Thừa kế theo pháp luật là gì phần tích các trường hợp nào chia thừa kế theo pháp luật

Các nội dung xoay quanh cách chia thừa kế, những người được hưởng thừa kế luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Công ty Luật Thái An là hãng luật thành lập từ buổi đầu khi thị trường dịch vụ pháp lý khởi sắc. Được thành lập năm 2007, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn luật và giải quyết tranh chấp dân sự, thừa kế, lao động, đất đai, hành chính, thương mại, đầu tư, hôn nhân và gia đình… Trong bài viết dưới đây, chúng tôi tư vấn về các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Cơ sở pháp lý điều chỉnh thừa kế theo pháp luật là Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Công chứng 2014…

Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 thì có hai trường hợp là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Khác với thừa kế di chúc là thừa kế theo ý chí và nguyện vọng của người để lại di sản thừa kế, thừa kế theo phát luật được hiểu là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

===>>> Xem thêm: “Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không ?”.

Các trường hợp thừa kế theo pháp luật phát sinh khi:

Nếu người để lại di sản có di chúc hợp pháp, di sản sẽ được phân chia theo ý chí và nguyện vọng của người đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp người để lại di sản chết đột ngột, không kịp để lại di chúc dẫn đến không thể căn cứ theo ý và nguyện vọng của họ để phân chia di sản. Vì vậy để đảm bảo di sản người chết không để lại di chúc được phân chia một cách công bằng, hợp pháp nhằm tránh những tranh chấp không đáng có, khi người để lại di sản không có di chúc, di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

===>>> Xem thêm: Chia di sản khi cha mất tích nhiều năm

Di chúc hợp pháp khi đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, nếu di chúc của người để lại di sản không hợp pháp thì bản di chúc không thế được coi là căn cứ để phân chia di sản. Do đó pháp luật quy định trong trường hợp này di sản được thừa kế theo pháp luật để đảm bảo lợi ích cho những người thừa kế, tránh việc có những kẻ xấu lợi dụng để được hưởng phần thừa kế nhiều hơn.

===>>> Xem thêm: Thủ tục lập di chúc 

Theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật dân sự 2015, người thừa kế theo di chúc là:

  • Cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết
  • Cơ quan, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

Do đó nếu những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì những đối tượng này không còn được coi là người thừa kế, phần di chúc đó sẽ vô hiệu nên phần di sản được chia cho họ sẽ được thừa kế theo pháp luật.

===>>> Xem thêm: Thừa kế thế vị theo pháp luật.

Đối với những người được chỉ định thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản, họ là người bị cấm hưởng di sản theo quy định pháp luật nên phần di sản được chia cho họ sẽ được phân chia theo quy định pháp luật để đảm bảo lợi ích của những người thừa kế khác.

Đối với những người được chỉ định thừa kế theo di chúc nhưng từ chối nhận di sản, họ từ bỏ quyền hưởng di sản thừa kế của mình nên phần di sản được chia cho họ sẽ được phân chia theo quy định pháp luật để đảm bảo lợi ích của những người thừa kế khác.

Những phần di sản sau được áp dụng chia thừa kế theo pháp luật:

  • Chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

  • Chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật
  • Chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Cần nắm vững các trường hợp và người được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật để hành xử đúng đắn khi người để lại di sản không có di chúc – Nguồn ảnh minh họa: Internet

===>>> Xem thêm: Chia thừa kế khi có nhiều vợ

Theo đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Đồng thời những người ờ hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

Từ quy định trên, có thể xác định một suất thừa kế theo pháp luật bằng tổng giá trị di sản do người chết để lại chia cho số lượng người thừa kế hợp pháp trong một hàng thừa kế.

Công thức như sau:

Một suất thừa kế theo pháp luật = Tổng giá trị di sản / Số lượng người thừa kế hợp pháp trong một hàng thừa kế

Theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được chia thành ba hàng thừa kế gồm:

  • Người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
  • Người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
  • Người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, khác với người thừa kế theo di chúc vừa có thể là cá nhân hoặc không phải cá nhân, thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng để xác định người thừa kế.

Một số điểm đáng lưu ý nữa trong thừa kế theo pháp luật, đo là:

  • Những người thừa kế theo pháp luật cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

===>>> Xem thêm: Cách phân chia di sản thừa kế theo di chúc

Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.

Những người thừa kế theo pháp luật khi đã có sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế thì làm thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận đó tại Văn phòng công chứng. 

Đối với trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận phân chia di sản thì có thể thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế để trở thành đồng chủ sở hữu tài sản.

===>>> Xem thêm: Khai nhận di sản thừa kế

Việc phân chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Nguyên tắc chung, việc thừa kế theo pháp luật bao gồm yêu tố nước ngoài của bất cứ loại tài sản nào cũng phải dựa theo pháp luật của nước sở tại cụ thể như sau:

  • Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
  • Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
  • Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.
  • Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Về vấn đề khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài:

Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ khai nhận thừa kế về nước trước . Để người ở nhà làm thủ tục yêu cầu công chứng [có thể gửi bản sao]. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế liên quan đến yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

– Dự thảo văn bản thừa kế [nếu có];

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân [CMND, sổ hộ khẩu, hộ chiếu];

– Giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;

– Giấy tờ khác  như giấy chứng tử của người để lại di sản; giấy khai sinh;

– Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ của người thừa kế với người để lại di sản.

Theo đó, nếu người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ lập di chúc và tư vấn thừa kế

Bộ Luật dân sự 2015 đã đưa ra những quy định về thừa kế theo pháp luật để áp dụng trong những trường hợp phát sinh, nhằm giảm thiểu xảy ra các tranh chấp giữa những người hưởng thừa kế cũng như bảo vệ lợi ích cho họ.

Nhìn chung khách hàng cần nắm vững các trường hợp và người được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật để có thể giải quyết trong các trường hợp thường xảy ra là người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, từ đó xác định được trình tự, thủ tục tiến hàng thừa hưởng thừa kế.

Trên đây là phần tư vấn của Luật Thái An về thừa kế theo pháp luật. Bạn có thể tìm hiểu thêm khi đọc các bài viết trong chuyên mục:

===>>> Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về thừa kế và di chúc là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ với những đồng người thừa kế khác, hoặc với những người thừa kế của bạn trong tương lai. Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật về thừa kế, di chúc của Luật Thái An để được tư vấn cụ thể.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn luật thừa kế

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới thừa kế, di chúc thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

===>>> Xem thêm: Khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc at Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề