Tại sao lại đói

Việc bị cơn đói liên tục quấy rối, bạn cảm thấy bứt rứt, tiêu tốn nhiều tiền cho những bữa ăn và tăng cân vù vù. Hãy thử tham khảo các lý do sau để tìm ra gợi ý cho mình và đến bác sĩ để được tư vấn nếu cần thiết.

Thiếu chất đạm hoặc chất béo

Chế độ ăn nhiều carb (carbohydrate - đường, tinh bột) có thể cung cấp cho bạn năng lượng, nhưng chúng cũng thường khiến bạn nhanh đói. Cơ thể chúng ta tiêu hóa carbohydrate một cách nhanh chóng nhưng chúng xử lý protein và chất béo lành mạnh (các loại hạt hoặc quả bơ) chậm hơn nhiều. Ví dụ, một bát ngũ cốc đơn giản vào buổi sáng có thể khiến bạn đói nhưng nếu bạn uống hết sữa trong bát, thêm các loại hạt vào và có một quả trứng luộc bên cạnh, bạn sẽ no lâu hơn.

Ăn quá nhiều đường

Việc dùng thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, chẳng hạn như nước trái cây, kẹo, bánh ngọt, sữa chua có hương vị và các nguồn đường tự nhiên có thể khiến bạn luôn cảm thấy đói. Thực phẩm chứa đường tiêu hóa nhanh khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến và sau đó giảm nhanh chóng. Sự sụt giảm lượng đường trong máu này vào một hoặc hai giờ sau đó khiến bạn cảm thấy đói trở lại.

Điều này có thể thay đổi một cách dễ dàng, hãy loại bỏ đồ ngọt như bữa ăn nhẹ và thêm protein, chất béo lành mạnh bất cứ khi nào có thể.

Uống quá nhiều rượu

Cho dù bạn có một ngày no nê hay chỉ ăn một chút mỗi tối, thói quen uống rượu có thể làm cho bạn nhanh đói. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các tế bào não báo hiệu cơn đói được kích hoạt bởi rượu. Trên thực tế, lượng cồn dư thừa có thể đánh lừa bộ não khiến bạn cảm thấy mình đang đói ngay cả khi vừa ăn. Vì vậy, nếu bạn muốn cảm thấy no, hãy uống nước.

Việc uống quá nhiều rượu cũng khiến bạn nhanh cảm thấy đói.

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến

Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn rất tiện lợi nhưng thường thiếu dinh dưỡng. Khi ta ăn các loại thực phẩm bị loại bỏ chất xơ và vi chất dinh dưỡng như bánh mì trắng, mì ống hoặc bánh quy giòn, lượng đường trong máu tăng cao, sau đó dưới tác động của insulin lại tụt giảm nhanh chóng, dẫn đến cơn đói cồn cào.  Hãy dùng thực phẩm tươi, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy no hơn.

Cắt hẳn chất béo

Việc bạn cố gắng ăn uống lành mạnh hơn bằng cách cắt bỏ chất béo có thể làm tăng cảm giác đói và khiến bạn ăn thường xuyên hơn. Hãy cân nhắc sử dụng một số chất béo lành mạnh, chẳng hạn như các loại hạt, chúng sẽ giúp bạn no lâu hơn và chống lại cảm giác thèm ăn.

Thiếu ngủ cũng gia tăng các cơn đói của bạn.

Không ngủ đủ giấc

Giấc ngủ và cơn đói có liên quan mật thiết với nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ không chỉ dẫn đến cảm giác đói mà còn khiến bạn thèm các thực phẩm có đường, nhiều chất béo, chẳng hạn như bánh rán thay vì bông cải xanh. Nên cố gắng đi ngủ sớm hơn hoặc đặt báo thức muộn hơn một giờ. Nghiên cứu cho thấy bạn càng ngủ nhiều thì cơ thể càng xử lý tốt thức ăn.

Ngồi một chỗ cả ngày

Bạn làm công việc bàn giấy cả ngày nhưng vẫn bực bội vì những cơn đói triền miên. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ngồi trong thời gian dài, dù ở bàn làm việc hay mải mê xem Netflix, thường thèm ăn hơn những người hoạt động nhiều trong cùng một khoảng thời gian. Vì vậy, để ngăn chặn cơn đói cồn cào, hãy rời khỏi bàn làm việc hoặc ngừng xem phim ít nhất 30 phút một lần.

Bị mất nước

Có thể bạn chưa bao giờ nhận ra điều đó, nhưng tình trạng mất nước có thể khiến bạn cảm thấy đói. Mỗi ngày tỉnh dậy, bạn nên uống một cốc nước và hãy luôn giữ bên mình chai nước để uống thường xuyên. Để biết bạn có uống đủ nước hay không, hãy kiểm tra màu sắc của nước tiểu. Nó phải có màu vàng nhạt, nếu nước tiểu có màu đậm hơn, hãy uống thêm nước lọc.

Căng thẳng làm cho bạn thấy đói và thèm ăn.

Bạn đang căng thẳng

Giống như thiếu ngủ, sự căng thẳng sẽ làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và khiến bạn nhanh đói. Trong khoảng thời gian ngắn, stress có thể ngăn chặn cơn đói nhưng nếu căng thẳng không được kiểm soát trong thời gian dài, lượng cortisol tăng trong cơ thể bạn, làm tăng cảm giác thèm ăn.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng chấm dứt tình trạng căng thẳng nhưng nếu có thể nhanh chóng ổn định tâm trạng, bạn sẽ không bị đói nữa.

Cơ thể bạn trao đổi chất nhanh 

Nếu quá trình trao đổi chất hoạt động quá mạnh thì hầu như lúc nào bạn cũng cảm thấy đói. Khoảng 32% dân số người có mức độ trao đổi chất cao. Không có nhiều phương thức lành mạnh để làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn. Nhưng ít nhất bạn có thể yên tâm khi biết cơ thể mình đang đốt cháy lượng calo thừa mà bạn đang ăn.

Bệnh cường giáp

Bạn có thể sẽ không biết điều này cho đến khi đến gặp bác sĩ. Cường giáp làm tăng tốc độ trao đổi chất; cơ thể bạn đốt cháy calo càng nhanh thì bạn sẽ càng cảm thấy đói nhiều hơn. Nếu bị cường giáp, bạn nên hỏi bác sĩ để có cách điều trị tốt nhát và cả cách làm giảm cơn đói của mình.

Ăn không tập trung

Thói quen xấu ăn trước TV hoặc vừa ăn vừa chơi điện thoại, phân tâm lúc ăn có thể khiến bạn bị đói. Đó là bởi vì khi bộ não của chúng ta bận theo dõi tivi hoặc cuộc trò chuyện, chúng sẽ không ghi lại cảm giác no do thức ăn mang lại, và bạn cứ thế ăn thêm. Hãy cố gắng tập trung khi ăn và bạn sẽ có thể giảm cảm giác đói.

Chương trình có cảnh ăn uống làm bạn luôn thấy đói.

Xem quá nhiều chương trình ăn uống

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc xem những bữa ăn ngon trên điện thoại hoặc màn hình tivi có thể khiến chúng ta cảm thấy đói và muốn ăn. Không ai có thể bắt bạn hủy theo dõi các trang web ẩm thực yêu thích của mình hoặc tắt tivi mỗi khi quảng cáo đồ ăn xuất hiện. Nhưng hãy nhắc mình rằng đó chỉ là hình ảnh kích thích vị giác chứ không phải cơ thể bạn cảm thấy đói, như vậy bạn sẽ  có thể vượt qua cảm giác này. 

NGỌC HUYỀN (Nguồn: Foodandwine)

Không phải tất cả các loại thực phẩm đều khiến chúng ta no giống nhau. Những loại có thể kiềm chế cơn đói tốt nhất là những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, hoặc các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm giàu chất xơ. Các nguồn chất xơ tốt là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.

Chất béo lành mạnh như chất béo có trong các loại hạt, cá và dầu hướng dương có thể làm giảm mức cholesterol của bạn. Chúng là chìa khóa của một chế độ ăn uống cân bằng và có thể giúp bạn cảm thấy no sau khi ăn.

Chúng ta cũng có thể cảm thấy no hơn sau bữa ăn nếu tập trung để nhai và thưởng thức đồ ăn của mình thay vì ăn nhanh.

Tuy nhiên, bánh ngọt, bánh mì trắng, thực phẩm tiện lợi đóng gói và thức ăn nhanh thiếu những chất dinh dưỡng này nhưng lại chứa nhiều chất béo và carbs không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều những thức ăn này, chúng ta có thể thấy mình rất nhanh đói trở lại ngay sau bữa ăn. Và vì thế, chúng ta có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Ngoài ra, để giảm cân, nhiều người uống soda không đường để cắt giảm lượng calo. Nhưng đường giả trong những đồ uống này cho não của bạn biết rằng nó có thể sử dụng calo để làm nhiên liệu. Khi cơ thể bạn không nhận được gì, nó sẽ bật "công tắc đói" và yêu cầu bạn nạp calo từ thức ăn để thay thế.

Tại sao lại đói

Ăn thức ăn nhanh khiến bạn nhanh đói trở lại.

2. Thiếu ngủ

Không nghỉ ngơi đầy đủ có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cơn đói trong cơ thể. Những người bị thiếu ngủ có cảm giác thèm ăn lớn hơn và khó cảm thấy no hơn. Bạn cũng có nhiều khả năng thèm thức ăn giàu chất béo, nhiều calo khi cảm thấy mệt mỏi.

Các tác động khác của thiếu ngủ bao gồm: Khó giữ tỉnh táo, thay đổi tâm trạng, vận động vụng về, tăng cân…

3. Do căng thẳng

Khi chúng ta lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol có thể làm tăng cảm giác đói. Nhiều người bị căng thẳng cũng thèm thức ăn có nhiều đường, chất béo hoặc cả hai…

Căng thẳng cũng gây ra những cơn giận dữ, mệt mỏi, đau đầu, bụng khó chịu, rối loạn giấc ngủ…

Tại sao lại đói

Căng thẳng có thể làm tăng cảm giác đói.

4. Mang thai

Nhiều phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác đói, thèm ăn. Đây là cách để cơ thể đảm bảo em bé nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Ngoài thèm ăn, các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang mang thai là: chậm kinh, nhu cầu đi tiểu thường xuyên, bụng khó chịu, đau vú hoặc vú to lên…

5. Tập luyện

Cơ thể chúng ta đốt cháy calo để làm nhiên liệu khi tập luyện. Điều này dẫn đến thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ở một số người, điều đó có thể làm gia tăng cảm giác đói.

Tại sao lại đói

Tập luyện thúc đẩy trao đổi chất, làm gia tăng cảm giác đói.

6. Bệnh đái tháo đường

Cơ thể chúng ta biến đường trong thức ăn thành nhiên liệu gọi là glucose. Nhưng khi bị đái tháo đường, glucose sẽ không thể tiếp cận các tế bào của bạn. Thay vào đó, cơ thể sẽ đào thải nó ra ngoài và yêu cầu bạn ăn nhiều hơn.

Đặc biệt, những người bị đái tháo đường type 1 có thể ăn một lượng lớn thức ăn mà vẫn giảm cân.

Ngoài cảm giác đói và thèm ăn tăng vọt, cần lưu ý các triệu chứng kèm theo của của bệnh đái tháo đường như: cảm giác khát, nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, giảm cân không rõ lý do, nhìn mờ, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân, vết thương lâu lành, mệt mỏi…

7. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng glucose trong cơ thể giảm xuống mức rất thấp. Đó là mối quan tâm chung của những người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra triệu chứng này như: viêm gan, rối loạn thận, khối u nội tiết thần kinh trong tuyến tụy và các vấn đề với tuyến thượng thận hoặc tuyến yên...

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, những người bị hạ đường huyết có thể choáng váng như say rượu. Họ có thể nói lảm nhảm và gặp khó khăn khi đi lại. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Lo lắng, cảm giác như loạn nhịp tim, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, ngứa ran quanh miệng…

8. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến bạn muốn ăn nhiều hơn bình thường như: thuốc kháng histamine điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc chống loạn thần.

Nếu bạn tăng cân kể từ khi bắt đầu dùng thuốc, thì có thể do thuốc khiến bạn cảm thấy đói. Nên thông báo với bác sĩ điều trị để có thể điều chỉnh loại thuốc phù hợp hơn.

Tại sao lại đói

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu luôn cảm thấy đói kèm theo dấu hiệu bệnh lý.

Ngoài những nguyên nhân do thực phẩm, cách ăn uống, sinh hoạt và tập luyện, nếu bạn luôn cảm thấy đói kèm theo triệu chứng của một số bệnh lý như đái tháo đường hay do tác dụng của thuốc, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

Tại sao lại đói
10 loại thực phẩm giúp cải thiện mức cholesterol và ngừa bệnh tim

Xem thêm video đang được quan tâm

63 tỉnh, thành trên cả nước công bố điều kiện và quy định về quê ăn Tết Nguyên Đán 2022