Thẻ ngân hàng bao lâu thì bị khóa

Bạn có biết thẻ ATM không sử dụng bao lâu thì bị khóa không? Khi bị khóa thẻ thì có phải chịu những khoản phí phát sinh từ thẻ hay không? Cùng tìm hiểu bên dưới nhé.

Ngày nay số lượng người sử dụng thẻ atm ngày càng nhiều. Nó như một công cụ quản lý và giao dịch tiền bạc hiệu quả. Nhờ những tiện ích mà nó mang lại, cộng thêm thủ tục mở thẻ dễ dàng. Nên 1 người có thể sở hữu rất nhiều thẻ atm khác nhau của nhiều ngân hàng khác nhau.

Chính vì lẽ đó mà sẽ có một số thẻ bạn “quên không dùng đến”. Vậy thẻ atm không dùng bao lâu thì bị khoá? Làm sao để biết thẻ còn dùng được nữa hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Lamtheatmonline.com.

Tìm hiểu thông tin về thẻ ATM

Nếu để ý bạn sẽ thấy trên bề mặt thẻ atm in rất nhiều thông tin khác nhau. Nắm được những thông tin đó mang ý nghĩa gì sẽ giúp ích được cho khách hàng rất nhiều.

Một mặt của thẻ chứa dải băng từ màu đen. Phần này rất quan trọng. Nó là nơi lưu trữ và mã hoá những thông tin của chủ thẻ. Bạn phải luôn giữ cho dải băng từ được mới, không gãy móp, trầy xước. Nếu không thẻ sẽ không sử dụng được nữa.

Mặt còn lại sẽ in số thẻ atm. Thông thường số thẻ atm sẽ gồm 19 số. Số này luôn được in nổi bên cạnh tên chủ thẻ. Trong 19 số này có:

√ 4 số đầu: là mã BIN. Thông thường các ngân hàng đều có 4 số đầu giống nhau là 9704.

√ 2 số tiếp: Mã ngân hàng mở thẻ atm cho bạn.

√ Những số tiếp: là mã CIF của chủ thẻ atm.

√ 3 số cuối: là những số được chọn ngẫu nhiên trong khi phát hành thẻ atm cho khách hàng.

Một số ngân hàng còn in cả số tài khoản của khách trên mặt thẻ để dễ nhớ nữa. Nếu có thì bạn cần phân biệt số thẻ và số tài khoản vì 2 số này mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Cuối cùng là thời hạn sử dụng thẻ. Được bắt đầu bằng dòng chữ: Valid thru: MM/YY. Trong đó MM là tháng, YY là năm. Thẻ atm thường có hạn sử dụng từ 5 đến 10 năm.

Nguyên nhân nào khiến thẻ ATM bị khóa?

Có nhiều nguyên nhân khiến thẻ atm có thể bị khoá. Xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Dưới đây là những trường hợp phổ biến thường xuyên gặp nhất:

√ Do hết hạn sử dụng mà không được gia hạn mới. Bạn cần để ý đến thời hạn sử dụng thẻ. Khi sắp hết hạn phải đến ngân hang để gia hạn thêm. Nếu không thẻ sẽ bị khoá mọi chức năng. Thời hạn sử dụng thẻ atm khoảng từ 5 đến 10 năm.

√ Khi mở thẻ atm nhưng không sử dụng trong một thời gian dài [ lớn hơn 1 năm]. Thì thẻ atm cũng sẽ bị khoá. Các ngân hàng phải làm như vậy để tránh tình trạng “thẻ ảo” gây lãng phí tài nguyên của ngân hàng.

√ Chủ thẻ yêu cầu khoá thẻ. Trong 1 số trường hợp, chủ thẻ không còn muốn sử dụng thẻ nữa, hay cảm thấy thẻ đang bị xâm nhập bất hợp pháp, làm mất thẻ… Thì khách hàng có thể thông báo với ngân hàng và yêu cầu khoá thẻ. Khi muốn sử dụng lại phải mang theo CMND đến ngân hàng để mở khoá.

√ Nhập sai mã pin nhiều lần. Khi rút tiền, chuyển khoản, kiểm tra số dư của thẻ tại cây atm. Bạn bắt buộc phải nhập mật khẩu thẻ. Nếu nhập sai mật khẩu 3 lần liên tiếp thẻ sẽ bị khoá. Muốn mở khoá phải đến ngân hàng làm các thủ tục theo hướng dẫn của nhân viên. Xem hướng dẫn mở lại TẠI ĐÂY

√ Ngân hàng chủ động khoá thẻ. Thường là do tranh chấp không thoả thuận được giữa ngân hàng và chủ thẻ. Ngân hàng sẽ khoá thẻ để phong toả tài khoản của khách hàng.

√ Khoá thẻ do yêu cầu của cơ quan chức năng. Trường hợp này xảy ra khi chủ thẻ đang trong diện vi phạm pháp luật, đang bị điều tra. Cơ quan chức năng sẽ yêu cầu khoá thẻ để phong tỏa tài khoản của khách hàng phục vụ cho mục đích điều tra.

Thẻ ATM không sử dụng bao lâu thì bị khóa?

Mỗi thẻ atm đều có hạn sử dụng. Hạn sử dụng của 1 chiếc thẻ atm thông thường khoảng 3 đến 5 năm. Ngày nay, do thủ tục mở thẻ atm đơn giản. Nên mỗi người có thể sở hữu rất nhiều thẻ atm khác nhau. Chính vì vậy nên có rất nhiều thẻ bị rơi vào lãng quên.

Hoặc cũng có trường hợp khách hàng quên mật khẩu thẻ nhưng không có thời gian đến ngân hàng để yêu cầu cấp lại. Nên gần như không sử dụng đến thẻ đó nữa.

Thẻ của bạn sẽ bị khóa khi:

  • Thẻ không phát sinh giao dịch trong vòng 12 tháng [đối với thẻ đã kích hoạt]. Do hệ thống không ghi nhận được giao dịch nào phát sinh. Nên sẽ tạm khóa thẻ để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
  • Thẻ ATM cũng sẽ bị khóa trong vòng 30 ngày nếu như thẻ chưa được kích hoạt từ ngày nhận thẻ. Có nghĩa là sau 1 tháng mà bạn không kích hoạt và sử dụng thẻ thì cũng sẽ bị khóa.

Trường hợp khách hàng còn tiền trong tài khoản thẻ nhưng thẻ sắp hết hạn. Ngân hàng sẽ chủ động liên hệ với chủ thẻ để yêu cầu chủ thẻ đến ngân hàng ra hạn thêm. Hoặc rút hết tiền trước khi ngân hàng tiến hành khoá thẻ.

Hướng dẫn kiểm tra xem thẻ atm còn sử dụng được hay không

Bạn đang băn khoăn không biết thẻ atm của mình còn sử dụng được hay không? Có rất nhiều cách để kiểm tra, vừa đơn giản vừa hiệu quả. Dưới đây là một số cách làm phổ biến nhất:

– Mang thẻ đến cây atm gần nhất. Cho thẻ vào khe đọc thẻ và chọn bất cứ tính năng nào. Nếu thẻ của bạn không còn sử dụng được. Màn hình cây atm sẽ hiển thị thông báo lỗi không thể giao dịch được do thẻ bị khoá hoặc hết hạn dụng.

– Đến chi nhánh của ngân hàng đã mở thẻ cho bạn nhờ nhân viên kiểm tra tình trạng thẻ hiện tại.

– Gọi điện đến tổng đài của ngân hàng mở thẻ. Đọc số tài khoản và nhờ nhân viên tra cứu tình trạng thẻ.

– Nếu bạn đã đăng ký sử dụng các dịch vụ ngân hàng online như mobile banking, internet banking… Thì có thể đăng nhập vào 1 trong các dịch vụ đó. Thử thực hiện 1 giao dịch nhỏ như chuyển khoản, kiểm tra số dư… Nếu thẻ đã bị khoá thì giao dịch sẽ không thể thực hiện được.

Làm thế nào để mở khóa thẻ ATM bị khóa do hết hạn

Nếu bạn tiếp tục muốn sử dụng tài khoản ngân hàng và thẻ ATM. Lúc này hãy mang theo CMND bản gốc đến chi nhánh ngân hàng đã đăng ký mở thẻ và làm thủ tục để mở thẻ ra. Sẽ chỉ mất khoảng 15 phút để nhân viên kích hoạt lại và không mất phí kích hoạt lại thẻ nhé.

Các bạn có thể đọc và xem một vài hướng dẫn cụ thể hơn về cách mở khóa này.

  • Cách mở khóa thẻ atm Sacombank bị khóa bằng cú pháp

Như vậy bạn đã biết được thẻ ATM không sử dụng bao lâu thì bị khoá rồi. Nắm rõ thông tin này để chủ động trong việc quản lý và sử dụng thẻ atm bạn nhé.

Sở hữu một chiếc ATM là một điều vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn thẻ ngân hàng lâu không sử dụng có bị khóa không?

Như chúng ta có thể thấy, thẻ ATM là một công cụ phổ biến và khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Một người có thể sở hữu một hoặc vài chiếc thẻ ATM từ nhiều ngân hàng khác nhau. Thế nhưng, vì một số lý do nào đó mà bạn bỏ quên thẻ ATM và không sử dụng nó. 

Vậy, đối với trường hợp thẻ ngân hàng lâu không sử dụng có bị khóa không? Để giải đáp được băn khoăn này của nhiều khách hàng, các bạn hãy theo dõi bài viết sau.

Thẻ ATM bị khóa trong trường hợp nào?

Mặc dù thẻ ATM khá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thẻ ATM bị khóa. Dưới đây là một số trường hợp thẻ ATM bị khóa.

Thẻ ATM bị khóa trong trường hợp nào?
  • Thẻ ATM hết thời hạn hiệu lực, thông thường sau 3 đến 5 năm, tùy theo quy định của mỗi ngân hàng. Thời hạn sử dụng thẻ sẽ được quy định ngay trên mặt thẻ ATM.
  • Khách hàng nhập mã PIN thẻ ATM sai quá 5 lần, hệ thống ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ nhằm đảm bảo sự an toàn.
  • Thẻ sẽ bị tạm khóa trong trường hợp khách hàng chưa đóng phí thường niên.
  • Thẻ để quá lâu không sử dụng dẫn tới tình trạng tạm khóa 1 chiều. 
  • Vì lý do nào đó mà chủ thẻ yêu cầu khóa thẻ như thẻ bị mất, bị lộ thông tin…
  • Một số lý do liên quan quan đến việc bảo mật, ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ.

Thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng có bị khóa không?

Thời gian thẻ ATM bị khóa sẽ tùy thuộc vào từng loại thẻ cũng như quy định của mỗi ngân hàng. Thông thường, thẻ ATM sẽ có thời hạn dùng từ 3-5 năm là phải gia hạn lại. Tuy nhiên, có những trường hợp bị bỏ quên thẻ và lâu không sử dụng.

Dù trong trường hợp nào, nếu thẻ ATM của bạn đã được kích hoạt mà không phát sinh giao dịch thì vẫn có thời hạn từ 3-5 năm. Trường hợp còn tiền trong thẻ thì nhân viên ngân hàng sẽ thông báo tới khách hàng để gian hạn thêm hoặc có thể rút.

Và vấn đề thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng có bị khóa không sẽ tùy thuộc vào loại thẻ bạn đang sử dụng. Theo đó, quy định của từng loại thẻ sẽ như sau:

  • Thẻ ATM nội địa: Khi không phát sinh giao dịch từ 1 năm đến 1,5 năm, thẻ ATM sẽ rơi vào trạng thái ngủ. Có nghĩa là giao dịch chuyển khoản, rút tiền sẽ bị khóa 1 chiều.
  • Thẻ ATM trả trước: Loại thẻ này phát hành độc lập với tài khoản thanh toán nên dù không sử dụng thì thẻ vẫn không bị khóa. Thẻ chỉ bị khóa trong trường hợp khách hàng yêu cầu hoặc do hết hạn sử dụng.
  • Thẻ ATM ghi nợ: Do kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán nên nếu không sử dụng trong vòng 12 đến 18 tháng thì thẻ sẽ bị khóa.
  • Thẻ ATM tín dụng: Không có quy định về thời gian khóa thẻ tín dụng khi không sử dụng. Phí thường niên vẫn sẽ bị thu hàng năm, trường hợp không đóng phí thẻ sẽ không bị khóa. Song, khoản phí này sẽ chuyển thành nợ xấu.

Thẻ ATM bị khóa kích hoạt lại như thế nào?

Trong trường hợp thẻ ngân hàng lâu không dùng có bị khóa và bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng thì có thể đến ngân hàng để yêu cầu mở khóa thẻ. Các cách mở khóa thẻ mà bạn có thể áp dụng như sau:

Cách 1: Khách hàng mang thẻ CMND/CCCD đến trực tiếp các phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng để yêu cầu mở thẻ.

Cách 2: Gọi điện thoại trực tiếp tới tổng đài, hotline/trung tâm dịch vụ khách hàng của ngân hàng đó để yêu cầu mở thẻ.

Thẻ ATM bị khóa kích hoạt lại như thế nào?

Cách xử lý thẻ ATM lâu không sử dụng

Do quy trình bảo mật tại các ngân hàng khá chặt chẽ. Do đó trường hợp lâu không sử dụng thẻ ATM cũng sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trường hợp không sử dụng thì bạn vẫn bị tính phí duy trì hoặc phí thường niên. Nó được xem là một khoản nợ mà bạn phải thanh toán cho ngân hàng.

Và để tránh tình trạng phát sinh phí đối với thẻ ATM lâu không sử dụng. Bạn cần xác định có tiếp tục sử dụng trong tương lai không. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên xử lý theo cách sau.

  • Trước tiên, bạn cần kiểm tra lại tất cả những thẻ ATM mà mình đang sử dụng. Sau đó, chỉ giữ lại thẻ ATM mà mình thường xuyên dùng. Những thẻ còn lại nếu không có nhu cầu dùng thì hãy đến trực tiếp ngân hàng để hủy thẻ.
  • Với loại thẻ liên kết với tài khoản thanh toán mà đăng ký SMS Banking thì hủy luôn các dịch vụ đi kèm khi hủy thẻ. Ngân hàng sẽ tính phí hàng tháng, sau đó cộng dồn và truy thu.

Từ những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã biết thẻ ngân hàng lâu không dùng có bị khóa không rồi chứ? Hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thẻ ATM để trở thành một khách hàng thông thái nhé!

TÌM HIỂU THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề