Tiếp xúc với f2 có phải cách ly không

Tại sao các trường hợp nghi mắc F2, F3... có thể cách ly tại nhà?

Tác giả Theo VOV.VN

Thứ tư, 11/03/2020 10:49 0 Bình luận

Với những trường hợp cách ly tại nhà, nếu mắc Covid-19, nguy cơ lây nhiễm ra môi trường xung quanh là rất thấp nếu không có sự tiếp xúc gần.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh báo cáo giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Kết quả của phiên chất vấn đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của cử tri, Nhân dân

Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh, chất lượng, hiệu quả

Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 được coi là F0, những người tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người mắc được gọi là F1. Tiếp đến, những người có tiếp xúc gần với F1 gọi là F2, tiếp xúc gần với F2 là F3 và các trường hợp tiếp xúc gần khác là F4, F5,...

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, theo quy định của Bộ Y tế, khi đã tiếp xúc gần [trò chuyện, ăn uống chung,...] với những trường hợp F0, F1, F2, người dân mới cần lo ngại và phải báo ngay với cơ sở y tế gần nhất. Đối với các trường hợp tiếp xúc gần, trực tiếp với các ca mắc Covid-19 cần cách ly tại cơ sở y tế.

Lực lượng chức năng vẫn thường xuyên phun khử trùng bên trong và xung quanh khu vực cách ly.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, những trường hợp F1, F2, F3 có nguy cơ nhiễm bệnh như nhau và đều được khuyến cáo nên báo cho cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện cách ly. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F2, F3 có thể chủ động cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà. Khi đó, việc tự cách ly của các trường hợp F2, F3 phải được giám sát bởi y tế cơ sở để đảm bảo người tự cách ly không rời khỏi nơi cư trú.

“Mỗi ngày, nhân viên y tế sẽ đến đo sức khỏe 2 lần. Người dân sống trong khu vực bắt buộc phải hạn chế tiếp xúc với những người đang cách ly. Việc cách ly tại nhà và cách ly tập trung hiện đều đảm bảo an toàn cho những khu vực xung quanh”- ông Phu cho hay.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, với những trường hợp cách ly tại nhà, ngay cả khi mắc bệnh, nguy cơ lây nhiễm ra môi trường xung quanh là rất thấp nếu không có sự tiếp xúc gần. Do đó, người dân không cần lo lắng khi sống trong khu vực có các trường hợp F2, F3 đang tự cách ly.

“Trong trường hợp khu vực lưu trú có trường hợp phải cách ly tại nhà, người dân nên giữ thái độ bình tĩnh, chủ động phòng tránh dịch bệnh bằng các biện pháp cụ thể như sát khuẩn, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng,… Thay vì hoang mang, lo lắng không cần thiết, người dân hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình. Đó là biện pháp tốt nhất để phòng dịch”- PGS Trần Đắc Phu cho biết.

Theo ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng [Bộ Y tế], mỗi người dân khi tiếp xúc với các ca mắc Covid-19 hoặc đi về từ vùng dịch cần phải khai báo với các cơ quan chức năng để có các biện pháp cách ly, hạn chế lây lan dịch trong cộng đồng. “Chủ trương của phòng chống dịch bệnh là chủ động ngăn ngừa, phát hiện sớm, cách ly sớm, khoanh vùng và dập dịch. Khi 1 cá nhân mắc, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát nhưng khi nhiều người mắc, tốc độ lây lan nhanh, rộng sẽ khiến dịch bệnh càng ngày càng khó kiểm soát”- ông Nguyễn Đình Anh cho biết.

Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn chi tiết cho việc cách ly tại nhà. Theo đó, người được cách ly tốt nhất ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m.

Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng. Người cách ly hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú. Tự đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, ghi vào phiếu theo dõi do nhân viên y tế phát. Nếu có một trong các dấu hiệu sốt, ho, khó thở cần báo ngay cho nhân viên y tế./.

Theo VOV.VN

Tags

cách ly dịch Covid -19

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh báo cáo giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâm

09/06/2022

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Kết quả của phiên chất vấn đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của cử tri, Nhân dân

09/06/2022

Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh, chất lượng, hiệu quả

09/06/2022

Điều chỉnh phân công công tác Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh

09/06/2022

04/12/2021 20:54 [GMT+7]

Hà Nội hướng dẫn xử trí các ca mắc COVID-19 và F1, F2 tại trường học Hà Nội [TTXVN 4/12] Nhằm bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trên nguyên tắc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tối 4/12, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành về phương án phòng, chống dịch COVID-19 khi có trường hợp mắc COVID-19 [F0], nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, tiếp xúc gần [F1], tiếp xúc với người tiếp xúc gần [F2]. Theo Hướng dẫn, khi phát hiện F0 tại trường học thì nhà trường cần kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch và báo cáo ngay cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương; thông báo cho F0 và yêu cầu không tự ý di chuyển, không tiếp xúc gần dưới 1 m với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ được hướng dẫn, xử trí. Đồng thời, nhà trường cần hướng dẫn cho F0 di chuyển theo lối đi đã được phân luồng đến phòng cách ly tạm thời; hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng, khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng; phong tỏa tạm thời toàn bộ trường, lớp nào ở yên lớp đó; thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đang có mặt tại trường học thông tin chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng; yêu cầu nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K. Nhà trường cần thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và tổ chức truy vết F1 triệt để tại trường học và tại cộng đồng. Với F1 tại trường học, nhà trường lập danh sách toàn bộ các trường hợp F1. Trong đó, tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F0 được coi là F1, phải được cách ly ngay tại lớp đó. Học sinh, giáo viên ở lớp khác mà là F1 thì tách ngay ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly theo quy định. Nhà trường phải phối hợp lấy mẫu xét nghiệm F1 theo chỉ định của y tế địa phương; tổ chức cách ly F1 theo quy định. Tùy tình hình dịch tễ, nhà trường có thể tổ chức ngay việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho tất cả học sinh, giáo viên, người lao động đang ở trường hoặc lấy theo khu hoặc dãy lớp học hoặc theo tầng lớp học. Nhà trường lập danh sách cán bộ, giáo viên, học sinh tiếp xúc gần và trường hợp liên quan đang [F1] ở cộng đồng theo yêu cầu của cơ quan y tế địa phương; tổ chức truy vết F2; xem xét lấy mẫu xét nghiệm cho F2 nếu tiên lượng thấy nguy cơ F1 có thể đã trở thành F0 và lây cho F2, đồng thời hướng dẫn cho các trường hợp F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, học sinh, giáo viên, người lao động đang có mặt tại trường phải ở nguyên tại chỗ; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống lây nhiễm, lớp học nào ở yên lớp học đó, tự quản và thực hiện Thông điệp 5K; rà soát toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh theo danh sách quản lý, truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 thông qua nhiều hình thức; khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan theo hướng dẫn của y tế địa phương. Tùy theo đánh giá nguy cơ và hướng dẫn của y tế địa phương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 địa phương quyết định việc hoạt động trở lại của trường học. Các trường hợp F0 đã khỏi bệnh và có giấy ra viện thì tiếp tục phải thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú đủ 14 ngày mới trở lại trường học Khi phát hiện F0 là học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường ngoài giờ học, làm việc thì nhà trường cần báo cáo ngay cho Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của trường và của địa phương [xã phường, quận huyện]; tạm dừng hoạt động của nhà trường để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, truy vết F1, F2 và chờ kết quả xét nghiệm. Trường cần phối hợp với y tế địa phương để điều tra truy vết, lập danh sách F1, F2 là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường. Tùy tình hình dịch, cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ và yếu tố dịch tễ để xác định lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, F2 có triệu chứng, người liên quan của trường; tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ trường, đặc biệt khu vực làm việc, học tập của F0; chờ kết quả xét nghiệm của F1, F2, người liên quan [nếu có] và hướng dẫn của y tế địa phương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương quyết định việc hoạt động trở lại của trường học. Đối với những trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại trường học có một trong các biểu hiện như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở…thì nhà trường cần thông báo cho Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường; cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho người nghi nhiễm, học sinh của lớp, người xung quanh; yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 1 mét với những người khác. Nhà trường cũng thực hiện phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời; hướng dẫn trường hợp nghi ngờ di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng. Đồng thời, nhà trường cần liên hệ với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị; thực hiện khử khuẩn các khu vực liên quan theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế; lập danh sách học sinh cùng lớp, người tiếp xúc gần để sẵn sàng cho việc truy vết F1 nếu người nghi ngờ trở thành F0. Khi có F1 tại trường học thì nhà trường phải thông báo ngay cho Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của trường và của địa phương, đồng thời xử trí như đối với các trường hợp nghi mắc tại trường học. Nhà trường cũng cần thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, xét nghiệm nhanh kháng nguyên sàng lọc ngay tại phòng cách ly tạm thời trước khi lấy mẫu để khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR; tiếp đó phối hợp vận chuyển đi cách ly y tế theo quy định; lập danh sách các trường hợp F2 và yêu cầu các trường hợp F2 tạm thời không di chuyển ra khỏi lớp, chờ hướng dẫn của ngành y tế. Tất cả các trường hợp F2 có biểu hiện nghi ngờ sẽ được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR. Nha trường cần phối hợp hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1; tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan. Khi kết quả xét nghiệm RT-PCR của F1 là âm tính thì căn cứ đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly theo quy định và nhà trường được tiếp tục hoạt động bình thường. Các trường hợp F1 đã cách ly đủ thời gian thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú đủ 14 ngày kể từ khi hoàn thành cách ly mới trở lại trường học. Khi có trường hợp F2 tại trường học thì nhà trường cần thông báo ngay cho Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của trường và của địa phương, đưa F2 đến phòng cách ly tạm thời; phối hợp với cơ quan y tế để lấy mẫu xét nghiệm cho F2 nếu có biểu hiện triệu chứng; hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú, chờ kết quả xét nghiệm của F1 và quyết định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của xã, phường nơi lưu trú. Nếu kết quả xét nghiệm F1 là âm tính thì theo hướng dẫn của cơ quan y tế về đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly theo quy định.../.

Nguyễn Cúc

Video liên quan

Chủ Đề