Tin giả có thể được tạo và lan truyền nhằm các mục đích gì?

Bài 2: Tin giả nhưng... hậu quả thật

[ĐCSVN] - Theo đánh giá của cơ quan chức năng, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tin giả lan truyền trên mạng xã hội đã và đang đưa đến những hậu quả tiêu cực. Không chỉ gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 còn tạo hoài nghi trong cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội. Bản thân người phát tán, chia sẻ tin giả cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch COVID-19

Bài 3: Tăng cường “vaccine” phòng ngừa, loại trừ tin giả

Từ hậu quả đối với đời sống xã hội và công tác phòng, chống dịch...

Dù có những biểu hiện khác nhau, song điểm chung nhất của tin giả đó là tính chất thông tin đưa ra không đúng với toàn bộ hoặc một phần sự thật. Với đặc tính lan truyền thông tin mạnh mẽ trên mạng xã hội, điều này là hết sức nguy hiểm, nhất là đối với những tin giả liên quan đến dịch COVID-19.

Bởi thực tế, việc những tin giả, tin sai sự thật phát tán tràn lan trên không gian mạng gắn với các tính năng của mạng xã hội như bình luận, chia sẻ, phát trực tiếp [livestream], chỉ trong thời gian rất ngắn, những thông tin này đã trực tiếp tác động đến nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và hành vi của người dùng mạng xã hội. Trong khi đó, Việt Nam hiện có khoảng 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương 73% dân số. Điều này lý giải vì sao, sự xuất hiện, lan truyền các tin giả đã và đang tác động không nhỏ đến tâm lý, đời sống cộng đồng. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, sự hoảng hốt, lo sợ thái quá dễ gây phản ứng tiêu cực mang tính dây chuyền, không đáng có; dẫn đến nguy cơ gây khó kiểm soát tình hình và những hậu quả khó lường. Nếu không xử lý tốt, rất có thể tin giả sẽ là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh; gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội; làm phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Đặc biệt, đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, những tin giả, tin thiếu kiểm chứng cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nội dung thông tin không đúng sự thật dễ làm người dân hiểu sai chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch của cấp ủy, chính quyền các cấp; làm giảm sự đồng thuận trong xã hội;gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên phạm vi rộng; cản trở việc khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp, tinh thần đoàn kết toàn dân trong "cuộc chiến" chống dịch COVID-19 hiện nay.

Thiếu tá Nguyễn Tiến Cường, Phó trưởng Phòng 3, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an. [Ảnh: vov.vn]

Trao đổi với báo chí, Thiếu tá Nguyễn Tiến Cường, Phó trưởng Phòng 3, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao [Bộ Công an] nhìn nhận, sử dụng các thông tin giả nhằm mục đích xấu, gây rối, chống phá, đi ngược quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân là một phương thức không mới của các loại tội phạm.

Tuy nhiên, những thông tin giả như vậy sẽ càng trở lên nguy hiểm trong bối cảnh cả nước đang dồn sức chống dịch COVID-19 như hiện nay. Chỉ tính từ năm 2020 đến nay, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ caođã phối hợp với Công an các địa phương triệu tập đấu tranh hơn 1.800 đối tượng, khởi tố xử lý hình sự 21 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 466 đối tượng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 5 tỷ đồng; chỉ tính riêng trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 hiện nay, Cục đã phối hợp xử lý hành chính 82 đối tượng, xử lý hình sự 1 đối tượng ở thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục theo dõi, nhận diện, xử lý các đối tượng khác theo quy định pháp luật. Nhiều địa phương đã tăng cường đấu tranh, phát hiện và xử lý các đối tượng có hành vi phát tán tin giả, như Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương...

Đến những hậu quả pháp lý cụ thể...

Liên quan đến hành vi lan truyền tin giả, nhiều chuyên gia luật học cũng đã lên tiếng cảnh báo về các hậu quả pháp lý mà chủ thể của những hành vi này có thể sẽ phải gánh chịu. Luật sư Nguyễn An Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn An Bình và cộng sự [Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội] cho biết: Vô tình hay cố ý đưa tin sai sự thật về dịch COVID-19 đều là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, người có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt 5-10 triệu đồng theo Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP do cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Đưa tin sai sự thật về dịch COVID-19 là hành vi vi phạm pháp luật. [Ảnh chụp màn hình].

Đặc biệt, trong trường hợp tung tin với mục đích thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho xã hội số tiền lớn… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" được quy định tại Điều 288 Bộ Luật Hình sự [2015], với hình phạt tù có thể từ 3 tháng đến 7 năm tù, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi nói trên. “Trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện tại, việc tung tin đồn nhảm, tin sai sự thật liên quan đến dịch COVID-19 lên mạng xã hội là tội ác. Hành vi này sẽ làm người dân hoang mang, có thể gây ra những hậu quả khó lường. Do đó, chủ thể của các hành vi này cần phải bị xử lý nghiêm khắc theo quy định”, Luật sư Nguyễn An Bình nhấn mạnh.

Ở góc nhìn khác, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 sẽ càng trở lên nguy hại khi bị các thế lực thù địch, phản động khai thác, lợi dụng. Trong bối cảnh cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cam go, tin giả đã được các thế lực thù địch, phần tử phản động triệt để khai thác như một chiêu bài để chống phá Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Tin giả đã thực sự trở thành những loại “virus độc hại”, là công cụ hết sức nguy hiểm của một số đối tượng cực đoan, chống đối. Đơn cử như mới đây, lợi dụng sự phức tạp của tình hình dịch COVID-19, đối tượng Phan Vũ Điệp Anh, sinh năm 1961 [thường trú tại phường 19, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh] đã tung tin giả về vụ “người dân tự thiêu để phản đối chính sách của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống COVID-19”. Với hành vi này, Phan Vũ Điệp Anh đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Bình Thạnh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai tháng để điều tra theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Kết quả điều tra bước đầu của cơ quan chức năng cho thấy, Phan Vũ Điệp Anh cũng là đối tượng thường xuyên có hành vi viết bài, tán phát các thông tin có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước lên mạng xã hội...

Có thể thấy, tin giả nói chung, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 nói riêng là một thuộc tính, mặt trái của thông tin mạng xã hội hiện nay. Vì vậy, việc ngăn chặn, đẩy lùi tin giả liên quan đến dịch COVID-19 là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc chiến chống dịch COVID-19 hiện nay./.

TS Tạ Quang Đạo

Tin giả và hệ lụy

Tuy chưa có định nghĩa rõ ràng, thống nhất về tin giả nhưng có thể hiểu tin giả là những thông tin sai, được tán phát dưới vỏ bọc tin tức. Cách hiểu này sát với nghĩa của từ “fake news” trong tiếng Anh, hiện đang được sử dụng nhiều trên truyền thông. Những tin giả kiểu xuyên tạc có ở tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... song chúng thường xuất hiện khi có những sự kiệnchính trị, xã hộiquan trọng như đại hội đảng, bầu cử, họp Quốc hội, các chính sách, luật pháp mới ban hành,hay các hiện tượng "nóng", gây tranh cãi trong đời sống hiện thực, chẳng hạnthiên tai, dịch bệnh, các vụ việc vi phạm pháp luật... Các sự kiện này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video clip nhưng được chỉnh sửa hoặc cắt ghép và thường được đăng tải trên các trang thông tin không chính thống, qua các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn hay các công cụ tìm kiếm trên internet. Động cơ của các đối tượng tán phát tin tức giả loại này có thể vì nhiều mục đích khác nhau như: Tài chính, chính trị, hạ uy tín của cá nhân, tổ chức một cách có chủ đích hay chỉ đơn giản là để trêu đùa, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng, động cơ của các đối tượng xây dựng và tán phát tin giả liên quan đến tài chính.

Xử phạt với hành vi tung tin giả trên mạng xã hội. Ảnh: TTXVN

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 1-2020, Việt Nam đã có khoảng 65 triệu người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ với bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt trong cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng[1]. Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900.000 thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh. Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ hơn hai tháng, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; đã có hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ quan chức năng xử lý[2]. Điều đó cho thấy, tin giả trên không gian mạng là vấn đề rất phức tạp hiện nay.

Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện và lan truyền tin giả. Đối với tin sai lệch, một mặt do sự thiếu cẩn trọng của người tạo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông, mặt khác do sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của người quản lý khi duyệt và cho phép lưu hành tin. Đối với tin xuyên tạc, sở dĩ loại tin này được tán phát rất nhanh so với khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý của cơ quan chức năng là do: 1] Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khiến một người có thể dễ dàng tạo lập một website, một trang blog, fanpage... trên các mạng xã hội mà không phải bỏ ra khoản chi phí nào, dẫn đến làm gia tăng lực lượng tạo dựng, tán phát tin giả và việc kiểm soát các tin giả là vấn đề không đơn giản; 2] cũng do sự phát triển của công nghệ, các đối tượng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sản xuất và tán phát tin giả trực tuyến một cách nhanh chóng song việc phát hiện và xử lý với các đối tượng này đang còn nhiều khó khăn; 3] do những tin giả được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, sau đó đượcGooglevà các công cụ tìm kiếm khác xếp hạng cao giúp chúng được tìm thấy dễ dàng hơn, làm cho các tin giả gia tăng với số lượng lớn và lan truyền nhanh; 4] chính những thông tin sai lệch từ các cơ quan báo chí trên các phương tiện truyền thông là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các tin xuyên tạc; 5] từ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; 6] do mục tiêu trục lợi hoặc quảng bá danh tiếng từ việc "câu like", "câu view" của một số cá nhân, tổ chức và nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội chưa cao trong tiếp nhận và chia sẻ các tin giả; 7] năng lực trong quản lý, phát hiện, ngăn chặn tin giả của các cơ quan chức năng còn hạn chế và các chế tài xử lý với các đối tượng tạo lập và tán phát tin giả còn bất cập...

Tin giả, nhất là tin xuyên tạc được tạo dựng, tán phát từ các cá nhân hay tổ chức trên mạng xã hội liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... đều gây nên những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ và quyết định của người dân với nhiều vấn đề của đất nước. Một trong những hệ quả không hề nhỏ mà các tin tức giả gây ra, đó là làm suy giảm niềm tin của công chúng vào truyền thông của đất nước nói chung và báo chí nói riêng, khiến cho công chúng không xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận... Đáng lưu ý, trong điều kiện các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đang triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tiến hành “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, điều này không chỉ làm gia tăng số lượng tin giả mà tính nguy hại của nó cũng tăng lên...

Phòng, chống tin giả trên mạng xã hội

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, phát hiện, ngăn chặn và phòng, chống tin giả là việc làm cấp bách hiện nay. Để phòng, chống tin giả trên không gian mạng đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, các lực lượng cũng như mỗi người dân với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho mọi người dân về tác hại của tin giả cũng như hành vi vi phạm pháp luật trong tạo dựng và tán phát tin giả.

Thực tế cho thấy, ngoại trừ một bộ phận cá nhân, tổ chức cố tình tạo dựng và tán phát tin giả nhằm mục đích tài chính, chính trị, còn đa số cộng đồng mạng tham gia chia sẻ, thậm chí có trường hợp cũng tạo lập và tán phát những thông tin sai lệch song điều này là do tâm lý hiếu kỳ hoặc để thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Điều đó cho thấy, đa số người tham gia mạng xã hội chưa hiểu rõ về tác hại của tin giả và những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia mạng xã hội. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội về nhận thức, trách nhiệm cho các cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội.Tập trung giáo dục cho người dân cách thức nhận biết tin giả, nâng cao nhận thức của người tiếp nhận thông tin, biết sàng lọc các nguồn thông tin để tiếp nhận và chia sẻ lại trên các mạng xã hội, đồng thời tránh tung tin thất thiệt vi phạm quy định pháp luật. Đi đôi với việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi tin giả trên mạng xã hội.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong phòng, chống tin giả.

Thời gian qua, chúng ta đã ban hành Luật An ninh mạng và nhiều nghị định liên quan đến quy định xử lý các hành vi vi phạm về tin giả, gần đây nhất là Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lựctừ ngày 15-4-2020.Điều này góp phần tạo hành lang pháp lý trong quản lý, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tin giả. Tuy nhiên, vẫn tồn tại số lượng lớn tin giả trên mạng xã hội, cho thấy tính răn đe của các quy định hiện hành vẫn còn mức độ. Bởi vậy, tiếp tục có những quy định “mạnh tay” hơn để xử lý các đối tượng xây dựng và tán phát tin giả là hết sức cần thiết. Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đã ban hành những đạo luật riêng để xử lý tin giả, trong đó Nghị viện Đức ngày 30-6-2017 đã thông qua một dự luật nhằm xử lý các phát ngôn gây thù hận, các tài liệu phạm tội và các tin tức giả trên các mạng xã hội. Theo đó, các nền tảng mạng xã hội phải xóa bỏ các nội dung kể trên trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo, nếu không sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 50 triệu euro.

Ba là, nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng và các điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tin giả.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng các phương tiện truyền thông và người sử dụng gia tăng, nhất là mạng xã hội, đây là cơ sở, điều kiện để tin giả xuất hiện và lan truyền với tốc độ nhanh, đặc biệt trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải chú trọng nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, đồng thời phải đầu tư trang thiết bị, công nghệ đủ để phát hiện, ngăn chặn, cảnh báo và xử lý kịp thời tin giả cũng như các đối tượng tạo lập, tán phát tin giả, tránh để bị động dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Bốn là, tăng cường thông tin chính thống, bảo đảm chính xác, kịp thời, góp phần ngăn chặn tin giả.

Cùng với việc giáo dục, nâng cao nhận thức của người tiếp nhận thông tin, các cơ quan truyền thông, báo chí cần đẩy mạnh các nội dung thông tin, bảo đảm kịp thời, chính xác, nhất là trước các vụ việc, sự kiện “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm. Qua đó định hướng, dẫn dắt thông tin đúng trên mạng xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tin giả, tin tiêu cực. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí một mặt cần làm tốt việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ phóng viên, mặt khác nêu cao trách nhiệm trong quản lý, kiểm tra, xét duyệt chặt chẽ các thông tin trước khi cho đăng tải, tránh xảy ra những sai sót để các đối tượng lợi dụng tán phát tin giả.

Năm là, phối hợp chặt chẽ với các nhà mạng trong quản lý, xử lý tin giả.

Trước nhiều chỉ trích của các quốc gia, trong đó có Việt Nam về sự thiếu quan tâm của các nhà mạng đối với vấn nạn tin giả, gần đây, quản lý một số mạng xã hội, công cụ tìm kiếm như:Facebook,YouTube,Google,... đã đưa ra cam kết và thực hiện một số biện pháp nhằm chống lại thông tin giả mạo được chia sẻ trên các nền tảng của mình. Điều này được đánh giá là bước tiến lớn trong việc đẩy lùi nạn tin giả của các mạng xã hội. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và có các biện pháp kiên quyết hơn để các nhà mạng phải vào cuộc một cách thực sự trong việc ngăn chặn, phát hiện và kịp thời gỡ bỏ, không để tin giả lan truyền trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh mạng nói riêng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước nói chung, nhất là trong dịp diễn ra đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đại tá, PGS, TSPHẠM VĂN SƠN -Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự

[1]Thống kê Internet Việt Nam năm 2000,//vnetwork.vn/news/thong-ke-internet-viet-nam-2020

[2]Công an làm việc với gần 700 trường hợp tung tin sai về Covid-19,website cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, //kiemsat.vn/,ngày 27-3-2020.

Video liên quan

Chủ Đề