Tâm lý học đại cương xúc cảm, tình cảm

36
2 MB
1
12

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 36 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Tâm lí đại cương ThS.Bùi Kim Chi Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội Bài 6: Xúc cảm, tình cảm Khái niệm chung II. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm và các qui luật của xúc cảm, tình cảm III. Các mức độ của xúc cảm, tình cảm I. Khái niệm chung về xúc cảm, tình cảm 1.Định nghĩa 2.So sánh XCTC với NT và MQH của chúng 3.Phân biệt xúc cảm với tình cảm 4.Vai trò của xúc cảm, tình cảm Định nghĩa xúc cảm, tình cảm Nhớ thương - hờn giận, buồn - vui, yêu- ghét,…biểu thị thái độ của cá nhân đối với HT XCTC. Định nghĩa: XCTC là thái độ riêng của cá nhân đối với HTKQ, có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. - XCTC là thái độ của cá nhân: thái độ bên trong, biểu hiện sự rung động của cá nhân đối với HT. - XCTC có được là do tác động của HTKQ: HTTN và HTXH. - Chỉ những đối tượng tác động nào có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mới gây ra XCTC. So sánh xúc cảm, tình cảm với nhận thức và MQH của chúng  - So sánh: Giống nhau: + Đều là sự phản ánh HTKQ. + Đều mang tính chủ thể. + Đều có bản chất XH – LS. So sánh xúc cảm, tình cảm với nhận thức và MQH của chúng Nhận thức: - ĐTPA: là sự hiểu biết, NTPA bản thân SVHT, qui luật VĐ, biến đổi, phát triển của SV. - Phạm vi PA: rộng hơn. Nói chung SVHT nào đã tác động vào giác quan ta đều được PA với những mức độ đầy đủ, sáng tỏ khác nhau. Xúc cảm, tình cảm: - ĐTPA: là thái độ, XCTC phản ánh MQH giữa các SVHT với nhu cầu, động cơ của cá nhân. - Phạm vi PA: hẹp hơn. Chỉ SVHT nào có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu, động cơ của cá nhân mới gây nên XCTC. So sánh xúc cảm, tình cảm với nhận thức và MQH của chúng Nhận thức: Xúc cảm, tình cảm: - PTPA: PA dưới hình - PTPA: PA dưới hình thức hình ảnh [CG, TG], thức những rung động, biểu tượng [TN, TT], khái những thể nghiệm. niệm [TD]. - Tính CT: thấp hơn. - Tính CT: cao hơn, đậm nét hơn. - QT hình thành: có thể - QT hình thành: lâu dài, gây ra, truyền đạt lại cho khó khăn hơn nhiều, diễn người khác một KL tri ra theo QL khác với QL thức mới không khó lắm. hình thành tri thức. So sánh xúc cảm, tình cảm với nhận thức và MQH của chúng Nhận thức: Xúc cảm, tình cảm: - Có thể tự lừa dối được - XCTC diễn ra chân thật mình. với mình. Có thể “vay mượn” - Không thể “vay mượn” được khi cần thiết. được. - So sánh xúc cảm, tình cảm với nhận thức và MQH của chúng Mối quan hệ giữa NT với XCTC: - NT là ĐK cần thiết cho XCTC hình thành, củng cố và phát triển. Không có NT thì không thể có XCTC, NT không bình thường thì XCTC sẽ không bình thường. Không có CG, TG  không có XCTC. Không có TN, TD, TT  không có tình yêu hay sự căm ghét,… Để xây dựng tình cảm phải lưu ý NT.  So sánh xúc cảm, tình cảm với nhận thức và MQH của chúng XCTC là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối NT: làm cho HĐ tìm tòi NT của con người tích cực hơn, QTNT diễn ra nhanh hơn, nhạy bén hơn; kết quả NT sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Song XCTC cũng có ảnh hưởng tiêu cực: + XCTC có thể làm nhuốm màu, biến dạng thậm chí làm biến đổi cả những sản phẩm của QTNT [làm cho kết quả NT không hoàn toàn đúng KQ nữa hoặc nông cạn, hời hợt]. + XCTC làm cho người ta “u mê tăm tối”, không nhìn ra lẽ phải [tình cảm lấn át NT, lí trí]. -

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCMKHOA TỐN – TIN HỌCBài thuyết trìnhTÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGXÚC CẢM – TÌNH CẢMGVHD: ThS. Huỳnh Trần Hồi Đức Nhóm 3:LêBảo PhúcLê Hồng QnTrần Phúc ĐăngTrần Thanh PhongNguyễn Đăng KhoaThạch Thị Tuyết DungNguyễn Đình Phúc HưngPhan Nguyễn Thanh HuyNguyễn Ngọc Đoan Trang NỘI DUNG1. Xúc cảm, tình cảm là gì?3. Đặc điểm của tình cảm.2. Các mức độ củađời sống tình cảm.4. Các quy luật củađời sống tình cảm. 5.1Xúc cảm, tình cảm là gì?4 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?KHÁI QUÁT CHUNGPHÂN BIỆTBIỂU HIỆN 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?KHÁI QUÁTCHUNG 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungPhân biệtBiểu hiện Đều là hiện tượng tâm lý → có bản chất phản ánh Rung động trải nghiệm Liên quan đến nhu cầu Dương tính / âm tính 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungPhân biệtBiểu hiện 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?PHÂN BIỆT 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungXÚC CẢMPhân biệtBiểu hiệnTÌNH CẢMLà những rung động nhưng nó biểuKháithị thái độ củaconniệmngười đối với một loạt Khái niệmSV, HT có liên quan đến nhu cầu,Chỉcóở ngườiriênglẻLàCónhữngrungđộngđốivớitừngSV,HTở cảthểcon người và động vậtđộng cơ của chủcó liên quanđến nhu cầu,VCđộng cơcủaquát hóaKháiVC+TTchủ thể trong những tình huống nhất địnhNhững cảm xúc nền tảng 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungTồn tạiMức độ ổn địnhPhân biệtBiểu hiệnXúc cảmTình cảmNgười và động vậtChỉ có ở ngườiThuộc tính tâm lýBền vữngQ trình tâm lýNhất thờiThể hiệnTrạng thái hiện thựcTrạng thái tiềm tàngTiến trình phát triểnXuất hiện trướcXuất hiện sauChức năngSinh vậtXã hộiCơ sở sinh lýPhản xạ có điều kiệnPhản xạ khơng điều kiệnĐộng hình thuộc hệ thốngBản năngtín hiệu II 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungBiểu hiệnPhân biệtĐâu là xúc cảm, đâu là tình cảm421356 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?BIỂU HIỆN 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungPhân biệtBiểu hiệnSinh lý3 phương diệnHành vi, cử chỉ điệu bộNhận thứcKẾT LUẬN 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungPhân biệt* Trên phương diện sinh lý• Là những thay đổi về− Thể chất, sinh lý− Thành phần các chất hóa họccủa máu, thần kinh, thể dịch• Ý thức có thể điều chỉnh đượcBiểu hiện 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungPhân biệtBiểu hiện* Trên phương diện hành vi, cử chỉ điệu bộ• > 7000• Qua nét mặt: bẩm sinh• Xúc cảm, tình cảmNét mặt, cơ thể 5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?Khái quát chungPhân biệtBiểu hiện* Trên phương diện nhận thứcQua ngôn ngữ, ý thức: Ý thức → mô tả lại bằng ngôn ngữ 5.2Các mức độ củađời sống tình cảm.18 MỨC ĐỘ ĐỜI SỐNG TÌNH CẢMMàu sắc xúccảm củacảm giácRung cảmXúc cảmTình cảm MÀU SẮC XÚC CẢMCỦA CẢM GIÁC CÁC MỨC ĐỘ ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM1Màu sắc xúc cảm của cảm giác: Đây là mức độ thấp nhất của đời sống tình cảm. Đặc điểm:+ Cường độ yếu.+ Chỉ tồn tại thống qua cùng với q trình cảm giác nào đó.+ Kích thích gây màu sắc xúc cảm của cảm giác là từng thuộc tính riêng lẻcủa sự vật, hiện tượng đó Tính chất:+ Rất cụ thể+ Thường khơng được chủ thể ý thức rõ rệt và đầy đủ. CÁC MỨC ĐỘ ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM1Màu sắc xúc cảm của cảm giác: RUNG CẢM CÁC MỨC ĐỘ ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM2Rung cảm: Là những cảm xúc ban đầu. Đặc điểm:+ Có cường độ thấp.+ Chưa biểu lộ rõ nét ra bên ngoài.+ Thường là những rung cảm thống qua,khơng rõ nét và dễ mất đi, khơng để lại dấuvết gì.Ví dụ: buồn thoảng qua, vui thoảng qua hay bịrung cảm trước sự quan tâm của bạn bè

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

[Last Updated On: 20/11/2021]

Tình cảm trong tâm lý học là gì? Các đặc điểm của tình cảm, Các mức độ và quy luật của đời sống tình cảm.

Trong khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới đó mà còn tỏ thái độ của mình đối với nó nữa. Xem những bức tranh đẹp, nghe những bản nhạc hay chúng ta không chỉ tri giác [nhìn, nghe…] chúng mà còn có những “rung động”, những “rạo rực”, những “xao xuyến” kèm theo nữa.

Những hiện tượng tâm lí biểu thị thái độ của con người đối với những cái mà họ thận thức được, hoặc tìm ra được gọi là xúc cảm và tình cảm của con người. Đời sống tình cảm của con người rất phong phú và phức tạp, được thể hiện dưới nhiều hình thức, ở nhiều mức độ khác nhau, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ các quá trình và hoạt động tâm lí khác của con người. Nó đóng vai trò động lực của tâm lí con người.

1. Định nghĩa về tình cảm

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ cửa con người.

Như vậy, tình cảm là một dạng phản ánh tâm lí mới – phản ánh cảm xúc. Sự phản ánh cảm xúc, ngoài những đặc điểm giống với sự phản ánh nhận thức – đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội – lịch sử, lại mang những đặc điểm khác căn bản với sự phản ánh nhận thức.

  • Thứ nhất: Xét về đối tượng phản ánh thì quá trình nhận thức phản ánh bản thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan; còn tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng gắn với nhu cầu, động cơ của con người.
  • Thứ hai: Xét về phạm vi phản ánh. Bất cứ sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan tác động vào các giác quan của ta đều được phản ánh [nhận thức] với những mức độ sáng tỏ, đầy đủ, chính xác khác nhau. Nhưng tình cảm chỉ tỏ thái độ bằng sự rung cảm với những sự vật hiện tượng mà có liên quan với sự thỏa mãn hay không thỏa mãn gắn với nhu cầu, động cơ của con người.
  • Thứ ba: Xét về phương thức phản ánh thì nhận thức phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những hình ảnh [cảm giác, tri giác; những biểu tượng, trí nhớ, tưởng tượng], những khái niệm [tư duy]; còn tình cảm phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những rung động, những trải nghiệm.
  • Thứ tư: Mức độ thể hiện tính chủ thể trong tình cảm cao hơn, đậm màu sắc cá nhân hơn so với nhận thức.
  • Thứ năm: Tình cảm so với nhận thức khó hình thành, hình thành lâu dài, phức tạp hơn và được diễn ra theo những quy luật khác với quá trình nhận thức.

Từ sự khác nhau đó chúng ta chú ý trong khi đề ra những con đường, những biện pháp xây dựng, giáo dục tình cảm đúng cho học sinh, tránh sử dụng những biện pháp hình thành tri thức vào việc hình thành tình cảm. “Dạy khoa học tự nhiên, ta có thể dùng định lí, dùng công thức. Nhưng xây dựng con người, xây dựng tình cảm không thể theo công thức được”.

Để có một tình cảm nào đó như: tình yêu Tổ quốc, quê hương, tình bạn, tình gia đình… phải có và được biểu hiện qua những xúc cảm đồng loại. Nói như thế có nghĩa tình cảm được hình thành và biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng xúc cảm và tình cảm cũng có những điểm khác nhau.

Tình cảm Xúc cảm
– Chỉ có ở con người
– Là một thuộc tính tâm lí
– Có tính chất xác định và ổn định
– Thường hay ở trạng thái tiềm tàng
– Xuất hiện sau
– Thực hiện chức năng xã hội [giúp con người định hướng và thích nghi với xã hội với tư cách một nhân cách].
– Gắn liền với phản xạ có điều kiện với động hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai.
– Có cả ở Con người và động vật
– Là một quá trình tâm lí
– Có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào tình huống đa dạng – Luôn luôn ở trạng thái hiện thực
– Xuất hiện trước
– Thực hiện chức năng sinh vật [giúp cơ thể định hướng và thích ứng với môi trường bên ngoài với tư cách một cá thể].
– Gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng.

Tuy khác nhau, nhưng xúc cảm và tình cảm có quan hệ mật thiết với nhau: Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại [do sự tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa các cảm xúc đó mà thành] và được thể hiện qua các cảm xúc. Nói cách khác, xúc cảm là cơ sở, là phương tiện biểu hiện của tình cảm; ngược lại, tình cảm có ảnh hưởng trở lại, chi phối các cảm xúc của con người.

2. Đặc điểm tình cảm

Tình cảm với tư cách là một đặc trưng của tâm lí người, có những đặc điểm sau đây:

Tính nhận thức

Tình cảm được phát triển trên cơ sở những xúc cảm trong sự tác động qua lại với lí trí, trong mối quan hệ người – người. Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở việc nhận thức được đối tượng, nguyên nhân gây nên tình cảm cho mình. Yếu tố nhận thức rung động và phản ánh cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Nhận thức được xem là “cái lí” của tình cảm. Nó làm cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định, “tính có đối tượng của tình cảm tìm thấy sự biểu hiện cho mình ở chỗ, chính các tình cảm được phân biệt tuỳ theo phạm vi đối tượng mà chúng có quan hệ tới”.

Tính xã hội

Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và hình thành trong môi trường xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần. Bản chất của con người được hiểu như là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người cải tạo tự nhiên bằng lao động xã hội và trong sự giao tiếp giữa con người với nhau như là một thành viên của một nhóm, một tập thể, một cộng đồng nhất định.

Tính ổn định

So với xúc cảm thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và với bản thân, chứ không phải là thái độ nhất thời có tính tình huống. Chính vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng nhất của tâm lí con người. Nó tiềm tàng trong con người và khi nào có điều kiện nó sẽ bộc lộ toàn bộ những tình cảm của họ. Ví dụ lòng yêu nước, tình bạn… Do tình cảm có tính ổn định nên nếu biết được những đặc điểm về tình cảm của một người nào đó ta có thể phán đoán được tình cảm của họ đối với mọi người xung quanh.

Tính chân thật

Tình cảm phản ánh chính nội tâm thực của con người cho dù người ấy có cố tình che dấu bằng những “động tác giả” bên ngoài. [Chẳng hạn bảo không vui, nhưng thực ra vui nổ trời].

Tính “đối cực” [hay tính hai mặt]

Thường thì sự thỏa mãn nhu cầu của con người mâu thuẫn với nhau. Trong hoàn cảnh này thì những nhu cầu này được thỏa mãn, còn sự thỏa mãn các nhu cầu khác bị kiềm hãm. Tương ứng với điều đó các tình cảm của con người trở thành những tình cảm đối cực hay “hai mặt” nghĩa là, tính chất đối lập nhau: vui – buồn; yêu – ghét; sợ hãi – can đảm; dương tính – âm tính… thiếu sự rung động tương phản thì nó sẽ dẫn đến sự bão hòa và buồn tẻ, đơn điệu.

Tính khái quát

Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại. Tính khái quát của tình cảm biểu hiện ở chỗ, tình cảm là thái độ của con người đối với cả một loại [hay một phạm trù] các sự vật, hiện tượng chứ không phải với ừng sự vật hiện tượng như: lòng yêu nước, tình gia đình, tình bạn…

3. Các mức độ của đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú và đa dạng tạo thành một mặt quan trọng của hoạt động cá nhân. Tính chất phong phú và đa dạng đó không chỉ hiểu qua các cảm xúc mà còn ở những mức độ khác nhau của đời sống tình cảm cá nhân.

Màu sắc xúc cảm của cảm giác

Đây là mức độ thấp nhất của phản ánh cảm xúc. Nó là một sắc thái của cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác. Ví dụ: cảm giác về màu xanh gây cho ta xúc cảm dễ chịu. cảm giác màu đỏ gây cho ta cảm xúc rạo rực, nhức nhối.

Xúc cảm

Đây là một mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó trong một hoàn cảnh xác định.

Tuy nhiên, tùy theo cường độ, tính ổn định [thời gian tồn tại] và tính ý thức cao hay thấp người ta lại chia xúc cảm nói chung làm hai loại:

  • Xúc động: là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra xúc động con người thường không làm chủ được bản thân mình [“cả giận mất khôn”], không ý thức được hậu quả hành động của mình.
  • Tâm trạng: là một dạng khác của xúc cảm, nó có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, có khi hàng tháng, hàng năm và con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó. Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt động của cơn người, có ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của họ trong một thời gian khá dài, ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến đời sống tình cảm của con người. Nguồn gốc của tâm trạng rất khác nhau: có những nguồn gốc gần và những nguồn gốc xa. Nguồn gốc chủ yếu để gây tâm trạng là vị trí của cá nhân trong xã hội.

Tình cảm

Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình, nó là một thuộc tính tâm lí của nhân cách. Tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá dài và được ý thức rất rõ ràng – sự say mê, có những say mê tích cực [say mê học tập, nghiên cứu] và có những say mê tiêu cực thường gọi là đam mê [đam mê cờ – bạc, rượu chè…].

Người ta còn phân chia tình cảm thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao, tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu sinh lí. Tình cảm cấp cao gồm có tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hành động…

  • Tình cảm đạo đức: là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ của con người đối với những người khác, đối với tập thể và đối với bản thân. Ví dụ: tình yêu tổ quốc, tinh thần quốc tế, tình cảm nghĩa vụ…
  • Tình cảm trí tuệ: là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người.
  • Tình cảm thẩm mĩ. là những tình cảm có liên quan tới nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái đẹp, thể hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với tự nhiên, xã hội, lao động… Tình cảm thẩm mĩ cũng như tình cảm đạo đức được quy định bởi xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội.
  • Tình cảm hoạt động: là sự thể hiện thái độ của con người đối với hoạt động nhất định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu hoạt động đó. Lao động là cơ sở tồn tại của cơn người. Vì vậy, thái độ cảm xúc dương tính đối với lao động như lòng yêu lao động, sự tôn trọng người lao động… Để tồn tại và phát triển con người cần phải hoạt động. Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích và con người luôn tỏ thái độ đối với đối tượng hoạt động đó.
  • Tình cảm mang tính chất thế giới quan, nhân sinh quan là mức độ cao nhất của tình cảm con người. ở mức độ này tình cảm có đặc điểm rất bền vững và ổn định, có tính khái quát cao, có tính tự giác và tính ý thức cao trở thành một quan điểm, một nguyên tắc trong thái độ và hành vi của cá nhân. Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, tính giai cấp…

4. Các quy luật của đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú đa dạng và cũng rất phức tạp, điều đó được thể hiện qua các quy luật của tình cảm.

Quy luật “lây lan”

Con người luôn luôn sống trong xã hội, trong các mối quan hệ người – người. Vì vậy, xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền “lây”sang người khác. Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, “cảm thông”, “đồng cảm”… Nền tảng Của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm con người.Tuy nhiên, việc “lây lan” tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.

Quy luật “thích ứng”

Tương tự như trong quá trình cảm giác, trong xúc cảm, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng. Nghĩa là một xúc cảm, tìnhcảm nào đó được lặp đi lặp laạ nhiều lần với một cường độvkhông thay đổi thì cuối cùng cũng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng thường được gọi là sự “chai dạn” của tình cảm.

Quy luật “tương phản” hay “cảm ứng”

Giống như cảm giác, tình cảm cũng có sự tương phản. Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất iên hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể là tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nhau Đó là hiện tương “cảm ứng” hay “tương phản” trong tình cảm. Người ta vận dụng quy luật này trong văn học, nghệ thuật, càng yêu nhân vật chính diện bao nhiêu càng ghét nhân vật phản diện bấy nhiêu…

Quy luật “di chuyển”

Tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó, chẳng hạn hiện tượng “giận cá chém thớt”, “ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”, “vì cây mà dây quấn”.

Quy luật “pha trộn”

Trong đời sống tình cảm của một con người cụ thể, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng “pha trộn” vào nhau. ví dụ: “giận mà thương”, “bởi trưng hay ghét cũng vì hay yêu”…

Quy luật về sự hình thành tình cảm

  • Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa động hình hóa và khái quát hóa. những xúc cảm đồng loại, chẳng hạn tình cảm mẹ con; lòng yêu tổ quốc, tình yêu quê hương…
  • Tình cảm được xây dưng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm lai chi phối và thể hiện qua các xúc cảm đa dạng.

5. Vai trò của tình cảm trong nhân cách con người

Tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống trong hoạt động của con người.

Tình cảm đối với nhận thức

Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi đối với kết quả của nhận thức. Ngược lại, nhận thức định hướng, điều khiển, điều chỉnh tình cảm đi đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.

Tình cảm đối với hành động

Tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người. Tình cảm nảy sinh, biểu hiện, thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động.

Tình cảm đối với các thuộc tính tâm lí khác

Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lí của nhân cách. Tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan. niềm tin; tình cảm là mặt nhân lõi của tính cách; là điều kiện và động lực để hình thành năng lực; là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất con người.

Tình cảm đối với nghề dạy học

Tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng, nó vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục. Tài năng của nhà giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu nghề và tình thương yêu tuổi trẻ, thiếu lòng yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc thì thầy giáo khó trở thành nhà giáo dục tốt.

[Tài liệu tham khảo: Tâm lý học đại cương]

Tâm lý học Tâm lý học đại cương

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề