Tại sao không được viết sai chính tả

Lỗi chính tả là vấn đề hầu như ai cũng gặp phải khi sử dụng văn viết. Đối với nhiều người việc sai lỗi chính tả quả là "ác mộng" bởi mặc dù họ đã kiểm tra rất cẩn thận, thậm chí kiểm tra đi kiểm tra lại vài lần sau khi viết nhưng vẫn bị sót lỗi. Mà "đau khổ" ở chỗ, đây đều là những từ ngữ đơn giản bạn hoàn toàn có thể đánh vần và hiểu hết ý nghĩa của nó. Nhưng tại sao chính chúng ta viết ra, kiểm tra kỹ càng mà vẫn bỏ sót lỗi sai chính tả như vậy?

Tại sao không được viết sai chính tả

Tiến sĩ tâm lý học Tom Stafford của đại học Sheffield - một trong các trường Đại học hàng đầu vương quốc Anh, đã thực hiện một công trình nghiên cứu về lỗi chính tả và ông cho biết: "Nguyên nhân của việc người viết bỏ qua hay bỏ quên lỗi chính tả không phải bởi vì họ ngớ ngẩn hoặc thiếu thận trọng, mà nguyên nhân bởi những gì mà họ thực hiện là rất thông minh. Khi bạn viết, bạn đang cố gắng truyền đạt ý nghĩa của vấn đề. Đây là một hành vi cao cấp của con người."

Nhưng đối với tất cả các nhiệm vụ cao cấp, não bộ của bạn sẽ tổng quát hóa nó theo hướng đơn giản hơn với các bộ phận cấu thành (như biến các chữ cái thành từ, gộp nhiều từ thành câu), để tập trung cho các nhiệm vụ khác phức tạp hơn (như cách kết hợp câu từ nhằm thể hiện những ý tưởng phức tạp).

Tổng quát hóa là một tiêu chuẩn của tất cả các chức năng cao cấp do não đảm nhận. Điều này tương tự như cách mà não bộ hình thành nên bản đồ của một địa điểm quen thuộc, tự biên soạn các cảnh quan, mùi vị và cảm giác khi đi trên một cung đường. Chính dạng bản đồ trí tuệ này đã giúp giảm tải cho bộ não của bạn để tập trung xử lý những thứ khác.

Tại sao không được viết sai chính tả

Ảnh minh họa: Internet

Nhưng đôi khi, chính điều này lại phản bội ta. Chẳng hạn như việc bạn dự định sang nhà bạn gái chơi mà lại chạy thẳng tới cơ quan, lý do là vì đường tới nhà bạn gái cũng có đoạn giống đường đi làm. Ta có thể có những giây phút mù mờ, không nắm rõ được những tiểu tiết nhỏ nhặt, bởi não ta đã hoạt động dựa trên bản năng và trên chính tấm bản đồ nó vẽ ra.

Điều này cũng giải thích được tại sao những người đọc lại có nhiều khả năng phát hiện ra lỗi chính tả trong nội dung mà bạn viết. Ngay cả khi bạn đang sử dụng những từ ngữ và khái niệm hết sức quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng bộ não của họ vẫn còn mới mẻ trên "cuộc hành trình" tìm kiếm kiến thức ẩn chứa đằng sau những câu chữ của bạn. Do đó, người đọc sẽ tự nhiên chú ý nhiều hơn đến các chi tiết trong quá trình đọc và não họ vẫn chưa dự đoán được điểm đến cuối cùng cho tới khi họ đọc hoàn tất nội dung.

Tại sao không được viết sai chính tả

Ảnh minh họa: Internet

Sai sót có thể là một tiểu tiết nhỏ như bị đảo các ký tự trong một từ như từ "quen" bị viết thành "qune" hoặc "cha" lại viết là "cah". Thậm chí những từ phức tạp có vai trò quan trọng để nêu bật ý nghĩa của bài viết cũng có thể mắc phải sai sót này.

Tại sao không được viết sai chính tả

Ảnh: Internet

Khi sử dụng bàn phím để gõ văn bản, có những người có khả năng gõ mà không cần nhìn vào bàn phím biết được rằng mình sẽ phạm lỗi trước cả khi từ ấy xuất hiện trên màn hình. Do não bộ của họ đã quá quen với việc biến đổi suy nghĩ thành các ký tự, và nó sẽ cảnh báo người gõ bàn phím nếu họ mắc phải các sai lầm như gõ sai phím hoặc đảo lộn các ký tự. Nhưng việc gõ bàn phím quá nhanh khiến cho ngón tay không thể điều chỉnh theo được tín hiệu cảnh báo của não bộ gửi xuống. Do vậy vẫn có lỗi xảy ra.

Nếu như bạn muốn tự kiểm duyệt và phát hiện ra lỗi trong bài viết của chính mình, bạn phải cố gắng tìm cách để văn bản đó không còn quen thuộc đối với bạn nữa. Đó có thể là bằng cách đổi font chữ, đổi màu nền làm việc, in hẳn ra rồi sửa bằng tay hoặc làm bất cứ điều gì để văn bản đó trở nên "mới" hơn đối với não.

Tại sao không được viết sai chính tả
Khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một cách trầm trọng, thì họ lại xem đó là chuyện bình thường...

Nói về chất lượng của những người được gọi là có bằng cấp hiện nay, giám đốc một công ty cung ứng nguồn nhân lực cho biết: Qua đánh giá những người được công ty ông phỏng vấn thì... phần lớn là quá yếu. Nhiều người nói tiếng Anh “rôm rốp”, nhưng lại viết sai tiếng Việt, phổ biến nhất là viết câu què, câu cụt. Và ông ta không hiểu vì sao những người đó lại tốt nghiệp được trung học, rồi đại học?

Vấn đề làm sao để viết cho đúng tiếng Việt vẫn được giới chức giáo dục giảng dạy ra rả trong nhà trường, nhưng rồi các vị ấy chỉ biết chau mày, lắc đầu mỗi khi đọc một bài văn, bài tập có vô vàn lỗi chính tả. Trong đời sống hàng ngày, người Việt Nam gần như chấp nhận phải “chung sống” với tiếng Việt viết sai.

Lạ lùng thay, ngay từ trên ghế nhà trường, từ mẫu giáo, lớp 1 đã thường xuyên có những giờ chính tả. Nhưng khi trưởng thành, đi làm việc, công tác... thì lỗi chính tả lại không được xem là một giá trị cần phải giữ gìn.

Với người Việt sinh sống lâu năm hoặc thế hệ người Việt sinh ra ở hải ngoại thì chuyện viết sai tiếng Việt càng là việc “hà rầm” hơn.

Trong thực tế, khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một cách trầm trọng, thì họ lại xem đó là chuyện bình thường, ngụy biện cho những cái sai của mình là “phong cách” hay “sự sáng tạo”. Điều đó dẫn đến thói quen coi thường văn bản, xem nội dung “đại khái” quan trọng hơn ngôn ngữ. Họ cho rằng chỉ cần người khác hiểu được đại khái ý chính là được!

Việc viết sai tiếng Việt còn do ảnh hưởng của những thói quen, tập quán của từng vùng miền. Vì thế, ngay chính trên quê hương của tiếng Việt việc nói và viết sai tiếng mẹ đẻ vẫn xảy ra như cơm bữa.

Ví dụ: Người miền Bắc, do có sự lầm lẫn các những phụ âm đầu bằng tr - ch, gi - d, l - nh, s - x... - nên nói, thậm chí viết : “ông giời” (ông trời), “mặt giăng” (mặt trăng), “uống riệu” (uống rượu), “giồng cây ăn chái” (trồng cây ăn trái), “phong chào chanh đấu” (phong trào tranh đấu), “nhọ nhem” (lọ lem)...

Nguời miền Trung thì không phân biệt dấu hỏi - dấu ngã...

Người miền Nam cũng ít chú trọng phân biệt dấu hỏi ngã, có nhiều lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm đầu:

- v - d: “dội dàng đi dề” (vội vàng đi về)

- tr - ch: “ông chời” (ông trời)

Lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm cuối:

- t - c: “dủ nhao chơi cúc bắc” (rủ nhau chơi cút bắt)

- au - ao: “chời mưa như trúc” (trút)...

Tuy vậy, người Việt Nam ba miền nói chuyện với nhau đều hiểu nhau cả! Với những người Việt xa quê hương quá lâu không được nói, viết tiếng Việt hàng ngày thì việc viết sai chính tả, lủng củng, dùng từ không chính xác, phải “mượn” ngoại ngữ để diễn đạt... tiếng Việt... có lẽ nên được du di thông cảm bỏ qua.

Tuy nhiên, gần đây, cùng với trào lưu “chat chit” trên internet thì bây giờ nhan nhãn thứ “tiếng Việt cách tân”, xuất hiện đầy rẫy các từ Việt bị uốn éo, vặn vẹo: “sẹo” (sạo), “trùi” (trời), “thui” (thôi), “rùi” (rồi), “cí” (ký, cái), “đê” (đi), “thía” (thế), “wé” (quá), “wừn” (quần)....

Không phải đến thời đại truyền thông kỹ thuật số hôm nay thì tiếng Việt mới bước vào con đường bị viết sai một cách bi đát như vậy. Tác giả Nguyễn Gia Kiểng nguyên là một GS ĐH Sài Gòn trước 1975 hồi tưởng: “Năm 1974,tôi nhận dạy kinh tế cho một trường đại học tại Sài Gòn. Trước khi bắt đầu, tôi hỏi một số giáo sư dạy kinh tế cho tôi xem những bài đã được chấm đậu những năm trước.

Mục đích của sự tham khảo này chỉ là để xem trình độ tiếp thu của sinh viên về môn kinh tế như thế nào. Nhưng tôi lại khám phá ra một sự kiện khác, kinh khủng hơn nhiều. Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếng Việt. Họ viết những câu rất dài và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩa của từ ngữ. Bực bội quá tôi phải dọa các sinh viên là sẽ không chấm những bài viết sai tiếng Việt.

Rồi tôi đặt ra một qui luật có thể là hơi quá đáng: mỗi bài sẽ được chấm trên 20 điểm, 10 điểm trên ngữ pháp, 10 điểm về nội dung, nhưng nếu bài không đủ 5 điểm về ngữ pháp thì sẽ không được chấm phần nội dung nữa. Biện pháp quá khích đó có lẽ đã có tác dụng làm các sinh viên coi trọng Việt văn hơn”.

Nhìn tới ngó lui, nhìn xuôi ngó ngược... mới thấy thực trạng viết sai tiếng Việt chẳng phải là chuyện gì mới mẻ, chắc nó đã có từ khi... có tiếng Việt! Tuy nhiên, viết chính xác tiếng mẹ đẻ vẫn là điều cần phấn đấu để đạt được. Người Việt dù trong nước hay ở hải ngoại đều cần giữ gìn tiếng Việt, vì đó là cái hồn của dân tộc, không thể nào có một dân tộc Việt mà không biết nói, viết hoặc toàn nói, viết sai tiếng Việt.

Tại sao không được viết sai chính tả

Đọc một nội dung hay nhưng bị viết sai chính tả, giống việc bạn đang chạy xe bon bon trên đường, vấp phải ổ gà, tụt mất cảm xúc.

Tại sao không được viết sai chính tả
Tá hoả vì lỗi sai chính tả bủa vây.

Đặc biệt sai chính tả rất dễ bị lây, khi bạn đọc phải một từ bị viết sai trong một thời gian dài, chính bạn có thể bị nhiễm và viết sai theo.

Tại sao không được viết sai chính tả
Sai chính tả xuất hiện cực cực nhiều trên mạng xã hội (nguồn kenh14).

Nội dung của công ty, doanh nghiệp up lên website, fanpage nếu dính lỗi chính tả, sẽ bị xem là thiếu chuyên nghiệp.

Tại sao không được viết sai chính tả

Ngay cả kênh truyền hình lớn cũng từng mắc lỗi chính tả (nguồn: tintuc.vn)

Kiểm tra lỗi chính tả thường gặp

Check lỗi chính tả tiếng Việt xem có từ nào bạn đang viết sai không?

Từ sai chính tả Từ đúng chính tả
bộ sương bộ xương
bác sỹ bác sĩ
chia sẽ chia sẻ
chín mùi chín muồi
chỉnh chu chỉn chu
chỉnh sữa chỉnh sửa
chuẩn đoán chẩn đoán
chẵng lẻ chẳng lẽ
có lẻ có lẽ
cổ máy cỗ máy
cọ sát cọ xát
cặp bến cập bến
câu truyện câu chuyện
đường xá đường sá
dư giả dư dả
giúp đở giúp đỡ
giành dụm dành dụm
giữ dội dữ dội
giọt xương giọt sương
giục giã giục dã
gian sảo gian xảo
kiễm tra kiểm tra
kỹ niệm kỷ niệm
khán giã khán giả
kết cuộc kết cục
mạnh dạng mạnh dạn
nền tản nền tảng
nghành ngành
nổ lực nỗ lực
năng nỗ năng nổ
rãnh rỗi rảnh rỗi
rốt cục rốt cuộc
sắc xảo sắc sảo
sẳn sàng sẵn sàng
san sẽ san sẻ
sáng lạng xán lạn
sỡ dĩ sở dĩ
sơ xuất sơ suất
suông sẻ suôn sẻ
sử lý xử lý
suất sắc xuất sắc
sữa chữa sửa chữa
thẳng thắng thẳng thắn
tháo dở tháo dỡ
trãi nghiệm trải nghiệm
trao chuốt trau chuốt
trao dồi trau dồi
trao giồi trau dồi
tựu chung tựu trung
thăm quan tham quan
vô hình chung vô hình trung
vô vàng vô vàn
xáng lạng xán lạn
xem sét xem xét
xuất xắc xuất sắc
xúi dục xúi giục

Làm sao để tránh viết sai chính tả?

Cái khó ở đây là người viết sai chính tả thường không biết mình sai. Khi được người khác góp ý, họ biết nhưng do đã là thói quen thì sẽ bị lại như cũ.

Có một cách giúp bạn sửa lỗi chính tả tiếng Việt là sử dụng Word soạn thảo nội dung trước khi xuất bản trên website hoặc fanpage.

Word có 1 tính năng là AutoCorrect, mỗi khi bạn đánh sai, Word sẽ tự động chỉnh lại từ đúng, nhưng để làm được điều này bạn phải dạy Word “học” từ nào là sai và từ nào là đúng.

Ngoài ra, còn một số cách khác như sử dụng Google Documents hoặc các công cụ kiểm tra lỗi chính tả online khác.

Cách thực hiện sửa lỗi chính tả Tiếng Việt

GOBRANDING sẽ hướng dẫn bạn 3 cách để sửa lỗi chính tả nhanh chóng.

Cách 1: Thêm bộ từ sai chính tả vào Word

Áp dụng cho Word 2013 và các phiên bản cao hơn.

Bước 1: Vào File, chọn Options

Tại sao không được viết sai chính tả

Bước 2: Vào mục Proofing, bạn chọn “AutoCorrect Options

Tại sao không được viết sai chính tả

Bước 3: Hộp thoại mở ra, đây là nơi bạn sẽ thêm từ để Word học. Mỗi từ chúng ta sẽ có một cặp gồm từ đúng, từ sai. Nhập từ sai ở ô bên trái và từ đúng ở ô bên phải.

Sau đó hãy nhấn “Add” hoặc “Enter” để thêm từ vào danh sách.

Tại sao không được viết sai chính tả

# Với những từ có 2 tiếng trở lên: bạn copy trực tiếp vào

Từ sai Từ đúng
chia sẽ chia sẻ
chín mùi chín muồi
chỉnh chu chỉn chu
chỉnh sữa chỉnh sửa
chuẩn đoán chẩn đoán
có lẻ có lẽ
cổ máy cỗ máy
cọ sát cọ xát
đường xá đường sá
giúp đở giúp đỡ
kiễm tra kiểm tra
kỹ niệm kỷ niệm
mạnh dạng mạnh dạn
nền tản nền tảng
nổ lực nỗ lực
rãnh rỗi rảnh rỗi
sắc xảo sắc sảo
sẳn sàng sẵn sàng
san sẽ san sẻ
sáng lạng xán lạn
sỡ dĩ sở dĩ
sơ xuất sơ suất
suông sẻ suôn sẻ
sử lý xử lý
suất sắc xuất sắc
sữa chữa sửa chữa
thẳng thắng thẳng thắn
tháo dở tháo dỡ
trãi nghiệm trải nghiệm
trao chuốt trau chuốt
trao dồi trau dồi
trao giồi trau dồi
tựu chung tựu trung
vô hình chung vô hình trung
vô vàng vô vàn
xáng lạng xán lạn
xem sét xem xét
xuất xắc xuất sắc

#Với những từ có 1 tiếng: thì phức tạp hơn một chút.

Ví dụ: khi viết chữ “cũng”, có bạn ghi là “củng”. Nhưng nếu chúng ta chèn vô trực tiếp là: củng –> cũng, thì khi bạn đánh chữ lủng củng, sẽ bị đổi thành lủng cũng.

Có một cách đó là viết dài ra như sau: củng vậy –> cũng vậy.

Còn với những từ đơn không bị trường hợp như trên, bạn để như cũ là được.

Tổng hợp các từ đơn:

Từ sai Từ đúng
củng vậy cũng vậy
giám làm dám làm
nghành ngành

Bước 4: Sau khi đã thêm đầy đủ các từ, bạn nhấn Ok.

Bước 5: Nhấn Ok một lần nữa.

Lưu ý: Với phiên bản Word trước 2007, bạn vào Tools rồi chọn AutoCorrect Options để thêm từ vào.

Tại sao không được viết sai chính tả

Nguồn: addintools.com

Như vậy là hoàn tất, bạn có thể yên tâm là nội dung của bạn giờ đây sẽ tránh được các lỗi chính tả cơ bản.

Tuy nhiên điều quan trọng là trước khi xuất bản, bạn nhớ đọc lại nội dung một lần nữa.

Nếu bạn biết thêm những từ nào thường bị đánh sai chính tả tiếng Việt, hãy liệt kê bên dưới, để mọi người thêm vào AutoCorrect của mình nhé.

Cách 2: Kiểm tra bằng Google Documents

Google Documents là một chương trình soạn thảo văn bản của Google, được sử dụng trên trình duyệt web. Về cơ bản, giao diện và cách sử dụng của nó tương tự như Microsoft Word. Tuy nhiên, có một ưu điểm mà GOBRANDING muốn giới thiệu cho bạn là nó có khả năng tìm lỗi chính tả cực kỳ chính xác.

Để tìm và sửa lỗi chính tả trên Google Documents thao tác như sau:

  • Sau khi soạn thảo xong nội dung ở website hoặc fanpage, bạn hãy sao chép toàn bộ nội dung đã chuẩn bị.
  • Mở một trang Google Documents lên.
  • Dán nội dung vừa copy vào.
  • Sau đó chọn Công cụ => Kiểm tra chính tả => Kiểm tra chính tả.

Tại sao không được viết sai chính tả

  • Google documents sẽ tự động tìm lỗi và sửa lỗi chính tả lại cho bạn. Bạn chỉ cần nhấp “Thay đổi” ở mỗi từ là tự động chuyển sang từ tiếp theo.
  • Lần lượt bạn sẽ sửa được toàn bộ lỗi chính tả trong bài viết.

Tại sao không được viết sai chính tả

Ngoài việc phát hiện ra những từ Tiếng Việt bị sai chính tả, Google Documents còn kiểm tra được cả những từ Tiếng Anh. Chẳng hạn, với từ “clickk” như ảnh bên dưới bị gạch đỏ vì dư 1 chữ “k”, nhưng từ “click” ở cuối bài không bị như vậy.

Cách 3: Sử dụng công cụ kiểm tra lỗi chính tả online

Để kiểm tra lỗi chính tả online bạn truy cập vào địa chỉ sau: https://vspell.com/Spell vào làm theo các bước GOBRANDING hướng dẫn:

  • Coppy và dán nội dung cần kiểm tra vào ô trống.
  • Chọn “Kiểm tra chính tả” để công cụ thực hiện kiểm tra lỗi.

Tại sao không được viết sai chính tả

  • Kết quả những từ nào sai chính tả sẽ được bôi vàng. Tuy nhiên, vì công cụ này không phân biệt được Tiếng Anh và Tiếng Việt, nên nếu nội dung bạn có Tiếng Anh thì những từ này vẫn được bôi. Do đó, khi chỉnh sửa lỗi  chính tả bạn cần quan sát thật kỹ các từ này có sai hay không.
  • Tiếp theo, bạn nhấp “Sửa” để lần lượt sửa từng từ hoặc “Sửa hết” để chỉnh toàn bộ những từ bị sai. Hãy để ý mục thay thế, bạn có thể chọn một trong những từ mà công cụ này gợi ý hoặc tự chỉnh sửa theo ý mình.

Tại sao không được viết sai chính tả

Ngoài ra, công cụ còn một số tính năng khác như:

  • Bỏ qua/bỏ qua hết: bỏ qua những từ không cần chỉnh sửa.
  • Thêm vào/lấy ra: để thêm hoặc lấy từ bị lỗi khỏi từ điển.
  • Hủy bỏ: thoát khỏi chế độ kiểm tra lỗi chính tả.

Bên trên là những cách mà GOBRANDING giới thiệu để bạn có thể dễ dàng kiểm tra lỗi chính tả tiếng Việt. Hãy chọn cho mình một cách kiểm tra dễ thực hiện nhất để làm nhé!

KẾT

Như đã nói ở trên, sai chính tả rất dễ “lây”, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.

Vì thế chúng ta cần soát lỗi chính tả  và giữ cho bản thân không viết sai chính tả là cách tốt để giúp người khác không viết sai theo.

Chúc bạn thành công!

Lỗi chính tả chưa là gì so với lỗi này:

Website không được khách hàng tìm thấy trên Google!

Đã có hơn 1500 website được tối ưu bởi công ty SEO Nhật Bản GOBRANDING