Thế nào là chuỗi thức ăn lưới thức ăn

Câu hỏi: Lưới thức ăn là gì, cho ví dụ

Trả lời:

- Lưới thức ăn là tập hợp gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung

- Ví dụ:

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về Lưới thức ăn nhé

I. Chuỗi thức ăn

1. Khái niệm

– Là dãy các loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng.

+ Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích.

+Mắt xích này vừa là thức ăn của mắt xích đứng sau, vừa có nguồn là thức ăn là mắt xích đứng trước.

–Ví dụ: Cỏ -> Châu chấu -> Ếch -> Rắn.

2. Phân loại chuỗi thức ăn

– Các loại chuỗi thức ăn dưới đây đều có điểm chung sau:

+Mắt xích phía sau có mắt xích lớn hơn mắt xích phía trước.

+Số lượng mắt xích phía sau ít hơn mắt xích phía trước

Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng

– Ở chuỗi thức ăn này, mở đầu là sinh vật tự dưỡng (thực vật), tiếp đến là sinh vật ăn sinh vật tự dưỡng và các loài động vật ăn động vật.

–Ví dụ: Tảo lam -> Trùng cỏ -> Cá diếc -> Chim bói cá.

Chuỗi thức ăn phế liệu

– Chuỗi thức ăn này bắt đầu bằng sinh vật phân giải, sau đó là động vật ăn động vật.

–Ví dụ: Law khô -> Giun đát -> Ếch đồng -> Rắn hổ mang.

3. Chuỗi thức ăn trên cạn và dưới nước

Chuỗi thức ăn trên cạn

– Chuỗi thức ăn thường ngắn.

+Môi trường trên cạn không ổn định.

+Sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc trao đổi chất.

– Hiệu suất sinh thái thường thấp.

+Thực vật chứa nhiều chất khó tiêu hóa (như cellulose).

+Động vật ăn thịt tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động săn mồi.

Chuỗi thức ăn dưới nước

– Chuỗi thức ăn thường dài.

+Môi trường dưới nước ổn định.

+Sinh vật ít tiêu tốn năng lượng cho việc trao đổi chất.

– Hiệu suất sinh thái cao.

+Mắt xích đầu tiên thường là thực vật phù du -> dễ tiêu hóa -> hiệu suất sử dụng thức ăn cao.

+Động vật thường tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động săn mồi.

II. Lưới thức ăn

- Là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.

-Một loài không những là mắt xích của một chuỗi thức ăn mà còn tham gia vào hình thành lưới thức ăn.

-Quần xã sinh vật càng đa dạng -> lươi thức ăn càng phức tạp.

III. Bậc dinh dưỡng

Trong một lưới thức ăn, các loài có chung mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

-Bậc dinh dưỡng cấp 1(sinh vật tiêu thụ): thường là các sinh vật có khả năng tự dưỡng, như tảo, cây xanh,…

-Bậc dinh dưỡng cấp 2(sinh vật tiêu thụ bậc 1): gồm các loài động vật ăn thực vật và các loài kí sinh trên thực vật.

-Bậc dinh dưỡng cấp 3(sinh vật tiêu thụ bậc 2): gồm các loài động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.

-Bậc dinh dưỡng cấp 4(sinh vật tiêu thụ bậc 3): gồm những loài động vật ăn động vật (ăn sinh vật tiêu thụ bậc 2),..

-Bậc dinh dưỡng cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao nhất.

-Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm, các sinh vật ăn xác chết khác,..

IV. Tháp sinh thái

Có 3 loại tháp sinh thái: tháp sinh khối, tháp số lượng và tháp năng lượng.

Tháp số lượng

Xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+Ưu điểm: dễ xây dựng.

+Nhược điểm: ít có giá trị vì kích thước cá thể của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất -> so sánh khó chính xác.

Tháp sinh khối

Xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích/thể tích.

+Ưu điểm: giá trị cao hơn tháp số lượng.

+Nhược điêm: thành phần hóa học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng khác nhau; không chú ý thời gian trong việc tích lũy sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp năng lượng

Xây dựng dựa trên năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích/thể tích.

+Ưu điểm: là tháp hoàn thiện nhất.

+Nhược điểm: xây dựng tháp khá phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức.

V. Hướng dẫn giải bài tập trong sgk

Câu 1: Trang 194 - sgk Sinh học 12

Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn

Bài làm:

- Chuỗi thức ăn là một dạy các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

-Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ

-Có 2 loại chuỗi thức ăn:

+Sinh vật tự dưỡng --> động vật ăn thực vật --> động vật ăn động vật

Ví dụ: Lúa --> chuột --> rắn

-Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ --> động vật ăn sinh vật phân giải --> động vật ăn động vật

Ví dụ:nấm --> sóc --> cáo

-Lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Câu 2: Trang 194 - sgk Sinh học 12

Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.

Bài làm:

- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):

+Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức

+Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè

+Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả

+Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun

+Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...

-Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):

+Sinh vật sản xuất: cây lúa

+Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp, chuột

+Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn

+Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu

+Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất

Câu 3: Trangg 194 - sgk Sinh học 12

Phân biệt 3 loại sinh thái

Bài làm:

- Phân biệt 3 loại tháp sinh thái:

+ Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số cúa tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

-Mỗi loại tháp có ưu điểm và nhược điểm:

+Tháp số lượng dễ xây dựng song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác.

+Tháp sinh khối có giá trị cao hơn tháp sổ lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. Tuy nhiên, tháp sinh khối cũng có nhiều nhược điểm: Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau. Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+Tháp năng lượng là loại tháp hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, xây dựng tháp năng lượng khá phức tạp. đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Sinh học 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi:Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:

1. Chuỗi thức ăn :

– Chuỗi thức ănlà một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

– Cấu trúc: gồm 1 sinh vật sản xuất và 1 sinh vật phân giải, sinh vật tiêu thụ mỗi bậc chỉ có 1 loài duy nhất

– Phạm vi loài: ít

– Điều kiện sinh thái:hạn chế

– Khả năng tồn tại: kém (khi 1 mắt xích bị mất sẽ ảnh hưởng toàn bộ chuỗi)

2. Lưới thức ăn :

– Khái niệm: chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích tạo thành lưới thức ăn

– Cấu trúc: có nhiều sinh vật phân giải,nhiều sinh vật sản xuất, các sinh vật tiêu thụ các bậc gồm nhiều loài

– Phạm vi: rộng

– Điều kiện sinh thái: phong phú và đa dạng

– Khả năng tồn tại: cao (do mất mắt xích này sẽ có mắt xích khác thay thế)

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua một số bài tập về Hệ sinh tháidưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về Hệ sinh thái

I. Khái niệm hệ sinh thái

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.

- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.

II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

1. Thành phần vô sinh

+ Các yếu tố khí hậu (to, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa,…)

+ Các yếu tố thổ nhưỡng.

+ Nước.

+ Xác sinh vật trong môi trường

2. Thành phần hữu sinh

- Thực vật, động vật, vi sinh vật. Tùy theo quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái mà xếp chúng thành 3 nhóm:

+ Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ. (chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp)

+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật.

+ Nhóm sinh vật phân giải: gồm VK, nấm, một số động vật không xương (giun đất, sâu bọ); chúng phân giải xác sinh vật thành chất vô cơ của môi trường.

III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất

1. Các hệ sinh thái tự nhiên:

- Các hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, savan đồng cỏ,thảo nguyên, rừng ôn đới,rừng thông phương Bắc, đồng rêu đới lạnh.

- Các hệ sinh thái dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn: ở ven biển,những vùng ngập mặn, vùng biển khơi

+ Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).

2. Các hệ sinh thái nhân tạo

- Đồng ruộng, hồ nước, rừng thông, thành phố… đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

IV.Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn.

1. Thế nào là một chuỗi thức ăn

- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

- Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Có 2 dạng chuỗi thức ăn:

+ Mở đầu bằng sinh vật sản xuất: cỏ - sâu – chim sâu – cầy – đại bàng – vi khuẩn.

+ Mở đầu bằng sinh vật phân hủy: mùn bã hữu cơ – giun đất – gà – quạ - vi khuẩn.

2. Thế nào là lưới thức ăn

- Trong tự nhiên, 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.

- Vai trò của các sinh vật trong lưới thức ăn:

+ Sinh vật sản xuất: tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo…).

+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc kí sinh trên thực vật, động vật ăn hoặc kí sinh trên động vật: sử dụng các chất hữu cơ.

+ Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm … phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật…) thành các chất vô cơ.

- Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.