Thiết bị lưu trữ thông tin ngoài của máy tính phổ biến hiện nay bao gồm

Bài này đề cập đến bộ nhớ máy tính; về bộ nhớ sinh học, xem bài trí nhớ; về thiết bị nhớ cầm tay, xem bài thẻ nhớ.

nhớ máy tính [tiếng Anh: Computer data storage], thường được gọi là ổ nhớ [storage] hoặc bộ nhớ [memory], là một thiết bị công nghệ bao gồm các phần tử máy tính và lưu trữ dữ liệu, được dùng để duy trì dữ liệu số. Nó là một linh kiện cơ bản có chức năng cốt lõi của các máy tính.

Bộ nhớ máy tính bao gồm các bộ nhớ điện tĩnh [non-volatile memory] để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài [khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi], hoặc bộ nhớ điện động [volatile memory] để lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính [khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu].

Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ...

Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache...

Hầu hết các bộ nhớ nêu trên thuộc loại bộ nhớ có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên, riêng băng từ là loại bộ nhớ truy cập tuần tự.

Bộ nhớ máy tính có thể chia thành hai dạng: Bộ nhớ trong [main memory] và bộ nhớ ngoài [external storage].

Mục lục

  • 1 Chức năng
  • 2 Phân cấp lưu trữ
    • 2.1 Bộ nhớ trong
    • 2.2 Bộ nhớ ngoài
  • 3 Cách thức lưu trữ
  • 4 Tham khảo

Chức năngSửa đổi

Nếu không có một số lượng đáng kể bộ nhớ, một máy tính sẽ chỉ có thể thực hiện các hoạt động cố định và ngay lập tức xuất kết quả. Nó sẽ phải được cấu hình lại để thay đổi hành vi của nó. Điều này được chấp nhận cho các thiết bị như máy tính bỏ túi, bộ xử lý tín hiệu số và các thiết bị chuyên dụng khác. Máy tính Von Neumann khác biệt ở chỗ có một bộ nhớ trong đó chúng lưu trữ các lệnh vận hành và dữ liệu của chúng[1]:20. Các máy tính von Neumann linh hoạt hơn ở chỗ chúng không cần phải cấu hình lại phần cứng của chúng cho mỗi chương trình mới, nhưng có thể được lập trình lại đơn giản với lệnh trong bộ nhớ mới; chúng cũng có xu hướng đơn giản hơn để thiết kế, trong đó một bộ xử lý tương đối đơn giản có thể giữ trạng thái giữa các tính toán liên tiếp để xây dựng các kết quả thủ tục phức tạp. Hầu hết các máy tính hiện đại đều là máy von Neumann.

Phân cấp lưu trữSửa đổi

Bộ nhớ trongSửa đổi

Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy. Còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính [Main Memory]

  • Bộ nhớ đệm nhanh [cache memory]:
    • Tốc độ truy xuất nhanh;
    • Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay;
    • Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 [L3 chỉ có ở một số CPU] có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU;
  • Bộ nhớ chính [Main Memory]:
    • Bộ nhớ RAM [Random Access Memory], hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện;
    • Bộ nhớ ROM [Read Only Memory], hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị [xóa] mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS.
  • Bộ nhớ ảo [Virtual Memory];

Bộ nhớ ngoàiSửa đổi

Bộ nhớ ngoài được hiểu là bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, có thể dùng để mang đi lại được giữa các máy tính.

Bao gồm:

  • Bộ nhớ từ: đĩa cứng, Đĩa mềm,...
  • Bộ nhớ quang: CD, DVD,...
  • Bộ nhớ bán dẫn: flash disk, thẻ nhớ...
  • Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ Flash ROM: Kết hợp với chuẩn giao tiếp máy tính USB [Universal Serial Bus] tạo ra các bộ nhớ máy tính di động thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp USB; thẻ nhớ... Dung lượng thiết bị lưu trữ Flash ROM đã lên tới 32GB [Samsung,Intel công bố năm 2005], trong tương lai, có thể Flash ROM sẽ dần thay thế các ổ đĩa cứng, các loại đĩa CD, DVD...
  • Cách phân biệt trong và ngoài như trên chỉ mang tính tương đối. Ví dụ các loại ổ cứng, ổ đĩa CD có thể gắn ngoài [qua giao tiếp USB, DATA]tốc độ truy cập nhanh. Ổ đĩa mềm có thể đặt vào máy, lấy ra khỏi máy dễ dàng. dung lượng nhỏ tốc độ quay chậm, tốc độ truy cập chậm. Đĩa CDUSB là những thiết bị nhớ có dung lượng tương đối cao đến hàng trăm MB hoặc vài GB.

Cách thức lưu trữSửa đổi

Bài chi tiết: Lưu trữ dữ liệu

Tham khảoSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lưu trữ dữ liệu máy tính.

  1. ^ Patterson, David A.; Hennessy, John L. [2005]. Computer Organization and Design: The Hardware/Software Interface [ấn bản 3]. Amsterdam: Morgan Kaufmann Publishers. ISBN1-55860-604-1. OCLC56213091.

Thiết bị lưu trữ giúp không chỉ giúp bạn trong việc lưu trữ dữ liệu tránh tình trạng mất dữ liệu hoặc những trường hợp không may xảy ra mà đó là còn là 1 phần quan trọng của một hệ thống máy tính. Vậy thiết bị lưu trữ là gì? Có những loại thiết bị lưu trữ nào? IT System sẽ cung cấp những thông tin đó qua bài viết này.

1. Thiết bị lưu trữ là gì ?

Thiết bị lưu trữ là một phần quan trọng của máy tính, được dùng để lưu trữ hầu hết tất cả các dữ liệu và ứng dụng trên máy tính.Nó có thể giữ và lưu trữ thông tin tạm thời và vĩnh viễn, và có thể là nội bộ hay bên ngoài vào máy tính, máy chủ hoặc bất kỳ thiết bị điện toán tương tự.

2. Các loại thiết bị lưu trữ

Các thiết bị lưu trữ dữ liệu lâu dài, dữ liệu không bị mất đi sau khi tắt máy gồm có: ổ đĩa cứng, ổ cứng di động, đĩa quang, băng từ, ROM, các loại bút nhớ,…

 Ổ đĩa cứng [hay còn gọi là ổ cứng] là thiết bị lưu trữ dữ liệu máy tính rất phổ biến. có hai loại chuẩn kết nối thông dụng là IDE với tốc độ 100MB/s và SATA. Nó cải thiện hơn so với IDE tốc độ 150-300MB. Chúng lưu trữ dữ liệu trên đĩa từ quay và được trang bị cho hầu như tất cả các máy tính như là tiêu chuẩn. Ổ cứng hiện nay có 2 loại chính là: HDD [Hard Disk Drive] và SSD [Solid State Drive].

  • HDD là ổ cứng truyền thống, nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm được phủ vật liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi đang quay để giải mã thông tin.

Hình ảnh ổ đĩa HHD

  • SSD là một loại ổ cứng thể rắn, là thiết bị lưu trữ dữ liệu hiện đại đang dần được nhiều người lựa chọn sử dụng, được các chuyên gia về pahàn cứng nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống, cải thiện về sức mạnh tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ. SSD được phát triển sau này với công nghệ hiện đại nên có những tính năng vượt trội hơn so với HDD. Tuy nhiên giá thành của SDD cao hơn HDD.

Hình ảnh ổ đĩa SSD hiện đại

Ổ cứng di động

Là loại ổ cứng cắm ngoài máy, có kích cỡ nhỏ gọn. Chúng thường được kết nối với máy thông qua USB và có dung lượng từ 100GB đến 2TB. So với ổ cứng trong thì tốc độ truy cập chậm hơn.

Ổ cứng di động WD Elements

Đĩa quang

Là thiết bị lưu trữ sử dụng công nghệ Laser khắc vào bề mặt đĩa để biểu diễn dữ liệu qua các Track và Sector gồm có 3 loại cơ bản là CD, DVD, HD hay Blue Ray, và để đọc được đĩa quang thì phải sử dụng ổ đĩa quang.

Các thiết bị lưu trữ chính là những thiết bị được sử dụng để giữ/lưu trữ dữ liệu và các ứng dụng tạm thời, hoặc trong một thời gian ngắn trong máy tính đang chạy. Chúng có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh nhất và bao gồm bộ nhớ RAM và bộ nhớ Cache. Đĩa quang là dạng lưu trữ dữ liệu không mất dữ liệu khi ngừng cung cấp điện.

3. NAS Synology là gì?

Trong các thiết bị lưu trữ, Nas Synology là thiết bị giúp tập trung hóa toàn bộ dữ liệu của người dùng cho dễ quản lý. Vậy Nas Synology là gì ?

NAS là từ viết tắt của Network Attached Storage, được hiểu là thiết bị lưu trữ gắn vào mạng, NAS lưu trữ tất cả các file dữ liệu của bạn, có thể chia sẻ file cho nhiều người nhưng vẫn giữ được độ an toàn và bạn có thể truy cập dữ liệu từ bất cứ nơi đâu.

Bạn có thể tham khảo tại cửa hàng IT System với các thiết bị lưu trữ dữ liệu như NAS Synology, USB, ô cứng,….

Video liên quan

Chủ Đề