Tra cứu mã số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Tra cứu giấy phép kinh doanh để làm gì? Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp? Tra cứu thông tin công ty trên website của Tổng cục thuế?

Giấy phép kinh doanh của công ty được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong đó, thể hiện các quyền lợi của doanh nghiệp được tiếp cận các nhu cầu, tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Do đó, Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp cũng được quản lý, tra cứu khi cần thiết. Hiện nay trong hoạt động quản lý số, ta hoàn toàn có thể thực hiện nhiều cách thức khác nhau để tra cứu Giấy phép kinh doanh của một doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu một số cách thức phổ biến, đơn giản và hiệu quả dưới đây.

Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tra cứu giấy phép kinh doanh để làm gì?

– Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các thông tin trên Giấy phép giúp xác định quyền hạn, các nhiệm vụ doanh nghiệp cần tuân thủ trong hoạt động kinh doanh.

Một doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của ngành nghề mới được cấp Giấy chứng nhận này. Đặc biệt, giấy phép thường được cấp sau khi doanh nghiệp được giấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Để thể hiện hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thực hiện ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong hoạt động của doanh nghiệp đó.

– Trên giấy phép kinh doanh thông thường sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

+ Tên doanh nghiệp hoặc tên hộ kinh doanh. Bao gồm cả tên nước ngoài và tên viết tắt. Nhằm xác định đối tượng doanh nghiệp hoạt động theo tính chất quản lý đất nước.

+ Trạng thái hoạt động của doanh nghiệp.

+ Mã số thuế hộ kinh doanh hay mã số doanh nghiệp. Mã số thuế được cấp riêng cho từng doanh nghiệp là khác nhau.

Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Khác gì so với giấy phép kinh doanh?

+ Ngày thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là ngày đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Ngày được cấp phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Họ và tên đầy đủ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động làm việc. Cơ quan nhà nước thực hiện quản lý, giám sát và xác minh đối với hoạt động thực tế ở trụ sở này.

+ Các ngành nghề kinh doanh được doanh nghiệp đăng ký.

Một số nội dung khác có liên quan,…

– Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh:

Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau thì thời hạn có hiệu lực của giấp phép kinh doanh cũng khác nhau. Để đảm bảo người đăng ký phải đảm bảo chất lượng, năng lực cũng như điều kiện yêu cầu thực hiện ngành nghề. Nếu muốn tiếp tục thực hiện ngành nghề kinh doanh, cần tuân thủ theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Xem thêm: Xử phạt hành chính khi không có giấy phép kinh doanh

Thời hạn này được xác định dựa vào quy định pháp luật của Nhà nước đã ban hành về vấn đề này áp dụng cho từng đối tượng ngành nghề kinh doanh cụ thể. Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu để biết về thời hạn của giấy phép được cấp cho doanh nghiệp mình.

Mức tối đa về thời hạn của một giấy phép kinh doanh nhất định có thể là trong 50 năm.

– Mục đích của việc tra cứu giấy phép kinh doanh đó chính là:

+ Nhằm đảm bảo quyền lợi, chắc chắn khi tiến hành các thủ tục pháp lý giữa các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp, hộ kinh doanh này có ý định ký kết hợp đồng, hợp tác kinh doanh với một đối tác kinh doanh khác thì hai bên có thể tra cứu những thông tin liên quan đến đối tác của mình (như là về trạng thái hoạt động, ngành nghề kinh doanh, ngày thành lập,…) Từ đó có thông tin, hiểu biết cũng như chắc chắn trong quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ.

Điều này giúp hiểu rõ hơn về đối tác của mình, các năng lực và khả năng thực hiện ngành nghề kinh doanh có điều kiện của đối tác. Từ đó đưa ra quyết định có nên tin tưởng, phù hợp để hợp tác kinh doanh được hay không? Cũng như an tâm khi thực hiện hợp tác với giá trị của hợp đồng lớn.

Có nhiều cách thức khác nhau có thể tra cứu Giấy phép kinh doanh của một doanh nghiệp. Các cách này đều được tiến hành dưới hình thức điện tử. Người có nhu cầu cần cung cấp thông tin về doanh nghiệp, thực hiện các thao tác theo hướng dẫn để tìm kiếm thông tin chính thống. Nhà nước thực hiện quản lý các dữ liệu về Giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp.

2. Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

Truy cập trực tiếp vào Cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp quốc ia theo đường link như sau:

https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Xem thêm: Mở tiệm cắt tóc cần xin giấy phép kinh doanh như thế nào?

Các thông tin của doanh nghiệp được đăng tải dưới dạng dữ liệu điện tử, nền tảng trực tuyến trên trang web. Người tra cứu cần sử dụng các thiết bị, công cụ có kết nối Internet.

Ưu điểm: Việc truy cập tra cứu thông tin về giấy phép kinh doanh trở nên dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng. Đặc biệt khi thực hiện đúng đường link, tính chính xác được đảm bảo.

Hướng dẫn tra cứu giấy phép kinh doanh nhanh nhất:

Cần thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Truy cập vào đường link sau đây: https://dangkykinhdoanh.gov.vn và làm theo yêu cầu, hướng dẫn của trang web.

– Bước 2: Di chuyển chuột đến mục tìm kiếm góc phải phía trên tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trang chủ chính thức của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ hiện ra trên màn hình thiết bị hoặc công cụ của bạn có kết nối Internet đang dùng để tra cứu. Cùng với đó là các thông tin trong dịch vụ cung cấp đến người dân theo yêu cầu tìm kiếm.

Xem thêm: Mở quán nướng vỉa hè có phải xin giấy phép kinh doanh

Trong mục tìm kiếm, ta sẽ điền mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc tên doanh nghiệp cần tìm. Cần ghi chính xác các thông tin mang tính chọn lọc này. Sau đó nhấn vào chữ tìm kiếm ngay bên cạnh.

– Bước 3: Thông tin Doanh nghiệp cần tra cứu sẽ hiện ra đầy đủ

+ Nếu cung cấp mã số thuế (hay mã số doanh nghiệp) thì việc lọc dữ liệu được nhanh chóng hơn. Bởi mã số thuế gắn liền với một doanh nghiệp cụ thể. Khi đó thì kết quả khi tìm kiếm ra sẽ có độ chính xác cao hơn và thời gian tra cứu sẽ nhanh hơn. Thông tin liên quan, và kể cả các thông tin đối với Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tìm ra (nếu doanh nghiệp có giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp).

+ Nếu tìm theo tên doanh nghiệp thì có thể nhận về kết quả của nhiều doanh nghiệp có tên gần giống hoặc liên quan. Do đó, bạn phải đối chiếu để lựa chọn xem thông tin của doanh nghiệp mình muốn tìm trong số các kết quả đó. Để xem thông tin chi tiết về doanh nghiệp ta cần nhấn vào tên doanh nghiệp để kiểm tra.

Bước 4: Tra cứu thêm thông tin bố cáo doanh nghiệp trên cổng thông tin

Tùy thuộc vào nhu cầu tìm kiếm, tiếp cận thông tin. Người tìm kiếm có thể nhấn vào nút thông tin bố cáo để xem các nội dung liên quan.

Thực hiện tra cứu thông qua mã số thuế của doanh nghiệp. Bằng cách này, bạn thực hiện tra cứu thông tin doanh nghiệp thông qua Website của Tổng cục thuế.

Việc tra cứu sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra mã số thuế của doanh nghiệp có còn hoạt động hay không. Cách thức này chỉ cho phép bạn thực hiện tra cứu thông qua mã số thuế, ngoài ra không được tra cứu bằng tên doanh nghiệp.

Xem thêm: Giấy phép kinh doanh là gì? Quy định về thu hồi và phục hồi giấy phép kinh doanh?

Bước 1: Truy cập website http://tracuunnt.gdt.gov.vn/ của Tổng cục thuế.

Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu vào ô tìm kiếm.

Nhập mã xác nhận và nhấn nút thực hiện Tra cứu.

Bước 3: Kết quả trả về sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp.

Trong đó có tất cả các thông tin liên quan mà nhà nước quản lý đối với hoạt động của doanh nghiệp. Như mã số thuế, tên doanh nghiệp, cơ quan thuế, số CMND/thẻ căn cước của người đại diện doanh nghiệp, ngày thay đổi thông tin gần nhất và tình trạng hoạt động.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký 1 mã số thuế nhưng có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng thì danh sách các chi nhánh, văn phòng đại diện này cũng sẽ được hiển thị tại kết quả tìm kiếm. Thông thường, mã số thuế của các chi nhánh/văn phòng đại diện trực thuộc sẽ có thêm ký hiệu dạng -xxx ở ngay sau mã số thuế (với x là con số).

Lưu ý: Để biết nhanh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, bạn hãy xem kỹ mục ghi chú (nằm ở cột cuối cùng bên phải của bảng). Trong đó, nội dung các ghi chú thể hiện thông tin ký hiệu về tình trạng của doanh nghiệp.

– Nếu ghi chú hiển thị: NNT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT): Công ty đang hoạt động bình thường.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bến thủy nội địa?

– Nếu ghi chú hiển thị: NNT tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn: Công ty bạn cần tra cứu đang tạm ngừng kinh doanh đúng luật, được cơ quan thuế chấp thuận.

– Nếu ghi chú hiển thị: “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng MST”: Công ty bạn đang tra cứu đã ngừng kinh doanh không đúng luật (công ty bỏ trốn).

– Nếu ghi chú có nội dung: “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”: Công ty bạn tra cứu đã bỏ địa chỉ kinh doanh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp đã khóa mã số thuế.

Bước 4: Để hiển thị nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp, bạn có thể nhấn chọn vào tên doanh nghiệp đó.

Lúc này, hệ thống lưu trữ mã số thuế của tổng cục thuế sẽ hiện tất cả các thông tin về doanh nghiệp mà bạn đang tra cứu, bao gồm:

+ Mã số doanh nghiệp, ngày cấp.

+ Tên chính thức, tên giao dịch được doanh nghiệp đăng ký sử dụng.

+ Tơi đăng ký quản lý thuế, địa chỉ trụ sở, nơi đăng ký nộp thuế, địa chỉ nhận thông báo thuế.

Xem thêm: Mở shop quần áo, cửa hàng thời trang có cần giấy phép kinh doanh?

+ Quyết định thành lập (QĐTL – Ngày cấp, cơ quan ra quyết định).

+ Giấy phép kinh doanh (GPKD – Ngày cấp, cơ quan cấp, ngày nhận tờ khai).

+ Ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

+ Chủ sở hữu/người đại diện pháp luật và địa chỉ, tên của giám đốc và kế toán trưởng,…