Theo anh chị vì sao tác giả nơi rằng hạt thóc đã sống hết mình

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 22)

A. ĐỀ THI 

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Đọc câu truyện sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

HAI HẠT GIỐNG

Có hai hạt thóc nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đểu là những hạt giống tốt, đểu to khoẻ và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt thóc thứ hai thi ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt thóc thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng được nhận nước và ánh sáng. Lúc này, chất dinh dưỡng chẳng giúp ích gì được cho nó cả. Nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt thóc thử hai dù nát tan trong đất nhưng […]

(Theo Hành trang vào đời, NXB Lao động – Xã hội)

Câu 1. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. (1 điểm)

Câu 2. Nêu rõ hai phép tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “Còn hạt thóc thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.” (1 điểm)

Câu 3. Đặt một tiêu đề khác cho câu chuyện này. (0,5 điểm)

Câu 4. Anh/Chị hãy viết tiếp câu cuối, vào dấu [… ] ở cuối đoạn văn để kết thúc câu chuyện. (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị sau khi đọc xong câu chuyện trên.

Câu 2. (5 điểm)

Nêu cảm nhận của anh/chị vể ý thức phản kháng đối với số phận của nhân yật Mị trong đoạn trích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. (Ngữ văn 12, Tập hai)

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIỂM)

Câu 1.(1 điểm)

– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

– Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là tự sự.

Câu 2. (1 điểm)

– Phép tu từ ẩn dụ: Hạt thóc giống chỉ những con người sống trên đời. Thái độ vui mừng của hạt thóc khi được gieo xuống đất biểu tượng cho hạnh phúc được cống hiến của con người.

– Phép tu từ nhân hoá: Nhân hoá hạt thóc tạo sự thú vị cho câu chuyện và từ hạt thóc mà nói tới suy nghĩ của con người.

Câu 3. (0,5 điểm)

Các tiêu đề khác: Thái độ sống của con người, Hai thái độ sống, ích kỉ và cống hiến,…

Câu 4. (0,5 điểm)

Những từ phù hợp để viết tiếp vào đoạn kết: “Trong khi đó, hạt thóc thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trìu hạt.”

II. LÀM VĂN (7 ĐIẾM)

Câu 1. (2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

– Giải thích câu chuyện: (0,5 điểm)

+ Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau.

+ Nội dung câu chuyện thể hiện quy luật cho và nhận trong cuộc sống.

– Bình luận tư tưởng trong câu chuyện (1 điểm):

+ Tư tưởng trong câu chuyện đúng hay sai?

+ Lí do đúng (hoặc sai).

– Bài học rút ra. (0,5 điểm)

Đoạn văn mẫu

Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỉ chỉ biết giữ lại những điểu tốt đẹp cho bản thân mình. Hạt giống thứ nhất chỉ khư khư tìm một nơi trú ngụ là đại diện cho lối sống ích kỉ. Còn hạt giống thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất là đại diện cho lối sống sẵn sàng cho đi. Hạt lúa thứ nhất muốn giữ lại chất dinh dưỡng cho riêng mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tự huỷ hoại và bị tuyệt diệt. Hạt giống thứ hai tưởng rằng đã tan nát trong đất nhưng lại được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt. Sự tan biến và nảy nở của hai hạt giống là kết quả của việc cho và nhận. Cho đi không có nghĩa là mất, giữ lại không có nghĩa là được. Hãy sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời những gì tốt đẹp mà ta có. Hãy can đảm bước ra đi, âm thâm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ.

Câu 2. (5 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng bài văn với bố cục gồm ba phần.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

a) Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị (0,5 điểm)

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đồ sộ. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.

b) Thân bài (4 điểm)

1. Ý thức phản kháng đối với số phận: Mị không chấp nhận sự an bài, những khó khăn của cuộc đời, tìm một hướng đi khác tốt đẹp hơn cho bản thân mình, hiểu và phê phán thế lực chà đạp cuộc đời của mình,… (0,5 điểm)

2. Ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị (3 điểm)

– Thời chưa làm dâu nhà thống lí

Tuy phải gánh món nợ cho cha mẹ song Mị không chịu lấy con trai thống lí để trả nợ mà vẫn xin cha cho tự lao động kiếm tiền trả nợ cho bố mẹ.

– Khi phải làm dâu nhà thống lí

+ Bị bắt về nhà Thống lí, Mị định tự tử. Việc Mị tìm đến cái diết thể hiện tinh thần phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy.

+ Sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc trong đêm tình mùa xuân.

+) Dấu hiệu đấu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: “Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi”.

+) Nhưng đớn đau thay, cùng với cảm xúc tìm lại được chính mình là một nỗi tủi thân khi nghĩ vê’ thực tại. Mị đã có chồng nhưng với người chồng ấy, Mị không có tình yêu, không có hạnh phúc. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi.

+) Những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”.

+) Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.

+) Khi bị A Sử trói vào cột, Mị vẫn trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bổng bềnh trong cảm giác du xuân.

– Đêm đông cởi trói cho A Phủ

+ Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ.

+ Cuối cùng, sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi.

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm qua ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị (0,5 điểm)

– Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc.

– Giải phóng con người khỏi sự chà đạp, cho họ một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Nhà văn đã tin tưởng vào sức mạnh quật khởi, tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ.

c) Kết bài

Kết luận chung về ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị và nêu cảm nghĩ (0,5 điểm)

Vợ chồng A Phủ đã khắc hoạ sâu sắc cuộc đời, số phận, tính cách Mị. Từ đó, tác phẩm tố cáo những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức, bóc lột, đoạ đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời, tác phẩm cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 21 tại đây. 

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Hậu Giang

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại tỉnh Hậu Giang năm học 2022 - 2023 diễn ra từ ngày 16/6. Sau đây là nội dung chi tiết đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang 2022 sẽ giúp các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình sau kỳ thi.

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 tỉnh Hậu Giang sẽ chính thức được tổ chức từ ngày 16-18/6. Theo đó, các thí sinh tuyển sinh vào lớp năm 2022 Hậu Giang sẽ thi 3 môn Toán, tiếng Anh, ngữ Văn. Trong đó môn Toán và tiếng Anh sẽ làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm và tự luận. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đề thi vào lớp 10 môn Văn 2022 Hậu Giang cùng với gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2022 môn Văn tỉnh Hậu Giang. Mời các bạn cùng theo dõi.

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Theo đoạn trích, sự sẻ chia mang lại nhiều ý nghĩa khi:

Sự chia sẻ thật sự phải xuất phát từ tình cảm chân thành của con tim, từ chính niềm vui và lòng vị tha của chúng ta Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đền đáp.

Câu 3:

Ý nghĩa của thành phần phụ chú: Giải thích rõ hơn về hậu quả của việc cho đi với dụng ý được nhận lại

Câu 4:

Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình.

- Lý giải:

Khi con người biết cho đi đồng nghĩa với việc con người tạo ra một giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Con người sẽ được sống trong tình yêu thương, được tôn trọng. Điều đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng chính là những giá trị mà con người nhận được khi biết cho đi.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: Cách giải:

* Yêu cầu mặt hình thức: Viết đúng đoạn văn 200 chữ.

* Yêu cầu về mặt nội dung:

- Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết phải biết sống chia sẻ

* Giải thích:

* Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống.

- Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.

* Sự cần thiết phải biết sống sẻ chia:

- Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn, tạo nên tình yêu thương bền chặt trong các mối quan hệ.

- Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua những trở ngại về mặt tâm lý, những khó khăn trên bước đường tương lai phía trước, tiếp thêm sức mạnh để con người đối diện và giải quyết vấn đề.

- Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời.

- Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.

- Sự sẻ chia đôi khi khiến con người nhận ra những giá trị khuất lấp mà xưa nay chưa từng thấy ở con người.

Bàn luận:

- Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ.

- Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Y Phương, tác phẩm nói với con.

- Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề: Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương với con trong đoạn trích thơ.

2. Thân bài:

a. Tình yêu thương của cha mẹ với con.

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:

“Chân phải bước tới cha

Hai bước tới tiếng cười”

+ Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải chân trái một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là cha con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.

+ Thủ pháp liệt kế “tiếng nói cười”, “tới cha mẹ” gợi hắa em bé đang tuổi tập nói, tập đi, gợi không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Qua đó, ta cũng cảm nhận được ánh mắt dõi theo, khích lễ và vòng tay đón đợi, sẵn sàng nâng đỡ con của người cha, người mẹ.

->Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.

-> Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “một bước/ hai bước”, sự hiểu biết tiếng nói/cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của mẹ cha.

b. Sự đùm bọc của quê hương đối với con:

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi ...

Con đường cho những tấm lòng”

+ “Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản -> mang đến tình yêu quê hương xứ sở.

+ Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tau cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế, gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.

+ Thủ pháp nhân hóa: rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.

->Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

- Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

+ “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”; vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương.

+ Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.

3. Kết bài: Khái quát lại nội dung bài viết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

2. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2022

MÔN THI: NGỮ VĂN - THPT

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích:

Cho đi chính là nhận lại điều này nghe có vẻ nghịc lý nhưng lại là một sự thật mà rất nhiều người công nhận. Chỉ trừ khi bạn cho đi với dụng ý được nhận lại - đó là lúc mà hành động vốn cao đẹp này bị mất đi ý nghĩa - thì bạn sẽ chẳng nhận lại được gì cả. Sự chia sẻ thật sự vuất phát từ tình cảm chân thành của con tim, từ chính niềm vui cùng lòng vị tha của chúng ta. Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đền đáp. Có như vậy, sự chia sẻ mới mang lại nhiều ý nghĩa. Các bậc cha mẹ chia sẻ thức ăn chỗ ở và tình yêu thương cho con cái, đơn giản chỉ vì họ yêu quý các con chứ không phải vì họ mong chờ được con yêu thương lại. Suy cho cùng, ý nghĩa của sự chia sẻ rất cao đẹp, nhưng đôi khi chúng là tài làm hoen ố ý nghĩa cao đẹp của nó, nếu như chúng ta trao tặng để rồi chỉ mong được người khác công nhận và trông chờ được đền đáp. Điều này đã làm cho cả người cho lẫn người nhân đều không còn nhận thấy giá trị tốt đẹp của việc chia sẻ nữa.

(Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 23-24)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, thế nào là sự chia sẻ mới mang lại nhiều ý nghĩa?)

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của thành phần phụ chú trong câu: Chỉ trừ khi bạn cho đi với dụng ý, được nhận lại - đó là lúc mà hành động vốn cao đẹp này bị mất đi ý nghĩa - thì bạn sẽ chẳng nhận lại được gì cả

Câu 4. Em có đồng tình với nhận định của tác giả Cho đi chính là nhận lại? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết sống chia sẻ.

Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài thơ Nói với con, Y Phương viết:

Chân phải bước tới cha

Chân trải bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72) Trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương của cha mẹ và|sự đùm bọc của quê hương đối với con trong đoạn thơ trên.

3. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hậu Giang

TỈNH HẬU GIANG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN - THPT Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phải để

ĐỀ CHÍNH THỨC

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Một nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm sau. Ông đưa hai người - một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Sau đó, ông nói hai người cùng đào giếng để tìm nguồn nước.

Chàng ngốc không suy nghĩ gì mà liên cầm cuốc lên và bắt đầu đào. Còn người thông minh dự đoán và lựa chọn phần đất có thể có nước. Hai tiếng sau, cả hai đều đào được hai mét nhưng vẫn chưa thấy nước. Người thông mình nghĩ mình đã chọn sai nên liền tìm một vị trí khác để đào. Chàng ngốc tiếp tục kiên nhẫn đào phần đất của mình. Hai tiếng sau, anh đào được thêm một mét nữa, còn người thông minh đào được hai mét ở chổ mới.

Một lúc sau, người thông minh lại cảm thấy dường như mình đang đào sai chỗ nên tìm một mảnh đất khác. Hai tiếng nữa lại trôi qua, chàng ngốc đào được thêm nửa mét nữa, còn người thông mình chuyển sang chỗ mới và đào được hai mét. Cả hai đều chưa thấy nước. Người thông minh cho rằng vùng đất này không có nước nên bỏ cuộc. Trong khi đó, chàng ngốc vẫn tiếp tục đào và cuối cùng anh đã tìm thấy nguồn nước. Kết quả là chàng ngốc đã chiến thắng người thông minh.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 13, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 97-98)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo văn bản, vì sao người thông minh lại bỏ cuộc?

Câu 3. Tim, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất.

Câu 4. Em có đồng tinh với suy nghĩ và hành động của người thông minh trong văn bản không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.

Câu 2 (3,0 điểm) Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đổi người xa lạ ..

Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên sủng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chân thành đối tri kỉ.

Đồng chí !

(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 128) Trình bày cảm nhận của em về tình đồng chỉ của những người lính trong đoạn thơ trên.

4. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hậu Giang

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt sử dụng: Tự sự

Câu 2:

Theo văn bản, người thông minh bỏ cuộc vì cho rằng vùng đất này không có nước.

Câu 3:

Thành phần biệt lập: “Một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng”. Đây là thành phần phụ chú đóng vai trò chú thích, giải thích cho cụm từ “hai người” phía trước.

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải:

Gợi ý: Không đồng tình

Lý giải: Hành động của người thông minh thể hiện một con người thiếu kiên nhẫn. Khi làm một việc gì đó, điều quan trọng là phải kiên định và kiên nhẫn. Tuy nhiên, trước mỗi công việc chúng ta nên suy xét và tiếp thu những ý kiến tích cực hữu ích chứ không nên bảo thủ cố chấp. Kiên trì khác với cố chấp.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu dẫn dắt vào để

- Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của tính kiên nhẫn.

2. Thân đoạn:

a. Giải thích:

Kiên nhẫn (hay nhẫn nại) là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực; hoặc kiên nhẫn khi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự khó khăn lâu dài. Kiên nhẫn là mức độ một người có thể chịu đựng trước khi chuyển biến tiêu cực. Từ này cũng được dùng để chỉ những người có đặc điểm kiên định.

b. Vai trò của kiên nhẫn:

- Lòng kiên trì là yếu tố cần thiết để biến khát khao thành các giá trị tiền bạc tương đương. Kiên trì không chỉ là kỹ năng, đó còn là thái độ sống, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Nền tảng của lòng kiên trì là sức mạnh của ý chí.

- Sức mạnh của sự kiên nhẫn có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Dù gặp phải hoàn cảnh nào cũng không được bỏ dở công việc mình đang theo đuổi, cũng phải hy vọng có ngày vượt qua được khóc khăn, cũng phải hy vọng có ngày giành được điều mình mong muốn, điều mình ao ước, điều mình phấn đấu. Cách đây hàng nghìn năm, Khổng tử đã viết: “Ví như việc đắp đất thành cái núi, chỉ còn một giỏ đất nữa là xong, nhưng ta lại thôi, đó là tự ta bỏ ta vậy” (Thí như vi sơn, vị thành nhất qui, chỉ ngô chi dã). Đây là câu nói nổi tiếng được truyền tụng bao nhiêu đời nay để khóc than cho ai tự phá đời mình, tự hủy hoại đời mình chỉ vì phút yếu lòng, phút tuyệt vọng mà không cố gắng theo đuổi đến cùng.

Dẫn chứng:

- Cụ Nguyễn Bá Học (1857 – 1921) đã có một tổng kết để đời: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng có những câu nhớ đời, ai đọc cũng phải suy ngẫm cho đến suốt đời, lúc nào cũng thấy đúng, đó là: “Muốn no thì phải chăm làm, một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi”. “Ở đời khôn khéo chi đâu, chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần”. “Làm trai chí ở cho bền, đừng lo muộn vợ, chớ phiền muộn con”. “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”.

c. Rèn luyện tính Kiên Nhẫn như thế nào? 

- Kìm chế sự nóng giận, vội vàng: Khi bạn nóng giận, vội vàng sẽ làm hỏng chuyện và đánh mất cơ hội. Ngoài ra bạn sẽ không kiểm soát được nhiều hành động và mắc phải sai lầm lớn.

- Đừng thường xuyên để mình rảnh rỗi: Khi quá nhàn rỗi bạn sẽ đâm ra chán nản, và luôn chú ý quá nhiều đến một vấn đề gì đó. Hãy để bản thân làm việc và sáng tạo trong thời gian chờ đợi. Như vậy bạn sẽ không phải nhìn đồng hồ thường xuyên, và đương nhiên bạn sẽ không còn thấy thời gian là vô bổ nữa.

- Cố gắng học tập sự kiên trì: Trước mỗi việc bạn hãy tự mình học cách chờ đợi. Bởi mọi thứ luôn phải trải qua một quá trình, đặc biệt là cần được rèn luyện trong thực tế. Một vài lần đầu sẽ khó, sẽ không quen và thấy rất khó chịu nhưng dần dần nó sẽ thấm sâu vào con người bạn. Ngoài ra, bạn có thể nhờ người khác nhắc nhở, nhưng bản thân cần có sự chủ động. Vì không ai có thể tạo được tính nết cho bạn khi bạn không muốn có điều đó.

3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và tình đồng chí.

2. Thân bài:

Cơ sở hình thành tình đồng chí

a. Tương đồng về hoàn cảnh

- Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp: đều là người nông dân lao động nghèo khổ. "Quê hương anh >

NT: đối, thành ngữ

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người linh

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu b. Cùng chung lý tưởng, chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn - Cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: "Tôi với anh đổi người xa lạ ...chẳng hẹn quen nhau.

+ Có chung lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc hòa trong không khí cách mạng thời đại, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước.

+ Chung một nhiệm vụ chiến đấu, chung nhau một cuộc đời quân ngũ, chung một hoàn cảnh sinh hoạt, từ đó dẫn đến sự sẻ chia ấm áp. Súng bên súng, đầu sát bên đầu ... đội tri kỉ” - hình ảnh thơ sóng đôi, điệp ngữ. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao thiếu thốn cũng như niềm vui trong cuộc sống. "Đêm rét chung chăn thành đối tri kỉ"

- Dòng thơ đặc biệt, 2 tiếng, từ, dấu chấm than "Đồng chí!" tạo 1 nốt nhấn như một phát hiện, 1 lời khẳng định, là quá trình tất yếu dẫn đến 1 cảm cao đẹp của tình đồng chí. Câu thơ được lấy làm nhan đề của bài, biểu hiện chủ đề, là linh hồn của bài thơ => Nó như bản lề nối liền 2 đoạn thơ khép mở 2 ý thơ: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí

-> Đoạn thơ cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí là cùng chung xuất thân cảnh ngộ, chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà gặp gỡ, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, gọi nhau bằng hai từ thiêng liêng “Đồng chí”.

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp của tình đồng chí, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.