Thầy phù thủy là gì

Tác giả Henri Emmanuel Souvignet chỉ ra nhiều cách thức mà ông cho là trò mê tín của người Việt xưa.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Henri Emmanuel Souvignet tới sinh sống ở Việt Nam. Ông viết Bắc kỳ tạp lục như cuốn cẩm nang hướng dẫn, giúp những người Pháp đến sinh sống và làm việc tại An Nam nắm bắt và thích nghi với các tập tục, thiết chế nơi đây. Được sự đồng ý của Nhã Nam, đơn vị giữ bản quyền tiếng Việt cuốn sách, Zing.vn trích đăng một phần nội dung tác phẩm.

Trước hết chúng ta hãy xem tên và đặc điểm của các nhân vật chính. Một người được gọi là thầy phù thủy [do người này phát những chiếc ấn được gọi là phù và những chiếc bùa được gọi là thủy], một thầy phong thủy, một thầy địa lý, một thầy bói, hành nghề bằng cách sử dụng bát quái, một người thôi miên được gọi là thầy thiếp, một bà thuật sĩ được gọi là đồng cốt, một người miên hành được gọi là đồng, một bà bói bắt chước tiếng kêu của trẻ nhỏ được gọi là nàng rí...

Sách Bắc kỳ tạp lục. Ảnh: Nhã Nam.

Dưới đây, chúng tôi liệt kê vài trò mê tín chính.

Xem số. Xem lá số tử vi, bói tay, bói sao. Thầy xem số trước hết hỏi năm sinh, tháng sinh, ngày sinh và giờ sinh của khách, nói cách khác là ông ta lập bát tự của người đó. Rồi trên cơ sở những yếu tố, những sao, những cực, những dấu hiệu vận rủi hay vận may tương ứng với các dữ liệu nói trên, ông ta sẽ lập lá số tử vi cho khách.

Xem tướng. Thầy tướng, sau khi hỏi để biết chính xác tướng mặt và địa vị của các tổ tiên của khách, sẽ phán về tướng mạo của khách, rồi đoán số mệnh của khách dựa trên những quy luật về tướng học di truyền, dựa trên những quan hệ thân cận bí ẩn [đoán mệnh].

Xem hướng, xem đất. Đây là việc của thầy địa lý, thầy phù thủy và thầy phong thủy. Nhưng vì cả ba vị này đều sử dụng địa bàn nên trước hết chúng tôi xin giới thiệu công cụ này.

Giống như mọi loại la bàn khác, địa bàn gồm một mặt hình tròn, ở giữa có một chiếc kim nam châm. Điểm khác là địa bàn được chia thành hai mươi vòng tròn và các vòng tròn này được chia cắt bởi nhiều vạch chạy từ tâm tạo thành các ô, càng xa tâm số lượng ô càng nhiều.

Tại vòng tròn gần tâm nhất có 8 chữ [8 thẻ bát quái] gồm Càn [Nam], Khôn [Bắc], Khản [Tây], Ly [Đông]... phân bổ ở khoảng cách đều nhau. Rồi, bên trong các vòng tròn tiếp theo và trong phạm vi quy chiếu của mỗi thẻ được ghi những chỉ dẫn liên quan tới bốn mùa, tới những cách phối hợp khác nhau của các chữ tuần hoàn thuộc thập can và thập nhị chi, tới ảnh hưởng của năm yếu tố tương ứng trong ngũ hành, tới các điềm lành hoặc dữ và cuối cùng là tới tình trạng của nhị thập bát cung.

Với dụng cụ thô sơ này, thầy phù thủy sẽ xác định tình hình địa chất, thủy văn, khí quyển, thiên văn, khí hậu... để tìm vị trí và hướng thích hợp cho bất cứ ngôi nhà hay ngôi mộ nào được người ta nhờ ông ta xem hướng, đúng hơn là nhờ các tài khéo của ông ta, bởi ngoài ra không còn thứ gì khác nữa.

Một dụng cụ phong thủy. 

Xem giò: Tức xem chân gà, thầy xem giò nhìn kỹ hình dáng, vị trí và màu sắc của các phần khác nhau của chân gà, đặc biệt là tình trạng các sợi gân trên chân. Chỉ nói riêng về điểm này, nếu ngón giữa gập lại ở phía trên các ngón còn lại chứ không phải ở phía dưới thì đó là một điểm lành [nội phù ngoại cái].

Bói: Có rất nhiều cách bói và một trong những cách đó là bốc, bằng cách xem những đường rạn do lửa gây ra trên mai một con rùa [rùa cạn hay sơn rùa trong tiếng An Nam và quy theo tiếng Trung Hoa]. Tuy nhiên, phương pháp đơn giản nhất và cũng hay được sử dụng nhất được biết đến với cái tên bói rã hạc. Thầy bói bỏ ba đồng tiền xu vào trong một cái chén rồi xóc mạnh và hất xuống đất. Nếu hai đồng xu đều ngửa thì đó là điềm lành.

Bói thẻ hay bói quẻ. Đây là phương pháp bói bằng cách rút ngẫu nhiên các số. Chẳng có trò nào đơn giản hơn trò may rủi này.

Một chiếc ống chứa đầy thẻ, mỗi chiếc được đánh dấu một số hay đúng hơn là một ký hiệu, một cuốn sách phù thủy chứa đựng không biết bao nhiêu lời phán cũng được đánh số, đó là tất cả đồ nghề của thầy bói. Khách xem rút một thẻ và thầy bói lập tức đọc lời phán tương ứng, thường là một đoạn thơ tứ tuyệt. Thậm chí đôi khi thầy bói còn phát cho người xem một tờ in sẵn lời phán, chẳng hạn như ở một số ngôi chùa.

Bói còn có những hình thức khác như xem số, xem tướng, bói dịch, nhương tinh giải hạn... 

Phù thủy, phù thủy, phù thủy, bùa mê, pháp sư, pháp sư, chiến binh, v.v ... là những thuật ngữ có liên quan đến những cá nhân được cho là có sức mạnh ma thuật hoặc siêu nhiên. Trong những ngày xa xưa, với việc con người không biết nhiều về các lực lượng của thiên nhiên, chứ đừng nói đến những thứ xung quanh anh ta, những chuyên gia này là nguồn kiến ​​thức khi họ giải thích mọi thứ trên cơ sở nghiên cứu về phép thuật hoặc phù thủy. Cả ba cụ thể là phù thủy và một phù thủy và một thầy phù thủy đều là những người thực hành phép thuật, nhưng có những khác biệt tinh tế giữa ba chuyên gia sẽ được thảo luận trong bài viết này.

Phù thủy là ai?

Một phù thủy là một người phụ nữ được cho là có sức mạnh ma thuật và ma thuật và thực hành phép thuật. Thường thì một người phụ nữ có niềm tin rằng mình là phù thủy. Có một định nghĩa nói rằng tất cả những người thực hành phù thủy được gọi là phù thủy bất kể giới tính của họ. Tuy nhiên, một phù thủy nam được gọi là một warlock.

Pháp sư là ai?

Thuật sĩ là một người đàn ông được cho là có sức mạnh ma thuật. Thuật sĩ từ đã hồi sinh các loại với việc phát hành các bộ phim Harry Potter với nhiều người trên khắp thế giới biết thế nào là một phù thủy và những gì anh ta làm. Phù thủy như một từ ra đời vào khoảng thế kỷ 14 sau khi Cái chết đen bùng nổ ở châu Âu. Từ này có lẽ được tạo ra với sự kết hợp của các wys từ khôn ngoan và ard để chỉ một người khôn ngoan. Do đó, một người có trí tuệ được dán nhãn là một phù thủy. Tuy nhiên, trong các thời kỳ sau đó, việc làm chủ huyền bí và ma thuật đã được coi là đủ để một người được gọi là phù thủy. Người ta tìm thấy đề cập đến các phù thủy trong truyện cổ tích, và họ không phải lúc nào cũng là những người đàn ông có mục đích xấu vì cũng có những phù thủy nhân từ và làm việc tốt hơn cho xã hội.

Một phù thủy là ai?

Một thầy phù thủy là một thành viên hiếm hoi và quyền lực nhất trong gia đình gồm các pháp sư thuộc đủ loại. Pháp sư được cho là thành thạo phép thuật thông qua luyện tập và nghiên cứu mặc dù họ phải được sinh ra trong một gia đình pháp sư để được gắn mác là phù thủy. Trong hầu hết các câu chuyện cổ tích, các thầy phù thủy được nhìn thấy đang nắm giữ sức mạnh của họ với sự giúp đỡ của một nhân viên. Nhân viên này giúp họ tập trung sức mạnh mặc dù họ có thể sử dụng phép thuật của mình ngay cả khi không có nhân viên. Pháp sư được cho là có khả năng khai thác sức mạnh của các linh hồn và có thể sử dụng phép thuật của mình để gây ảnh hưởng đến vận may của các cá nhân khác.

Sự khác biệt giữa Phù thủy, Pháp sư và Pháp sư?

Định nghĩa của Phù thủy, Pháp sư và Pháp sư:

Phù thủy: Phù thủy là một người phụ nữ được cho là có sức mạnh ma thuật và ma thuật và thực hành phép thuật.

Thuật sĩ: Pháp sư là một người đàn ông được cho là có sức mạnh ma thuật.

Pháp sư: Một thầy phù thủy là một thành viên hiếm hoi và quyền lực nhất trong gia đình bao gồm các pháp sư thuộc đủ loại.

Đặc điểm của Phù thủy, Pháp sư và Pháp sư:

Giới tính:

Cả ba thành viên của các pháp sư đều có thể sử dụng phép thuật và ảnh hưởng đến số phận và vận may của người khác, nhưng một phù thủy là một phụ nữ xấu xa trong khi phù thủy và pháp sư là các pháp sư nam.

Cánh đồng:

Phù thủy hành nghề cá nhân được gọi là phù thủy, trong khi cá nhân tham gia vào phép thuật được dán nhãn là phù thủy.

Quyền lực:

Pháp sư được cho là mạnh hơn cả phù thủy và phù thủy. Một thầy phù thủy có khả năng khai thác sức mạnh của các linh hồn, và anh ta có thể ảnh hưởng đến vận may của người khác bằng cách sử dụng một câu thần chú.

Hình ảnh lịch sự:

1. xông hơi TheWitch-no1 bởi Baker, Joseph E., ca. 1837-1914, nghệ sĩ. - thạch bản, Walker, Geo. H., & Co. [Thư viện Quốc hội]. [Miền công cộng] qua Commons

2. Đám cưới phù thủy Maximov của Vassily Maximov [Phạm vi công cộng], qua Wikimedia Commons

Dưới đây là trích đoạn trong cuốn sách "Tiểu luận về dân Bắc kỳ", nói về sự mê tín của người dân miền Bắc Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.

Thầy phù thủy

Thầy phù thủy là pháp sư hạng thấp, thành phần này rất đông.

Thầy phù có nghĩa là "ông thầy dùng bùa", bùa phù thủy lấy hình giống con sên, con rết; còn "thuỷ" là nước, người ta gọi như vậy vì trong khi trừ tà, đôi lúc họ dùng nước phép. Đó là các thuật sĩ, họ không những chỉ có sẵn tà ma trong tay, và điều động chúng để làm việc gì đó, mà còn có quyền lực tác động tới diễn biến bình thường của sự vật trong thiên nhiên [hình 84].

Họ có thể cải phận, tạm thời làm thay đổi bản chất con người và sự sống; có thể kích động lòng ham muốn, tội ác, bệnh tật; dùng ý tưởng sai khiến ai đó từ xa, mà họ muốn sử dụng để chống lại kẻ khác; họ cũng có thể làm việc tốt, chữa khỏi bệnh, gọi mưa hoặc làm dứt cơn mưa, giúp việc kinh doanh thành công.

Khi một con người nằm trong vòng khống chế của một trong các thầy phù thủy đó, nếu muốn thoát khỏi ảnh hưởng này, và được tự chủ, thì chỉ có cách nhờ một phù thủy cao tay hơn; lúc ấy sẽ xảy ra cuộc chiến giữa hai quyền lực, và tất nhiên ai mạnh hơn sẽ thắng.

Người ta kể chuyện một phù thủy xin cưới con gái của một trong số đồng nghiệp mà không được, để trả thù, đã dám dùng trăm phương nghìn cách để làm hại cả nhà cô gái. Chẳng hạn, mỗi lúc dọn bữa, lập tức thức ăn biến thành rác rưởi. Nhưng thầy phù thủy gặp phải đối thủ mạnh, và nhờ cao tay hơn mọi việc lập tức lại đâu vào đấy.

Khi thầy phù thủy trong lúc trừ tà bất ngờ bị tà ma nhập, ông có thể thoát nạn bằng cách bắt nó nhập vào một cái cây, hay một vật nào đó, lúc ấy ông ta dùng gậy quất túi bụi, để nó bỏ hẳn ý định lập lại lần nữa.

Thầy phù thủy lấy pháp thuật từ một linh khí thượng đẳng nào đó, thần hoặc quỷ, mà ông ta nhận là đệ tử và tương thông với linh khi đó; theo lời kêu gọi quỷ thần nhập vào ông ta, làm chủ và phán bảo bằng cách mượn tiếng nói của ông ta.

Thầy phù thủy làm thuê, ông ta lập bàn thờ tại nhà thân chủ, hay trước cửa, với các nghi trượng và làm lễ. Họ cũng là thầy cúng tại một số đền miếu, hoặc chủ sự tại các bàn thờ do tư nhân lập, và như vậy các bàn thờ này không có thầy cúng riêng để hành lễ. Họ cúng bái vào những dịp kỷ niệm hằng năm, hoặc theo yêu cầu của một người muốn xin ơn huệ nào đó của thần linh, dưới sự phù hộ của thần, bàn thờ hoặc đền miếu được dựng lên.

Khi muốn biết tin tức của một vong hồn đang ở dưới âm phủ, phù thủy tiến hành nghi lễ gọi là đồng thiếp: nằm dài dưới đất, sau khi cầu nguyện, ông ta rơi vào trạng thái bất động tuyệt đối; trong lúc ấy hồn ông ta xuống âm phủ, tiếp xúc với cảnh quan và tội nhân.

Chính thầy phù thủy giao lá bùa Thất hùng hay bẩy quyền lực. Lá bùa này gồm những vật sau cột chung bằng một bó chỉ bằng bạc và bọc trong một gói nhỏ, dùng hai sợi dây treo ở lưng quần:

  1. Ngọc quế- sỏi kết của cây quế [ besoar, viết đúng là bezoard: cục sỏi kết, ngưu hoàng, dùng để trị độc- ND] đây là một miếng tinh thể đá, được coi như từ tâm cây quế sinh ra.
  2. Kim mẫu- một miếng hoàng thiết.
  3. Ngọc xà- sỏi kết của rắn, có thể nghe mọi tiếng nói dù xa bao nhiêu cũng được [tức là một miếng tinh thể đá thứ hai].
  4. Ngọc da- một miếng ngọc xanh biếc.
  5. Ngọc quạ- sỏi kết của quạ [miếng đá xà văn có hoa văn giống da rắn] 

Thứ bùa Hiệu nghiệm này giúp tránh khỏi những vết thương ngoài mặt trận, dịch tả, nói chung tất cả các thứ bệnh tật và tai họa.


Thầy Pháp

Thầy Pháp hay thầy Đồng là một dạng khác của phù thủy; ông ta có một cái am ở nhà; đại sư phụ của họ là Ngọc hoàng với  hai tinh quân là Nam tào Bắc đẩu phò tá, nhưng thầy đồng ít khi thỉnh các vị. Họ tôn sùng thành phần này tới mức kính sợ, và chỉ đành hành nghề dưới sự bảo hộ của cả ba nhân vật.

Giống như phù thủy thầy đồng triệu ma quỷ, ác thần, cầu xin chúng chữa lành người bị bệnh này hay bệnh khác do lỗi lầm của đương sự gây ra, hoặc cầu xin Phúc thần nhập vào một khách hàng, là đối tượng chuẩn đoán và cầu xin một đặc ân.

Thầy đồng không bao giờ đến nhà, người có việc thỉnh cầu phải tới tận chỗ khám chữa, những thầy đồng nổi tiếng nhất kiếm được vô số tiền bạc, lúc ấy ông ta xây đền bằng gạch, để làm chỗ hành nghề phù thủy.

Bọn họ thờ hổ, đó là hóa thân của quyền lực huyền bí, hình hổ, vẽ trên một tấm bình phong đặt dưới chân bàn thờ, con vật được trình bày với tư thế ngồi, râu dựng ngược, đôi mắt chạm trên mặt những miếng nhựa.

Hình hổ cũng được chạm nổi hay chìm, trên tấm đúc bên ngoài đình của thầy đồng. Những ngôi đền bề thế nhất có năm con hổ màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành [ cinq éléments].

Bàn thờ thầy Pháp đặt một hay nhiều bát hương, những chiếc khay đựng đồ cúng, đèn dầu và bình hoa.

Ở trong cùng, đằng sau bàn thờ thứ nhất, có thêm một bàn thờ nữa, trên đặt ngai thờ sơn hoặc thếp vàng, trước có một ngọn đèn lớn hơn các ngọn đèn khác, đó là nơi ngự của vị thần tối cao, hoặc Pháp chủ của ngôi đền, và dưới chân bàn thờ này có bức bình phong vẽ hình hổ.

Nghi trượng của ông đồng gồm năm lá cờ nhỏ màu sắc khác nhau, một lục, một vàng, một trắng, một đỏ và một xanh. Những lá cờ này để xua đuổi tà ma nhập vào xác thân chủ, thay vì phúc thần, thỉnh thoảng được triệu thỉnh; trong lúc cầu đảo, ông đồng quơ một trong các lá cờ trên đầu khách hàng. Dù đã đề phòng, đôi lúc ác thần cũng nhập xác, thầy cũng phải làm phép trục nó ra, và để làm việc này ông ta quất vào người bị nhập hàng loạt roi bằng ba thứ dụng cụ sơn hoặc thếp vàng, thường được xếp vào hàng những khí cụ đặt bên cạnh bàn thờ đó là:

Cái mõ [maillet: cái chùy], cái trượng, cái roi

Khi ma quỷ, bất chấp những thứ đó, không muốn xuất, thì thầy đồng chỉ còn cách là giả vờ cắt cổ thân chủ, hay chặt đầu bằng thanh kiếm hoặc gươm gỗ, những công cụ cũng thuộc thành phần nghi trượng đặt trên bàn thờ.

Đôi khi giữa lúc cầu đảo, bất thình lình ác thần nhập vào xác thầy đồng, thì ông ta cũng phải dùng chùy và roi quất vào mình y như vậy.

Thầy đồng chỉ có một loại bùa chú duy nhất: đó là một cái ấn nhỏ hình vuông, đóng dấu lên trên giấy điều đỏ hoặc trắng.

Người ta gọi Đồng là nhân vật thứ ba trợ giúp chủ tế trong các nghi lễ cầu đảo hay trừ tà, thầy phù thủy triệu vong hồn nhập vào xác ông Đồng, và ông Đồng được dùng làm nhân vật trung gian giữa vong hồn và thân chủ trong cuộc sống.

Ông Đồng phải chuẩn bị cho vai trò của mình bằng việc trai giới, ông phải tránh mọi thứ xú uế từ 24 giờ trước. Trong một số cuộc tế lễ quan trọng, cần phải thỉnh nhiều âm binh, âm tưởng, người ta cần tới bốn năm ông Đồng có khi nhiều hơn nữa…

Bạn có thể đặt mua cuốn sách Tiểu luận về dân Bắc Kỳ tại ĐÂY

Đọc lại: Cuốn sách giúp hiểu phong tục lối sống của người dân miền Bắc hơn 100 năm trước

Tags:

Video liên quan

Chủ Đề