Tại sao tác giả lại viết quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người

Câu 1: Đoạn thơ sử dụng những PTBĐ miêu tả và biểu cảm. Câu 2: Hiệu quả: gợi hình ảnh quê hương gần gũi, quen thuộc bình dị đối với mỗi ng. Câu 3: Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng lại chứa đầy những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả với quê hương. Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương bao trùm tổ quốc, tình yêu với quê hương, dất nước. Câu 4: Nếu em là người sống xa quê hương, khi đọc bài này bản thân em sẽ nhớ nhà da diết, nhớ từng cánh đồng lúa, nhớ từng bãi cỏ ven sông mà em hay nô đùa cùng các bạn. Nhớ khoai nướng, từng món ăn mà bà làm. "Quê hương mỗi người chỉ một" chính là những gì em đã nói ở trên. Vì không còn quê hương thứ 2 nào đem lại cho em cảm giác ấm áp và bình yên đến thế.

Dàn ý Mỗi người trong chúng ta được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương này. Dù cho sau này có thành tài, thành danh thì ở trong tim mỗi người luôn có 1 nơi tồn tại gọi là quê hương. " Quê hương nếu ai... thành người" 2 câu thơ này minh chứng cho tình yêu của ta đối với quê hương, đất nước. Cũng chứng minh cho cái gọi là quê hương luôn tồn tại trong tim ta, bởi mỗi người con buộc phải xa xứ làm ăn, học hành không giờ phút nào mà họ không nhớ về Tổ quốc, quê hương mình. Với người VN, quê hương luôn gắn bó với những cái ôm, cái hôn ấm áp của ông bà, cha mẹ, là những giọt nước mắt vui buồn lẫn lộn. Quê hương còn thơm mùi canh cà chua mẹ nấu, thơm mùi khoai nướng bà nội làm. Thật ra ngày nay ở đâu cũng có bán nhưng chỉ có được ăn từ tay mẹ và bà nấu ta mới cảm thấy đây đúng thiên đường. Quê hương sao mà gần gũi và thân thiết đến lạ lùng. Nó như 1 dòng máu đang chảy trong người chúng ta, 1 phần không thể thiếu bởi vì quê hương như máu thịt ta, kể từ khi lọt lòng, ta đã trao cho nó nửa linh hồn của mình vì vậy đi đâu cũng nhớ, cũng thương.