xạc ngoài …..ũy tre.

d. ...ếu người ...ào cũng .....ắm vững những quy tắc chính tả thì không ...o ...ạn viết sai.

e. Đường quốc …..ộ I …..ối …..iền Hà …..ội với Thành phố Hồ Chí Minh.

f. Thằng bé …..eo …..ên cây …..ên bị ngã.

g. Trời …..ắng to, …..ếu không đội mũ sẽ ốm.

h. …..ần …..ày chúng tôi …..ại đến …..iên hệ với Bộ …..âm nghiệp.

i. Hoa …..ở …..ấp …..ó giữa đám …..á rậm rạp.

Bài tập 6: Điền ch hay tr vào chỗ trống thích hợp:

a. …..úng tôi đều …..úng tuyển.

b. Người …..ồng đang lo …..ồng cây.

c. …..ưa nay …..ưa nghe tiếng kẻng.

d. Nó …..èo lên thuyền cầm lấy …..èo.

e. Nó …..ả chịu …..ả tiền.

f. Bụi …..e đã …..e lấp cả mái nhà.

g. …..ận này kìm …..ân quân địch.

h. Cậu bé …..ăm sóc một …..ăm con vịt.

Bài tập 7: Điền s hay x vào chỗ trống thích hợp:

a. Kiều càng …..ắc …..ảo mặn mà.

b. …..ông …..âu còn có kẻ dò.

c. …..ương …..uống đầy cả mặt …..ông.

d. Đi khéo …..ẩy chân …..a …..uống hố.

e. Ông …..ay rượu đi đến nhà máy …..ay, …..uýt nữa bị ngã lăn quay.

f. Một ngôi …..ao ở khoảng trời …..a không hiểu …..ao …..a xuống.

g. Hôm nay có …..úp, có …..ôi, lạp …..ưởng, có thịt …..á …..íu, có bún …..áo nóng …..ốt, mời các cậu học …..inh …..ơi tạm.

Bài tập 8: Điền r, gi hay d vào chỗ trống:

a. Cha tôi …..ao …..u rộng.

b. …..iễn …..ả nói rất hay.

c. Thầy …..áo diễn đạt …..ản …..ị.

d. Văn học …..ân …..an nước nào cũng hấp …. ẩn.

e. Bão ….ữ ào ào đổ đến nhưng đoàn người hộ đê vẫn …..ữ được kỉ luật.

f. …..ường như nó không ngủ trên …..ường.

g. Thầy giáo …..ục cả lớp xuống sân tập thể …..ục.

h. Trong …..ây lát nó đã buộc xong sợi …..ây thép.

i. Lửa cháy …..ừng …..ực, không ai …..ám vào.

j. Chúng tôi …..ót …..ượu mời ông …..ám đốc.

k. Sân trường khô …..áo, thầy …..áo và học sinh đều có mặt.

Bài tập 9: Điền những chữ trong ngoặc đơn vào những chỗ trống:

a. Tôi ………. lấy cưa về ………. gỗ. [xẻ, sẽ]

b. Tôi không hiểu ………… anh ………… nhãng học tập. [sao, xao]

c. Nó …………… đến một quyển ……………. toán. [sách, xách]

d. Hình thù con cá ………… rất …………. [sấu, xấu]

e. Cô bé ……………. ra …………… đẹp khác thường. [sinh, xinh]

f. Những cây ………… mọc ………… giữa lau lách. [sen, xen]

g. Nó đã rất cố gắng …….… vẫn không làm ……... được bài thi. [xong, song]

h. …………… này người ta …………… ngựa thồ hàng. [dùng, vùng]

i. Như ………… là việc ………… sớm đã trở thành thói quen. [vậy, dạy]

j. Cây ………… vùng này ………… mới có quả. [vừa, dừa]

k. Một sợi…………. vô hình bao ………… bọn phá hoại. [vây, dây]

l. Tôi ………. tay ……….. em bé. [vỗ, dỗ]

m. Tôi ………… quyển …………. ra xem lại. [vở, giở]

n. Xin …………… thiệu …………… các bạn một tác phẩm mới. [với, giới]

o. …………… áo làm bằng …………… mỏng. [giải, vải]

p. ………… bạn chở ………… [cát, các]

q. Nó …………… nhờ tôi …………… một cái áo len. [đang, đan]

r. ………… khói đen bao phủ ………… xóm. [làng, làn].

s. …………….. sơn này đã trải qua bao …………… khổ mới có ngày nay. [giang, gian]

t. Bây giờ phải mang …………… lên ……………. gác. [thang, than]

u. Họ …………… đây …………… sẻ những kinh nghiệm. [sang, san]

v. Tôi chỉ …………… nước chứ không muốn gì …………… [khát, khác]

Bài tập 10: Điền những tiếng láy thích hợp vào chỗ trống:

a. Mực đổ lênh ………….. cả bàn.

b. Nó đi có vẻ khệnh ……………

c. Câu chuyện đã rõ ……………

d. Không cần phải vội …………… làm gì.

e. Công việc đâu có dễ …………… như thế.

f. Cái nhà trước kia xơ ……………, bây giờ đã thênh ……………

Bài tập 11: Ghi dấu hỏi, ngã cho các từ được gạch dưới:

a. Bé bong, bầu binh, bướng binh, bụ bâm, bung beo, bóng bây, bạc beo, bo bê, be bàng.

b. Cáu kinh, cứng coi, còm coi, ki càng, chăm chi, chêm chệ, chưng chạc, che chơ, đam đang, da de.

c. Dò dâm, dọa dâm, dai dăng, dư dội, deo dai, dô dành, dí dom, đon đa, đây đà, đen đui.

d. Đẹp đe, đắt đo, đông đao, gưi gắm, gay gọn, gắt gong, gặp gơ, gọn ghe, gây go, giặc gia,

e. Hối ha, hâm hiu, hợm hinh, hất hui, hậu hinh, ha hê, hơ hang, hóm hinh, hiêm hóc.

f. Nha nhặn, niềm nơ, nhạt nheo, nham nhí, nhe nhại, nhắc nhơ, nhục nha, nham nhơ, nài ni, ngớ ngân

g. Ngất nghêu, ngật ngương, ngắn ngui, ngôn ngang, nghi ngơi, nghi ngợi, ngán ngâm, ngộ nghinh, ngặt ngheo, mình mây.

h. Phè phơn, phe phây, phăng phiu, phinh phờ, phu phàng, phấp phong, phang phất, ngoe nguây, quy quyệt, quanh quân,

i. quạnh que, sang sang, Rộn ra, ro rệt, rộng rai, mình mây, rui ro, ròng ra, rưa ráy, rên ri,

k. rắn roi, rực rơ, rác rươi, ru rượi, rai rác, re rúng, rệu ra, rạng rơ, ra rích, rầu ri.

Bài tập 12: Sửa lỗi chính tả [nếu có] cho các từ sau:

a. Lơ lững, lờ lững, sắc sảo, sáng sũa, sàm sở, sổ sàng, ểnh ương, sửng sốt, sắp sữa.

b. Tã tơi, tán tĩnh, ve vãn, tấp tễnh, tập tểnh, thong thả, thãnh thơi, thẳng thắn, sừng sỏ.

c. Vỗ về, trắng trẽo, trăn trở, tròn trỉnh, vật vả, vờ vỉnh, xoàng xỉnh, ũ ê, vững vàng, an ũi.

d. Trơ trẽn, xương xẫu, ve vang, vắng vẻ, vẻ vời, nông nỗi [= nông cạn], trể tràng, vòi vĩnh, vồn vả, thẫn thờ.

e. Vạm vở, vùng vẫy, xin xõ, xối xã, xấp xĩ, thõa thê, thê thãm, xo xỉnh, tầm tả, diễn biến.

f. Biễu diển, dưởng sinh, hướng dẩn, hùng dũng, vủ khúc, vỉnh viễn, nử nhi, ô nhiễm, mẩn tiệp, lử hành.

h. Dương liểu, lảng phí, tục ngử, tàn nhẩn, mẩu hệ, kiều diễm, lảnh đạm, điền dả, thủ lỉnh, phẫm chất.

i. Giãi quyết, khỡi nghỉa, cữ chỉ, chĩ dẩn, khã năng, thủy triều, thế kĩ, sữ dụng, lãnh thổ, truy nả.

j. Ngưởng mộ, hùng vĩ, bão thũ, phỗ thông, nổ lực, dỉ vảng, nảo bộ, phản đối, thẩm mĩ.

k. Miển dịch, lễ độ, nhiễu loạn, dữ kiện, tao nhả, vảng lai, hoang dả, ngoại ngữ, noãn sào, diển giãi.

Bài tập 13: Sửa những lỗi chính tả -t/ -c và -n/ -ng:

a. Chang chác, vằn vặt, biên biết, biềng biệc, quầng quậc, dằn dặc, răng rắt, phàng nàng, thở thang, buôn báng.

b. Giang nang, lãng mạng, lang tràng, kháng giả, khán chiếng, thường thượt, khôn ngoang, diễng đạc.

c. Đồ đạt, khát nhau, khác nước, chấm dức, phác hiệng, phát thảo, chú bát, bác đĩa, thơm phưn phứt, phứt tạp.

Bài tập 14: Viết đúng âm cuối vào vị trí có dấu … cho các từ trong các câu văn sau:

a. Đêm mùa đông ré….. như cắ….. da cắ… thị….. [t/ c]

b. Buổi sáng mùa đông ở miề….. [n/ ng] Bắ….. [t/ c], chắ….. [t/ c] chắ….. [n/ ng] trời lạnh, cần mặ….. [t/ c] áo ấm.

c. Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngù….. [n/ ng] ngụ….. [t/ c] lửa hu….. [n/ ng] tà….. [n/ ng].

d. Chợ… [t/ c] lũ quỷ mắ….. [t/ c] xanh trừ….. [n/ ng] trợ….. [n/ ng]

Khua giày đi….. [nh/ n] đạp gãy quán gầy teo

Xì xồ cướp bóc

Ta….. [n/ ng] phiê….. [n/ ng] chợ nghèo

Lá đa lá….. [c/ t] đá….. [c/ t] trước lều

Vài ba vế….. [c/ t] máu loa….. [n/ ng] chiều mùa đông.

Bài tập 15: Điền các từ cho trong ngoặc vào chỗ trống:

a. Phải …………… việc ………… trâu là dễ. [chăng, chăn]

b. Thằng bé ………… mũi dễ thương ………… cái áo xanh. [mặt, mặc]

c. Vì cái ngòi bút đã …………… lại nên nó …………… đi. [quăng, quăn]

d. Cô ấy vừa có………… đẹp lại vừa có tấm lòng thủy chung son ……… [sắt, sắc]

e. Vì cố …………… anh ấy đã được ………… huy chương. [gắng, gắn]

f. Đường bị ………. nên xe phải ……….. máy đỗ lại. [tắt, tắc]

g. Chúng ta phải …………… đánh địch ở ……………đường này. [chặng, chặn]

Bài tập 16: Chọn các chữ thích hợp ở trong ngoặc và điền vào chỗ trống:

a. Em cứ ………… ngồi xem không biết trời đã tối. [mãi, mải]

b. Nó nói …………… mà không ai hiểu. [mãi, mải]

c. Tháng này em ………… đứng đầu lớp. [vẫn, vẩn]

d. Thôi đừng nghĩ vớ ………… nữa. [vẫn, vẩn]

e. Tôi đã nghĩ đến ……… vỡ cả đầu nhưng vẫn không giải ……… bài toán đó. [nổi, nỗi]

Bài tập 17: Tìm lỗi chính tả trong các câu sau và sửa lại:

a. Tôi hát nữa bài rồi không hát nửa.

b. Tôi không có tiền lẽ, lẻ ra tôi phải mang theo.

c. Cứ mải chơi mải thì còn dốt.

d. Bài giãi có thễ đúng nhưng cũng có thễ sai.

e. Tôi củng cố gắng nhưng vẩn không hiểu.

Bài tập 18: Chọn từ viết đúng và gạch chéo [x] chồng lên chữ a hoặc b của từ ấy:

1a. Nhửng người b. Những người 2a. Đả đảo b. Đã đảo

3a. Đả đời b. Đã đời 4a. Củng cố b. Cũng cố

5a. Củng được b. Cũng được 6a. Nhân nghỉa b. Nhân nghĩa

7a. Vẩn vơ b. Vẫn vơ 8a. Vẩn còn b. Vẫn còn

9a. Xả thân b. Xã thân 10a. Xả hội b. Xã hội

11a. Họ Nguyển b. Họ Nguyễn 12a. Lảo đảo b. Lão đão

13a. Học nửa b. Học nữa 14a. Nửa đời b. Nữa đời

15a. Sỉ nhục b. Sĩ nhục 16a. Liêm sỉ b. Liêm sĩ

17a. Chiến sỉ b. Chiến sĩ 18a. Nghỉ ngơi b. Nghĩ ngơi

19a. Nghỉ ngợi b. Nghĩ ngợi 20a. Viết chử b. Viết chữ

21a. Ở giửa b. Ở giữa 22a. Rỏ ràng b. Rõ ràng

23a. Chổ ở b. b. Chỗ ở 24a. Mổi người b. Mỗi người

25a. Hướng dẩn b. Hướng dẫn 26a. Chỉ dẩn b. Chỉ dẫn

27a. Hảy đợi đấy b. Hãy đợi đấy 28a. Giử gìn b. Giữ gìn

29a. Tỉ mỉ b. Tỉ mĩ 30a. Ngôn ngử b. Ngôn ngữ

31a. Mải mê b. Mãi mê 32a. Mải miết b. Mãi miết

33a. Củ rích b. Cũ rích 34a. Củ cải b. Cũ cải

35a. Bằng hửu b. Bằng hữu 36a. Hửu ít b. Hữu ích

37a. Diển đạt b. Diễn đạt 38a. Nổi trôi b. Nỗi trôi

39a. Nổi lòng b. Nỗi lòng 40a. Lí lẻ b. Lí lẽ

41a. Lẻ loi b. Lẽ loi 42. Vủ trang b. Vũ trang

43a. Bổng nhiêng b. Bỗng nhiên 44a. Nhẹ bổng b. Nhẹ bỗng

45a. Bay bổng b. Bay bỗng 46a. Nử nhi b. Nữ nhi

47a. Lảnh đạo b. Lãnh đạo 48a. Lẩn lộn b. Lẫn lộn

49a. Lẩn tránh b. Lẫn tránh 50a. Dể dàng b. Dễ dàng

51a. Bản ngả b. Bản ngã 52a. Ngả lòng b. Ngã lòng

53a. Ngả nghiêng b. Ngã nghiên 54a. Ngả ngửa b. Ngã ngửa

55a. Lảng tai b. Lãng tai 56a. Lảng quên b. Lãng quên

57a. Lảng tránh b. Lãng tránh 58a. Lảng đảng b. Lãng đãng

59a. Mặt mủi b. Mặt mũi 60a. Mủi lòng b. Mũi lòng

61a. Lủ lụt b. Lũ lụt 62a. Lủ lượt b. Lũ lượt

63a. Vỉ đại b. Vĩ đại 64a. Phượng vỉ b. Phượng vĩ

65a. Nhử vào tròng b. Nhữ vào tròng 66a. Kiên nhẩn b. Kiên nhẫn

67a. Lể phép b. Lễ phép 68a. Giúp đở b. Giúp đỡ

69a. Bải bỏ b. Bãi bỏ 70a. Bải cỏ b. Bãi cỏ

71a. Vửng vàng b. Vững vàng 72a. Gây gổ b. Gây gỗ

73a. Kỉ luật b. Kĩ luật 74a. Đổ vở b. Đổ vỡ

75a. Hỡi ơi b. Hởi ơi 76a. Tỉnh thức b. Tĩnh thức

77a. Tỉnh lặng b. Tĩnh lặng 78a. Đỗ đạt b. Đổ đạt

79a. Hạt đổ b. Hạt đỗ 80a. Đội ngủ b. Đội ngũ

81a. Ngũ cốc b. Ngủ cốc 82a. Nghẻn lối b. Nghẽn lối

83a. Miệng lưởi b. Miệng lưỡi 84a. Mật mã b. Mật mả

85a. Mả lực b. Mã lực 86a. Mồ mả b. Mồ mã

87a. Sẳn sàng b. Sẵn sàng 88a. Máu mủ b. Máu mũ

89a. Cái mủ b. Cái mũ 90a. Vỏ chuối b. Võ chuối

91a. Bửa củi b. Bữa củi 92a. Bửa ăn b. Bữa ăn

93a. Lầm lổi b. Lầm lỗi 94a. Chửa bệnh b. Chữa bệnh

95a. Bảo lụt b. Bão lụt 96a. Mâu thuẫn b. Mâu thuẩn

97a. Khe khẻ b. Khe khẽ 98a. Lổ đổ b. Lỗ đỗ

99a. Lổ chổ b. Lỗ chỗ 100a. Viển vông b. Viễn vông
BÀI TẬP VỀ TỪ

Bài tập 1: Có thể dùng bài tập trắc nghiệm kết hợp với lời giải thích về hoàn cảnh sử dụng cho từng yếu tố trong dãy lựa chọn:

1. Nơi đáy lòng chứa đựng những tình cảm sâu kín nhất, không bao giờ phai nhạt.

a. tâm thức b. tâm tư c. tâm can d. tâm khảm

2. Chính thức nhận chức vụ ở một cơ quan, đơn vị.

a. phục chức b. thăng chức c. nhậm chức d. nhận chức

3. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn, công việc dễ bị hỏng.

a. láu táu b. liến láu c. liến thoắng d. lau nhau

4. Làm đi làm lại nhiều lần theo nội dung lý thuyết đã học cho thành thạo thao tác hoặc cho nắm chắc vấn đề.

a. rèn luyện b. rèn dũa c. luyện tập d. tập tành

5. Đưa lại kết quả rõ ràng sau một thời gian, một quá trình lao động gian khổ.

a. hiệu quả b. thành quả c. hữu hiệu d. hữu ích

6. Sau một quá trình bàn luận với nhiều ý kiến trái ngược nhau, cuối cùng đi đến một kết luận dứt khoát, không còn phải bàn cãi nữa.

a. ngã ngũ b. thống nhất c. đồng tình d. đồng ý

7. Điểm quan trọng nhất cần đặc biệt chú ý.

a. ưu điểm b. yếu điểm c. điểm mạnh d. điểm yếu

8. Có tư tưởng chán đời, không có hứng khởi đối với mọi thứ.

a. yếm thế b. chán chường c. buồn nản d. nản lòng

9. Hợp nhiều cái khác nhau lại tạo thành một cái duy nhất.

a. tổng hợp b. tổ hợp c. tổ chức d. hợp thành

10. Ngại ngùng, không mạnh dạn bộc lộ hết tâm tư, tình cảm của bản thân mình với người khác.

a. e thẹn b. e lệ c. e ấp d. e ngại

11. Cái chủ yếu, quan trọng nhất đòi hỏi phải tập trung chú ý đến cao độ.

a. trọng điểm b. trọng tâm c. trọng yếu d. trung tâm

12. Sản phẩm công nghiệp có độ chính xác hết sức cao, đến từng chi tiết nhỏ.

a. tinh xảo b. tinh vi c. tinh tế d. tinh túy

13. Ở mức không có gì đặc biệt đáng chú ý.

a. bình thường b. tầm thường c. trung bình d. thường

14. Làm việc gì đó một cách chậm chạp, tỉ mỉ, như không còn ý thức về mối liên hệ giữa hoạt động với thời gian và với mọi thứ đang diễn ra xung quanh.

a. tần ngần b. tẩm ngẩm c. tẩn mẩn d. tỉ mỉ

15. Bẩn đến mức đáng ghê tởm.

a. dơ bẩn b. nhơ nhuốc c. nhơ nhớp d. nhơ bẩn

16. Dựa vào sự giúp đỡ và phải làm phiền đến người khác một cách bất đắc dĩ.

a. nhờ vả b. nhờ cậy c. trông cậy d. trong chờ

17. Những biểu hiện của ánh mắt, biểu hiện trạng thái tâm thần của một người nào đó.

a. thần sắc b. khí sắc c. khí thế d. diện mạo

18. Từ những điều kiện khách quan đặc biệt làm cho họ có sự gắn bó sâu sắc, bền chặt, khó có gì có thể làm cho mối quan hệ và tình cảm đó thay đổi được.

a. sâu sắc b. thắm thiết c. thủy chung d. son sắt

19. Nơi giúp người già mất khả năng lao động và khả năng tự chăm sóc mình có thể an tâm sinh sống.

a. chỗ dựa b. điểm tựa c. nơi nương tựa d. nơi nương nhờ

20. Những biểu hiện bên ngoài thể hiện tư cách, tác phong đáng được coi trọng.

a. đàng hoàng b. đĩnh đạc c. tự tin d. bản lĩnh

21. Trình bày một vấn đề quan trọng bằng những những chứng cứ cụ thể, tin cậy và lập luận lô gíc, thuyết phục.

a. giải bày b. giải trình c. giải thích d. giảng giải

22. Cái gì đó hiếm có, hiếm thấy, hiếm gặp, khó đoán định trước.

a. hạn hữu b. ít c. hiếm hoi d. hi hữu

23. Tỏ thái độ hờn giận một cách nhẹ nhàng, làm ra vẻ như không có chuyện gì.

a. hờn mát b. hờn giận c. giận dỗi d. hờn dỗi

24. Có khả năng tiếp tục việc đã định một cách bền bỉ không nản lòng, không giao động mặc dù thời gian kéo dài, kết quả chưa thấy.

a. kiên trì b. kiên nhẫn c. kiên tâm d. kiên định

25. Nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn làm vì biết hành động đó là cần thiết và thuộc về đạo đức, chính nghĩa.

a. liều mạng b. liều lĩnh c. liều chết d. liều mình

26. Tỏ ra tự đắc, coi thường mọi người bằng những thái độ, cử chỉ gây phản cảm và cảm giác khó chịu cho người khác.

a. ngông nghênh b. ngông cuồng c. ngang ngược d. ngỗ ngược

27. Toàn bộ những dự kiến về các hoạt động sẽ được diễn ra theo một trình tự nhất định. a. kế hoạch b. tiến trình c. chương trình d. quy trình

28. Toàn bộ vật chất có được bao gồm nhà cửa, đất đai và các công cụ, cơ sở sản xuất để một gia đình làm ăn sinh sống.

a. cơ ngơi b. cơ nghiệp c. tài sản d. của cải

29. Sức mạnh tinh thần được thể hiện một cách cụ thể ra bên ngoài qua cử chỉ, hành động.

a. dũng khí b. dũng cảm c. khí phách d. khí tiết

30. Ở trong tình trạng khó thoát khỏi một kết quả nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng hoặc những đổ vỡ khác có mức độ nghiêm trọng tương đương.

a. nguy nan b. nguy cơ c. nguy ngập d. nguy hiểm

31. Quốc gia hưng thịnh, nhân dân được sống thoải mái, hạnh phúc, yên lành.

a. thanh bình b. hòa bình c. hòa hoãn d. hòa hợp

32. Phơi bày hình thức bên ngoài để gây sự chú ý và tạo sự nể phục của mọi người.

a. khoe mẽ b. khoe khoang c. khoác lác d. phô trương

33. Suy tính về công việc với ý thức chịu trách nhiệm cao.

a. lo liệu b. lo nghĩ c. lo lắng d. lo toan

34. Không dám trái ý người mình đề cao hoặc có mối quan hệ mật thiết.

a. nể trọng b. nể nang c. kính trọng d. nể sợ

35. Mắt bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn như bình thường.

a. mù b. đui c. lòa d. thong manh

36. Cố sức làm để được hơn người vì trong lòng luôn không thích người khác hơn mình.

a. ganh tị b. ganh đua c. ganh ghét d. tị nạnh

37. So tính thiệt hơn giữa mình và người, và khó chịu khi thấy người ta hơn mình.

a. ghen ghét b. ganh đua c. kèn cựa d. ganh tị

38. Có những mối nghi ngờ hoặc xung đột, nên họ tránh thiết lập quan hệ với nhau.

a. tị hiềm b. hiềm khích c. kèn cựa d. ganh ghét

39. Nhận thức rõ một sự thật, một chân lí nào đó.

a. nhận mặt b. nhận chân c. nhận dạng d. nhận diện

40. Nhìn hình dáng đặc điểm bên ngoài để nhận ra sự vật nào đó.

a. nhận mặt b. nhận chân c. nhận dạng d. nhận diện

41. Đưa sinh vật từ nước ngoài vào nội địa để nuôi và nhân giống.

a. nhập cảng b. nhập cảnh c. nhập khẩu d. nhập nội

42. Định trước một mức độ, một chừng mực để hoạt động.

a. quy định b. hạn định c. giới hạn d. phạm vi

43. Quy định một mức độ mà mức độ đó không đủ để đáp ứng yêu cầu thực tế.

a. hạn ngạch b. hạn chế c. hạn định d. hạn hẹp

44. Những lời nói và hành vi nhằm thể hiện sự hơn người một cách quá mức, khiến người khác căm ghét.

a. kiêu hãnh b. kiêu ngạo c. kiêu căng d. tự kiêu

45. Làm ra vẻ hơn người, cố ý làm cho có vẻ khác người một cách giả tạo.

a. cao sang b. đường bệ c. cao đạo d. đạo mạo

46. Có khả năng giữ vững ý chí, tinh thần, không khuất phục trước khó khăn nguy hiểm nhằm thực hiện bằng được mục đích tốt đẹp đã định.

a. gan dạ b. dũng cảm c. anh dũng d. kiên cường

47. Giữ vững ý định, không dao động dù gặp khó khăn, trở ngại.

a. kiên tâm b. kiên gan c. kiên định d. kiên nhẫn

48. Dù gặp khó khăn, trở ngại vẫn quyết tâm làm một việc gì đó đến cùng.

a. kiên tâm b. kiên định c. kiên quyết d. kiên trì

49. Tỏ ra không có chút tình cảm trong quan hệ đối xử.

a. lạnh lùng b. lãnh đạm c. lạnh nhạt d. lạnh lẽo

50. Không có bất kỳ sự biểu hiện tình cảm nào và tỏ ra không muốn quan tâm đến.

a. lạnh lẽo b. lãnh đạm c. lạnh nhạt d. nhạt nhẽo

51. Có yêu cầu rất chặt chẽ, không bỏ qua một sai sót nào dù nhỏ.

a. nghiêm khắc b. nghiêm ngặt c. nghiêm minh d. nghiêm chỉnh

52. Làm 1 việc một cách tỉ mỉ với sự tập trung chú ý và ý thức trách nhiệm cao.

a. cẩn thận b. kĩ lưỡng c. cẩn trọng d. kĩ càng

53. Thứ quan trọng nhất và không thể thiếu được.

a. trọng yếu b. cơ yếu c. cốt yếu d. chủ yếu

54. Cùng góp sức làm chung một công việc nhưng có thể không cùng chung trách nhiệm.

a. tác hợp b. hợp tác c. cộng sự d. cộng tác

55. Đặc biệt kính trọng và lấy đó làm lý tưởng sống cho mình.

a. tôn kính b. tôn thờ c. tôn trọng d. coi trọng

56. Cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện.

a. cơ chế b. cơ cấu c. phương thức d. biện pháp

57. Người điều khiển một hội nghị quan trọng.

a. chủ tịch b. chủ tọa c. chủ trì d. chủ hội

58. Thể hiện ý thức tôn trọng người khác trong quan hệ tiếp xúc nhưng không hạ mình.

a. lịch thiệp b. lịch sự c. lịch lãm d. thanh lịch

59. Tỏ thái độ thù nghịch với ai đó khi tinh thần bị kích động mạnh mẽ.

a. phẫn nộ b. căm hờn c. phẫn uất d. căm phẫn

60. Không còn ý muốn theo đuổi việc đang làm vì gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại.

a. thoái chí b. nản chí c. nhụt chí d. nản lòng

61. Xem xét, phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định.

a. kiểm soát b. kiểm sát c. kiểm tra d. kiểm định

62. Xin cấp trên xem xét lời đề nghị có tính chất chủ quan.

a. thỉnh giáo b. thỉnh nguyện c. thỉnh thị d. thỉnh cầu

63. Những điều khoản mà cấp trên có thẩm quyền vạch ra cho cấp dưới thi hành.

a. yêu cầu b. thông báo c. chỉ thị d. thông tư

64. Trịnh trọng và chính thức báo cho mọi người biết về một sự kiện quan trọng nào đó.

a. tuyên truyền b. bố cáo c. tuyên cáo d. tuyên bố

65. Tìm cách dìm người khác để giành phần hơn về địa vị, quyền lợi.

a. ghen ghét b. kèn cựa c. ghen tị d. ganh tị

66. Có những quyết định nhanh chóng và dứt khoát, mạnh bạo, không do dự, rụt rè.

a. quyết tâm b. quyết đoán c. quyết liệt d. quyết chí

67. Làm theo trình tự đã được định sẵn.

a. thực tập b. thực hành c. thực hiện d. thực thi

68. Giới thiệu người có năng lực với cấp trên hoặc với tổ chức để được sử dụng.

a. đề nghị b. đề cử c. tiến cử d. đề xuất

69. Tìm mọi cách [thường là không chính đáng] để được cất nhắc lên địa vị nào đó.

a. tiến thân b. thăng tiến c. tiến thủ d. tiến triển

70. Tiếp liền nhau [thường là trong thời gian], hết cái này đến cái khác.

a. liên tục b. nối tiếp c. kế tiếp d. liên tiếp

71. Nhìn mặt mà nhận ra, chỉ ra người đang che giấu tên thật hay người đang cần tìm.

a. nhận biết b. nhận diện c. nhận dạng d. nhận định

72. Đưa từ nước ngoài vào cái vốn không có ở nước mình.

a. nhập cảnh b. nhập cảng c. nhập khẩu d. nhập tịch

73. Kiên trì, bền bỉ chịu đựng những khó khăn vất vả nào đó để làm việc gì.

a. nhẫn nhịn b. nhẫn nại c. nhẫn nhục d. kiên nhẫn

74. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các dịch vụ tiền tệ, tín dụng.

a. ngân hàng b. ngân khố c. ngân khoản d. ngân sách

75. Có điều e ngại, nên còn đắn đo, suy nghĩ thêm và chưa dám làm.

a. ngần ngại b. ngần ngừ c. lưỡng lự d. chần chừ

76. Nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng mọi nhẽ để đánh giá, nhận thức lại cái đã xảy ra.

a. suy ngẫm b. suy nghĩ c. suy xét d. suy tính

77. Rút ra một phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán có sẵn.

a. suy đoán b. suy xét c. suy luận d. suy tưởng

78. Giữ được bản chất tốt đẹp, không xấu hổ với lương tâm.

a. trong sạch b. trong trắng c. trong sáng d. trong trẻo

79. Đánh giá cao và rất kính trọng ai đó.

a. khâm phục b. kính phục c. kính yêu d. tôn trọng

80. Luôn cho mình hơn người khác và xem thường mọi người.

a. kiêu căng b. kiêu ngạo c. tự phụ d. tự kiêu

81. Dùng lời nói để cố thuyết phục người khác đồng ý với yêu cầu của mình.

a. khẩn khoản b. van nài c. nài nỉ d. năn nỉ

82. Dựa vào các tính chất theo đó để phân loại đối tượng.

a. tiêu chuẩn b. tiêu đề c. tiêu điểm d. tiêu chí

83. Vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa quyết định được.

a. dùng dằng b. ngượng ngùng c. ngại ngùng d. ngập ngừng

84. Băn khoăn, day dứt, muốn sửa chữa lỗi lầm và tự trách mình trước việc không hay đã xảy ra.

a. ăn năn b. hối hận c. ân hận d. hối lỗi

85. Lấy làm tiếc, đau lòng và day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi của mình.

a. ăn năn b. hối hận c. ân hận d. hối tiếc

86. Không còn thiết tha với bất kì thứ gì, vì đã thất vọng quá nhiều.

a. chán nản b. chán chê c. chán chường d. chán ngán

87. Hết sức buồn tẻ, không có chút gì lôi cuốn, hấp dẫn.

a. chán chê b. chán ngắt c. chán chường d. chán ngán

88. Mất hết ý chí và tinh thần trước một công việc quan trọng.

a. chán nản b. nản lòng c. chán chường d. nhụt chí

89. Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.

a. chán nản b. nản chí c. chán chường d. nhụt chí

90. Người có tác dụng chi phối đối với toàn bộ tập thể.

a. chủ yếu b. nòng cốt c. chủ đạo d. chủ công

91. Tư tưởng quan trọng nhất, có tác dụng chỉ đạo cho mọi công việc.

a. chủ yếu b. chủ công c. chủ đạo d. chủ chốt

92. Đóng vai trò chi phối đối với những đối tượng khác.

a. quan trọng b. cốt yếu c. trung tâm d. trọng yếu

93. Đoán trước tình hình sự việc nào đó có thể sẽ xảy ra.

a. dự đoán b. dự liệu c. dự tính d. dự định

94. Đoán trước một cách có cơ sở sự việc có nhiều khả năng sẽ xảy ra.

a. dự liệu b. dự tính c. dự kiến d. dự đoán

95. Đưa ý kiến đề nghị bổ nhiệm, thăng chức cho người khác hoặc đưa nguyện vọng của mình lên cấp trên xem xét.

a. đề cử b. đề bạt c. đề đạt d. bầu cử

96. Tình trạng yên ổn về chính trị, xã hội.

a. an toàn b. trật tự c. an ninh d. an bình

97. Được đưa lên một chức vụ cao hơn.

a. đề cử b. đề bạt c. đề đạt d. bầu cử

98. Trao đổi ý kiến qua lại để làm rõ một vấn đề nào đấy.

a. đàm đạo b. đàm phán c. đàm thoại d. đàm luận

99. Nêu ra vấn đề để tổ chức hoặc cá nhân xem xét, giải quyết.

a. đề xuất b. đề nghị c. đề xướng d. đề đạt

100. Bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động vật, thực vật...

a. cảnh vật b. quang cảnh c. cảnh sắc d. cảnh quan

Bài tập 2: Xác định từ đảm bảo yêu cầu đúng về nghĩa, về ngữ pháp, về phong cách để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. sửa chữa, bồi đắp, bảo dưỡng, đắp vá.

Đoạn đường từ Phủ Lý đến Nam Định được ……………………… thường xuyên nhưng vẫn xuất hiện những ổ gà.

b. thiệt thòi, thất thoát, thiệt hại, thất thu.

Việc kí duyệt sai nguyên tắc của giám đốc công ti đã gây ………………. đến hàng tỉ đồng.

c. đề xướng, đề cử, đề xuất, đề đạt.

Chúng ta phải chủ động …………………. những phương hướng và biện pháp giải quyết hiệu quả.

Bài tập 3: Phân tích lỗi dùng từ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

1. Bà chủ rất ác nghiệt, bắt thợ làm quần quật mà cho họ ăn uống rất kham khổ.

2. Thực tế đã bãi bỏ những luận điểm sai trái đó.

3. Làm xong công tác, nó cất lên một nụ cười sung sướng.

4. Nhà văn cần phải thường xuyên xâm nhập đời sống thực tế của xã hội.

5. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.

6. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.

7. Lao động là bổn phận thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.

8. Trách nhiệm làm con là phải phụng dưỡng cha mẹ già yếu.

9. Nghĩa vụ nặng nề và vẻ vang của nhà trường là giáo dục học sinh thành những công dân tốt.

10. Trong hoàn cảnh éo le ấy, chị cảm thấy bất lực, định buông thả cho số phận.

11. Ăn phải thực phẩm bị ngộ độc, 200 người đã phải đi cấp cứu.

12. Ở trong tù, người chiến sĩ cách mạng ấy ngâm thơ rất hay, giọng đầy cảm khoái.

13. Khiếm khuyết của anh ấy là thiếu quyết đoán trong công việc.

14. Với thuộc tính biểu trưng về âm thanh và hình ảnh, từ láy đã góp phần làm cho tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ rất tinh vi.

15. Nếu không chịu khó suy nghĩ, học sinh rất dễ hiểu sai các vấn đề mà thầy cô giáo truyền tụng.

16. Trường Sơn khoác tấm áo màu xanh loang lỗ sau bao nhiêu hành động tàn phá thô bỉ của con người.

17. Với số đo 1m75, anh ấy là một chàng trai cao ráo.

18. Để tránh cho ong bị trúng độc, ta chỉ nên phun thuốc sâu trước và sau khi hoa tàn.

19. Thằng Côn cuống quýt, xoắn lấy người đàn bà có giọng hát hay.

20. Nhiệt thành hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, chúng tôi hăng say lên đường nhập ngũ.

21. Sau khi qua đời, Bác Hồ đã để lại cho dân tộc bản di sản vô cùng quý giá.

22. Tính tình anh ấy rất hiền lành nhưng khi ra trận đánh giặc thì luôn đưa ra những quyết sách vô cùng táo tợn.

23. Qua sách vở và cái logic thông thường của lịch sử, ta biết rằng dân tộc nào, đất nước nào cũng phải trải qua một giai đoạn nghèo túng.

24. Những tia chớp nhùng nhằng cùng với tiếng sấm ầm ầm làm em rất sợ.

25. Nhân vật Sơn là một tấm gương cho chúng em học tập về tình bạn và lòng nhân văn.

26. Vầng trăng được nhân cách hóa, có tâm hồn, có con mắt để nhìn ngắm con người một cách say đắm.

27. Đột nhiên, tôi có cảm nghĩ rằng, mình đã gặp chàng trai hiền từ này ở một nơi nào đó.

28. Qua đó, cho thấy Người là một nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị có tâm hồn cao cả.

29. Nhân vật trong tác phẩm đã phải chịu một cái chết khổ ải, một cái chết tức tối.

30. Màu đỏ của những chiếc khăn quàng tượng trưng cho máu của những người anh hùng liệt sỹ đã nằm xuống.

31. Những chiếc nhà cao tầng hiện đại hiện ra trước mắt.

32. Đặc biệt, với tư tưởng nhân đạo sâu sắc, đầy lòng tin vào con người, tác phẩm Chí Phèo đã hoàn toàn chiếm được linh hồn của người đọc.

33. Tư tưởng của ông thấm nhuần trong từng lời thơ nét bút.

34. Ai cũng nói trong gia đình em, mẹ em là người đảm đương nhất.

35. Ông là một con người dung dị nhưng lại dễ xao động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

36. Tâm hồn của nhà thơ luôn luôn rộng rãi, lúc nào cũng say đắm với những vẻ đẹp thần bí của thiên nhiên.

37. Những ngư dân nghèo khó vẫn ngày đêm phải đối chọi với bao nguy nan đang ngày đêm rình mò họ.

38. Hoàn cảnh của Hộ khiến ta không khỏi băn khoăn về gánh nặng áo cơm đang đè lên những ước mơ cao đẹp của người trí thức nghèo.

39. Bác là người yêu nước thiết thực, sâu thẳm.

40. Nhà thơ sử dụng từ ngữ gợi cảm để thể hiện cảnh sắc mùa xuân tươi thắm.

41. Trong tác phẩm cổ xưa ấy, Nguyễn Du đã sáng tạo nên những vần thơ lục bát có một không hai.

42. Chòm mây chỉ là một vật vô tri vô giác, vậy mà nó cũng cô đơn như chính tâm thế của nhà thơ.

43. Truyện Kiều là một kiệt xuất văn chương, là niềm tự hào của người dân đất Việt.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 8


Bài tập 4: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong các câu sau:

1. độc đoán, độc hại, độc ác, độc địa.

Mưu mô …………………………………. Miệng lưỡi ………………

Đầu óc …………………………………. Hóa chất ……………

2. trắng tinh, trắng ngần, trắng nõn, trắng trẻo.

Nước da …………………………………. Tờ giấy …………………

Hạt gạo …………………………………. Mặt mũi …………………

3. đỏ chót, đỏ rực, đỏ lòm, đỏ au.

Gò má …………………………………. Môi son ………………

Hoa phượng …………………………………. Máu tươi ……………

4. đen thui, đen láy, đen ngòm, đen sì.

Đôi mắt …………………………………. Nước da ……………….

Vực sâu …………………………………. Mặt sắt …………………

5. cao cường, cao sang, cao thượng, cao siêu.

Địa vị …………………………………. Tư tưởng ……………

Võ nghệ …………………………………. Tâm hồn ………………

6. chập chùng, chập choạng, chập chờn, chập chững.

Bước đi …………………………………. Giấc ngủ ………………

Ánh sáng …………………………………. Đồi núi …………………

7. tươi thắm, tươi tốt, tươi trẻ, tươi sáng.

Bông hoa …………………………………. Cỏ cây …………………

Nét mặt …………………………………. Tương lai ………………

8. nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, nhỏ nhắn, nhỏ nhặt.

Ăn nói …………………………………. Chi tiết ………………

Tính tình …………………………………. Thân hình ………………

9. muôn vàn, muôn thuở, muôn màu, muôn một.

Báo đền …………………………………. Cuộc sống ………………

Khó khăn …………………………………. Lưu danh ………………

10. bấp bênh, bập bùng, bập bềnh, bập bẹ.

Địa vị …………………………………. Lửa cháy ……………

Sóng nước …………………………………. Tiếng nói ……………

11. bất hảo, bất kham, bất hủ, bất minh.

Con ngựa …………………………………. Tác phẩm ……………

Phần tử …………………………………. Quan hệ …………………

12. êm ấm, êm dịu, êm ái, êm đềm.

Bàn tay …………………………………. Dòng sông ………………

Gia đình …………………………………. Mùi hương ………………

13. hào hùng, hào hiệp, hào phóng, hào hoa.

Tấm lòng …………………………………. Khí phách …………………

Dáng điệu …………………………………. Ăn tiêu ………………

14. bồng bột, bộc phá, bộc phát, bộc trực.

Ăn nói …………………………………. Bệnh dịch ……………

Đánh bằng …………………………… Tính tình ………………

Bài tập 5: Xác định nội dung biểu hiện trạng thái tâm lí khác nhau của các từ láy sau: thấp thỏm, tấm tức, lo sợ, sờ sợ, sợ sệt, phấp phỏng, hồi hộp, khấp khởi, phân vân, lăn tăn, lo lắng, bồi hồi, rạo rực, bứt rứt, băn khoăn.

Bài tập 6: Phân biệt nét khác nhau trong sự miêu tả dáng người đi của các từ láy sau và đặt câu với mỗi từ đó: khập khiễng, khật khưỡng, tập tễnh, lẫm chẫm, lò dò, loạng choạng, lom khom, lùi lũi, lủi thủi, lừng lững, lững thững, lựng khựng, thướt tha, ngật ngưỡng, xăm xăm.

Bài tập 7: Phân biệt nét khác nhau trong sự miêu tả giọng nói của các từ láy sau và đặt câu với mỗi từ đó: bi bô, lí nhí, làu bàu, liên liến, líu nhíu, nhỏ nhẹ, oang oang, tỉ tê, thủ thỉ, sang sảng, ồm ồm, rì rầm.

Bài tập 8: Chọn từ thích hợp với từng nội dung sau:

1. mặc cả, mặc cảm, mặc niệm, mặc nhiên, mặc kệ, mặc sức.

- Để cho tùy ý và tự chịu trách nhiệm lấy: ………………………………

- Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang, lặng lẽ:………………

- Im lặng, làm như việc chẳng quan hệ gì với mình: ……………………

- Một cách hoàn toàn tùy thích, không bị ngăn trở, hạn chế: ………………

- Trả giá, thêm bớt từng đồng để mua được rẻ: ……………………………

- Thầm nghĩ mình thua kém người và buồn day dứt: ………………………

2. cơ cấu, cơ cầu, cơ chế, cơ cực, cơ duyên.

- Chịu cảnh sống khổ cực, lao đao, vất vả: …………………………………

- Duyên nợ mà tạo hóa đã định sẵn: ………………………………………

- Cách thức thực hiện một quá trình nào đó: ………………………………

- Đói khổ, vất vả đến cùng cực: ……………………………………………

- Cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của một chỉnh thể:…………..

3. ăn bám, ăn chẹt, ăn dỗ, ăn bớt, ăn sương, ăn vã, ăn vạ.

- Lợi dụng lúc người khác gặp thế bí để kiếm lợi hoặc buộc người khác phải cho mình hưởng lợi: ………………………………………………………..

- Chỉ ăn thức ăn, không ăn với cơm: …………………………………………

- Có sức lao động mà không làm việc gì, chỉ sống nhờ vào sức lao động của người khác: ……………………………………………………………….....

- Ở ỳ, nằm ỳ ra để đòi cho kì được hoặc để bắt đền: …………………………

- Kiếm ăn một cách lén lút về ban đêm: ………………………………………

- Lấy bới đi một phần để hưởng riêng khi làm một việc chung hoặc làm cho người khác: ……………………………………………………………….

- Dỗ dành, lừa phỉnh để được hưởng của người khác: …………………………

4. nói hớt, nói leo, nói dối, nói gở, nói dóc, nói kháy, nói điêu, nói khoác, nói bóng, nói ngoa, nói móc.

- Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến: ……………

- Nói ra những điều mà người ta thường cho là có thể báo trước hoặc dẫn đến những điều chẳng lành: ………………………………………………………

- Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý: ……

- Nói một cách phóng đại, quá xa sự thật: ……………………………………

- Nói xa xôi cho cho người ta hiểu ý ở ngoài lời: ……………………………

- Nói khoác lác và bịa đặt cho vui hay để ra vẻ ta đây: ……………………

- Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì: ……………………

- Nói những điều không có thật, để lừa dối: …………………………………

- Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói: ……………………………

- Nói xa xôi để khích bác, trêu tức: …………………………

- Nói những điều quá xa sự thật, quá xa những gì mình đã có làm hoặc có thấy, để người ta phục mình: ………………………………….

5. trung gian, trung lưu, trung niên, trung lập, trung liệt, trung nghĩa, trung trinh, trung thực, trung bình, trung kiên.

- Tầng lớp giữa trong xã hội: ……………………………………………

- Có tinh thần giữ trọn lòng trung nghĩa, đã khảng khái hi sinh: …

- Ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật: ………

- Có tinh thần giữ lòng trung thành đến cùng, không gì lay chuyển được: ……

- Trung thành và ngay thẳng, trong sạch: ……………………………………

- Đã quá tuổi thanh niên, nhưng chưa già: …………………………………

- Đứng ở giữa hai bên đối lập, không theo hoặc không phụ thuộc vào bên nào: ………

- Tính tổng cộng lại và chia đều ra, lấy con số chung: …………………....

- Hết mực trung thành, một lòng vì việc nghĩa: ………………

- Ngay thẳng, thật thà: …………………………………………………..

6. yêu thương, yêu chuộng, yêu dấu, yêu kiều, yêu mến, yêu quý.

- Yêu và tỏ ra quý hơn những cái khác nói chung: ………………………

- Có tình cảm thân thiết, thích gần gũi: ……………………………

- Yêu tha thiết trong lòng: ………………………………………………

- Yêu mến và kính trọng: …………………………………………………

- Có tình cảm gắn bó tha thiết và sự quan tâm hết lòng: …………………

- Có vẻ đẹp thướt tha, mềm mại: …………………………………

7. yếu địa, yếu đuối, yếu thế, yếu kém, yếu lược, yếu nhân, yếu ớt, yếu hèn.

- Ở vào thế yếu: ……………………………………………………………..

- Nhân vật quan trọng [thường là trong hoạt động chính trị]: …………………

- Yếu hẳn so với mức bình thường, có nhiều nhược điểm: ………………

- Yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể: ………………

- Có tính chất tóm tắt những điều cơ bản, cần thiết nhất: ………

- Trạng thái thiếu hẳn sức mạnh thể chất hoặc tinh thần, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách: ………………………………………………………

- Kém cỏi cả về tinh thần lẫn thể chất, không đủ sức làm những việc quan trọng: ………

- Khu vực đặc biệt quan trọng: ………………………………………………

Kiểm tra giữa học phần

[Tổng thời gian làm bài: 40 phút. Đề gồm 3 câu.

Câu 1 và 2: 35 phút; câu 3: 5 phút]

Câu 1: Chỉ ra lỗi [nêu tên lỗi] và sửa các câu sai sau:

1. Bằng bốn câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét tâm trạng của Kiều.

2. Chúng ta, những sinh viên dưới mái trường sư phạm.

3. Tôi đã đọc nhiều loại báo, Nhân dân, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân, nhiều loại tạp chí, Văn học, Sinh viên, Văn nghệ quân đội…

4. Trâu cày không được giết thịt.

Câu 2: Nêu các nét nghĩa phân biệt của các từ trong nhóm đồng nghĩa:

chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng dưỡng, phụng sự

Câu 3: Nêu vắn tắt những nội dung chính của giáo trình Tiếng Việt thực hành.

[câu 3 yêu cầu trình bày ngắn gọn bằng 4 gạch đầu dòng].





Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề