Thị phần mạng viễn thông 2023

Chiều 13/10/2021, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới [ITU] Houlin Zhao. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng đánh giá cao vai trò của ông Houlin Zhao với tư cách là Tổng thư ký ITU trong gần 2 nhiệm kỳ, đồng thời cảm ơn ông đã dành cho Việt Nam vinh dự hai lần liên tiếp tổ chức Hội nghị và Triển lãm Thế giới số. 

"Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư. Như vậy, chi phí đầu tư của từng nhà mạng giảm đi và Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm". Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất một số sáng kiến với Tổng thư ký ITU. Cụ thể, sáng kiến mỗi quốc gia thành viên ITU nhận lấy 1 sáng kiến [của chính quốc gia đó hoặc theo gợi ý của ITU] và thực hiện sáng kiến đó bằng nguồn lực của mình. Khi thành công thì ITU sẽ phổ biến ra toàn cầu. Như vậy, ITU sẽ huy động được thêm nguồn lực của 193 quốc gia nữa. “Nếu 193 quốc gia thành viên mỗi năm có 1 sáng kiến thành công thì ITU sẽ có 193 sáng kiến vĩ đại. Đây là sự thay đổi rất lớn.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư. Như vậy, chi phí đầu tư của từng nhà mạng giảm đi và Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện sáng kiến này vào năm 2022 và nếu thành công sẽ chia sẻ với ITU.

Một sáng kiến nữa được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất đó là lịch trình kiến tắt sóng 2G vào năm 2023. Theo ước tính, vào đầu 2023 số lượng các khách hàng dùng thiết bị cầm tay 2G ở vào dưới 5%. Theo đó, Chính phủ và các nhà mạng sẽ mua thiết bị 4G để 5% người dân thay thế cho 2G.

Ông Houlin Zhao đánh giá cao chỉ số xếp hạng của Việt Nam về tiếp cận công nghệ. Theo thống kê của ITU, chỉ số tăng lên đáng kể. Tổng thư ký ITU cho rằng Việt Nam không chỉ đi theo lối mòn về phát triển là mua công nghệ, dịch vụ của các công ty lớn mà đã đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm “Made in Viet Nam”.

“Ngoài ra, Việt Nam cũng đã vươn ra phát triển tại thị trường nước ngoài, sử dụng thiết bị công nghệ do Việt Nam sản xuất. Đây là điều tôi muốn các thành viên của ITU khác học hỏi Việt Nam bởi các bạn không chỉ đầu tư thành công”, Tổng thư ký ITU cho biết.

Chẳng hạn như Viettel dù đầu tư và gia nhập sau tại Myanmar nhưng đã nhanh chóng vươn lên thành nhà cung cấp số 1 tại quốc gia này. Việt Nam cũng lựa chọn con đường đi đúng đắn khi tự chủ công nghệ. Ông cũng cho biết, các thành tựu của Việt Nam cũng vượt ngoài khu vực Đông Nam Á và có thể so sánh với các quốc gia khác khi có tới hơn 10 thị trường nước ngoài.

Nửa đầu năm, hai doanh nghiệp là VNPT, MobiFone cho thấy doanh thu đi xuống so với cùng kỳ, trong khi đó Tập đoàn Viettel ghi nhận tăng trưởng một con số.

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông [TT&TT] cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực viễn thông đạt doanh thu 156.556 tỷ đồng, chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ 2021. Số liệu này cho thấy, mảnh kinh doanh viễn thông của các nhà mạng đang đối mặt nhiều khó khăn khi mà "lĩnh vực này đang co hẹp lại", Thứ trưởng Bộ TT&TT nhận định.

Doanh thu nửa đầu năm của MobiFone và VNPT giảm nhẹ so với 6 tháng 2021, trong khi con số của Viettel tăng trưởng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái. [Nguồn: Tổng hợp từ công bố thông tin của doanh nghiệp].

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel] tiếp tục là cái tên xếp đầu bảng về doanh thu khi mang về 79.700 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt 26.600 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ. Mức lợi nhuận tăng trưởng hai con số này cũng là kết quả cao nhất của tập đoàn trong vòng 4 năm trở lại đây. 

Cũng cần lưu ý, Viettel là tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, từ mạng viễn thông, hạ tầng số, thương mại điện tử, logistic, ... và còn kinh doanh ra nước ngoài.

Trong đó, lĩnh vực viễn thông nước ngoài của Viettel tăng trưởng gần gấp đôi mức trung bình của viễn thông thế giới. Doanh thu dịch vụ của Viettel tăng trưởng tại 9/9 thị trường so với cùng kỳ. Trong đó, 6/9 thị trường có mức tăng trưởng 2 con số gồm Movitel [quốc gia Mozambique] 38,6%, Mytel [Myanmar] 79,6%, Natcom [Haiti] 28,6%, Lumitel [Burundi] 22,4%, Telemor [Timor Leste] 15,9% và Halotel [Tanzania] 14,2%.

Tất cả thị trường tại châu Á của Viettel vẫn giữ vững thị phần số 1 về thuê bao. Trong đó, Mytel [Myanmar] tăng trưởng doanh thu dịch vụ cao nhất, lên tới gần 80%. Các thị trường tại châu Phi [Halotel, Lumitel, Movitel...] tiếp tục tăng trưởng thuê bao ví điện tử. Movitel [Mozambique] là công ty có mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ cao nhất trong các thị trường châu Phi, lên tới 38,6%, nhờ phát triển mạnh thuê bao 4G.

Tại thị trường châu Mỹ, Natcom [Haiti] duy trì tăng trưởng liên tiếp 2 con số trong 5 năm và là năm có tăng trưởng cao nhất trong 9 năm từ 2014, đạt 28,6%. Siêu ứng dụng Mi Bitel của nhà mạng Bitel [Peru] đạt 1 triệu người dùng và đứng số 1 trong số app của các nhà mạng tại Peru. 

Trong khi đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam [VNPT], công ty mẹ của Vinaphone báo doanh thu hợp nhất đạt 26.828 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 3.152 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2022, Tập đoàn VNPT đặt mục tiêu doanh thu 41.459 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.775 tỷ đồng. Như vậy sau nửa đầu năm, ước tính VNPT đã thực hiện được gần 65% kế hoạch doanh thu cả năm.

Chia sẻ về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc VNPT cho biết, mặc dù tác động trực tiếp từ dịch bệnh COVID-19 đã không còn ảnh hưởng nặng nề như năm 2021, nhưng nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do các hệ lụy gián tiếp từ dịch bệnh cũng tác động đến kết quả doanh thu, lợi nhuận trong năm 2022 của tập đoàn.

Ngoài ra, các tác động trực tiếp từ tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu, tình trạng thiếu chip bán dẫn, giá cá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi giá dịch vụ có xu hướng giảm cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của VNPT.

Các hệ lụy gián tiếp từ dịch bệnh cũng tác động đến kết quả doanh thu, lợi nhuận trong năm 2022 của tập đoàn VNPT. [Ảnh minh họa: Minh Hằng].

Tương tự, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng báo doanh thu đi xuống so với cùng kỳ với doanh thu ước đạt 15.094 tỷ đồng; lợi nhuận công ty mẹ ước đạt 2.312 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng thuê bao vẫn tăng trưởng theo tháng và cao hơn giai đoạn cùng kỳ năm ngoái - thời điểm dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát.

Hằng năm, ba nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone chiếm trên 90% thị phần, có năm lên tới 96,2% [năm 2019]. Tại thị trường Việt Nam, Viettel cho biết đang tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về viễn thông với 54% thị phần thuê bao di động. Như vậy, khoảng 36% miếng bánh viễn thông đang thuộc về MobiFone và Vinaphone.

 Tổng số thuê bao di động tại cuối mỗi tháng năm 2022 so với 2021. [Nguồn: MH tổng hợp từ Cục Viễn Thông]. 

Chủ Đề